Mặt Trận là Mặt Trận; Việt Tân là Việt Tân; K9 là K9 - là ẩn số dấu mặt?

19 Tháng Mười Một 20157:39 CH(Xem: 17535)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 20 NOV 2015

 

A.C. Thompson-Terror in Little Saigon: "Khủng bố trong Little Saigon" hay "Nỗi kinh hoàng trong Little Saigon"?

 

Mặt Trận là Mặt Trận; Việt Tân là Việt Tân; K9 là K9 - là ẩn số dấu mặt?

 

- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc,  Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa,  Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị.

 

- Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.

 

- Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com  đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi.

 

* Chú thích: Mọi đóng góp, ý kiến, xin gởi về E-mail: vaama2008@gmail.com / Trên nguyên tắc, tòa soạn giữ kín nguồn tin trừ khi người gởi yêu cầu công bố. Những câu chữ in đậm do tòa soạn chú ý.

 

Phần 1- Trích nguyên văn các bài của ông Hoàng Tứ Duy, Ts Đỗ Hùng,TNS Janet Nguyen, Ts Trần Diệu Chân, Ks Đỗ Hoàng Điềm và Ts Nguyễn Đìng Thắng.

Phần 2- Hình ảnh tướng Hoàng Cơ Minh ở Hoa Kỳ, ở khu chiến Thái Lan và ở biên giới Miên -Việt.

Phần 3- Hình ảnh đảng Việt Tân ra mắt ở khu chiến.

Phần 4- Hình ảnh đảng Việt Tân ra mắt ở Bá Linh.

Phần 5- Các phát biểu về K9.

 

 image004

Hoàng Tứ Duy:

Thông Cáo Báo Chí của Đảng Việt Tân về những cáo buộc trong phim “Terror in Little Saigon” của hệ thống truyền hình PBS.

Vào ngày 3/11/2015, đoạn phim “Terror in Little Saigon” trên hệ thống truyền hình Public Broadcasting Service (PBS) và mạng Internet đã đề cập đến Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và Tướng Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân.

Trước sự kiện này, Đảng Việt Tân:

1. Khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên.

Hai nhân sự này đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người giấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của HAI cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim. Trong suốt 30 năm qua, không hề có một thành viên Mặt Trận nào bị khởi tố về bất kỳ trường hợp giết người nào mà đoạn phim đề cập.

2. Cực lực phản đối thái độ xúc phạm đến danh dự và hoài bão của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm cả Tướng Hoàng Cơ Minh và nhiều thành viên Mặt Trận; Cực lực phản đối chủ ý xuyên tạc chính nghĩa và nỗ lực đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

Đoạn phim đã cố tình dán nhãn nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại chỉ là để tái diễn chiến tranh và bị xách động bởi những thành phần cực đoan xuất thân từ tập thể cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay lúc này, đảng Việt Tân đang tập trung vào nỗ lực tham gia cùng đồng bào trên cả nước và khắp thế giới phản đối CSVN trải thảm đỏ tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đại diện tập đoàn xâm lược Bắc Kinh.

Trong những ngày tới, Đảng Việt Tân sẽ có những phản đối chính thức đối với ProPublica và hệ thống PBS, và sẽ kính báo đến các cơ quan truyền thông và đồng bào khắp nơi.

Ngày 4 tháng 11 năm 2015

Mọi chi tiết xin liên lạc:

Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845


+++++++++++++++++++++++++++

 

Ts Đỗ Hùng:

 

Thư Lên Tiếng của Little Saigon San Jose Foundation - do Ts Đỗ Hùng, chủ tịch trung tâm Little Saigon Foundation gởi PBS ngày 9-11-2015

http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/thu-len-tieng-cua-little-saigon-san-jose-foundation.html

 

LITTLE SAIGON SAN JOSE FOUNDATION

2396 Senter Road, Suite #45, San Jose, CA  95112


Email: barrydo@gmail.com

Phone: 408-679-8902

 

Thư Lên Tiếng

 

 San Jose, Ngày 9 tháng 11 năm 2015

Kính gởi: Giám Sát Viên Hệ Thống Truyền Thông PBS, Nhà Sản Xuất Chương Trình Frontline và Chủ Bút Cơ Quan Báo Chí ProPublica 

Thưa quý vị:

 

Chúng tôi hoan nghênh và cảm kích hệ thống truyền thống PBS và các nhà sản xuất cùng các chủ bút của chương trình Frontline trong việc truy tìm công lý cho những nạn nhân bị giết, nhất là những người đã hành xử quyền tự do tư tưởng mà cuốn phim đã đề cập. Tuy nhiên, có thề vì sự cố vấn khiếm khuyết hoặc có thể không nắm vững sự hiểu biết lịch sử đặc thù về chính trị và văn hóa của người Việt trong khoảng thập niên 80 từ các nhân sự điều hành thuộc chương trình Frontline khi trình chiếu phim tài liệu “Khủng Bố ở Little Saigon” vào ngày 3 tháng 11 năm 2015. Cuốn phim này đã tạo một luồn phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn Hoa Kỳ. Với cái tựa đề sai trật của cuốn phim dù mang một cái tên rất sôi nổi để lôi cuốn người xem, nhưng hoàn toàn không ăn khớp liên hệ gì đến ý tưởng tốt đẹp chủ ý của cuốn phim. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cảm thấy bị xúc phạm danh dự và kính trọng của một cộng đồng tràn đầy sinh động và uy tín.

 

Người Việt tỵ nạn cộng sản ở Hoa Kỳ luôn theo đuổi cho sự tự do và dân chủ cho Việt Nam kể từ ngày Saigon thất thủ năm 1975. Tuy vậy, chúng tôi cũng là những công dân Hoa Kỳ tôn trọng luật pháp chống lại bất cứ bạo lực và những hành vi trái phép nào đối với những người khác chính kiến vì đây là một quốc gia tự do và dân chủ. Chúng tôi hỗ trợ và hợp tác với chính quyền để vạch trần bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm luật pháp. Chúng tôi hỗ trợ sự công lý cho bất cứ nạn nhân nào bị giết chết mà cuốn phim đã bênh vực. Tuy nhiên, với lối đặt tiêu đề không đúng để tạo sôi nổi cho cuốn phim, các nhà sản xuất và phóng viên đã hành xử bất công lẫn tấn công cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây là một vài khuyết điềm trong cuốn phim:

 

  • § Tên gọi “Little Saigon” đã không hiện hữu trong thập niên 80 khi những vụ giết người xảy ra như cuốn phim trình bày.

 

  • § Việc mặc quân phục cùng với vũ khí hình thức của các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ nhắm vào mục đích nghi lễ trong các ngày họp mặt thân hữu, diễn hành trong ngày Tết Nguyên Đán, kỷ niệm ngày Quân Lực. Hình thức thao diễn nhắm vào mục đích tưởng niệm và nhắc nhớ thế hệ trẻ nhớ đến sự hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Việt Nam.

 

Bởi vậy, khi dùng tên gọi “Little Saigon” cùng với sự suy diễn sai lầm về những bộ quân phục nghi lễ qua cách tường trình là “tạo ra một cuộc chiến khác” đã hướng dẫn sai lạc cho người xem. Ngay tại Hoa Kỳ, người Mỹ mang những bộ quân phục và đóng kịch lại cuộc Nội Chiến Nam Bắc mỗi năm vào những ngày lễ Memorial và ngày Cựu Chiến Binh đâu có nghĩa là Hoa Kỳ muốn trở lại cuốn chiến đó. Thêm nữa, tên gọi “Little Saigon” ở các thành phố có đông người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ mới bắt đầu xuất hiện và công nhận bởi các giới chức từ thập niên 90 và là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển mạnh mẽ về sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở Hoa Kỳ.

