"Quả đấm thép" của Nguyễn Phú Trọng cho ở lại thêm 2 năm?

26 Tháng Giêng 20166:00 CH(Xem: 15099)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 27  JAN 2016

Đúng như dự đoán của báo Văn Hóa-California:

XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH (Xem: 1183)

"Quả đấm thép" của Nguyễn Phú Trọng cho ở lại thêm 2 năm?

- 46 lần Tàu khựa bay ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII.

- Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm?

- Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi vào giờ thứ 25?

image004

- Diễn văn khai mạc Đại hội XII của ông Nguyễn Phú Trọng hầu như chỉ đề cập đến TPP là chính.

image001

Với nghi thức cao nhất, lần đầu tiên tòa Bạch Ốc tiếp một Tổng bí thư đảng cộng sản tại phòng Bầu Dục.

 

image006

Họa đồ của báo Văn Hóa-California về giàn khoan HD 981 và thế trận Trường Sa hiện nay.

 

image007

Lý Kiến Trúc

Bài 1 bổ sung

1- Quả đấm thép

VH (13/1/16) -  1510 đại biểu đảng đang về tập kết ở quãng trường Mỹ Đình Hà Nội, nơi diễn ra Hội nghị Trung ưong khóa 14 từ ngày 11 đến 13 tháng 1, 2016 và cũng là nơi kết thúc của Đại hội đảng CSVN lần thứ XII.

Cập nhật tin tức từ Hà Nội, một giới chức nggoại giao cao cấp cho biết: Quyết định cuối cùng vẫn ở trong lá phiếu của 1500 ủy viên trung ương đảng CSVN. Ngày 19/1/2016 kết quả chung cuộc ghế tổng bí thư sẽ lọt vào tay ai và những ai sẽ "về vườn".  Đây là lần đầu tiên trong sinh hoạt đảng xưa nay, quyền bính tối thượng của Bộ chính trị nhường chỗ cho quyền hạn của Trung ương đảng.

Nhân có thân hữu gởi thư hỏi về sự đổi mới Cơ chế và Thể chế hiện hành của Việt Nam và quyền hạn của Trung ương đảng tới mức nào trong kỳ Đại hội XII; xin mạn phép vài dòng:

Trước hết, Đại hội đại biểu toàn quốc của đảng là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc cứ 5 năm triệu tập một lần, lần này là lần thứ XII. Số lượng ủy viên trung ương tụ về họp lần này là 1500 người. Theo báo cáo, hiện đảng CSVN có hơn 55 ngàn chi bộ khắp nơi.

Ban Chấp hành Trung ương họp khóa 14 khai mạc vào ngày 11/1/16 kéo dài đến 13/1/16 do hội nghị khóa 13 cách đây không lâu bị "treo" lại. Các tin tức trong luồng, ngoài luồng hỗn loạn tin tức tứ trụ triều đình hiện nay còn đang mải mê "chiến đấu" với nhau để kiếm phiếu của Ban chấp hành Trung ương trong việc đề cử 4 nhân vật nắm ghế tứ trụ.

Nhưng đó là hình thức dân chủ trá hình. Nội hàm của các hoạt động tranh giành quyền lực diễn ra âm thầm khốc liệt. Tin lề trái, tin lề phải, thậm chí thế giới cũng tốn rất nhiều giấy mực thì giờ vào trận đấu của đảng 12.

Hàng vạn quán cà phê lề đường cũng bị lôi cuốn vào không ít. Sự kiện này hào hứng chẳng kém trận tranh cử ghế tổng thống Hoa Kỳ hay trận bóng đá FIFA.

Ban chấp hành Trung ương rối như tơ vò về việc tái cử, ứng cử, hay cho về hưu vì quá tuổi theo luật ngoài luật. Trong 1500 ủy viên trung ương có hàng trăm người theo phe ông Dũng, hàng trăm phe ông Trọng, hàng trăm phe ông Sang, hàng trăm phe ông Hùng, chưa kể phe quân đội phe công an.

