Vũ khí VN và "Triệu triệu trái tim yêu nước thương dân"

01 Tháng Ba 20167:15 CH(Xem: 14474)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 02 MAR  2016

Việt Nam ‘tậu’ vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc?

01.03.2016

image005

Hệ thống tên lửa phòng không Pechora.

 

Đô đốc Harry Harris kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trước kế hoạch gầy dựng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi là những thiết bị quân sự Hà Nội mua của nhiều nước gần đây, đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia mua sắm vũ khí nhiều nhất trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2015.

Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, cho thấy, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao.

Trong các phi vụ mua bán vũ khí với Nga, cho tới nay, 65 trong số 80 quả ngư lôi Việt Nam đặt mua để trang bị cho các tàu ngầm đã được bàn giao. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.

Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc...đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.

Cựu chiến binh Trần Bang nói.

Năm 2009 là thời điểm Việt Nam đặt mua nhiều vũ khí của Nga nhất, trong đó đáng chú ý hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đôla mua 6 tàu ngầm lớp kilo, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, Hà Nội “tậu” nhiều vũ khí hơn cả các quốc gia giàu có hơn trong khu vực như Singapore và Hàn Quốc.

Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”. Ông nói thêm:

“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.”

image007

Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.

Trả lời VOA, ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho rằng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội “có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”. Tin cho hay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.

Một báo cáo của SIPRI công bố năm ngoái cho biết, mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương. Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%.

Không chỉ mua vũ khí của Nga, Việt Nam còn tiếp cận vũ khí của nhiều nước khác. Hà Nội đã đặt mua của Israel 20 rocket dẫn đường “nhằm mục đích phòng thủ duyên hải” và tất cả loại vũ khí này đã được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2014 tới 2015. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua 3 radar phòng không được sản xuất tại Canada với thiết bị từ Israel và được cải tiến tại Mỹ.

image009

Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.

Việt Nam cũng rút hầu bao, mua 2 khẩu súng hải quân “siêu nhanh” 76 li từ Italia để trang bị cho 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan. Việt Nam cũng mua của một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha 3 máy bay vận tải C-295 và đã được bàn giao hết trong khoảng thời gian từ 2014 tới 2015.

Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua từ Pháp 2 chiếc trực thăng vận tải Super Couger và đã được bàn giao năm 2011. Ngoài ra, Hà Nội còn “tậu” 40 quả tên lửa phòng không VL MICA, 25 quả tên lửa chống tàu Exocet và 2 hệ thống tên lửa MICA  để trang bị cho 2 các chiến hạm Sigma mua của Hà Lan.

Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng...Thứ nữa, chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.

Ông Trần Bang nói.

Đáng chú ý, trong phần dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế chưa có các thông tin về vũ khí Việt Nam mua của Mỹ. Hoa Kỳ năm ngoái đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam với mục đích tăng cường phòng thủ duyên hải và trên biển.

Việt Nam chưa thông báo sẽ mua vũ khí gì của Mỹ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Hà Nội có thể mua “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.

Ngoài ra, Việt Nam những năm qua còn mua một loạt các thiết bị quân sự của Ukraine như 8 máy bay chiến đấu SU-22 và 3 hệ thống radar tìm kiếm trên không.

Trong khi đó, cựu chiến binh Trần Bang cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng “phần lớn người dân trong nước không hay biết về kế hoạch chi tiêu quân sự của nhà nước”. Ông nói thêm:

“Cái chi tiêu quốc phòng này, nói đúng ra, người dân trong nước không biết. Dân thường hầu như không biết. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng bởi vì ở Việt Nam, bất kỳ việc mua sắm công nào cũng có vấn đề hoa hồng, phần trăm, hay nói thẳng ra là tham nhũng. Thứ nữa, cái chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.”

Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Nguyễn Quốc Chính viết: "Cộng Sản VN nên "Tậu" vũ khí thông thường TRÁI TIM YÊU TỔ QUỐC Việt Nam là vệ quốc đc ngay, ko mất thêm biển đảo nữa!"

Lần cuối cùng Việt Nam công bố “Sách trắng quốc phòng” là năm 2009. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước cho biết sẽ công bố cuốn sách về hoạt động quốc phòng của Việt Nam vào năm 2014, nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy nó xuất hiện.

Theo dữ liệu năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008./

VOA 01.03.2016

+++++++++++++++++++++++++++++++

Đô đốc Harry Harris kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với VN

image011

Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, đứng cạnh bản đồ cho thấy các hoạt động xây cất của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Trà Mi-VOA 24.02.2016

Tư lệnh hàng đầu phụ trách các hoạt động quân sự của Mỹ ở Châu Á kêu gọi Hoa Kỳ nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí cho Việt Nam để tăng cường phòng thủ trước kế hoạch gầy dựng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm qua, Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Harry Harris nhấn mạnh việc Bắc Kinh gần đây bố trí tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đưa hệ thống radar ra Đá Châu Viên thuộc Trường Sa, và xây các đường băng tại khu vực là  hành động thay đổi ‘môi trường vận hành’ ở Biển Đông trong nỗ lực chiếm lĩnh quân sự vùng Đông Á.

Đô đốc Harris khẳng định ‘Tôi tin là Trung Quốc đang mưu tìm bá quyền ở Đông Á’ và đề nghị hải quân Mỹ cung cấp thêm các tàu ngầm tấn công tới Châu Á, tăng cường hiện đại hóa thiết bị, đầu tư vào các phi đạn thế hệ mới để đối phó với các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Đô đốc Harry Harris nói:
 
"Còn nhiều việc cần phải làm và chúng ta cần phải giữ xung lượng. Tôi yêu cầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện ủng hộ việc tiếp tục đầu tư cho các khả năng trong tương lai. Tôi cần các võ khí tăng cường sát thương, có khả năng tấn công nhanh hơn và sâu hơn."

Tôi tin là Trung Quốc đang mưu tìm bá quyền ở Đông Á và đề nghị hải quân Mỹ cung cấp thêm các tàu ngầm tấn công tới Châu Á, tăng cường hiện đại hóa thiết bị, đầu tư vào các phi đạn thế hệ mới để đối phó với các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc, nước đang ráo riết gầy dựng sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Đô đốc Harry Harris nói.

Thượng nghị sĩ Jack Reed, một thành viên cao cấp trong Ủy ban, nhấn mạnh tại buổi điều trần:

"Một trong những trụ cột trong chiến lược của Mỹ là bảo đảm an ninh ổn định khu vực thông qua việc duy trì quan hệ chặt chẽ với các đối tác và đồng minh, từ hợp tác quốc phòng mới với Philippines, sự hiện diện hàng hải luân phiên tại Australia, cho tới mối quan hệ quốc phòng đang phát tiển với Việt Nam. Đang có những tiến bộ đáng kể trong chính sách tái cân bằng của Mỹ về Châu Á. Chúng ta phải tiếp tục thăng tiến các mối quan hệ đối tác này và chứng tỏ cam kết với khu vực bằng việc đầu tư hữu hiệu cho các chương trình tăng cường hiện diện và khả năng của Mỹ tại đây."

Đáp câu hỏi của thượng nghị sĩ John McCain, người lâu nay thúc đẩy tích cực cho hàn gắn quan hệ Việt-Mỹ, rằng có nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí cho Việt Nam hay không, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương tuyên bố: ‘Tôi nghĩ đây là cơ hội chiến lược quan trọng cho Hoa Kỳ và tôi cho rằng người dân Việt Nam sẽ hoan nghênh cơ hội làm việc gần gũi hơn với Mỹ như là một đối tác an ninh mà họ chọn lựa’. ‘Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cải thiện quan hệ với Việt Nam,’ Đô đốc Harris nói.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong thời gian gần đây đang tăng cường thúc đẩy bang giao với Hà Nội. Năm 2014, Washington tuyên bố dỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận võ khí cho Việt Nam, một hành động mang tính lịch sử sau khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam.   

Cả Washington và Hà Nội xem quyết định này là minh chứng cho mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa hai nước cựu thù trước sự ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc trong khu vực.

Các giới chức Hoa Kỳ cho biết chỉ bật đèn xanh cho Hà Nội đối với các loại võ khí sát thương trên biển bao gồm những thiết bị về an ninh và giám sát hàng hải, một phần trong nỗ lực của Mỹ tăng cường hỗ trợ các đồng minh và đối tác giúp đáp ứng với đe dọa từ Trung Quốc, đảm bảo an ninh hàng hải trên toàn khu vực.

Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Bằng cách bảo vệ Việt Nam, giúp Việt Nam, Mỹ đang khẳng định với Trung Quốc rằng hãy chấm dứt ngay các hành động phiêu lưu quân sự. Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Thế nhưng, phải có điều kiện: phải cải thiện nhân quyền...

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nói.

Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có báo cáo về việc Mỹ bán võ khí cho Việt Nam và rào cản khiến lệnh cấm chưa được hủy bỏ hoàn toàn chính là quan ngại về thành tích nhân quyền của Hà Nội, một điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ gần gũi Việt-Mỹ.