 

Các nhà sản xuất chương trình Frontline chắc sẽ không đặt tên “Khủng Bố ở America” khi có nhiều vụ giết người không tìm ra thủ phạm xảy ra tại Hoa Kỳ. Với lối đặt tên tựa đề “Khủng Bố ở Little Saigon”, quý vị đã xúc phạm danh dự của cộng đồng người Việt, và với lối tường trình các hình thức nghi lễ của các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là hành động tạo một cuộc chiến khác đã sỉ nhục một đồng minh sát cánh cùng quân nhân Hoa Kỳ chống lại Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam để bảo vệ Tự Do cho chúng ta.

 

Để tạo sự ủng hộ và tin tưởng từ cộng đồng người Việt với hệ thống truyền thông PBS, chúng tôi yêu cầu hệ thống truyền thông PBS và các nhà sản xuất chương trình Frontline gởi ra một lời xin lỗi chánh thức đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt và đến với các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn phim cần được phụ thêm lời phụ chú dẫn đầu để phân biệt thời điểm thập niên 80 khi những vụ sát hại xảy ra và tên gọi Little Saigon chưa hiện diện. Thêm nữa, các hình thức nghi lễ quân đội chỉ thực hiện cho mục đích tưởng niệm trong những ngày Diễn Hành Năm Mới, Họp Mặt, ngày Quân Lực của miền Nam Việt Nam, ngày Tháng Tư Đen, vân vân.., không phải là một thực tập quân sự để “tạo một cuốc chiến khác” ở Việt Nam.

 

Chúng tôi rất mong quý vị có những biện pháp nhanh chóng và phúc đáp vấn đề nhạy cảm này. Mọi thắc mắc xin liên lạc người ký tên dưới đây

 

Tiến Sĩ Đỗ Hùng

Chủ Tịch Little Saigon San Jose Foundation.

Nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali Nhiệm Kỳ I (1994-1996)

 

Bản sao gởi đến:  Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren

                Dân Biểu Liên Bang Mike Honda

                Thị Trưởng & Phó Thị Trưởng và Các Nghị Viên thành phố San Jose

                                        Phóng viên A.C. Thompson

                Báo San Jose Mercury News

                Báo Register thuộc Orange County 

                         

  LITTLE SAIGON SAN JOSE FOUNDATION

2396 Senter Road, Suite #45, San Jose, CA  95112

Email: barrydo@gmail.com

Phone: 408-679-8902

 

               

Letter of Concerns

 

San Jose, November 9, 2015

To: PBS Ombudsman, Frontline and ProPublica Producers and Editors

Dear all:

 

We welcome and appreciate PBS and Frontline Producers and Correspondents for the finding justice of the murdered victims, especially the ones who expressed their freedom of speech illustrated in the film. However, due to the ill-advised and/or lack of understanding the Vietnamese unique political and cultural history during the 80s time frame from the Frontline staffs; this documentary film “Terror in Little Saigon” that aired on November 3, 2015 has triggered an outrage to Vietnamese-American community members throughout the United States. The wrong title of the film, although created the sensational name to appeal the audience, but completely misaligned with the honorable intent content of the film. The Vietnamese-American community members feel violated the pride and respectable image of a vi-brant and upstanding community. 

 

The Viet émigré Community in the United States have always pursued the freedom and democracy for Vietnam since the fall of Saigon in 1975. Nevertheless, we are also the law binding U.S. citizens who oppose any violence and unlawful tactics against any individuals who have different opinions since this is a free and democratic country. We have supported and cooperated with authority to expose any indi-viduals and/or organizations that violate the law. We support the justice for any murdered victims as the film advocated, however, by using the inaccurate and dramatic title for the film, the Producers and re-porters had done an injustice and attack the Viet community abroad. Here are some erroneous facts in the film:

 

  • § The name “Little Saigon” was not even existed of the homicides took place during the 80’s time frame as shown in the film.

 

  • § The wearing of military uniforms with decorated weaponry from the former South Vietnam’s armed servicemen intended only for the ceremonial denotation during the reunion, New Year Day Parade, South Vietnam Armed Forces Day. The exercises are mainly for memorial purpose and reminding the younger generation the pride of the South Vietnam Armed Forces during the Vietnam War.

 

Thus, by using the name “Little Saigon” with the misrepresenting the ceremonial uniforms through the narrating of “creating another war” had misguided the audience. Here in U.S, wearing uniforms and rec-reated the Civil War every year during the Memorial and Veterans Days do not mean the United States wanted to go back fighting that war. In addition, the name “Little Saigon” in every populous Viet émigré cities started to emerge and recognized by the elected officials just from the 90s’ time frame is the symbol of Vietnamese-American growth community with robust economic, social, cultural and political forces in the United States. 

 

Frontline's Producers would not name “Terror in America” when there are unsolved murders in every case happened in U.S. By using the title “Terror in Little Saigon," the Frontline producers had violated the dignity of the Viet community, and by showing the ceremonial rituals of the past South Vietnam Armed Forces as the act of creating another war had insulted the U.S.’s former ally who used shoulder to shoulder with U.S GIs to fight the Communists during the Vietnam war to protect our freedom cause.

 

To build the support and trust from the Viet community to PBS, we would request PBS and Frontline Producers to issue an official apology to Vietnamese-American community and the former South Vi-etnam Armed Forces Servicemen. The film should be included the editorial comments at the start to distinguish the early days of 1980’s when those murders took place and Little Saigon name was not even born yet. Furthermore, the ceremonial military rituals only serve as the memorial events during the New Year Day Parade, Reunion Day, Old South Vietnam Armed Forces Day, Black April Day, etc...., not a military drill to “create another war” in Vietnam.

We would appreciate your swift action and response on this very sensitive matter. Please direct any questions to the undersigned,

 

Barry Hung Do, Ph.D.

President of Little Saigon San Jose Foundation

First President of Vietnamese American Community in Northern California (1994-1996)

 

Cc:  Congresswoman Zoe Lofgren

Congressman Mike Honda

Mayor & Vice Mayor and Councilmembers-City of San Jose

Reporter A.C. Thompson

San Jose Mercury News

Register-Orange County Newspaper

 

++++++++++++++++++++++++++

 

Senator Janet Nguyen:

 

FOR IMMEDIATE RELEASE                                                             Contact: Diana Moreno

November 10, 2015                                                                                 (714) 741-1034

 

Senator Janet Nguyen Reacts to

Frontline/ProPublica’s “Terror in Little Saigon” Report

 

(Garden Grove, CA) In response to the Frontline/ProPublica’s report “Terror in Little Saigon”, Senator Janet Nguyen has reacted by sending a letter to ProPublica’s Executive Chairman Paul Steiger. In the letter, Senator Nguyen asks the organization for an apology for the mischaracterization of the Vietnamese-American Community and calls on ProPublica to exercise better discretion in future reports. ProPublica is the news organization that produced the report that aired on the Public Broadcasting Service (PBS). 

 

“I was displeased and offended by the blanket mischaracterization of the Vietnamese-American community as political radicalists who will resort to suppressing dissenting opinions through violent means,” said Senator Janet Nguyen, who represents the nation’s largest community of Vietnamese residents living outside of Vietnam.

