Phản hồi từ thân hữu, bạn đọc qua chủ đề Văn Hóa-Văn Học "Chuyện 30 tháng Tư"

26 Tháng Tư 20168:22 CH(Xem: 17577)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  27 APRIL 2016

Phản hồi từ thân hữu, bạn đọc qua chủ đề Văn Hóa-Văn Học "Chuyện 30 tháng Tư"

Lời tòa soạn: Tháng Tư, ban biên tập báo Văn Hóa đã đưa ra chủ đề: "Câu chuyện Văn Hóa-Văn Học nhân ngày quốc hận 30 tháng Tư 2016". Sau nhiều loạt bài đăng tải, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi từ quí niên trưởng, thân hữu, bạn đọc. Tôn trọng ý kiến của quí vị, tòa soạn đăng nguyên văn các phản hồi, và nếu có điều gì sai sót hoặc tạo sự khó chịu, xin quí tác giả vui lòng rộng lượng bỏ qua. Trong một xã hội dân chủ đa nguyên, trên một diễn đàn truyền thông báo chí, thiết nghĩ những phản hồi cũng mang một ý nghĩa nào đó, dù là tích cực hay tiêu cực, chúng ta sẵn sàng chấp nhận và lắng nghe. Những phản hồi này cũng kết thúc chủ đề "chuyện 30 tháng Tư". (VH)  

image003

1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả gởi về tòa soạn).

2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn).

3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn).

4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn).

5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải' Phạm Cao Dương Gửi cho BBC từ California (BBC 27 tháng 9 2014), sau đó trên báo Văn Hóa có đăng bài phản hồi với tựa đề: "Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh" vào ngày thứ Bẩy 04 tháng 10, 2014 (from: On Thursday, October 2, 2014 10:08 AM, (Bich bichtran@gmail.com  wrote:) và phản hồi của Nguyen Dao  xxnguyen@gmail.com Date: 2014-10-13 17:30 GMT-07:00 Subject: Re: Olivia Nguyen liviang789@gmail.com **Về bài viết danh xưng Nam Hải của Gs PCD và của Date: 2014-10-12 1:16 GMT-07:00 Subject: Về bài viết danh xưng Nam Hải của Gs PCD. From: Nguyen Dao xxnguyen@gmail.com Date: 2014-10-13 17:30 GMT-07:00 Subject: Re: Olivia Nguyen liviang789@gmail.com **Về bài viết danh xưng Nam Hải của Gs PCD.

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++


1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn)

from:

aivanta@yahoo.com

reply-to:

ai vanTa aivanta@yahoo.com

to:

Loc Vu <giaochi12@gmail.com

cc:

lykientruc <lykientrucvaama@gmail.com>,
thien mo sf uynhluongthien@gmail.com,
Lam Le-Trinh amletrinh@aol.com,
tham phan Phan quang Tue fjustice@pacbell.net

 

Thưa Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc,

Vì Đại tá bcc: cho tôi các lời bàn về bài viết "Gửi vòng hoa tang cho Đại tướng D Văn Minh", tôi xin góp chuyện ngắn ngủi với vài chi tiết xác thực về những ngày cuối cùng của Viêt Nam Cộng Hoà cuối tháng 4,1975 kết thúc bằng việc chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng--vì cũng gần đến ngày giỗ kỵ 41 của  ngày 30 tháng 4,1975 nó kết thúc quãng đời đáng ghi nhớ trong nứớc trứơc 1975 của nhiều người Việt Nam, mà Đại Tá đã có nhiều công gây dựng đài kỷ niệm vật chất ( museum) và tinh thần ( các tác phẩm) mà chúng tôi có nhiều thiện cảm và ngưỡng mộ.

Tôi nghiệm thấy các bài của Đại tá đầy sự bao dung trong sự vun sới tình đồng bào và tình huynh đệ chi binh, muốn tặng vòng hoa cho  vị quân nhân đàn anh, vì thế tôi cũng muốn góp vài chi tiết cho việc hiểu thêm những nỗ lực vì chiến sĩ và đồng bào Việt Nam của Đại Tướng Minh và chính phủ của ông, trả lại công lý cho họ mà không oán trách họ, đi đến thông cảm và đoàn kết hơn trong sự chiêm nghiệm lịch sử (ở đây, tôi không bàn đến những chuyện khác trong đời binh nghiệp và chính trị trước đó của ông , thì dụ có phải Đại tướng đã kín đáo để hai ngón tay trên thắt lưng khi đứng trên bao lan trong Tổng Tham Mưu—như một tin đồn nói, không biết đúng hay sai—là để ra lệnh, có thể là lệnh của cả mấy tướng kia nữa , là đòan công tác đi rước Tông thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu tại Chợ Lớn về Tổng Tham Mưu trong vụ đảo chánh 1963 cứ việc thanh tóan cả hai người, cho tránh bị lật ngược thế cờ như đảo chánh 1960).