Điều kiện này giúp tô đậm chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á trong sự cân nhắc, tôn trọng dân chủ-nhân quyền, các giá trị cốt lõi mà Hoa Kỳ lâu nay ra sức cổ súy trên toàn cầu, theo nhận định của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ.

Tiến sĩ Vũ, nghiên cứu viên của chương trình Dân chủ Reagan-Fascell tại Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Hoa Kỳ và cũng là một nhà phân tích và hoạt động chính trị được nhiều người biết tiếng, cho rằng:

"Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Bằng cách bảo vệ Việt Nam, giúp Việt Nam, Mỹ đang khẳng định với Trung Quốc rằng hãy chấm dứt ngay các hành động phiêu lưu quân sự. Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Thế nhưng, phải có điều kiện: phải cải thiện nhân quyền. Việt Nam cũng đã có những cam kết cải thiện theo yêu cầu của Mỹ. Đây không phải là nhân nhượng, mà là cái thế Việt Nam bắt buộc phải làm, bởi vì nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền thì mọi cái khác đều ách tắc."

Mỹ cần làm gì trước việc Trung Quốc gia tăng quân sự ở Biển Đông?

image013

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, trong cuộc điều trần Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, ngày 23/2/2016.

29.02.2016

Tuần trước, các chỉ huy của các quân chủng khác nhau trong quân đội Mỹ nói Mỹ có thể phải tái cơ cấu lại các tàu chiến và lực lượng được triển khai ở Thái Bình Dương trước việc Trung Quốc nhanh chóng tăng cường quân sự ở Biển Đông.

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, trong tuần trước nói các hoạt động ở Thái Bình Dương đang thay đổi vì Trung Quốc đang quân sự hóa một loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Đô đốc John Richardson, Trưởng phòng Tác chiến Hải quân, và Tướng Robert Neller, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, hôm 26/2 nói họ muốn rằng đến năm 2020 họ có trong tay 154 chiến hạm được triển khai ở Thái Bình Dương trong hạm đội gồm tổng số 308 chiến hạm đã được hoạch định.

Trung Quốc đang ráo riết củng cố cho yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số nước khác, cho dù Mỹ đã kêu gọi các bên theo đuổi biện pháp ngoại giao. Gần đây, có tin Trung Quốc đã đưa chiến đấu cơ, oanh tạc, radar và hỏa tiễn địa đối không ra các đảo ở Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên tờ Huffington Post ngày 28/2, Giáo sư sử học Tom Mockaitis  thuộc trường ĐH DePaul, cho rằng Mỹ có ít lựa chọn để chống lại các động thái của Trung Quốc trong khu vực. Chuyên gia phân tích an ninh quốc tế kiêm sử gia quân sự này nhận định nếu Mỹ tăng cường phát triển quân sự sẽ chỉ “khuyến khích” Trung Quốc thực hiện các biện pháp đối trọng và “có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và vô ích”.

Giáo sư Mockaitis nói chiến lược “tái cân bằng”của Mỹ sang châu Á đã bị hạn chế bởi cuộc xung đột ở Trung Đông và sự trỗi dậy trở lại của Nga. Triển khai thêm vũ khí, khí tài của hải quân và không quân tới khu vực sẽ có tác dụng hạn chế. “Mỹ sẽ không tiến hành chiến tranh vì Biển Đông, và Trung Quốc biết điều đó. Nhận thức đó làm giảm mức độ đáng tin cậy của bất cứ động thái quân sự nào của Mỹ”, Giáo sư Mockaitis nhận định.

Ông nói thêm việc Mỹ cố gắng vượt trội Trung Quốc ngay trong “sân sau” của nước này sẽ không có hiệu quả. Cố gắng làm như vậy chỉ làm gia tăng ngân sách quốc phòng.

Ông cho rằng tuy Mỹ cần trấn an các đồng minh rằng Mỹ sẽ bảo vệ họ trước các hành động xâm lăng trực tiếp, và điều đó cần Mỹ phần nào củng cố quân sự ở khu vực, song Mỹ cần có bước đi thận trọng. Ông Mockaitis đưa ra quan điểm “Xuống thang cùng với các nỗ lực ngoại giao của các nước ven Biển Đông với sự hậu thuẫn của Mỹ có thể là cách hành động khôn ngoan nhất”.

VOA Theo Huffingtonpost, Ibtimes.

02 Tháng Mười 2022(Xem: 3611)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3623)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2