 

“Terror in Little Saigon”, which aired on November 3rd, followed ProPublica Correspondent A.C. Thompson’s journey to investigate the murders of five Vietnamese American journalists between 1981 and 1990. The report goes on to allege that “The Front”, a group that sought to overthrow the government of the Socialist Republic of Vietnam, engaged in violent acts to suppress the dissenting opinions of Vietnamese-Americans and was involved in the murders of the journalists.

 

Unfortunately, the report mischaracterized the Vietnamese-American community as sympathetic to “The Front’s” alleged efforts and depicted Vietnamese Americans as a whole, as individuals who are willing to silence their opponents through radical acts of violence.

 

In an effort to correct the report’s mischaracterization of the Vietnamese-American community, Senator Nguyen took great pride in highlighting the accomplishments of the Vietnamese-American community.

 

“Contrary to what was portrayed in the report, the more than 1.7 million Vietnamese-Americans are law-abiding citizens that contribute to the rich tapestry of America’s society,” said Senator Janet Nguyen. “Given the great struggles that Vietnamese-Americans immigrants have overcome and the many contributions they have made in this great nation, I would respectfully encourage ProPublica to issue an apology to the Vietnamese-American community and to exercise better discretion in their future reports.”

 

Senator Nguyen’s letter was also shared with PBS President and CEO Paula Kerger, as well as Frontline Producer Richard Rowley and ProPublica Correspondent A.C. Thompson.

 

About Senator Janet Nguyen

Senator Janet Nguyen was overwhelmingly elected to represent the residents of California’s 34th State Senate District in 2014. With this victory, Senator Nguyen became the first woman elected to represent the 34th Senate District and the first Vietnamese-American in the country to be elected to the State Senate. Senator Nguyen is the highest-ranking Vietnamese American elected official in the United States.

 

The 34th State Senate District includes the cities of Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster, the unincorporated communities of Midway City and Rossmoor, as well as portions of Anaheim, Huntington Beach, Long Beach, and Orange.

 

++++++++++++++++++++++++

 

Thông tin của Ts Trần Diệu Chân:

 

Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?

 

Ngọc Lan

 

Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.

 

Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.

 

Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?

 

Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.

 

Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?

 

Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.

 

Tony Nguyễn là ai?

 

image006

https://hanaleisomar.wordpress.com/2011/06/27/first-timers-only-an-interview-with-tony-nguyen/

 

Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.

 

Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.

 

Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:

 

“Những người ‘kết nối’ đất mẹ

 

Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.

Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạn của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.

 

Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.

 

Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”

 

Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.

Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.

Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.

Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.

Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.

Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.

Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.

Nhóm làm phim có mục đích gì?

Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles TimesHanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:

-         Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.

-         Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.

-         Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.

Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.

Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.

Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?

Ai đứng sau Tony Nguyễn?

Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.

Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.

Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.

Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.

Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?

Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.

Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).

Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.

*

Terror in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận, cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.   
 

Ngọc Lan

+++++++++++++++++++++++++++

 

Thông tin của Ts Trần Diệu Chân:

 

Kính gởi quý vị

Các buổi phỏng vấn trên đài truyền hình Viên Thao về phim Terror  in Little SG, và bản tin về chiến dịch "Tự Hào về Little SG" của các  bạn trẻ VN.


Thu Khong Niem: https://youtu.be/vJh9map4-kU

 

Phong Van Ly Thai Hung Part 1: https://www.youtube.com/watch?v=20K67X_YBts

 

Phong Van Ly Thai Hung Part 2: https://www.youtube.com/watch?v=2ocir86hizM

 

Phong Van Ly Thai Hung Part 3: https://www.youtube.com/watch?v=HRBa6v9GeCQ

 

Phong Van Ly Thai Hung Part 4: https://www.youtube.com/watch?v=LuL6cuKjLNg

 

Phong Van Ly Thai Hung Part 5: https://youtu.be/MVhTzYB_aRM

 

Phong Van Hoang Thuong & Lai Duc Hung: https://youtu.be/ZKLkLXSvhKw

 

Phong Van Tien Si Do Hung 1: https://youtu.be/WvPCsm1U55M

 

Phong Van Tien Si Do Hung 2: https://youtu.be/pGnLrQo5o5A

 

2. TUỔI TRẺ VIỆT NAM HẢI NGOẠI TẠI NAM CALIFORNIA PHÁT KHỞI KỀ TỪ NGÀY 15-11-2015 CHIẾN DỊCH TỰ HÀO VỀ LITTLE SAIGON VÀ KHÔNG QUÊN VẬN ĐỘNG ĐỒNG HƯƠNG KÝ TÊN VÀO THỈNH NGUYỆN THƯ CHUYỂN ĐẾN GIỚI CHỨC GIÁM SÁT CỦA PBS 

 

- Mặc dù nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng người Việt tị nạn và ngoài cộng đồng xoay quanh cuốn phim "Terror In Little Saigon", tuy nhiên theo suy nghĩ của mình như đã thưa trong thư mời đồng hương đến tham gia ngày "I Love Little Saigon/Tự Hào Về Little Saigon" và ký thỉnh nguyện thư một cách tự do và ôn hoà, giới trẻ Việt Nam hải ngoại hôm nay đang tiến bước. Đã biết "làm chính trị" phải biết tính đa dạng và bản lĩnh của các người "cưỡi trên đầu sóng ngọn gió". Giới trẻ hiện đang đứng tại đây không hội đủ điều kiện như thế nên chỉ ước muốn tham gia vào những sinh hoạt văn hoá với hy vọng gìn giữ được trong khả năng của mình những giá trị nhân bản của truyền thống dân tộc đối với quê hương cũ của mình, theo đó cũng đã đóng góp cho sự phong phú của nét văn hoá đa dạng trên quê hương thứ hai mà thực tại là Hoa Kỳ. 

- Thực tế chương trình Frontline/ProPublica thuộc hệ thống PBS cho chiếu phim "Terror In Little Saigon" với đoạn trailer như đã biết đã gây bất bình trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, gây tai tiếng "khủng bố" trong mọi tầng lớp của cộng đồng này trong lúc nạn khủng bố thế giới gia tăng, do đó giới trẻ đang tỏ thái độ ôn hoà đối với hệ thống truyền thông này. Sự vận động đồng hương ký tên vào thỉnh nguyện thư trên online để chuyển cho giới chức thẩm quyền của PBS là một điều cần thiết.

 

Hoàng Thuỵ Văn

Little Saigon - 15/11/2015 - Tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại ở Nam California hôm nay tụ họp tại trung tâm Bolsa để khởi động chương trình của Chiến Dịch "Tự Hào Về Little Saigon". 

LÝ DO

Trong dịp này tuổi trẻ sẽ vận động đồng hương ký thỉnh nguyện thư nói về vấn đề chương trình truyền hình Frontline hợp lực với cơ sở báo chí điều tra ProPublica cho ra đời phim "Terror in Little Saigon" chiếu trên hệ thống PBS gây bất bình trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiện nay. Cộng đồng này bất bình vì thái độ của nhà làm phim "Terror In LittleSaigon" thiếu công bằng khi tung chiếu trailer không trung thực. Lấy cảnh thật diễn hành Tết đem cắt xén làm cái của minh là không đúng đắn, cho chiếu đi chiếu lại cảnh người Việt tị nạn trong diễn hành đóng vai những người lính Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa có ẩn ý. Hơn nữa phim nêu chú thích "An Old War Comes to a New Country" trong diễn hành Tết năm 2015 vừa qua theo chương trình diễn hành Tết truyền thống của sắc dận này. Sự diễn hành hằng năm của họ là nét văn hoá của người Việt tị nạn nhắc cho thế giới của những người yêu chuộng Tự Do và sự thật nhớ lại sự độc ác Cộng sản Bắc Việt khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Nam Việt Nam, một sự thật bị chối bỏ, thiên vị trong cách dạy lịch sử về Vietnam War. Sự hiểu biết cần trung thực lịch sử chiến tranh Việt Nam mới có thể thực hiện những tác phẩm loại như thế này được thuyết phục. 