Đúng vào thời điểm gay cấn, "Quả đấm thép" của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng tung ra. Ông tự xin tái cử.

image008

Bức ảnh lạ từ trái: các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh.

2- Chủ nghĩa yêu nước

Thân hữu lại hỏi về Cơ chế và Thể chế hiện nay của Việt Nam là guồng máy chính trị kiểu gì vậy? Thân hữu tỏ ra rất hy vọng ông Thủ tướng Dũng tuyên bố phải thay đổi, "đổi mới" cơ chế và thể chế của Việt Nam hiện nay (giống như ông Nguyễn Văn Linh Đại hội 6 "đổi mới" hay là chết!)

Cái hy vọng của thân hữu không đáng trách, vì đó là cái mong mỏi của người Việt yêu nước (chứ không yêu đảng, thích đảng; có thể là yêu nước thơ ngây như lời ông Cù Huy Hà Vũ nói). Người Việt yêu nước bất kể đảng phái, bất kể quốc hay cộng, mong mỏi sẽ có một ngày, một nhân tố kiệt xuất, nổi lên từ mâu thuẫn nội tại, (ngoại tại khó nổi lắm!), đàng hoàng, dũng cảm đứng trên xe tăng, bắn trái pháo đầu tiên vào thành trì chủ nghĩa CS. Mà khi đã nói đến cái thành trì thì trước sau gì nó cũng phải đổ, đổ như bức tường Bá Linh hay đổ cách thức nào đó chỉ còn là giờ G.

Thân hữu kết luận: đảng nào, chính phủ nào mà không mang lại hạnh phúc ấm no thật sự cho dân, lấy dân làm gốc, thì trước sau gì dân cũng nổi lên lật một khi cơ hội chín muồi. (Giống như lời ông Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ trả lời phỏng vấn của báo Văn Hóa trước khi ông về VN).

Thân hữu ngỏ ý trông mong ông Thủ tướng Dũng nói và làm thay đổi cơ chế và thể chế hiện nay: nắm lấy ngọn cờ đầu Dân chủ. Nhưng thân hữu không giảng nghĩa hết thâm ý chữ "ngọn cờ đầu Dân chủ" là ngọn cờ nào của nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Ngọn cờ Dân chủ của thân hữu hiểu theo ý và nghĩa của nền Dân chủ tư sản, tư bản.  

Sự hiểu của thân hữu về sự thay đổi "kiểu dáng" cái Cơ chế - Thể chế theo ý nghĩa cũng tượng tợ cái  Cơ chế tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ, hoặc giống như guồng máy chính trị của các nước Tư bản.  Một sự ngộ nhận về Cơ chế - Thể chế chính trị ở Việt Nam mà đảng CS đang cầm quyền  rất đáng bàn cãi.

Cái từ "Cơ chế - Thể chế" mà ông thủ tướng Dũng xài hay nuôi mộng đổi thay không mang ý nghĩa như vậy. Trước hết, nói về ngôn ngữ, cái từ, cái chữ mà những nhân vật lãnh đạo của phe Xã hội chủ nghĩa xài không cùng ý, nghĩa, suy tư,  nghĩ ngợi của những nhân vật thuộc phe Dân chủ tư sản. Cũng một từ ấy, chữ ấy, nhưng cái đầu tư duy của hai phe khác nhau. Khác nhau xa. Vì ngôn ngữ còn bất đồng, thậm chí đếch cần hiểu, nên hai phe cùng đổ thừa cho nhau trong cuộc chiến mà bây giờ ai cũng rõ trắng đen.

Ngay cả cái từ 4 chữ "Hòa giải - Hòa hợp", đài BBC với những cái đầu trẻ tuổi nặng nợ với quốc gia, nhân tháng Tư đen, mở chiến dịch thăm dò dư luận về 4 chữ "Hòa giải - Hòa hợp", gần như các nhân vật trả lời phỏng vấn vẫn còn vương vấn lằn ranh ý hệ quốc - cộng, lòng căm hận vẫn chưa thực "thoát". "Giải phóng" thất bại khi dựa trên dòng thác trả thù. "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" không thể dựa trên dòng thác thù hận.

