Nhìn không xa, trông không rộng: Đập thượng nguồn "triệt" vựa lúa miền Nam

17 Tháng Ba 20169:00 CH(Xem: 16714)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 18  MAR  2016

Vấn đề sông Mê Kông – cần đưa vào chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc

Xuân Dương

17/03/16

 (GDVN) - Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế.

Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cơ quan chức năng yêu cầu Trung Quốc xả nước các đập thủy điện phía thượng nguồn (Vân Nam) để giải quyết tình trạng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long.

Xả nước không cứu vãn được vựa lúa Nam Bộ

Việc Trung Quốc đồng ý xả nước không cứu vãn được thiệt hại năng nề mà người nông dân Việt Nam phải gánh chịu. 

Tại Nam Bộ, vụ Đông Xuân này trong số 139.000 ha lúa có 86.000 ha thiệt hại trên 70%, 43.000 ha thiệt hại từ 30% - 70%. Ngoài lúa còn 24.000 ha nuôi trồng thủy sản cũng bị thiệt hại nặng do độ mặn trong nước tăng cao. [1]

Các nhà khoa học, ngoại giao, nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo việc Trung Quốc và một số quốc gia khác xây đập thủy điện trên sông Mê Kông, bơm nước “nắn” dòng khiến nguồn nước ngọt xuống hạ lưu bị cạn kiệt.
 
Cùng với hiện tượng nước biển dâng cao do băng tan vùng cực, việc thiếu nước ngọt bổ sung chính là nguyên nhân khiến nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền năm nay. 

image011

Lúa bị chết khô vì không có nước tưới. (Ảnh: laodong.com.vn)

Đồng bằng sông Cửu Long chắc chắn sẽ không thể mất vào tay quân xâm lược nhưng chuyện vựa lúa ở đây bị mất không còn là nguy cơ mà đã hiển hiện từng ngày. 

Mất vựa lúa lớn nhất cả nước sẽ đe dọa an ninh lương thực quốc gia, đe dọa trực tiếp đời sống hàng triệu con người. Viễn cảnh thảm họa ấy có thể còn lớn hơn so với thảm họa hạt nhân Fukushima mà nước Nhật gánh chịu.

Trên thế giới “chiến tranh nước ngọt” không phải là chưa từng xuất hiện. Năm 1999 Israel và Jordan xảy ra tranh chấp lượng nước sông Yarmouk, năm 2002 Israel và Lebanon cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước sông Litani. 

Cuộc chiến giữa các quốc gia thế kỷ 21 không chỉ là về dầu mỏ, các nguồn tài nguyên khoáng sản khác mà còn vì nguồn nước ngọt, điều này đã từng được cố Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros Ghali cảnh báo.

Một số nước có chung các dòng sông đã ngồi với nhau, đã đưa ra quy tắc sử dụng nguồn nước hết sức cụ thể chẳng hạn mỗi năm mỗi quốc gia được bơm bao nhiêu mét khối nước vào hồ chứa của mình.

"Nắn" dòng sông và xây hồ chứa nước ở thượng nguồn

Bất chấp cảnh báo của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc không chỉ ngăn sông Mê Kông làm thủy điện mà còn có kế hoạch “nắn” dòng đưa nước vào nội địa. 

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan đầu tư 1,8 tỉ USD cho việc xây hồ chứa và bơm nước sông Mê Kông vào dự trữ trong các hồ này.

Ba trạm bơm lớn mỗi giờ hút 129.600 mét khối nước chuyển vào vùng Đông Bắc Thái cũng góp phần làm cạn kiệt nguồn nước Mê Kông.

Nhắm vào việc xuất khẩu gạo của Việt Nam

Ai cũng biết những năm gần đây, Việt Nam nổi lên là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam cạnh tranh gay gắt với gạo Thái trên thị trường quốc tế không phải là điều bí mật gì. 

Là quốc gia từng cho Mỹ đặt sân bay quân sự chứa máy bay B52 đánh phá Việt Nam, từng ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979, ngày nay Thái Lan đang từng bước trở thành đồng minh thân cận của Trung Quốc, sẽ không có gì khó hiểu nếu hai quốc gia này liên kết bức tử sông Mê Kông. 