Ở đây cũng không đề cập đến hành động ám sát các nhà báo, không ám chỉ Mặt Trận Hoàng Cơ Minh là thủ phạm hay không, không nói đến ai đúng ai sai. Điều cần hơn là các người làm truyền thông báo chí phim ảnh có biết đâu là sự thật và sự thật có được tôn trọng hay không? Có thấy được sự thật từ cuộc chiến tranh Việt Nam hay không? Điều đó sẽ gây ra ảnh hưởng tốt hay xấu cho nhiều thế hệ người dân Hoa Kỳ về sau.

Chẳng may cho người lính Mỹ và người lính đồng minh Miền Nam tự do, mọi cách nói, viết vẽ theo luận điệu tuyên truyền có lợi cho chế độ cộng sản tàn ác phủ chụp trên đầu người dân Nam Việt Nam 40 năm trước, đều đã góp phần cho cái chết của 58 ngàn chiến binh Mỹ và 260 ngàn chiến sĩ của Nam Việt Nam là điều mà người làm truyền thông báo chí phim ảnh có lương tâm chớ nên làm./

 

+++++++++++++++++++++++++++

 

Thông tin của Ts Trần Diệu Chân:

http://viettan.org/Phat-bieu-cua-%C4%90ang-Viet-Tan-ve.html

Phát biểu của Đảng Việt Tân về Terror In Little Sai Gon

Đỗ Hoàng Điềm

image007

Vào lúc 13 giờ ngày 14/11/2015 vừa qua, đảng Việt Tân đã tổ chức hai buổi sinh hoạt tiếp xúc với báo chí, đồng hương tại Nam California và Houston.

Sau đây là bài Phát Biểu Của ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân trong buổi tiếp xúc với báo chí và đồng hương tại Nam California 14/11/2015.

BBT - Web VT



Kính thưa Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,

Kính thưa Ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California,

Kính thưa Quý vị đại diện các hội đoàn và cơ quan truyền thông,

Kính thưa Quý vị quan khách,

Trước khi bắt đầu phần trình bày của tôi, chúng tôi xin tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho những nạn nhân bị thảm sát qua cuộc khủng bố mới xảy ra tại thủ đô Paris, cho sự bình an của mọi người và đặc biệt cho cộng đồng người Việt tại Pháp.

Kính thưa Quý vị,

Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn Quý vị đã nhận lời mời đến tham dự buổi gặp gỡ ngày hôm nay. Như tất cả Quý vị đã biết, vào ngày 3 tháng 11 vừa qua, chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS đã chiếu phim phóng sự “Terror in Little Saigon”. Phim này được thực hiện bởi một nhóm ký giả của tổ chức ProPublica, với hai nhận vật chủ chốt là đạo diễn Richard Rowley và phóng viên Adam Clay Thompson, gọi tên tắt là AC. Ngoài ra, phim này còn liệt kê danh tánh hai người Việt đã cộng tác với họ là Tony Nguyễn và Jimmy Tòng.

Nội dung của phim có thể tóm gọn là nhằm cáo buộc tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã đứng đằng sau cái chết của một vài ký giả người Việt trong thập niên 1980. Để giúp tạo ấn tượng Mặt Trận là thủ phạm, họ đã vẽ lên hình ảnh tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản là khối người cực đoan, bạo động, và đang muốn tiếp nối một cuộc chiến để lấy lại những quyền lợi và vị trí xã hội đã đánh mất.

Từ tên gọi của phim cho đến nhiều đoạn trong phim đã xúc phạm đến chính nghĩa đấu tranh của tập thể người Việt tỵ nạn, đến hình ảnh của các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và của cộng đồng người Việt. Điều này đã được rất nhiều người nêu lên và đã có nhiều nỗ lực phản đối trực tiếp đến với nhóm làm phim và đài truyền hình PBS. Ngoài ra, chúng tôi được biết ban đại diện cộng đồng và các đoàn thể ở nhiều nơi đang thảo luận để có phản ứng thích đáng. Chúng tôi chỉ xin kêu gọi mọi người hãy tiếp tay với các ban đại diện cộng đồng và các đoàn thể để bảo vệ danh dự của tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản.

Vì phim đã đích danh ám chỉ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam nên chúng tôi đã buộc phải lên tiếng trong tuần lễ vừa qua. Ngay lập tức vào ngày 4 tháng 11, Đảng Việt Tân đã gửi thư phản đối đến ban giám đốc của đài PBS, chương trình Frontline và tổ chức ProPublica.

Kính thưa Quý vị,

Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ngưng hoạt động từ nhiều năm qua nhưng tại sao ngày hôm nay Đảng Việt Tân lại phải lên tiếng? Lý do đơn giản vì Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, vị Chủ Tịch của Mặt Trận cũng là một trong những người sáng lập ra Đảng Việt Tân; kế đến trong hàng ngũ đảng viên Việt Tân có nhiều người đã từng là đoàn viên của Mặt Trận và hiện nay vẫn còn đang tiếp nối công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam; và sau cùng chúng tôi nhận thấy có nhu cầu phải bảo vệ danh dự của nhiều đoàn viên Mặt Trận đã xả thân và hy sinh vì đất nước đồng thời phải làm sáng tỏ những điều không đúng sự thật đã được trình bày trong phim.

Vì vậy qua buổi gặp gỡ cộng đồng ngày hôm nay, chúng tôi xin nói lên quan điểm của Đảng Việt Tân được tóm gọn vào 5 điểm chính yếu sau đây.

Thứ nhất, chúng tôi rất chia sẻ với những đau đớn và mất mát mà thân nhân của những người bị sát hại đã phải gánh chịu trong bao năm qua. Chúng tôi không chấp nhận việc dùng bất kỳ hình thức bạo lực nào để giải quyết sự khác biệt trong chính kiến, quan niệm hay chủ trương. Bởi lẽ đó, chúng tôi mong muốn công lý sẽ được đem lại cho những người đã bị sát hại và cho gia đình của họ. Chúng tôi mong rằng những ai có dữ kiện chính xác về những vụ án này hãy mạnh dạn trình với các cơ quan chức trách. Đấy chính là một hành động để vừa giúp đem lại công lý, vừa tẩy xoá sự tô vẽ của nhóm ký giả ProPublica là có sự bao che hay đe dọa nào đó khiến cho các nhân chứng sợ hãi không dám lên tiếng.

Thứ hai, chúng tôi khẳng định tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam không hề chủ trương và cũng không liên quan đến việc sát hại các ký giả người Việt như AC Thompson và Richard Rowley đã nêu lên trong phim. Nhiều cơ quan cảnh sát với nhiều kinh nghiệm đã bỏ rất nhiều năm để điều tra và cho đến nay chưa có bất kỳ một người nào của Mặt Trận đã bị truy tố. Ngay cơ quan cảnh sát liên bang FBI đã đóng hồ sơ sau 15 năm điều tra với kết luận không đủ bằng chứng để buộc tội một ai cả. Hoa Kỳ là một nước có luật pháp nghiêm minh với những cơ quan điều tra rất chuyên nghiệp, và họ đã kết luận là không có gì cụ thể để cáo buộc một ai đằng sau những vụ án mạng này.

