Cá chết "bí mật" hàng loạt trôi vào bờ biển miền Trung VN

22 Tháng Tư 201612:33 SA(Xem: 16032)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 22  APRIL 2016

"Sống nhờ nghề biển mấy chục năm nay chưa bao giờ tôi thấy chuyện lạ thế này"

(GDVN) - Ngư dân đánh bắt gần bờ các tỉnh miền Trung những ngày này đều than thở: "Sống nhờ nghề biển mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ tôi thấy chuyện lạ thế này".

Thông tin về việc cá biển chết trôi dạt vào bờ dọc các tỉnh miền Trung từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên – Huế liên tục được truyền thông đưa tin những ngày qua đang nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là những người dân sinh sống gắn liền cuộc sống với biển.

Không còn cá để đánh bắt

Việc cá biển bơi lừ đừ rồi chết hàng loạt không rõ nguyên nhân cụ thể không chỉ tạo ra tâm lý hoang mang lo lắng cho nhiều người mà thực tế là nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của nhiều người dân sinh sống ven biển.

image016

Một con cá Vẩu khoảng 35kg chết trôi dạt vào bờ tại thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh hôm 18/4. Ảnh: B.S

Cụ thể, tại huyện Phú Lộc, tình Thừa Thiên – Huế hiện tượng cá bơi lờ đờ ở ngoài biển đã bắt đầu xuất hiện từ ngày 14 và 15/4/2016. Đến ngày 16 và 17/4 hiện tượng cá chết hàng loạt đã trôi dạt vào bờ dọc theo bờ biển cửa Lạch Giang; Mũi Chân Mây Đông ở Cảng Chân Mây đã xuất hiện với số lượng và mật độ dày hơn.

Khoảng 3 ngày trở lại đây, cá chết không rõ nguyên do đã bắt đầu có ảnh hưởng đến vùng nước lợ, cửa sông ven biển và lồng nuôi của người dân,..

Trước hiện tượng lạ chưa từng xuất hiện từ trước đến nay, lúc đầu khi mới bắt gặp nhiều người dân tỏ ra vui mừng. Tuy nhiên khi số lượng cá chết tăng lên một cách bất thường, từ mừng nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực ven biển bắt đầu cảm thấy lo lắng thực sự.

Ông Nguyễn Xuân Thảo (55 tuổi) trú tại thôn Bình An xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Bình thường ở Cửa Lạch vẫn thấy cá bơi lội, nhưng cách đây khoảng ba hôm khi thủy triều lên, nước biển ngập vào là khoảng một tiếng sau đã thấy cá chết nổi trắng sông”.

Hiện tại, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn một nửa số dân đang sống nhờ vào nghề đánh bắt gần bờ, phần còn lại đều dựa cả vào biển từ công việc mua bán thủy, hải sản.

Thế nhưng đã hơn một tuần nay nhiều ngư dân không thể ra khơi đánh bắt bởi lượng cá không đủ, mà nếu có đánh bắt được thì cũng không có ai mua.

image018

Ngư dân tại xã Lộc Vĩnh một tuần nay không thể ra khơi đánh bắt cá. Ảnh: B.S

Trước thông tin cá chết hàng loạt, người dân đã bắt đầu có thái độ dè chừng với đồ biển. Người tiêu dùng không còn chọn hải sản là món ăn ưa thích khiến công việc đánh bắt của các ngư dân cũng như công việc mua bán của các thương lái trở nên vô cùng khó khăn, nói đúng hơn là không có việc gì để làm.

Ông Nguyễn Văn Tạo (60 tuổi) một ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ tại thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc cho biết: “Công viêc chính của người tôi và người dân ở đây là đánh bắt gần bờ.

Tuy nhiên đã gần một tuần tôi cũng như nhiều ngư dân khác không ra biển được chuyến nào bởi cá chết hàng loạt không còn đủ số lượng để đánh bắt. Sống nhờ nghể biển mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ tôi thấy chuyện lạ thế này”.

Cá chết là do nước biển nhiễm bẩn

Những loại cá chết rồi tấp vào bờ không chỉ có loại hiếm gặp mà còn có giá trị cao như: cá mú, cá hanh, cá đuối, cá hồng,... Không chỉ vớt ăn, bà con còn vớt mang về bán lại. Tuy nhiên khi phát hiện cá chết nhiều một cách bất thường, người dân không còn vớt ăn nữa.

image020

Mẫu nước biển nhiễm bẩn được Chi cục Thủy Sản tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa đi xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân. Ảnh: B.S

Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá  nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.

Hiện tại, không chỉ có ngư dân, những hộ dân có hồ nuôi trồng thủy sản cũng đang đứng ngồi không yên. Trước việc đã có một số hộ dân có cá trong hồ bị chết do nguồn nước biển nhiễm bẩn, các hộ còn lại vẫn đang tích cực sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ hồ nuôi của mình.

Trước tình trạng nói trên, ông Lê Công Minh – Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết: “Chính quyền địa phương đã có ra thông báo cho người dân không nên ăn và sử dụng cá chết trôi nổi trên biển. Các hồ nuôi trồng thủy sản cũng không nên bơm nước vào vì nguồn nước chưa xác định được”.

image022

Ông Lê Công Minh – Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh làm việc với phóng viên về việc cá biển chết hàng loạt tại địa phương. Ảnh: B.S

Trao đổi với phóng viên, Ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Cục Thủy Sản tỉnh Thừa Thiên - Huế (thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Thừa Thiên - Huế) khẳng định:

"Nguyên nhân dẫn đến cá biển chết hàng loạt là do nước biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng thêm với việc cá chết lần lượt xuất hiện từ Bắc vào Nam có thể dễ dàng thấy rằng nguồn tác nhân gây hại đã đi theo dòng hải lưu.

Từ trước đến nay hiện tượng cá chết dạt vào bờ nếu có xảy ra thì chỉ xảy ra cục bộ, cá chết dạt vào bờ trên diện rộng như vậy chứng tỏ nguồn tác nhân phải rất lớn".

Được biết, hiện tại mẫu nước từ vùng biển bị nhiễm bẩn đã được Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa đi tiến hành xét nghiệm để đưa ra kết quả cụ thể nhằm tìm ra hướng giải quyết.

HOÀNG TUẤN - BẢO SƯƠNG 21/04/16 07:29

27 Tháng Chín 2016(Xem: 12718)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13053)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13493)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15252)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13054)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15836)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16101)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13490)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12982)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12824)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12619)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13470)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13432)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.