Nếu điều đó trở thành hiện thực, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đồng bằng Nam Bộ, một vùng rộng lớn sẽ không thể cấy lúa, gạo Thái sẽ bớt đối thủ trên thương trường.

Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. 

Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông. 

Trong khi kêu gọi Trung Quốc xả nước, liệu chúng ta có dự phòng trường hợp, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, khi chúng ta hoàn thành chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng thích nghi với hiện tượng ngập mặn ở đồng bằng công Cửu Long, tất cả các đập thủy điện của họ sẽ đồng loạt xả nước? 

Nhất thủy nhì hỏa, sự tàn phá của nước lũ liệu có bị ai đó biến thành thứ vũ khí mà sức mạnh của nó không kém gì vũ khi hạt nhân. Sẽ là thế nào nếu dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về cuốn trôi những công trình thủy lợi sẽ xây dựng, làm ngập các khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn hoặc nước lợ?

Đưa Mekong vào nghị sự Liên Hiệp Quốc

Phá hoại nền kinh tế đối phương nhằm làm suy yếu tiềm lực quốc phòng, gây hoang mang trong dân chúng không phải là âm mưu khó nhận diện. 

Người viết cho rằng, không còn sớm để xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử trên sông Mê Kông giống như quy tắc ứng xử trên Biển Đông mà các quốc gia Đông Nam Á đang theo đuổi. 

Cần có những nỗ lực để đưa vấn đề vào chương trình nghị sự của ASEAN và Liên Hợp Quốc. Cần có quy định bắt buộc các nước thượng nguồn phải bảo đảm lưu lượng dòng chảy trên sông, không được phép tùy tiện tích nước hay xả lũ. 

Người viết kiến nghị Nhà nước cần phải đưa vấn đề quản lý sông Mê Kông vào chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc chứ không phải chỉ trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Kông. 

An ninh lương thực của Việt Nam cũng là anh ninh lương thực toàn cầu, phải bằng mọi nguồn lực trong nước và quốc tế bắt buộc các quốc gia có lợi ích liên quan đến sông Mê Kông phải tuân thủ quy ước quốc tế.
 
Chậm trễ đưa vấn đề lên bàn nghị sự Liên Hợp Quốc sẽ chỉ tạo cơ hội cho những quốc gia thượng nguồn lợi dụng, sẽ là thảm họa với hàng triệu nông dân mà cuộc sống gắn liền với ruộng đồng. 

Theo chiều ngược lại, chúng ta có nên quá lo lắng khi đồng bằng sông Cửu Long không còn là vựa lúa? Liệu điều đó chỉ gây thiệt hại cho nông dân Việt Nam?

Năm 2015 Việt Nam xuất khẩu gần 7 triệu tấn gạo, riêng Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn (chưa kể một lượng lớn nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới). 

Thống kê cho thấy Trung Quốc nhập từ 30% đến 50% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo Việt Nam nhập khẩu được các nhà buôn Trung Quốc đánh bóng lại, đóng bao bì ghi xuất xứ từ Trung Quốc bán ra thị trường. 

Họ kiếm lãi bao nhiêu từ hạt gạo Việt Nam? Khi Trung Quốc mất mùa gạo Việt Nam cũng góp phần nhất định vào việc giảm khó khăn cho đất nước đông dân nhất thế giới này.   

Với 3 tỷ đô la thu được từ xuất khẩu gạo, chúng ta phải mất hàng tỷ đô la để nhập giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu và các vật tư nông nghiệp khác, vậy có cần thiết sản xuất quá nhiều lúa gạo cho mục đích xuất khẩu? Trả lời câu hỏi này không phải quá khó. 

Các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Bình, Quảng Nam,… người dân đã lấy nước mặn, nước lợ từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển vào ao nuôi trên cát để nuôi tôm thẻ chân trắng.

image012

Ao nuôi tôm trên cát tại xã Trung Trạch - Bố Trạch – Quảng Bình. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Giá thủy sản tại Khánh Hòa từ 15/1 – 21/1/2016 (Thông tin từ Vasep), tôm thẻ chân trắng khoảng 175.000-195.000 đ/kg. Chỉ sau 2,5-3 tháng nuôi, lợi nhuân thu được trên 1 ha nuôi tôm thẻ chân trắng vào khoảng từ 200-400 triệu đồng, lợi nhuận ấy, người trồng lúa không bao giờ có được. 