Thứ ba, ký giả AC Thompson cáo buộc Mặt Trận đã có một bộ phận chuyên việc ám sát gọi là K9 và chính bộ phận này đứng đằng sau các vụ sát hại. Chúng tôi bác bỏ lời cáo buộc phi lý này của AC Thompson. Sự thật K9 chỉ là đơn vị tổ chức bình thường, gọi tắt của Khu Bộ 9 như các Khu Bộ K1 Hoa Kỳ, K2 Canada, K3 Âu Châu v.v. thuộc Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận, và dùng để gom tụ những người ở rải rác các nơi xa hoặc có địa vị cao trong quá khứ nên không tiện sinh hoạt tại một cơ sở địa phương.

Đến cuối năm 1984, ông Phạm Văn Liễu, nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, và những người trong nhóm của ông ta ly khai ra khỏi Mặt Trận và quay lại tấn công tổ chức. Kể từ đó thì K9 được thêu dệt để trở thành một cái gì ghê gớm qua những bài viết của ông Cao Thế Dung, một người trong phe của ông Liễu. Trong thập niên 1990, một vài đoàn viên Mặt Trận đã kiện ông Cao Thế Dung ra tòa về tội phỉ báng. Trong lúc đối chất, ông Dung đã chối quanh và cuối cùng thú nhận những lời cáo buộc Mặt Trận đứng đằng sau các vụ án mạng chỉ là những suy diễn của ông ta chứ không hề dựa trên bất cứ một bằng chứng cụ thể nào cả.

Thứ tư, nếu gọi là một điều bất ngờ của phim “Terror in Little Saigon” chính là sự tiết lộ kế hoạch của một cảnh sát điều tra tại San Jose, dùng thuế khóa làm lý cớ để tìm hiểu Mặt Trận có liên quan gì hay không đến các vụ án mạng. Để nhắc lại vào năm 1991, công tố viên quận Santa Clara đã truy tố một vài đoàn viên Mặt Trận với tội danh trốn thuế một số tiền chưa đến 50 ngàn đô la. Thời đó, trong khung cảnh có một số người sau khi ly khai Mặt Trận gay gắt qui chụp – dù không đưa bằng chứng cụ thể - rằng Mặt Trận nào là lường gạt đồng bào, nào là làm gì có chiến khu, nào là ông Hoàng Cơ Minh và “đồng bọn” đang tiêu xài phung phí ở bên Nhật v.v. Có thể nói dư luận cộng đồng đã hoang mang và nhìn Mặt Trận với cặp mắt rất xấu. Cho nên khi vụ thuế khóa đang tiến hành, Mặt Trận liền đã bị xem là “có tội” bởi một số dư luận dù bồi thẩm đoàn hay quan tòa chưa có kết luận.

Sự thật là năm 1995, sau khi công tố viên không có đủ chứng cớ để lập án trạng, họ đã để nội vụ bị hủy bỏ và chính quan tòa đã quyết định bãi bỏ toàn bộ nội vụ trước khi xét xử. Mặc dù quan tòa đã cho công tố viên thêm một năm sau đó để tái lập hồ sơ nếu muốn, nhưng rốt cuộc bên công tố vẫn chọn không làm gì thêm và nội vụ đã được đóng lại luôn từ 20 năm qua.

Ngày hôm nay, cuộn phim này đã ít ra nói lên hai điều: (1) mặc dù đã phải dùng thủ thuật thuế khóa nhưng rốt cuộc nhóm điều tra cũng chẳng tìm được bằng chứng gì để cáo buộc Mặt Trận liên quan đến các vụ án mạng, và (2) ngay cả trong vấn đề tài chánh, công tố viên cũng không tìm được chứng cớ gì để chứng minh đã có sự gian lận hay biển thủ tiền bạc cả. Tuy nhiên, ký giả AC đã trình bày sai lạc lý do vụ thuế bị bãi bỏ để tạo ấn tượng đã có sự bao che từ cấp chính quyền cao hơn hay vì công tố viên đã làm việc tắc trách.

Và thứ năm, lý do tại sao mà ông Hoàng Cơ Định và ông Nguyễn Kim đã từ chối không trả lời phỏng vấn của AC Thompson? Trước hết là qua những thăm dò về cá nhân AC Thompson và Richard Rowley đồng thời dựa trên những gì được biết về cung cách làm việc của họ, chúng tôi đánh giá những người này đã có sẵn định kiến trong đầu rồi. Chúng tôi lượng định họ không thật lòng muốn tìm hiểu sự thật mà chỉ muốn tìm kiếm, ráp nối những gì phù hợp với kết luận họ đã có sẵn. Và thứ hai, quan trọng hơn nữa là sự tham dự của nhân vật Tony Nguyễn trong phim này. Chúng tôi đã tìm hiểu về nhân vật này và thấy rằng Tony Nguyễn có những quan hệ mật thiết với chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Một vài năm về trước, chính Tony Nguyễn đã thực hiện một phim với những cáo buộc tương tự đối với Mặt Trận. Sau đó, anh ta cho biết đã nhận được sự tài trợ từ nhiều nguồn tại Việt Nam và của tổ chức Veterans For Peace, một tổ chức thân Hà Nội của một nhóm người Mỹ. Với hai lý do đó, ông Hoàng Cơ Định và ông Nguyễn Kim đã từ chối không tham dự vì không tin tưởng vào thiện chí cũng như chủ đích của AC Thompson, Richard Rowley và Tony Nguyễn.

Kính thưa Quý vị,

Mặc dù Mặt Trận đã không còn hiện hữu nữa từ nhiều năm qua nhưng hai thập niên 1980 và 1990 đã để lại cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm. Mặt Trận được khởi đi từ một tập hợp rất phong phú và đa dạng, qui tụ đủ mọi thành phần từ sinh viên đến người nội trợ, từ cựu quân nhân đến chuyên viên kỹ thuật. Với tất cả lòng nhiệt thành cho lý tưởng xây dựng một đất nước Việt Nam có tự do và dân chủ, biết bao nhiêu người đã ào ạt tham gia vào Mặt Trận, đã tình nguyện về vùng biên giới Thái Lào tìm đường về nước để cùng đồng bào đấu tranh. Trong gần hai thập niên hoạt động, đã có hàng trăm người yêu nước trong hàng ngũ đoàn viên Mặt Trận và đảng viên Việt Tân đã hy sinh mạng sống của chính mình cho đất nước. Trong số đó có Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Ngày hôm nay, vẫn còn đây đó những lời phỉ báng Mặt Trận lừa bịp đồng bào, “kháng chiến giả, kháng chiến ma” khiến tôi nhớ đến một bài viết trong đó có câu “không ai lại đi kháng chiến giả để mà chết thật” như Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các đoàn viên Mật Trận đã làm.

Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng dẹp qua tự ái, lắng nghe những chỉ trích để tìm xem đã làm gì sai để cải sửa. Đặc biệt trong những năm đầu của thập niên 1980, trong giai đoạn phôi thai của Mặt Trận, với sự phát triển ồ ạt, thiếu gạn lọc kỹ lưỡng, thiếu học tập hướng dẫn nội bộ đã đưa đến những vấp váp không thể tránh khỏi, điển hình là cách cư xử thiếu hòa nhã đối với nhiều người, nhiều tổ chức khác. Điều không may lớn nhất cho Mặt Trận là đã không giải quyết được những mâu thuẫn nội bộ và hậu quả là những chụp mũ, xuyên tạc đến từ chính những người một thời là “chiến hữu” của nhau. Và ngày hôm nay chúng tôi vẫn phải gánh chịu hậu quả của những xuyên tạc và những vấp váp đó.