Thế nhưng, người Mỹ hiểu. Lạ lùng. Người Mỹ rất thương mến Việt Nam. Người Mỹ thấm thía bài học chữ nghĩa hai chục năm ròng (1955-1965 - 1975) ở bãi chiến trường Việt Nam. Người Mỹ đổi mấy chục ngàn thanh niên ưu tú tử trận ở chiến trường xa lắc để cuối cùng hiểu được chữ nghĩa của người cộng sản xài trong bản hiệp ước (TT Nguyễn Văn Thiệu hiểu, hiểu nhưng bó tay! Hiểu mà không thực hiện bản phụ lục Hiệp định Paris 1973 chấm dứt chiến tranh! Hiểu cho nên không bắt tay lập Hội đồng Hòa giải Dân tộc! Hiểu cho nên đưa ra 4 không!).

Vẫn có người Mỹ nhiều hiểu cách khác nhau. Ví dụ như ông Stephen Young vừa rồi viết một bài gọi chủ nghĩa Mác - Lê là "một thứ giặc cướp đối với nhân dân" ; ví dụ như ông Đặng Tiểu Bình hiểu và nói: "mèo trắng hay mèo đen bất kẻ mèo nào miễn là bắt được chuột". Chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao đối với ông Đặng chỉ là mèo trắng! Đảng là phương tiện mèo đen thi hành; ví dụ như Tổng Thống Obama hiểu khi tiếp Nguyễn Phú Trọng, nói bạch tuộc ra rằng không quan tâm đến ý thức hệ hay thể chế chính trị của Việt Nam.

Nói tới ý thức hệ chính trị là nói tới ngôn ngữ chính trị. Nói tới thể chế chính trị là nói tới ngôn ngữ của cái thế chế ấy. Cái ngôn ngữ thay đổi Cơ chế - Thể chế của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra dù có "đổi mới" đến cỡ nào đi nữa thì cũng là ngôn ngữ "kiểu dáng chính trị" của đảng. Nếu dựa theo nhận định của ông Cù Huy Hà Vũ, "thơ ngây" chưa lường hết cái "kiểu dáng" ấy ra sao! Vậy hãy nhìn kỹ vào thực chất của sự thay đổi đó nó như thế nào chứ đừng suy nghĩ viển vông chữ nghĩa.

Cũng một chữ, một từ, trí thức tư sản hiểu khác trí thức cộng sản. Chữ "bức xúc" xuất từ cái đầu; chữ "bức rức" xuất từ cái cái tâm can". Bất đồng ngôn ngữ!

Vì vậy, đừng trách vị thân hữu yêu nước "bức rức" (thay vì "bức xúc") về cái cơ chế thể chế hiện thời. Chẳng qua nó thể hiện tấm lòng yêu nước "thơ ngây" (như lời ông Cù Huy Hà Vũ nói), Đúng, người Việt hải ngoại yêu nước thơ ngây thật. Lý do: Suốt 40 năm hầu như bế tắc trong việc đi tìm một "sinh lộ", một giải pháp toàn bộ cho Việt Nam.

Giải pháp võ lực: không tưởng, không tiền, không thế. Giải pháp chính trị: không nhân sự, không đoàn kết, không nhất quán trong tư duy chính trị, không đoàn thể vững-mạnh. Nói tóm lại, không tìm ra được một biện pháp, một phương pháp nào khả thể - để có khả năng "giải phóng" chế độ cộng sản, giải trừ chủ nghĩa cộng sản.  

3. Cơ chế - Thể chế

Lại nói về cơ chế đảng, quyền hạn, quyền lực của Trung ương đảng và Bộ chính trị. Vì sao có cuộc "cách mạng đảng" trong Đại hội XII hiện nay. 1510 Ủy viên Trung ương đảng là con số tuyển chọn từ các "sếp" của các tỉnh, thành phố, bộ và các cơ quan ngang bộ.