Trước sự tiến quân vũ bão của quân đôi Bắc Việt lấn chiếm mỗi ngày một tỉnh Miền nam Việt Nam vào tháng 4, 1975, trên xe bọc thép chạy nối đuôi nhau (bumper-to-bumper, theo không ảnh của Mỹ chụp và có người trong Tòa Đại Sữ Mỹ tả với tôi lúc đó) kèm  với xe tăng và trọng pháo do Liên Sô và Trung quốc giúp, trong khi người Mỹ đã quyết định không viện trợ quân sự cho Việt Nam nữa (Tổng Thống Thiệu lên TV chửi Mỹ kỳ kèo 700 triệu xuống 300 triệu gì đó, rồi đập bàn tuyên bố từ chức, làm quân và dân hoang mang), thì Đại tướng Minh và các người trong chính phủ ông đã được Mỹ và Pháp (qua hai đại sứ Martin và Merillon) bày kế cho Tổng Thống Trần Văn Hương (mà Hà nội không ưa vì cho là chống họ quyết liệt) , là mời Đại Tướng Minh làm Tổng Thống với sự uỷ nhiệm của quốc hội, thì mới có thể thương lượng lập chính phủ ba thành phần mà có giải pháp hoà bình.

Đại Tuớng Minh  và các người cộng sự trong chính phủ của ông , và cả các Đại sứ Mỹ và Pháp, cũng dã ước tính là Miền Nam không còn có đủ sức mạnh quân sự để chống cự, và nếu chống cự thì Saigon sẽ tan tành, một cảnh mà chính Tổng thống Hương cũng nói với đại tướng Minh là phải tránh, cho nên phải tìm gỉai pháp thương luợng.

Đại sứ Merillon lúc đó nghĩ rằng có thể tin vào lời nói của Lê Đức Thọ  về chính phủ 3 thành phần là một lối thóat, cho nên hỏi Giáo sư Vũ Văn Mầu là “ông đã sẵn sàng cầm quyền (assumer le pouvoir) chưa?” (nghị sĩ Bùi Tường Huân kể lại cho tôi vào hôm đó), tức là làm thủ tướng cho chính phủ Dương Văn Minh, để  tiến hành kế họach hòa bình như Pháp đã bàn với Lê Đức Thọ.

Mỹ cũng chỉ mong rút nốt quân đội còn trong nhóm tuỳ viên quân sự Defense Attaché Office/ DAO, và đúng thế, ngay sau khi cầm quyền Thủ Tướng VVMẫu yêu cầu Mỹ rút phái  bộ DAO.

Thiết nghĩ Mỹ lúc đó đã rút hết mọi ý định can dự vào Việt Nam và chỉ cần có lời mời của Việt Nam rút nốt sự hiện diện, là có cớ   rút hết sự hiện diện của Mỹ và tổ chức di tản người Mỹ khỏi Việt Nam, mà không xấu hổ vì đơn phương bỏ chạy, thì  do đó Mỹ cũng chỉ mong nhờ cậy vào Pháp thương lượng gìum một giai đọan hòa bình cho Việt Nam. Còn Pháp thì  muốn tái lập lại vai trò quan trọng hơn cho mình tại Việt Nam trong một giai đọan hòa bình, sau khi Mỹ rút, cho nên ông Merillon mới hăng hái  như vậy.

Còn đại tướng D V Minh và các cộng sự trong chính phủ của ông, theo lời một thành  viên trong nội các  của  tướng Minh nói vói tôi lúc đó, thì cũng chỉ mong tạo được một giai đọan chuyển tiếp hòa bình, trong đó đồng bào Việt Nam nào không thấy mình sống nổi trong chế độ cộng sản sắp tới, thì có một thời gian thu xếp ra đi khỏi nước mà được đón tiếp tại các nước từng là thân thiện với Việt Nam Cộng Hòa—y như thời gian 100 ngày cho đồng bào Bắc Việt có được, nhờ Hiệp Định Geneva 1954, để di tản trong hòa bình trật tự, từ Bắc vô Nam Việt Nam-như vậy là cứu đồng bào hay chiến sĩ nào tại Miền Nam nghĩ mình, sau khi Cộng sản chiếm ưu thế, sẽ bị tù đầy ,thủ tiêu, nếu ở lại, có con đường sống còn ở bên  ngòai Việt Nam.