Thưa Quý vị,

Năm nay đánh dấu 40 năm chế độ độc tài Cộng sản đã ngự trị trên đất nước của chúng ta, và cũng là 40 năm đấu tranh không ngừng nghỉ cho mục tiêu đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho 90 triệu đồng bào tại Việt Nam. Ngày hôm nay, Đảng Việt Tân vẫn là một tập hợp đa dạng của nhiều thành phần từ trong nước ra đến hải ngoại, đang sát cánh cùng quý vị và toàn dân đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Chúng tôi tồn tại và tiếp tục phát triển nhờ vào sự hỗ trợ của cộng đồng và rất nhiều thân hữu ở trong cũng như ngoài nước. Nhân cơ hội này, một lần nữa chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý vị.

Sau hơn 30 năm đấu tranh, Đảng Việt Tân đang được tiếp nối bởi một thế hệ mới đã trải qua và học hỏi từ những kinh nghiệm hay cũng như dở của quá khứ. Những người đảng viên Việt Tân chẳng phải là ai xa lạ. Chúng tôi cũng là những thanh niên đang tham gia chống Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, là những nông dân đang tranh đấu chống bất công, là những thành viên đang cố gắng góp sức xây dựng một cộng đồng hải ngoại vững mạnh.

Bản thân tôi đã bước vào Mặt Trận trong những ngày tháng đầu năm 1982 và ngày hôm nay tiếp tục đấu tranh trong hàng ngũ đảng viên Việt Tân. Đi trước tôi là những thế hệ đàn anh đã dám từ bỏ cuộc sống ấm êm để mưu đồ hạnh phúc cho dân tộc. Đi cùng với tôi là những người chiến hữu, là những tổ chức bạn đang chung lưng đấu tranh chống độc tài. Và điều đáng mừng đi sau chúng tôi là những thế hệ trẻ tham gia đấu tranh vì không chấp nhận bất công.

Tất cả chúng ta tham gia đấu tranh không phải để lấy lại quyền lợi hay địa vị xã hội. Chúng ta đấu tranh vì mong muốn thấy một xã hội Việt Nam bình đẳng và lành mạnh, một đất nước Việt Nam tiến bộ và hùng cường. Xin hãy gìn giữ lý tưởng chung này để làm chất keo cho sự đoàn kết giữa tất cả chúng ta cho đến ngày thành công.

Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị.

Đỗ Hoàng Điềm,

Chủ tịch Đảng Việt Tân

 

++++++++++++++++++++++++++

Phim Terror in Little Saigon: Báo Thương Mại Miền Đông Phỏng Vấn TS. Nguyễn Đình Thắng


Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Đòi công lý cho các nhà báo bị sát hại là thể hiện chính nghĩa trước sau như một của chúng ta.

Ngày 18 tháng 11, 2015

http://machsongmedia.com


Trần Mạnh Vũ, tuần báo Thương Mại Miền Đông VA
: Chúng tôi đã coi phim “Terror in  Little Sài Gòn” hai lần, đã đọc các bài phỏng vấn của báo Người Việt  và cả báo Calitoday.Chúng tôi cũng đã đọc “history” từ web của PBS, đã lưu trữ lại toàn bộ. Chúng tôi  cũng chụp hình từ youtube một số cảnh quan trọng, thậm chí chúng tôi cũng thu âm lại các phân đoạn: Ô Trần Văn Bé Tư, Bà Tang Willcox, ô Nguyễn Xuân Nghĩa.

Xin được hỏi ông có nhận định tổng quát gì về phim này? Phim có những lợi/ bất lợi nào cho cộng đồng?

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Xin cảm ơn quý báo đã hỏi ý kiến về một đề tài nóng trong cộng đồng của chúng ta.

Về nhận xét tổng quát thì tôi khen toán thực hiện phim làm đúng lương tâm chức nghiệp của những nhà báo chân chính. Đó là đi tìm sự thật đằng sau hồ sơ khủng bố ngay trên đất Mỹ mà đã trở thành nguội lạnh từ cả chục năm nay, để rồi đòi công lý cho những đồng nghiệp đã bị hạ sát khi hành xử quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Và đó là mục đích của phim “Terror in Little Saigon”.

Với mục đích ấy thì phim đã thành công bước đầu khi khuấy động được dư luận, ở Hoa Kỳ và rộng hơn, để bảo đảm rằng các hồ sơ án mạng không bị rơi vào quên lãng. Hôm phim được trình chiếu trên hệ thống PBS ở Hoa Kỳ thì tôi đang dự Hội Nghị lần thứ 8 của Phong Trào Thế Giới Cho Dân Chủ được tổ chức ở Seoul, Nam Hàn. Nhiều nhà đấu tranh dân chủ đến từ các quốc gia khi gặp tôi đã hỏi han và cho ý kiến về cuốn phim. Điều này cho thấy phim có ảnh hưởng không nhỏ lên công luận vượt ra khỏi biên cương của Hoa Kỳ.

image009

 Tuy không là mục đích của phim, nhưng hậu quả phụ của nó là cuộc tranh luận đang diễn ra công khai trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, với sự theo dõi chăm chú của nhiều đồng bào ở trong nước. Cuộc tranh luận này đang khơi lại nhiều tâm tư, lý lẽ, quan điểm... mà trước đây cũng đã có một số người nêu lên nhưng lẻ tẻ vì thiếu sự tham gia của khối đông. Phim “Terror in Little Saigon” đã góp phần khởi động cuộc tranh luận rất sôi nổi và rộng rãi trong cộng đồng chúng ta, một cuộc tranh luận mà tôi cho là cần thiết và lẽ ra đã phải xảy ra từ mươi, hai mươi năm qua. Nhưng trễ còn hơn không. Tôi cám ơn toán làm phim về điều này.

Còn câu hỏi là phim có lợi hay bất lợi cho cộng đồng thì tôi xin trả lời thế này. Trong một tình huống khó xử, chúng ta cần lấy lẽ phải làm chỉ tiêu để quyết định thái độ. Trong trường hợp của 5 nhà báo người Việt bị sát hại, lẽ phải chính là công lý cho nạn nhân trước và trên hết, là sự thật phải được phơi bầy, là thủ phạm phải bị xử trị. Lẽ phải ấy, chúng ta phải thực hiện. Còn bất lợi nếu có thì chẳng qua là giá phải trả cho lương tâm được trong sáng.

Thực ra, tôi tin rằng chúng ta sẽ hưởng lợi rất nhiều khi hành xử theo lẽ phải. Nỗi uất nghẹn của nhiều gia đình trong cộng đồng sẽ được giải toả. Gánh nặng lương tâm của mỗi chúng ta sẽ nhẹ đi. Cộng đồng của chúng ta, vì sống đúng lý tưởng tự do và nhân phẩm, sẽ được nể trọng bởi công chúng Hoa Kỳ và quốc tế. Tấm gương nhân bản của chúng ta sẽ là mẫu mực để đồng bào ở trong nước đối chiếu với chế độ đương quyền.

TMMĐ: Có hai điều mà VT đang cố gắng vận động cộng đồng: dùng tựa Terror in Little Sài Gòn là sai và phim chiếu các cảnh cựu quân nhân là nhục mạ quân lực VNCH. Xin ông cho nhận định?

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Quan trọng là nội dung của cuốn phim chứ không phải cái tựa của nó.