 1500 người bầu ra một Ban chấp hành Trung ương khoảng 180, 190 Ủy viên. Ban chấp hành Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị. Số lượng bao nhiêu do Đại hội quyết định. Bộ Chính trị sẽ bầu ra một Tổng bí thư và một Ban bí thư thường trực Bộ chính trị. Ban bí thư thường trực sẽ bầu ra một Ủy viên thường trực (như ông Đại tướng Lê Hồng Anh, đặc sứ của TBT Nguyễn Phú Trọng qua Bắc Kinh đàm phán về Biển Đông), là là Bí thư thường trực Bộ Chính trị, là người điều khiển công việc hàng ngày của đảng, nhân vật này được xem như Phó Tổng bí thư. Ít ai để ý nhưng cực kỳ quan trọng.

"Quả đấm thép" của TBT Nguyễn Phú Trọng tung ra vào giờ thứ 25 xin "tái cử" đó là vì ông nắm được lá phiếu của 16 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, (ngoại trừ phiếu ông Dũng); nhưng ông Trọng có nắm được hết 1510 Ủy viên Trung ương hay không lại là chuyện khác. Lá phiếu của 1510 Ủy viên Trung ương trong kỳ Đại hội XII bỗng trở thành lá phiếu "quyết định" cho sự "tái cử" của ông Trọng, hoặc là cho sự "ứng cử" cũng vào giờ thứ 25 của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc "cách mạng thường trực" của Ban Chấp hành Trung ương lấy lại quyền hạn, quyền lực sau mấy chục năm bị Bộ chính trị "chèn ép". Trong mấy ngày gần đây, Ban chấp hành đã sử dụng quyền lực, quyền hạn của trung ương là thẳng tay phủ quyết, (loại bỏ) một số các nhân vật do Bộ Chính trị giới thiệu ứng cử vào Bộ Chính trị. (Nên nhớ, Trụ sở của đảng CSVN đặt ở Hà Nội gọi là Trụ sở Trung ương đảng chứ không gọi là Trụ sở Bộ Chính trị).

Trong thời chiến tranh Việt Nam, uy quyền của Ủy viên Bộ chính trị cao tới mây xanh, lấn lướt ý kiến của Trung ương, và hầu như Trung ương cũng chẳng dám ý kiến gì! Ví dụ như thời ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị, một chính trị gia dân sự ngồi ở Paris hội đàm với Mỹ mà điều quân khiển tướng ở mặt trận Quảng Trị năm 1972. Hiệp định 1973 ký kết, quốc tế reo mừng, trao giải Nobel, Lê Đức Thọ từ chối giải Nobel Hòa Bình, vì họ Lê còn phải nể mũi ông trùm bộ chính trị, ông chưa muốn hòa bình, ông còn muốn "giải phóng" miền Nam!

Như vậy, cái Cơ chế và cái Thể chế mà ông Nguyễn Tấn Dũng đòi thay đổi, ông "vuốt mặt mà không nể mũi" ông trùm bộ chính trị. Cái kiểu dáng cơ chế - thể chế của đảng hiện nay muốn thay đổi là phải từ ông trùm. Nếu ông trùm muốn thay đổi, "đổi mới" cái kiểu dáng cơ chế (cũng chỉ là để thay áo mới), cũng phải qua ý kiến của toàn bộ Đại hội đại biểu Trung ương. Như ông Nguyễn Văn Linh trong Đại hội 6 đã "đổi mới" cái cơ chế (guồng máy) đảng cho phù hợp với tình thế và hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ chứ không "đổi mới thế chế".

Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa14, ông Trọng đã đổi giọng, ông nói nhiều về TPP, ông ủng hộ TPP. Việt Nam được Mỹ cho vào TPP là Mỹ muốn tạo điều kiện cho Việt Nam thay áo Thể chế,  áo Cơ chế không thành vấn đề. Nếu TT Ronald Reagan thay đổi Đông Âu thì TT Barack Obama sẽ thay đổi VIệt Nam. 