 

Họ nghĩ muốn  giúp đồng bào và chiến sĩ nhiều hơn là chỉ có một điểm  cứu Saigon mà thôi, mà cụ Trần Văn Hương nghĩ tới, vì cụ Hương chỉ nói, cũng như các lãnh đạo Phật giáo và Công giáo đã khuyên thêm, là mong sao cho Đại Tướng tránh cho Saigon không thành biển máu. Việc Cộng Sản Bắc Việt thắng  quân sự là điều không tránh nổi, vì quân đội VN Cộng Hoà đã tan hàng như ai cũng biết và như lời Trưởng  Phòng Năm/Hành Quân của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH là Đại Tá Nguyễn Mộng Hùng nói với tôi , giọng thều thào nản chí, vào cuối tháng 4 là “Tài ơi! Lính nó không đánh nữa, mà về nhà bồng bế vợ con chạy, sau khi thấy cấp trên bỏ chạy!”. 

Cho nên không ai nên nghĩ là gỉai pháp  tìm một nền hòa bình tạm thời trong một thời gian sau, là gỉai pháp mà chỉ có các lực lượng phản chiến Phật giáo nghĩ tới, và lực lưọng Phật gíao súi Tướng Minh đầu hàng, vì như trên trình bày, đó là cả một diễn tiến suy tư và kế họach, từ đồng minh Mỹ, nước bạn Pháp, đến các lực lương tôn gíao lớn có quần chúng và lo cho dân, họ đều tìm cách cứu dân  khỏi chết vô ích, bằng một nền hòa bình trong sự nhẫn nhục không tránh nổi—nên nhớ là có nhiều đại diện Công gíao, thí dụ đại diện liên  danh nghị sĩ thân Công giáo là cụ Nguyễn Văn Huyền, trong chính phủ Dương Văn Minh, trong một cái mà ta có thể gọi là chính phủ đại đoàn kết quốc gia (government of national union), rất đẹp lòng người trong thời điểm nguy khốn của Miền Nam.

Chính phủ này cũng không dùng chữ đầu hàng quân đội Bắc Việt mà muốn bàn giao trong nghi thức tối thiểu. Sự kiêu căng bắt đầu hàng là do phiá Việt Cộng, khi họ thấy họ có thể lấn lướt đè bẹp luôn VN Cộng Hòa, sự kiêu căng này—khác hẳn nét lịch sự trong cuộc gặp gỡ của hai Tướng Grant và Lee kết thúc cuộc Nội Chiến Mỹ—sự kiêu căng đã lộ rõ trong ngôn ngữ kém ngọai giao, hung bạo của Lê Đức Thọ dùng khi nói với đại sứ Pháp Merillon,  mà ông Thọ đã lừa dối khi bàn gỉai pháp có thể chấp nhận là chính phủ 3 thành phần rồi nuốt lời, và cũng rõ ra trong lời và thái độ viên sĩ quan đầu tiên đi lên lầu hai dinh Độc lập gặp Tướng Minh, ông Minh nói “tôi đang đợi để bàn giao” thì viên  sĩ quan này bất lịch sự nói : “đầu hàng chứ không có gì mà bàn giao”, và Đại tướng không sợ và không mất tư cách mà dằn giọng, nói đại khái “Tôi là đại tướng đứng đầu chính phủ, yêu cầu giữ ngôn ngữ..” và có viên đại tá phải ra lệnh cho tên sĩ quan cấp dưới đi ra chỗ khác. (Đại tá Bùi Thế Dung, thứ trưởng quốc phòng trong chính phủ Dương Văn Minh, hiện ở Massachusetts, kể với tôi như vậy—Đại tá Dung trước đó, trước khi những bộ đội Bắc Việt đi lên lầu 2, đã phải gỡ quả lựu đạn trong tay một chiến sĩ VNCH, người này tức quá, dọa là sẽ ném cho nổ tan xác các Việt Công đi tới, dụ  dỗ người chiến sĩ là “ném lựu đạn thì tất cả mọi người trong chính phủ sẽ bị tấn công chết hết”)

Đại tướng Minh đã cứu Saigon khỏi tan tác, và dân Saigon khỏi tắm máu, nhưng sau cái công đức hiển nhiên đó, mà có người ví với Thống Chế Pétain đã cứu Paris muôn thuở và văn minh Pháp lâu dài khỏi bị thiêu rụì vì  hành quân chóp nhóang blitzkrieg của Hitler, thì còn có cái lòng nhân từ thương chiến sĩ và dân chúng Việt Nam nói chung , muốn tìm đường sống cho họ, của Đaị tướng và của các cộng sự viên đủ thành phần và tôn gíao trong nội các của ông.

