"Lưỡng đảng trong một đảng"

14 Tháng Giêng 20166:51 CH(Xem: 17206)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 15 JAN 2016

Cơ chế-Thể chế-Dân chủ tập trung Đại hội XII:

"Lưỡng đảng trong một đảng"

image008

image011

Lý Kiến Trúc

VH (15/1/16) -

*

Cách đây hơn 10 năm, báo Văn Hóa đã viết một bài về bản chất "Lưỡng đảng trong một đảng", kiểu dáng chính trị của đảng CSVN trên Văn Hóa Magazine. Bài viết kỳ này nhắc lại và bày biện ra hệ thống lưỡng đảng tái hồi trong suốt kỳ Đại hội XII.

Hội nghị khóa 14 do Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN (khoảng 180 ủy viên) diễn ra chỉ có 3 ngày, kết thúc chiều tối 13/1/2016 tại quãng trường Mỹ Đình quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây là cơ hội lịch sử của Hội nghị đại diện cho 1500 Đại biểu Ủy viên Trung ương, làm sống lại quyền uy của Trung ương đảng vốn đã "thoát" từ lâu bởi mấy ông trong Bộ chính trị. 

Hội nghị Trung ương khóa 14 thực chất là một công việc của Tiền hội nghị chuẩn bị cho việc đề cử các nhân vật chủ chốt trong Cơ chế hiện hành.

Các nhân vật chủ chốt sẽ được chính thức xác nhận vào ngày 19/1/16, và sẽ trình diện đầy đủ trong lễ công bố Đại hội đảng lần thứ XII ngày 20/1/2016. Đại hội XII là nghi thức "hoành tráng" nhất của đảng CSVN trong phần mục trình làng Tứ trụ Triều đình.

Không giống như hình thức Dân chủ bên ngoài của nước Mỹ, các ứng viên tổng thống đã được chọn thông qua tiền hội nghị của hai đảng lần lượt xuất hiện công khai trên các hệ thống truyền thông. Họ tự do tranh luận, bày tỏ quan điểm, tố giác, bươi móc lẫn nhau.  Quan điểm chính trị của các ứng viên gần như chính sách của đảng.  

Khác với hình thức Dân chủ bên ngoài, ví dụ như bà Hillary Clinton và ông Donald Trump mỗi lần xuất hiện trước công chúng là có dịp tung bí kíp tố nhau hết chữ, móc gan ruột tâm can ra chinh phục cử tri; thế là cử tri Mỹ có dịp nhận định trắng đen, phán xét bản chất và khả năng của ứng viên, rung rinh lá phiếu trong tay của mình hả hê.

 image012

Khác với nền Dân chủ bên ngoài, trước và trong khi diễn ra Hội nghị Trung ương 14, các ứng viên cộng sản khi chưa được thông qua ở tiền hội nghị, các "Quả đấm thép" tung ra, các "bình loạn gia" vung chưởng, tung cước, tố khổ đối thủ tơi bời, tràn lan trên mạng xã hội.

Ông TT Dũng đã báo trước: "Mạng xã hội không thể ngăn cản được đâu các đồng chí ơi!" Ông TBT nhắn nhủ: "TBT phải là miền Bắc", "phải giỏi lý luận"; ông phê phán đối thủ:"bản lĩnh chính trị không vững vàng, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…”

Không thể ngụy biện, chối cãi, nhận xét một chiều về người đọc, người dân. Với trình độ suy nghĩ chính trị quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ, họ cảm nhận một cách rõ rằng đã và đang tranh nhau về quyền lực, đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng CS ở vị trí cao nhất nước.

Phải nhận ra rằng đó chính là điểm sáng trong thái độ và tư duy của trào lưu đa nguyên, nẩy sinh từ một xã hội kín, đăng đẵng bấy lâu nay, bắt đầu mở cửa tâm hồn và trí tuệ với thế giới tự do. Các dư luận viên của phe này hay phe kia thi nhau tung hứng dư luận, thi nhau tố khổ, bơi móc đối thủ, đối với dân ... là chuyện bình thường.

Phủ nhận thái độ đa nguyên của trào lưu xã hội dân sự là lội ngược dòng với Cơ chế Dân chủ - Thể chế Tự do văn minh tiến bộ tương lai. Thái độ này cần phải được nhân lên về lượng và chất cao hơn nữa.

Giả sử như việc các ứng viên âm thầm đưa các ủng hộ viên của mình uốn nắn dư luận, thực ra cũng là cách thực hiện các biện pháp kiểu dáng Dân chủ bên trong của đảng CSVN. Tùy theo thời thế, có khác mẫu mã. Kiểu dáng Dân chủ bên trong trước đây kín như mạng nhện, chỉ trong nội bộ với nhau thôi. Nhưng lần này, xuất hiện công khai trên từng cây số ngõ ngách, hừng hực, đủ mọi giọng, điệu, tố tới bến đối thủ. Nhờ đó, các nhân vật sau bức màn tre tuy không lộ diện tranh luận như kiểu dáng Dân chủ bên ngoài của Mỹ, ai cũng biết họ là ai, ai tố ai, ai đấm ai!  

Thật ra cung cách tranh cử kiểu này, không hoàn toàn điểm dở, có điểm tốt. Đó là đặc điểm "mới hơn" của đảng viên đảng CSVN thực hành nền "Dân chủ tập trung". "Dân chủ tập trung" là "Dân chủ bên trong" của đảng. Nó "mới" đấy, kỳ này "mới hơn".

Trước hết, Ban chấp hành Trung ương (180 ủy viên) bỏ phiếu kín cho 4 nhân vật lọt vào danh sách Tứ trụ triều đình. (Nhật báo Văn Hóa Online đặt tựa đề Tứ trụ triều đình trong mục Diễn Đàn trước đây) .

Danh sách Tứ trụ chính là tiêu biểu, là cốt tủy của "Lưỡng đảng trong một đảng". Từ lâu, tiêu chuẩn Tứ trụ không dựa vào yếu tố địa phương phải là người Bắc, người Trung, hay người Nam. (Các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Trần Đức Lương toàn người Trung, nagy ông Hồ Chí Minh cũng nửa Trung nửa Bắc; v.v...)  

Vì sao gọi là "mới hơn". Vì các biện pháp tranh ngôi thống soái chức Tổng Bí Thư đảng thực ra đã âm thầm diễn ra từ lâu trong nội bộ đảng, mô hình "Lưỡng đảng trong một đảng" là bản chất của đảng CSVN. Nó "mới hơn" kỳ này, kỳ sau nữa hy vọng nó sẽ "mới hơn nữa" bằng cách thực hiện nền "Dân chủ bên ngoài" y như Mỹ. (Ông Nguyễn Bá Thanh, cố bí thư Đà Nẵng đi sớm một bước, đề nghị các chức vụ trong thành phố khi ra ứng cử phải ra diễn đàn tranh cử, đấu khẩu, đối thoại công khai trước công chúng ... Công chúng sẽ chọn người và bỏ phiếu bầu).

Mô hình "Lưỡng đảng trong một đảng" một lần nữa, biển hiện rõ nét qua Hội nghị Trung ương khóa 14 từ ngày 11đến 13/1/2016. Báo Văn Hóa gọi là "Tiền hội nghị".

"Tiền hội nghị"  của Ban chấp hành Trung ương (tương tự như Primary Election ở Mỹ - Bầu cử Sơ bộ của đảng chỉ định ứng cử viên cuộc tổng tuyển cử sau đó). Khoảng 180 ủy viên trong Ban chấp hành Trung ương chịu trách nhiệm bỏ phiếu về việc thông qua tên tuổi các ứng viên chủ chốt. Nó có thể được đánh giá như kết quả cuối cùng, trước khi danh sách các ứng viên thắng phiếu đưa ra Hội đồng Đại biểu toàn quốc gồm 1500 ủy viên Trung ương đảng (Tổng tuyển cử) vỗ tay bỏ phiếu tán thành với tỷ lệ đa số (51%).

Danh tánh Tứ trụ triều đình sẽ lên bảng "Thương hiệu Chính trị" (*) ở trận chung kết ngày 19/1/2016 trước một ngày đăng quang các Ủy viên Bộ chính trị, Nội các 20/1/2016 .

Một cách rõ ràng: "Tiền hội nghị" chủ tâm thiết kế người phe này kềm kẹp người phe kia. Đó là chủ thuyết "Lưỡng đảng trong một đảng".

**

Hội nghị Trung ương 14, phương án nhân sự của Bộ chính trị do TBT Nguyễn Phú Trọng trình bày đã bị Ban chấp hành Trung ương bác bỏ. Điều đó có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể ở lại 1 hay 2 năm để "chỉnh Đảng", hay để đánh "nhóm lợi ích" như đã dự tính.

"Quả đấm thép" của ông Thủ tướng Dũng xin thôi không ra tái cử là một "quả đấm ngoạn mục". Ông dò lòng dân, lòng đảng của ông. Ông từng tuyên bố: "Tôi chưa từng kỷ luật một ai!" Ông cho rằng việc làm của ông Trọng là sai với quy định luật do chính ông Trọng đặt ra.

Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư.

(Nhắc lại: Ngày 19/1/1974 là ngày diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa. Trận này, hải quân VNCH gởi lại lòng biển Đông 74 sĩ quan và  thủy thủ. Tàu khựa chiếm toàn bộ nhóm Lưỡi Liềm tức Hoàng Sa tây. Hoàng Sa đông đã bị Tưởng Giới Thạch Trung Hoa Dân Quốc chiếm từ năm 1946).

Theo số liệu nguồn tin khả tín: Chức Tổng Bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng được 137/175 phiếu.

Chức Thủ tướng: ông Nguyễn Xuân Phúc được 151/175 phiếu. (Theo lề trái, ông Phúc là người tâm phúc của ông Hùng ông Trọng!)

Chức Chủ Tịch nước: "Ẩn số" Trần Đại Quang được 155/175 phiếu. (Theo lề trái, ông Quang là cánh tay phải của ông Trọng!)

Chức Chủ Tịch Quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân được 163/175 phiếu. (Theo lề trái, bà Ngân là người tâm phúc của ông Sang!)

Tuy nhiên, tất cả đều là khuôn mặt mới trong Cơ chế mới toanh.

Theo tin của ông Ba Sàm: "Được biết, theo Nghị quyết 244, nếu Trung ương không chấp nhận ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Trọng sẽ phải quay lại Bộ Chính trị. Và người được đề cử lại sẽ là ông Trương Tấn Sang vì ở Bộ Chính Trị, ông Sang nhận được số phiếu đề cử chỉ thua ông Trọng có 1 phiếu.

Nguồn tin này cũng cho biết, trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, ở Bộ Chính trị, ông Dũng có một phiếu đề cử chức Tổng Bí thư, chứ không phải ông Dũng không ứng cử như thông tin trên mạng. (Ông Dũng xin không "tái cử" là tái chức Thủ trướng - thâm tâm ông muốn trèo cao hơn nữa để đạt ước mơ thay đổi Thể chế Việt Nam).

Dư luận cộng đồng hải ngoại đa phần có thiện cảm ông Nguyễn Tấn Dũng nhờ vào "nói và làm"  rất ư "nhạy bén tâm lý" của ông:

- Tố cáo hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Tàu khựa - HD 981 hồi tháng 05/2014.

- Không đánh đổi chủ quyền bằng lời lẽ viển vông.

- Tuyên bố tại Quốc Hội Hà Nội, ông Thủ tướng cộng sản chính danh Việt Nam Cộng Hòa là chủ thể quản lý quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Công du liên tiếp từ Âu sang Á sang Úc mang hàng tỉ đô la về kiến thiết quốc gia.

- Gả con gái rượu cho con của quan "ngụy" Việt Nam Cộng Hòa.

- Xóa bỏ chủ nghĩa lý lịch.

- Gởi hàng chục ngàn du học sinh qua Mỹ cho Mỹ hóa.

- Cử Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đi mời bà con hải ngoại về thăm Trường Sa cho biết tình hình về biển đảo quê hương. (Mất chỗ nào, Còn chỗ nào; Tàu khựa chiếm chỗ nào, Phi chiếm chỗ nào, v.v...)

- Thực hiện chính sách "Hòa giải - Hòa hợp Dân tộc" bằng việc cho chỉnh trang lại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa và cho đồng bào thoải mái vào tu bổ mộ phần mà vẫn cho khắc tên người Lính Cộng Hòa với đầy đủ cấp bậc cũ.

- Đòi cải cách Thể chế hiện nay. (Phe ta cứ như bắt được vàng! "sặc mùi "mông tê" ông Dũng tái lại hình ảnh Boris N. Yeltsin đối thoại "hoành tráng" với phe bảo thủ trên nóc xe tăng ở quãng trường đỏ, lật đổ chế độ cộng sản, thiết lập chế độ tổng thống dân chủ và lên ngôi tổng thống).

image015image017

Ngạn ngữ Nga có câu: "Hãy đợi đấy". Câu chuyện sau bức màn tre còn nhiều hồi ly kỳ. Nửa tháng nữa, hồi sau sẽ rõ./ (lkt-Văn Hóa)

26 Tháng Ba 2017(Xem: 14096)
Trump đổ lỗi thất bại dự luật cho phe Dân chủ
21 Tháng Ba 2017(Xem: 13052)
"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13309)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12262)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12440)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11625)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13084)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13138)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12161)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13021)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.