4- Chữ nghĩa Giáo Dục

Người miền Nam VN trước 1975, đặc biệt là giới cầm quyền, giới trí thức tư sản thường hiểu "trật" cách dùng từ, dùng chữ của người "lãnh đạo" cộng sản ở miền Bắc. Chính quyền tư sản và xã hội tự do quên rằng một trong những biện pháp "cách mạng" hàng đầu giai cấp vô sản là tuyệt đối không xài chữ - nghĩa của giai cấp tư sản. Đối với họ, chữ nghĩa của giai cấp tư sản là chữ nghĩa của phong kiến, thực dân, tay sai đế quốc.

 Nhưng lịch sử nước Việt là cuộc đấu tranh "đấu" lẫn nhau không kém phần ác liệt trong việc tranh giành ngôi báu. Người ta nói dân Việt hiền lành. Chưa chắc. Người Việt rất "ác", ác từ trong máu. Thái sư Trần Thủ Độ cỡ ngựa đi vãn cảnh chùa Chân Giáo gặp phế vương Lý Huệ Tông ngồi nhổ cỏ trước thiền môn, phán rằng: "Nhổ cỏ thì nhổ tận gốc!" Phế vương hiểu ý và nghĩa, bèn vào hậu đường thắt cổ. Trước khi chết Vua khấn: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế".

Thế cho nên, gần đây, nền giáo dục trong nước bùng lên việc học và dạy "Sử" nào"? Học lại sử Việt hàng ngàn năm trước và sau Tây lịch, học lại bài học của tổ tiên, học lại chữ nghĩa của triều đình quan Lang, dân Văn Lang thời Vua Hùng, học lại luân thường đạo lý của Vua Chúa Vương Quốc Việt Nam (Vua Bảo Đại là vị Vua đầu tiên và cuối cùng xóa sổ Triều đại Quân chủ Việt Nam).

Dạy Sử, học Sử, có dạy-học cái hay cái dở của cái thời mà phong kiến, thực dân, đế quốc, tư bản, vô sản, áp đặt luồng Văn minh Văn hóa trên đất nước ta. Học trò muốn học "Sử" thì phải có Ngự sử trung trinh. Ngự sử miền Bắc, Ngự sử miền Nam còn đối nhau chan chát. Sử gia phải viết sử lại cho đúng làn gió đáy của "Hồn Sử".

Đây lại nói về "Ngôn ngữ bất đồng". Khi chính quyền về tay "nhân dân", giai cấp vô sản cần phải "cách cái mạng  ngôn ngữ" của giai cấp tiểu tư sản, và thay vào đó ngôn ngữ của giới chuyên chính. Thế là từ tháng 8, 1945 ở miền Bắc và sau tháng  4, 1975 ở miền Nam, hàng chục triệu người dân nước Việt bắt đầu phải học, phải hiểu, phải nói bằng ngôn ngữ chuyên chính.

Sau khi Việt Nam quyết định mở cửa ra thế giới, trong đó có thế giới của người Việt di tản lưu vong, hàng trăm ngàn ngôn ngữ hải ngoại tràn về trong nước. Họ đi thăm nhà, thăm quê cha đất tổ, đi du lịch, đi về ăn Tết, ngôn ngữ trong ngoài tuy vẫn còn bất đồng, nhưng từ từ thông hiểu hòa hợp. Muốn đi đến "Hòa giải Hòa hợp Dân tộc" phải bắt đầu bằng ngôn ngữ dân tộc.

Cuộc chiến quốc cộng kéo dài mấy chục năm, hòa đàm Paris kéo dài mấy năm, Mỹ nói Mỹ hiểu, Bắc Việt nói Bắc Việt hiểu. Mặt trận nói Sàigon không hiểu. Đánh nhau mấy chục năm, "hệ quả tất yếu" là hàng triệu thanh niên ưu tú ba miền tử trận, lấy đâu ra bác học! "Giải phóng" 40 năm, đằng đằng sát khí, lấy đâu ra đoàn kết. Ngôn ngữ vẫn bất đồng.

Một biểu hiện mới về ngôn ngữ đã diễn ra tại đảo Lý Sơn. Sáng 17/1/2016, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ)  đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Những người nào?