 

 Ai trách sao Đại Tướng DVMinh  không đánh nhau đến cùng mà đầu hàng  vào 30 tháng 4, 1975, mà không tìm hiểu cặn kẽ lẽ hơn thiệt và hòan cảnh lúc đó, thì nên tự trách mình sao can đảm không ở lại Việt Nam mà đánh nhau đến sinh mạng cuối cùng của người Miền Nam và của chính người đó luôn, mà lại hành sử hơi giống Nguyễn Cao Kỳ, hôm trước tuyên bố ở lại Việt Nam chiến đấu cùng các chiến sĩ đến cùng, hôm sau lén lên máy bay chạy ra hạm đội Mỹ và tại đó, bị bảo hãy bỏ khí giới và lột lon, vì hạm đội không là lãnh thổ Việt Nam (tôi không trách ông Kỳ di tản, mà trách tư cách ăn tục nói phét của ông, nói trước quên sau, như giáo sư Trần Như Tráng, trưởng phòng báo chí phủ thủ tướng của ông Kỳ đã phải nhiều lần biên mảnh giấy nói “Hôm qua ông chủ tịch nói cái này rồi nhé...” để hôm nay ông không nói ngược lại).

Tôi viết bài này với lòng thương mến dân tộc Việt Nam, mong sự đòan kết của mọi thành phần lành mạnh, của các  tôn giáo khác nhau (tôi thân thiện với cả Phật giáo—như ai cũng biết--  lẫn Công giáo, là học trò cưng tại  Trường Trần Lục, Phát Diệm, của cha hiệu trưởng Trần Văn Kiệm mà cha có nói tới “trò Tài” trong hồi ký của cha. Cha là bạn TT Ngô Đình Diệm, tại Hoa Kỳ và tại Nhà Chung Phát Diệm trước 1975) và của các anh em trong hàng ngũ chiến sĩ VNCH (trong đó tôi có các anh em ruột và bạn bè tôi).

Tôi gửi tặng Đại Tá Vũ V Lộc và các bạn một bài nhạc của Đại tá Nguyễn Văn Đông, ca tụng chiến chĩ VNCH, do chị vợ tôi là Hà Thanh hát, giọng hát rất đưọc ưa chuộng bởi Đại Tá Vũ Quang của Trường Cao Đẳng Quốc phòng (nơi đó,tôi làm quen ổng khi đến diễn giảng ). Trong câu này, binh nhì khóa giáo chức Tạ Văn Tài của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung muốn nói là thấy sang nên bắc quàng làm họ với nhiều đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà—trong tinh thần huynh đệ chi binh mà Đại Tá Lộc thường nêu cao. Đại Tá Nguyễn Mộng Hùng, khóa Nam Định, Trưởng Phòng V Bộ Tổng Tham Mưu- mà tôi nói ở trên--là cousin-in-law của tôi./

Giao Chỉ: Vẫn chuyện niên trưởng Dương Văn Minh

Thưa quý bằng hữu và độc giả.

Bài viết của chúng tôi gửi vòng hoa tang cho niên trưởng Dương Văn Minh phố biến nhân ngày quốc hận thứ 41 có nhiều độc giả và nhiều ý kiến. Sự quan tâm của chúng ta đối với biển cố trọng đại đổi đời cũng là điều dễ hiểu. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã thông cảm và khích lệ. Xin ghi nhận các nhận xét khác biệt và xin đành chấp nhận những lời phỉ báng. Đặc biệt có một số thư nhận được xin chuyển tiếp các bạn đọc để biết thêm tin tức. Tóm lược như sau.