Và ngay cả cái tựa thì cách một số người dịch và diễn giải cũng không đúng. Nghĩa chính của “terror” là “nỗi kinh hoàng” chứ không phải “khủng bố”. Còn “Little Saigon” ám chỉ các cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, theo phép hoán dụ, chứ không phải là nói về địa danh ở Quận Cam hay ở San Jose. Như vậy, tựa của cuốn phim có ý diễn tả nỗi kinh hoàng do một nhóm khủng bố reo rắc trong các cộng đồng người Việt tị nạn. Và đó là một sự thật khách quan, không mảy may xúc phạm đến ai khác ngoài thành phần bị cáo buộc là tổ chức khủng bố.

Toàn bộ nội dung phim chỉ rõ đâu là tổ chức khủng bố. Thông điệp rất rõ ràng, không hề nhập nhằng gì đến cộng đồng người Việt hay quân lực VNCH. Hơn nữa, tôi biết rằng các nhà làm phim đã phỏng vấn, lấy ý kiến và nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ khá nhiều cựu quân nhân VNCH trong quá trình thực hiện phim. Do đó toán làm phim không có lý do để đánh đồng nhóm khủng bố với tập thể quân lực VNCH.

TMMĐ: Trong một trả lời phỏng vấn, ký giả Thompson nói rằng, “Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.”. Bao nhiêu % sự thật qua phần trình bày này?

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Đó là thủ tục rất thông thường và cần thiết đối với các tổ chức có hoạt động quy củ và ở tầm vóc bề thế như là ProPublica, tổ chức thực hiện phim “Terror in Little Saigon” và PBS, đài truyền hình công cộng đã chiếu phim này.

Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ. Mới đây, BPSOS cùng với 3 tổ chức quốc tế về nhân quyền soạn một bản tuyên bố chung chỉ vỏn vẹn hai trang rưỡi, thế mà đã phải mất gần một tháng để mỗi tổ chức rà soát nội dung, xem xét tính pháp lý của các từ ngữ sử dụng, và kiểm tra sự thích hợp của từng câu từng chữ.

Một đề án làm phim chắc chắn phải qua thủ tục nhiêu khê hơn, với nhiều khâu xét duyệt và kiểm tra tới lui giữa hai tổ chức ProPublica và PBS. Thủ tục lâu lắc trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện không có gì lạ.

Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên biết đôi điều về hai tổ chức thực hiện phim để hình dung tầm vóc của chúng.

ProPublica là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi. Họ nhận ngân khoản từ các tổ chức tư nhân gọi là foundations và từ những đóng góp của người dân. Trong số các foundations tài trợ cho ProPublica có những tên tuổi được nhiều người biết đến như Open Society Foundations, Sandler Foundation, Knight Foundation, MacArthur Foundation, Hewlett Foundation, The Ford Foundation... Ngân sách của ProPublica khoảng 10 triệu Mỹ kim mỗi năm.

Còn chương trình Frontline thì thuộc về PBS (tên chính thức là Public Broadcasting Service), một bộ phận của Corporation for Public Broadcasting (CPB). CPB là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi được thành lập theo quyết định của Quốc Hội năm 1967. Trong 340 triệu Mỹ kim tổng ngân sách hàng năm của PBS, CPB cấp khoảng 27 triệu Mỹ kim mỗi năm, tương đương 8%. Số 92% còn lại đến từ phí thu từ các đài truyền hình chi nhánh, cấp khoản của các foundations, tài trợ của một số công ty, và đóng góp của người dân.

Tôi có nghe một lập luận từ một số người Việt rằng PBS nhận tiền của Quốc Hội Hoa Kỳ cho nên chương trình Terror in Little Saigon có thể là do chủ trương của chính phủ Hoa Kỳ. Khi thành lập CPB thì Quốc Hội đã ấn định rằng tổ chức này,và các bộ phận truyền thông của nó như PBS, có hoạt động độc lập với chính quyền. Bởi vậy, PBS đã không ít lần phanh phui những khuất tất trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Mới tháng 5 vừa rồi, chương trình Frontline đã chiếu phóng sự điều tra về việc cơ quan CIA sử dụng tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố. Điều này cho thấy tính độc lập của PBS đối với chính quyền.

TMMĐ: Ông Lý Thái Hùng, đảng Việt Tân, cho rằng phim đã đưa ra hình ảnh sai lạc về quân đội VNCH. Vì thế, cộng đồng phải có trách nhiệm “lấy lại chính nghĩa”. Ông nhận định thế nào? ( trích nguyên văn câu Lấy lại chính nghĩa từ buổi phỏng vấn của Calitoday)

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Lý luận như vậy là không có căn cứ và đánh lạc trọng tâm của cuốn phim.

Như đã trình bày ở một phần trước, phim “Terror in Little Saigon” chỉ tập trung vào một tổ chức mà họ cho là đứng đằng sau các hành vi khủng bố nhằm bịt miệng các nhà báo người Việt. Đánh giá quân lực VNCH không thuộc nội dung của phim.

Tuy nhiên, tôi nhận xét rằng toán thực hiện phim có thể tinh tế hơn khi dùng một số từ và hình ảnh để tránh gây ngộ nhận, dù hoàn toàn là vô tình. Chẳng hạn, họ nên dùng các thước phim về một “chiến khu” kháng chiến nào đó ở Thái Lan thay vì hình ảnh sinh hoạt của một tổ chức cựu quân nhân VNCH ở Hoa Kỳ. Hoặc, họ nên bỏ đi chữ “legitimate” khi nhắc đến chính quyền cộng sản Việt Nam. Legitimate là chính danh, ý là đã được quốc tế công nhận, nhưng khán giả người Việt có thể hiểu lầm là “có chính nghĩa”. Tôi đã chia sẻ nhận định này với vị thanh tra của PBS.

Nhưng đấy chỉ là những chi tiết phụ, rất nhỏ. Trọng tâm của phim là truy tìm thủ phạm ở đằng sau cái chết tức tưởi của 5 nhà báo người Việt. Chúng ta không nên hoán chuyển tiểu tiết thành trọng tâm và ngược lại.

Về câu hỏi, “liệu cộng đồng có phải lấy lại chính nghĩa?” thì tôi thấy rằng chúng ta có mất chính nghĩa đâu để mà phải lấy lại? Chính nghĩa của chúng ta vẫn trước sau như một. Đó là lý tưởng về tự do, nhân phẩm, công lý, hạnh phúc cá nhân, công bằng, bác ái, sự thật... Quân dân miền Nam đã chiến đấu cho chính nghĩa ấy trong suốt cuộc chiến. Vì chính nghĩa ấy mà cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, trong đó có chúng ta may mắn sống sót. Và cũng vì chính nghĩa ấy mà cộng đồng người Việt tị nạn tranh đấu không ngưng nghỉ trong suốt 40 năm qua cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương.

Quyết tâm đòi công lý cho các ký giả người Việt đã bị sát hại ngay trong lòng cộng đồng, trên đất nước pháp quyền là Hoa Kỳ chính là cách thể hiện chính nghĩa trước sau như một ấy.

TMMĐ: Ông có mặt tại Hoa Kỳ khoảng 1980. Như thế ông hẳn đã chứng kiến  sự việc các ký giả Mỹ-Việt, đặc biệt ÔB Lê Triết ở VA bị ám sát chết vào 1982. Ông nhận định thế nào về những “điều tra của Thompson” mà kết quả thì như ký giả này trả lời trong một phỏng vấn rằng,  hầu như “chỉ về một hướng”?