Theo GS Võ Tòng Xuân, ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng đã hình thành vùng nuôi tép rộng 11.000 ha, hiệu quả nuôi tép gấp 4–5 lần so với trồng lúa. [2]

Mất vựa lúa chưa hẳn là thảm họa, vấn đề là ngay hôm nay, Nhà nước cần quy hoạch lại đồng bằng sông Cửu Long dựa trên bản đồ ngập mặn, có tính đến hiện tượng băng tan, nước biển dâng cao trong nhiều thập kỷ tới. 

Cũng cần phải tính tới cả khả năng nước sông Mê Kông trở thành vũ khí mà ai đó muốn sử dụng để đe dọa an ninh quốc gia chúng ta. 

Các vùng ngập mặn thường xuyên sẽ trồng rừng, vừa để phòng hộ, vừa tạo môi sinh cho hải sản như tôm, cá, cua, ốc… Vùng nhiễm mặn cải tạo để nuôi trồng thủy sản nước lợ, giữ lại những vùng có điều kiện ngọt hóa cho trồng cây lương thực, hoa quả…

Cần tiến hành ngay việc đào hồ trữ nước ngọt, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, vừa để sản xuất nông nghiệp. 

Không nên nghĩ đến chuyện đắp đê biển ngăn mặn hay xây kè trên sông để điều tiết lượng nước ngọt chảy ra biển. Sự đề phòng này là không thừa khi mưa lớn và các quốc gia thượng nguồn - với các ý đồ khác nhau – tiến hành xả lũ, lúc đó hệ thống đê kè sẽ ngăn cản việc thoát lũ, thiệt hại là điều không thể tránh khỏi. 

Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hạn chế việc chuyển đổi, thu hồi đất lúa, thực tế dường như chủ trương này không được các địa phương xem trọng. 

Năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cảnh báo mỗi năm bình quân khoảng 73.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf... !!!

image013

Cánh đồng có thể cấy hai vụ lúa giờ bỏ hoang ở Gia Lâm – Hà Nội (Ảnh: Xuân Dương)

Ngay đầu năm 2016 này từng đoàn xe “hổ vồ” vẫn ùn ùn chở cát phục vụ san lấp mặt bằng tại các tỉnh vựa lúa miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… 

Đồng bằng Sông Hồng thu hẹp từng ngày là điều ai cũng nhìn thấy, nông dân bỏ ruộng, những cánh đồng hai vụ lúa với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh giờ là nơi cỏ mọc không khó tìm ở bất kỳ địa phương nào.

Bảo vệ vựa lúa còn lại của đồng bằng Sông Hồng cần xem là nhiệm vụ khẩn cấp liên quan đến an ninh lương thực quốc gia vì dù không muốn chúng ta cũng phải chấp nhận tình trạng xâm nhập mặn ngày càng lan rộng trên đồng bằng sông Cửu Long.

Cần phải xem tình trạng nhiễm mặn tại Nam Bộ chỉ là dịp để cơ cấu lại nông nghiệp chứ không phải là thảm họa. 

Nông nghiệp Việt Nam chỉ cần sản xuất đủ gạo nuôi sống 90 triệu người Việt, chúng ta không nhất thiết phải sản xuất gạo bán rẻ cho các nước để người ta lại bán đi kiếm lời [3] còn nông dân Việt mãi vẫn chỉ là người làm thuê trên đồng ruộng của chính mình.

Chúng ta từng đề ra khẩu hiệu “sống chung với lũ”, cần thiết phải có khẩu hiệu “sống chung với mặn” chứ không phải là “chống mặn”. 

Khả năng của con người là vô hạn nhưng chống lại thiên nhiên không phải lúc nào cũng thành công nếu không nói là không thể.

Sinh ra từ thiên nhiên, sống chung với thiên nhiên, đó chính là văn hóa sống mà con người văn minh cần phải hướng tới.

Tài liệu tham khảo:

[1] http://laodong.com.vn/phong-su/bao-kho-can-quet-dong-bang-528603.bld

[2] http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/293973/da-co-cach-lam-giau-tren-canh-dong-ngap-man.html

[3]http://nld.com.vn/kinh-te/gao-viet-nam-mang-thuong-hieu-trung-quoc-2016022909352038.htm


Xuân Dương

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

image015

Biển hồ Tonle Sap và vấn đề sống còn

Angela Altus BBC

 

image017

Image copyright Other

Ở làng hẻo lánh Kompong Khleang ở Campuchia, người dân từ lâu đã biết thích nghi với cuộc sống ở các cánh đồng ngập lụt ở hồ lớn nhất Đông Nam Á.

Một biển nhà

image019

Image copyright Other

Kompong Khleang, một biển nhà sàn nhỏ trên cọc bằng tre 55km về phía Đông của Xiêm Riệp, là làng lớn nhất và xa nhất ở đồng bằng ngập lụt của hồ Tonle Sap, một khu bảo tồn sinh quyển của Unesco cung cấp hơn nửa số cá được tiêu thụ ở Campuchia. Qua nhiều thế kỷ hồ này là một phần cộng sinh của sự tồn tại, văn hoá và bản sắc của đất nước. (Ảnh: Angela Altus)

Một thế giới bất ổn

image021

Image copyright Other

Nhưng cuộc sống ở khu bảo tồn lớn lao này không dễ dàng chút nào. Những thay đổi mức nước một cách khủng khiếp của hồ cho nó cái tên “trái tim Campuchia”. Vào mùa khô, sông Tonle Sap đổ vào sông Mekong. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) nước hồ dâng lên 12m và mở rộng tới khoảng 20.000km2, gấp 5 lần diện tích hồ vào mùa khô. Cuộc sống ở đây khó khăn về mọi mặt kể cả tài chính, thuyền và nhà luôn phải với chống trả thiên nhiên. (Ảnh: Angela Altus)

Sống trên nhà sàn

image023

Image copyright Other

Phần lớn các nhà trong cộng đồng đánh cá là các lều bằng tre một gian được dựng trên những cọc rất lớn. Trong mùa khô những nhà trên cọc cao chót vót trên mặt nước và người dân leo lên nhà nhờ các thang dài. (Ảnh: Angela Altus)

Đi lại xung quanh

image025

Image copyright Other

Khi làng bị ngập lụt, việc đi lại quanh Kompong Khleang là bằng thuyền gỗ, người dân đỗ thuyền trước các quán, trường học, phòng khám bệnh, kể cả chùa, tất cả đều dựng trên cọc. (Ảnh: Angela Altus)

Trò chơi của trẻ em

image027

Image copyright Other

Kể từ lúc đứa trẻ có thể đủ khỏe để nâng mái chèo là nó phải chèo thuyền đi học. Sông Tonle Sap là sân chơi của chúng, chúng nhảy từ thuyền này sang thuyền khác và chơi trốn sau các ghế của thuyền dài của gia đình chúng. (Ảnh: Angela Altus)

Sống chung với mực nước

image029

Image copyright Other

Những nhà không được làm trên cọc thì được làm để nổi, nên khi nước lên thì nhà lên theo. Nhà nổi,thường được làm bằng gỗ và tre, thường nhỏ hơn nhà sàn trên cọc và chiếm nhiều diện tích nước hơn. Nhà này an toàn trong mùa khô khi mực nước thấp, nhưng nước lên xuống mạnh trong mùa mưa khiến nhà không ổn định. Một số nhà có gắn mô tơ nhỏ, nhưng phần lớn là trôi tự do theo hồ và di chuyển ra nơi khác khi hồ mở rộng hoặc thu hẹp. (Ảnh: Angela Altus)

Tầm quan trọng của hồ

image031

Image copyright Other

Tổng số có hơn 3 triệu dân sống ở ven hồ, 90% trong số họ kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc làm nông. Cá của hồ Tonle Sap cung cấp 3/4 chất đạm động vật cho người dân ở một đất nước mà gần 40% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng trường diễn.

