Chính sách ngoại giao của VN trong giai đoạn sắp tới?

24 Tháng Giêng 20166:03 CH(Xem: 15824)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 25  JAN 2016

Chính sách ngoại giao của VN trong giai đoạn sắp tới?

image004

Giáo sư Carlyle Thayer (T), Học viện Quốc phòng Úc.REUTERS/Kham

Sau Đại hội Đảng 12, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vế : Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Trên đây là phân tích của chuyên gia Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc.

Carlyle Thayer : Bản dự thảo báo cáo chính trị được công bố vào năm ngoái kêu gọi cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động trong ngành ngoại giao và đề ra mục tiêu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, mà ở đó, hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Việc Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ủng hộ Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, dự thảo Báo Cáo Chính Trị cũng kêu gọi tăng cường an ninh và quốc phòng « trong tình hình mới ». Những yếu tố nói trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam.

Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước. Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam dường như sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong các địa hạt khác, như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực….Việt Nam sẽ cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương bắc.

Việt Nam sẽ cố gắng tận dụng mối quan hệ của mình với các cường quốc chính để hưởng lợi, nhưng tránh rơi vào quỹ đạo của một trong số những cường quốc này.

Việc Trung Quốc gần đây triển khai giàn khoan HD-981 và hối hả hoàn tất xây dựng các phi đạo trên các đảo nhân tạo (tại Trường Sa) cho thấy Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, sẽ phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn luôn chủ trương hành động đơn phương thay vì hợp tác./

Thanh Hà RFI 21-01-2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Ô,. Nguyễn Thế Kỷ: Ngày 27/1/16 biết kết quả ai là TBT

 

image006

Ô. Nguyễn Thế Kỷ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng CSVN trả lời BBC hôm 24/1/16:  "Thế còn khi chọn các phương án, chẳng hạn 200 Ủy viên Trung ương, trong đó có 180 chính thức, 20 dự khuyết thì ngay cả dự kiến như thế thì mới chỉ là đề án thôi.

Tôi nghĩ là những vấn đề về nhân sự nhất là nhân sự chủ chốt mà người ta quan tâm là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội này được bầu ra là ai. Nhưng mà theo tôi thì chúng ta phải chờ xem Đại hội thực hiện cái quy chế đó như thế nào. Ngày 26/01 thì bầu thì cũng có thể nói là cuối chiều ngày 26/01 hoặc ngày 27/01 thì biết được kết quả.

Đấy là quyền tối cao của Đại hội và quyền của Đại biểu và điều này cũng thể hiện sự dân chủ trong Đảng"./

Tóm tắt theo Nguyễn Hoàng BBC, Hà Nội  24/1/2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

 Ông Nguyễn Tấn Dũng được xác nhận đã rút tên khỏi danh sách ứng cử

image008

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội ngày 21/01/ 2016.REUTERS/Kham

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ngày 23/01/2016, tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng xác nhận là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng với 3 ủy viên lớn tuổi khác của Bộ Chính trị, đã xin rút và đã được Ban chấp hành Trung ương mãn nhiệm cho phép rút tên khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới.

Chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là được ở lại và được đề nghị tái ứng cử tổng bí thư.

Tướng Võ Tiến Trung đưa ra thông tin nói trên vào lúc mà cuộc đấu đá giành quyền lãnh đạo Đảng vẫn chưa thật sự ngã ngũ ở Đại hội Đảng lần thứ 12. Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tái đắc cử tổng bí thư, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn còn cơ may giành chức lãnh đạo tối cao này. 

Hôm nay, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ về công tác nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, với số lượng đã được quyết định là 200 người.

Theo dự kiến Ban Chấp hành Trung ương mới sẽ được bầu vào ngày 26/01. Ban chấp hành này vào ngày 27/01 sẽ bầu lại Bộ Chính trị, rồi từ Bộ Chính trị chọn ra tổng bí thư Đảng. Tên của vị tân tổng bí thư này sẽ được công bố vào ngày kết thúc Đại hội 28/01.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ gián tiếp

Trong khi đó, hôm nay, tại phiên thảo luận về văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng gián tiếp ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong bài tham luận này, ông Đặng Ngọc Tùng đã bày tỏ “ sự kính trọng và vô cùng biết ơn” hai ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, vì theo ông Tùng, hai nhân vật lãnh đạo này “đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh” trên vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhắc lại rằng khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc “từ thời cổ đại”, ngay lập tức ông Trương Tấn Sang đã lên tiếng: “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.

Ông Đặng Ngọc Tùng cũng nhấn mạnh đến tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines rằng “Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng Việt Nam rất cần những nhà lãnh đạo “đầy khí phách và bản lĩnh như vậy”.

Cho tới nay, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn được cho là mạnh miệng hơn với Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, trong khi tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì bị xem là có thái độ hoà hoãn hơn với Bắc Kinh.

Tai Đại hội Đảng hôm qua, bài tham luận thu hút nhiều chú ý nhất , chính là bài của ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, kêu gọi phải “cấp bách” đổi mới chính trị cho đồng bộ với đổi mới kinh tế, bởi vì theo ông, trong 70 năm qua, “cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi.”/

Theo Thanh Phương RFI 23-01-16

07 Tháng Năm 2017(Xem: 12010)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12248)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12214)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11835)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12192)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14479)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12937)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12491)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12479)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.