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Tôi không chứng kiến nhưng biết về các vụ ám sát này. Riêng về trường hợp của vợ chồng Bác Lê Triết thì tôi biết rất rõ vì bác trai là bạn thân với bố mẹ của tôi từ khi còn ở Việt Nam. Bố mẹ tôi xem em gái của bác ấy như người em kết nghĩa trong gia đình – cô ấy đang ở Nam California. Con gái của bác lại là vợ của một người cùng  hoạt động với tôi từ thời còn sinh viên và đã từng là thành viên Hội Đồng Quản Trị của BPSOS. Bác gái là dì ruột của người bạn “nối khố” với tôi từ lớp 1 cho đến hết đại học. Ngày an táng, tôi chứng kiến cảnh tang tóc và cảm nhận nỗi đau đớn cào da xé thịt của đại gia đình cả bên nội và bên ngoại. Bố mẹ của tôi cho đến ngày hôm nay vẫn rùng mình mỗi khi nhắc đến hai vợ chồng bác Lê Triết và cái chết quá bất ngờ và vô cùng thảm khốc của họ cách đây hơn 3 thập niên.

Sự hoài nghi nhắm vào một tổ chức là khó tránh khi một số thành viên của tổ chức ấy đã nhiều lần hăm doạ và thậm chí hành hung những ai nói lên những điều phật ý họ, và rồi cũng chính tổ chức ấy lại thường xuyên tường thuật trên cơ quan ngôn luận của chính họ những hành vi ám sát thực hiện ở Việt Nam. Ráp hai yếu tố này lại thì người ta dễ suy luận rằng tổ chức ấy chính là thủ phạm ám sát các nhà báo đã lên tiếng tố giác họ. Đó là cách suy diễn bàng quan. Đối với các tổ chức tầm cỡ như ProPublica và PBS thì tôi tin rằng họ có nhiều thông tin hơn, và các thông tin đó đã phải được kiểm chứng kỹ lưỡng về độ chính xác và mức khả tín. Đó là lý do đã phải mất một thời gian dài trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện.

Tuy nhiên, chúng ta phải công bằng. Tối quan trọng trong xã hội nhân bản là nguyên tắc “lợi ích của sự hồ nghi” -- benefit of the doubt trong tiếng Anh. Nói nôm na, một người vẫn là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội vượt qua mức hồ nghi hữu lý. Do đó, phim “Terror in Little Saigon” chỉ có thể kết luận bằng một sự suy diễn, dù với những luận cứ vững chắc, chứ không thể kết tội. Kết tội là công việc của toà án.

Để đem công lý cho các nhà báo đã bị thảm sát và tránh hàm oan cho tổ chức bị tình nghi, những người Việt có lương tri và công tâm cần đòi hỏi cơ quan điều tra mở lại các hồ sơ án mạng và khuyến khích mọi người trong cộng đồng tiếp tay cung cấp vật chứng và nhân chứng nếu có.

TMMĐ: Nếu PBS không chấp thuận yêu cầu [gỡ phim xuống], theo ông thì VT có nên kiện không? Nếu có thì vì sao và nếu không thì vì sao?

Ts Nguyễn Đình Thắng:

Bị tố giác tội khủng bố bởi các tổ chức truyền thông có uy tín quốc tế không là chuyện nhỏ. Tổ chức bị tố giác chắc chắn chịu thiệt hại nặng về uy tín trong mọi đối tác với quốc tế. Trong khung cảnh toàn cầu chống khủng bố hiện nay, hầu như không cơ quan chính quyền hay Liên Hiệp Quốc, không tổ chức nhân quyền quốc tế nào muốn dính líu đến một tổ chức như vậy. Và họ cũng sẽ so đo hơn về việc lên tiếng can thiệp cho những người ở Việt Nam nếu liên can đến tổ chức bị tình nghi khủng bố. Cách duy nhất để rũ sạch ấn tượng tai hại ấy là kiện ra toà các tổ chức đứng đằng sau phim về tội vu khống.

Kiện các tổ chức có uy tín lẫy lừng như ProPublica và Frontline không dễ và triển vọng thành công rất thấp.

ProPublica là tổ chức hàng đầu thế giới về phóng sự điều tra với 2 giải Pulitzer và 1 giải MacArthur. Frontline là chương trình nổi tiếng lâu đời của PBS với 75 giải Emmy và 17 giải Peabody – năm nay PBS được bình bầu là tổ chức toàn quốc có uy tín nhất Hoa Kỳ. Nhờ uy tín đó mà họ nhận được những đóng góp tài chánh từ các tổ chức có uy tín và từ khán giả mến mộ. Họ đạt và giữ được uy tín là nhờ cách làm việc quy củ, cẩn thận và tuân thủ những tiêu chuẩn và nguyên tắc chuyên nghiệp rất khắt khe.

Nhưng không chỉ có thế. Khi đã kiện thì cũng phải kiện luôn Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ). Đây là một trong hai tổ chức quốc tế với uy tín hàng đầu về bảo vệ quyền tự do báo chí. Năm 1994 tổ chức này đã có bản báo cáo với tựa là “Silence in Little Saigon”. Đây là tài liệu điều tra vụ ám sát 5 ký giả người Việt với cùng nội dung và nhận xét như cuốn phim “Terror in Little Saigon” về nghi phạm. Khi so sánh tài liệu của CPJ với phim “Terror in Little Saigon”, tôi thấy là 90% nội dung tương đồng với nhau. Có những chỗ tài liệu của CPJ còn mạnh mẽ và chi tiết hơn cả phim.

Kiện cả 3 tổ chức này không là chuyện đơn giản. Nhưng tôi thấy không có cách nào khác hơn để hoá giải những tác hại đang ngày càng lan rộng không những cho tổ chức bị cáo buộc mà cho tất cả những ai liên can đến họ.

TMMĐ: Ông còn muốn chia sẻ điều gì nữa về bộ phim này? Cộng đồng chúng ta nên có hành động gì?

Nếu được phép, tôi xin chép lại dưới đây phần kết của bài viết của tôi với tựa đề “Chúng ta phải hành xử như một cộng đồng trưởng thành và có lý tưởng” đăng trên Mạch Sống ngày 11 tháng 11, 2015:

Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.

Có 3 việc mà chúng ta có thể và cần làm ngay:

1. Giới làm báo, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, mạnh mẽ lên án các hành vi sát hại và hăm doạ nhắm vào các nhà báo Việt Nam và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền tự do báo chí ở mọi nơi, trong mọi cảnh ngộ.

2. Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng và các nhà hoạt động nhân quyền người Việt đồng loạt áp lực chính quyền Hoa Kỳ mở lại hồ sơ điều tra các vụ sát hại các nhà báo người Việt trên đất Mỹ.

3. Một hay nhiều tổ chức người Việt, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, thành lập quỹ để trao giải thưởng cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến thủ phạm.

Đấy là những việc phải làm vì lương tâm và trách nhiệm. Chúng sẽ làm sáng ngời lý tưởng của chúng ta về tự do, nhân quyền và công lý. Chúng sẽ thể hiện bản lĩnh của cộng đồng người Việt tị nạn sau 40 trưởng thành trong thế giới tự do, văn minh và nhân bản.

Cứ hành xử đúng với lương tâm và trách nhiệm thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được sự nể trọng của quốc tế và lòng tin tưởng của đồng bào ở trong nước. Chẳng thế lực đen nào có thể bôi bẩn thanh danh của chúng ta, hoặc cản trở bước tiến của chúng ta trên hành trình đem lại dân chủ và tự do cho quê hương và dân tộc.

Tuần báo Thương Mại Miền Đông VA thực hiện

 

(Hết Phần 1- Mời xem tiếp số báo tới)

10 Tháng Năm 2023(Xem: 2106)
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương