Chính quyền và nông dân cùng nhau "đỡ đẻ" cho hạn hán?

29 Tháng Ba 201611:21 CH(Xem: 14366)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30  MAR  2016


image007image009image011image013image014

Vì sao đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chính quyền và nông dân cùng nhau "đỡ đẻ" cho hạn hán?

Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, theo Sài GònTimes Online Hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trở thành đề tài quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội sáng 24/3.

Tờ báo mạng trích lời đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu vấn đề, báo cáo của Chính phủ gởi Quốc hội không thể hiện tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thực sự rất nguy cấp.

Bà Tâm nhấn mạnh, Quốc hội cần nghe Chính phủ báo cáo để biết được tình hình ảnh hưởng thiên tai hiện nay. Từ đó, sẽ xem xét đưa ra quyết sách và Quốc hội không thể không nói về vấn đề này.

Trong buổi thảo luận, vẫn theo Sài GònTimes Online, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, cần khôi phục độ che phủ rừng như cách đây 20 năm và xây một số đập nước lớn để tích trữ nước cho mùa hạn. LS Trương Trọng Nghĩa khẳng định, Việt Nam sẽ độc lập về nguồn nước, và việc này hoàn toàn khả thi.

Người đọc báo thực sự ngạc nhiên, khi các đại biểu quan tâm tới hạn mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không đề cập gì tới vấn đề được giới khoa học báo động.

Theo đó chính sách phát triển trồng lúa bằng mọi giá của Đảng và Nhà nước trong hơn 3 thập niên qua là một trong những nguyên nhân chủ chốt của tình trạng xâm nhập mặn gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Giới khoa học cho rằng, Chính quyền và nông dân cùng nhau phá vỡ môi trường thiên nhiên, xây dựng hàng trăm ngàn km đê bao khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để có đất canh tác vụ ba trong mùa lũ.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, TS Dương Văn Ni giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ cho rằng, chính người Việt Nam đã làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nước ngọt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thủy điện bậc thang ở nhiều quốc gia thượng nguồn làm giảm lưu lượng nước sông Mekong. TS Dương Văn Ni trình bày quan điểm khoa học của mình:

“Nguy cơ thiếu nước cho đồng bằng sông Cửu Long đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Ngay nội bộ đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa, chúng ta đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho lượng nước ngọt vào đồng bằng sông Cửu Long không giữ lại, do đó khi mùa hạn đến thì lượng nước tại chỗ của đồng bằng sông Cửu Long không còn để có thể đẩy bớt cái mặn ra. Một mặt khác thì các công trình thủy nông của đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây lại thiên về xu thế là làm sao đưa nước ra thật nhanh vào mùa mưa và ngăn chặn nước vào mùa lũ để tăng diện tích canh tác lên. Hệ thống đó góp phần tăng sản lượng lúa, nhưng mặt khác làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng…Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn, đồng bằng sông Cửu Long rớt vào tình trạng hạn nặng rất nghiêm trọng…”

Ước mơ độc lập nguồn nước ngọt mà đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu ở Quốc hội sáng 24/3, theo giới khoa học chỉ có thể khởi đầu bằng chuyện từ bỏ vụ lúa thứ ba trong năm, cùng việc phá bỏ hàng trăm ngàn km đê bao ở đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện các dự án tái tạo rừng ngập mặn, khôi phục độ che phủ rừng…/

(theo Nam Nguyên, RFA 2016-03-25)

06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13572)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 20910)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15409)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13231)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19197)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30001)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13167)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 13360)
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, một khuôn mặt lớn trong nền văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ trước năm 1975 đến nay, là người thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vừa qua đời tại Quận Cam, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017, hưởng thọ 87 tuổi. (Tin Việt Báo - Xem thêm: E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian - Lê Diễm Chi Huệ: Minh Đức Hoài Trinh - Cánh Hoa Rụng Giữa Trời Man Man)
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 10992)
Việt Nam - Indonesia làm hòa