Tại sao hàng chữ này không được viết: "Tưởng niệm những Chiến sĩ VNCH đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Ngôn ngữ bất đồng.

Nếu ở hải ngoại, đến một lúc nào đó, lập đài tưởng niệm Gạc Ma viết: ""Tưởng niệm những Liệt sĩ VNDCCH đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Trường Sa". Thì đã sao?

Các nhà báo trong nước loan tin hàng chữ "Nghĩa sĩ Hoàng Sa", bốn chữ này quá đúng, quá hay, quá hợp với người Việt Nam yêu nước "thơ ngây", vì nó đã vượt qua hàng rào lằn ranh quốc cộng, vượt qua ngưỡng Chiến sĩ, Liệt sĩ, song mới chỉ viết trên thông tin giấy má chứ chưa khắc trên bia đá ngàn năm!

Nếu ở hải ngoại, đến một lúc nào đó, lập đài tưởng niệm khắc hàng chữ "Nghĩa sĩ Gạc Ma". Thì sao?

5-

Bảo vệ cho 1510 ủy viên trung ương đảng ở Hà Nội là 5200 bộ đội và công an. "Họ" gọi là "Diễn tập giả định".

Diễn tập là cuộc "Hành quân giả định". Vì sao đã hành quân mà còn "giả với định". Giả có thể là Thật. Định thì phải chính xác tọa độ. Định là định vị tọa độ các vị trí tác chiến, các vị trí cần chiếm giữ.

"Họ" điều động công an mặc thường phục giả làm dân "phản kháng" tập diễn các bài tập có thể xẩy ra " bất thường" ở các địa điểm trọng yếu; chẳng hạn như sân bay, bộ Tư lệnh thủ đô, phủ Thủ tướng, phủ Chủ tịch nước, Quốc hội, Trụ sở Trung ương đảng, v,v .... Quãng trường Mỹ Đình là nơi diễn tập.

Thế nhưng "Họ" là ai làm tổng tư lệnh cuộc "Diễn tập" này?

Dư luận tán rằng, ông đương kim Tổng bí thư là tổng tư lệnh. Thế nhưng ông muốn thực hiện cuộc hành quân giả định này, ông phải cậy vào hai ông: Quân đội và Công an. Trùm hai ông này là ông Đại tướng Phùng Quang Thanh và ông Đại tướng Trần Đại Quang. Nếu quả thật hai ông quân đội và công an này tuân lệnh ông Tổng bí thư hay ông tư lệnh nào đó thì hai ông này phải là tay trái tay phải của ông Tổng  Tư Lệnh.

Dư luận lại còn tán rằng, ông đương kim Thủ tướng chính là ông Tổng Tư Lệnh. Ngoài công an, cảnh sát cơ động, quân đội, nghe nói cả một sư đoàn dã chiến đang ứng chiến bên kia sông Đuống.

Phải chăng đó là hồi chuông báo tử. "Dư luận viên" thả một câu: Cho nó chết luôn! Chết thì chết rồi đó, nhưng con cò Đại Hán đã béo đất vàng lại càng béo biển xanh thì mới là sự tàn hại cốt tủy.

Chỉ mong sao, sang năm con Khỉ, nếu ông Tổng Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm 2 năm nữa, ông được tiếng là "sạch", ông biết "Vì Dân, do Dân, bởi Dân" cho Dân đỡ nghèo, đỡ khổ, chứ  đừng làm "sạch" cửa nhà nước Việt cho bọn đại Hán./ (lkt-VH) .

 image009

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh.

Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ.

Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ.

image010

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng Thống Obama ở Tòa Bạch Ốc Hoa Thịnh Đốn.

TBT Nguyễn Phú Trọng có khả năng ở lại 2 năm nữa để chờ và làm việc với Mỹ khởi động về TPP, ngó tới biển Đông, ngó tới Việt Nam. (lkt-VH)

23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13592)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14249)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17028)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16701)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21529)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15766)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 15917)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13214)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13287)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 13880)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14454)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 15968)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13539)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 12858)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13357)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15445)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 13848)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".