Mối đe dọa đối với sông Tonle Sap

image033

Image copyright Other

Nhưng hồ này đang phải đối mặt với nhu cầu lớn của một đất nước đang phát triển nhanh. Với nhân khẩu tăng mạnh thì việc đánh cá quá mức đang trở thành một vấn đề, và các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mekong có thể ảnh hưởng đến số lượng cá và các loài khác. Điểm quan trọng nhất là biến đổi khí hậu gây ra thời tiết nóng hơn và khô hơn, kéo theo nhiều lũ lớn hơn, đe dọa việc sinh sản và di chuyển của cá trên hồ Tonle Sap. (Ảnh: Angela Altus)

Nhìn về tương lai

image035

Image copyright Other

Để góp phần cứu giúp sông Tonle Sap và những người sống dựa vào sông này, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã hợp tác cùng với Campuchia năm 2012. Nhà sinh thái học Roel Booumans cùng các nhà khoa học khác thiết lập một mô hình máy tính phức tạp của hệ thống sinh thái Tonle Sap, theo dõi mối liên kết và tác động tương hỗ giữa hoạt động của con người (như đánh cá) với các hệ tự nhiên (nghĩa là các chu kỳ dinh dưỡng) trong khi diễn ra những thay đổi. Tất cả các nhà nghiên cứu cùng đối tác địa phương hy vọng sẽ tìm ra được mô hình giúp dự đoán được tương lai của hồ. Tìm được giải pháp có tình có lý (giữa duy trì nguồn sống và cung cấp đủ thức ăn cho người dân) là vấn đề sống còn để đảm bảo tương lai của trái tim đang còn đập tại Campuchia. (Ảnh: Angela Altus)

BBC 09/3/16 3 giờ trước Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Hồ Dầu Tiếng - một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam

06/10/2010

Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông. Hồ là một biển nước mênh mông do con người tạo ra.

Được khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành năm 1985, hồ Dầu Tiếng ghi dấu sự đóng góp sức lực của nhiều người dân trong tỉnh Tây Ninh. Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước, là nơi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng của Tây Ninh và các tỉnh lân cận.

 

image037

Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Đến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản của địa phương./

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

image039

DẤU ẤN VÕ VĂN KIỆT: Từ những đóng góp cả tư duy và hành động cho việc xóa bỏ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp, hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước, đến các công trình quan trọng như thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 ki lô vôn Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long, Nội Bài, đường Hồ Chí Minh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và phát triển ngành dầu khí, viễn thông, hàng không, các tổng công ty lớn của Nhà nước, các đại học quốc gia, các khu công nghệ cao, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam…; tất cả nói lên tâm huyết và những nỗ lực phi thường của "TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG" của "dấu ấn Võ Văn Kiệt".

Thủy điện Trị An

Thủy điện Trị An. [01/8/07] Hồ chứa được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách TP. Hồ Chí Minh 65km về phía Đông bắc. Khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987...

Hồ chứa được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách TP. Hồ Chí Minh 65km về phía Đông bắc.

Khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987.

image041image042
  Lòng Hồ Trị An.

  Là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước chống lũ (HL) 63, 9 m.

Lưu lượng nước xả qua tràn xả lũ theo thiết kế là 18.450 m3/s.
image044

Đập chính là loại đất đá hỗn hợp. Chiều cao đập 40m, chiều dài 420m, chiều rộng đỉnh đập 10m.

Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,765.109 m3, dung tích hữu ích là 2,547.109 m3, dung tích chết 0,218.109 m3.

image045
  Kênh dẫn nước sau thủy điện.


Lưu lượng xả lớn nhất qua tuabin nhà máy thủy điện (Qmax) 900 m3/s,  lưu lượng xả đảm bảo (Qmin) 220m3/s, chênh cao cột nước thủy điện là 52m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ x 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1, 76 MW.h. Lượng nước được lấy từ hồ chứa cung cấp cho sinh hoạt và tưới 17 m3/s.

image046
Mưu sinh trong lòng hồ Trị An.

(Ths. Nguyễn Hoài Nam)

26 Tháng Ba 2017(Xem: 14095)
Trump đổ lỗi thất bại dự luật cho phe Dân chủ
21 Tháng Ba 2017(Xem: 13050)
"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13307)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12262)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12440)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11625)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13083)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13137)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12160)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13020)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.