Chính quyền và nông dân cùng nhau "đỡ đẻ" cho hạn hán?

29 Tháng Ba 201611:21 CH(Xem: 14102)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30  MAR  2016


image007image009image011image013image014

Vì sao đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chính quyền và nông dân cùng nhau "đỡ đẻ" cho hạn hán?

Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, theo Sài GònTimes Online Hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trở thành đề tài quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội sáng 24/3.

Tờ báo mạng trích lời đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu vấn đề, báo cáo của Chính phủ gởi Quốc hội không thể hiện tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thực sự rất nguy cấp.

Bà Tâm nhấn mạnh, Quốc hội cần nghe Chính phủ báo cáo để biết được tình hình ảnh hưởng thiên tai hiện nay. Từ đó, sẽ xem xét đưa ra quyết sách và Quốc hội không thể không nói về vấn đề này.

Trong buổi thảo luận, vẫn theo Sài GònTimes Online, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, cần khôi phục độ che phủ rừng như cách đây 20 năm và xây một số đập nước lớn để tích trữ nước cho mùa hạn. LS Trương Trọng Nghĩa khẳng định, Việt Nam sẽ độc lập về nguồn nước, và việc này hoàn toàn khả thi.

Người đọc báo thực sự ngạc nhiên, khi các đại biểu quan tâm tới hạn mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không đề cập gì tới vấn đề được giới khoa học báo động.

Theo đó chính sách phát triển trồng lúa bằng mọi giá của Đảng và Nhà nước trong hơn 3 thập niên qua là một trong những nguyên nhân chủ chốt của tình trạng xâm nhập mặn gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Giới khoa học cho rằng, Chính quyền và nông dân cùng nhau phá vỡ môi trường thiên nhiên, xây dựng hàng trăm ngàn km đê bao khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để có đất canh tác vụ ba trong mùa lũ.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, TS Dương Văn Ni giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ cho rằng, chính người Việt Nam đã làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nước ngọt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thủy điện bậc thang ở nhiều quốc gia thượng nguồn làm giảm lưu lượng nước sông Mekong. TS Dương Văn Ni trình bày quan điểm khoa học của mình:

“Nguy cơ thiếu nước cho đồng bằng sông Cửu Long đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Ngay nội bộ đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa, chúng ta đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho lượng nước ngọt vào đồng bằng sông Cửu Long không giữ lại, do đó khi mùa hạn đến thì lượng nước tại chỗ của đồng bằng sông Cửu Long không còn để có thể đẩy bớt cái mặn ra. Một mặt khác thì các công trình thủy nông của đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây lại thiên về xu thế là làm sao đưa nước ra thật nhanh vào mùa mưa và ngăn chặn nước vào mùa lũ để tăng diện tích canh tác lên. Hệ thống đó góp phần tăng sản lượng lúa, nhưng mặt khác làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng…Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn, đồng bằng sông Cửu Long rớt vào tình trạng hạn nặng rất nghiêm trọng…”

Ước mơ độc lập nguồn nước ngọt mà đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu ở Quốc hội sáng 24/3, theo giới khoa học chỉ có thể khởi đầu bằng chuyện từ bỏ vụ lúa thứ ba trong năm, cùng việc phá bỏ hàng trăm ngàn km đê bao ở đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện các dự án tái tạo rừng ngập mặn, khôi phục độ che phủ rừng…/

(theo Nam Nguyên, RFA 2016-03-25)

03 Tháng Sáu 2022(Xem: 4431)
GIẤC MỘNG MỞ MANG BỜ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM CỦA BẮC KINH
18 Tháng Năm 2022(Xem: 4700)
BÊN LỀ THƯỢNG ĐỈNH W, D.C. 2022
01 Tháng Năm 2022(Xem: 4709)
06 Tháng Tư 2022(Xem: 4517)
31 Tháng Ba 2022(Xem: 4734)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
27 Tháng Ba 2022(Xem: 4764)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
14 Tháng Ba 2022(Xem: 5218)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ-NATO (Kỳ 3)
08 Tháng Ba 2022(Xem: 5270)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ & NATO (Kỳ 2)