1) Trung úy thi sĩ Trần vấn Lệ nhắc đến nguyên văn lời cụ Hương nói với đại tướng Minh lúc bàn giao là làm sao cho Sài Gòn đừng trở thành biển máu

2)Trong phim chuyến hải hành cuối cùng của Dân Sinh mới phát hành có ghi lời của hải quân thiếu tướng Diệp Quang Thủy TMT, đại diện tư lệnh Hải quân Chung Tấn Cang xin lệnh tổng thống cho hải quân ra khơi. Tướng Thủy nói rằng hải quân mời ông Minh xuống tàu cùng đi đêm 29 tháng tư. Nguyên văn tướng Minh nói rằng vì là người lãnh đạo, ông không đi được. Ai cũng chết một lần. Phải ở lại thôi. Ông xin hải quân cho vợ con đi. Nhưng bà Minh xin ở lại. Chỉ có con gái và có rể ra đi với hải quân.

3)Chuyện thứ ba là ký giả Phán Tấn Hài ghi lại rằng. Ai cũng nói là ông Minh làm đảo chánh phá bỏ Ấp chiến Lược giúp cho cộng sản chiến thắng.Anh Hải dẫn chứng tài liệu mật của CIA giải mật cho biết cộng sản gài người vào các ấp chiến lược làm trưởng ấp. Như vậy cả hạ tầng cơ sở của VNCH đều trong tay cộng sản. Không thể đổ tất cả tội lỗi cho ông Minh.

4)Một độc giả gửi đến cho chúng tôi các nhận xét hết sức xấu xa về ông Dương Văn Minh. Trong đó có bài viết nổi tiếng của nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Chức. Thời kỳ trước 1975, ông Chức là thành phần đối lập với lập trường chống chính quyền quân đội độc tài tham nhũng được nhiều người khen ngợi và chính cá nhân chúng tôi rất ngưỡng mộ. Tôi còn nhớ chuyện ông can đảm chỉ trích cả tướng Đỗ cao Trí.

Tuy nhiên đọc bài viết của ông Chức chửi bới tướng Minh thậm tệ, tôi rất tiếc không còn giữ được tình cảm ngày xưa. Đành rằng quan điểm và nhận xét có thể khác biệt nhưng văn chương chữ nghĩa như thế thì quả thực vị nhân sĩ một thời Nguyễn Văn Chức đã làm mất mặt Bắc Kỳ. Tôi xin gửi đến quý vị bài của luật sư Chức và cả lời khen của các độc giả của ông.   

Xin cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc chuyện của chúng tôi.  Giao Chỉ San Jose.

Trung uy nha tho Tran Van Le

Lời của Tổng Thống Trần Văn Hương ban cho Đại Tướng DVM, người luôn luôn gọi TVH là Thầy:  HÔM NAY ĐẠI TƯỚNG NHẬN LÃNH TRÁCH NHIỆM TRƯỚC QUỐC HỘI, TÔI CHỈ MONG MỘT ĐIỀU ĐẠI TƯỚNG ĐỪNG ĐỂ SÀI GÒN THÀNH BIỂN MÁU!

Phan Tan Hai  

Kính thưa bác Giao Chỉ, Hải thấy mấy hồ sơ mới giải mật của CIA, bi quan từ 1960 (chưa ai dịch).


13 May 1960 (Tình hình chế độ Saigon suy yếu dần- 5 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0005339901.pdf                                                          


23 August 1960 (tình hình VN lo ngại- 5 trang)              http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0001166419.pdf                                                   


Taylor Mission 1961 (chỉ cần đọc pages 1-40 - phái đòan Tướng Taylor tường trình bi quan về VN)  http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/5829/CIA-RDP86B00269R000200030001-5.pdf              


NĂM 1963 Có người lý luận rằng Tướng Dương Văn Minh lật đổ ông Diệm xong, là xóa sổ Ấp Chiến Lược để đón VC vào. Thực ra, CIA từ tháng 3-1963 đã nói, ấp chiến lược thua lâu rồi.    20 March 1963 (Mỹ muốn đưa vợ chồng Nhu ra khỏi chính phủ Diệm -- Chương trình Ấp Chiến Lược thảm bại lớn vì bị VC trà trộn vào) dài 2+ trang --http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000242373.pdf                                                        


23 August 1963 (Sĩ quan VNCH muốn thay đổi, chỉ lo ngại là Mỹ ủng hộ Diệm) dài 3+ trang: http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000242379.pdf                                                           


24 Augst 1963 (Mỹ: Bắc Việt muốn giữ Diệm trên ngôi để VC có chính nghĩa - 4 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000242380.pdf                                                        


12 Sep 1963 (lòng dân VN sôi sục - 7 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000659644.pdf                                                            

16 Sep 1963 (Tình hình Nam VN - dài 7 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000570761.pdf                                                           


17 Sep 1963 (tình hình VN - 15 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000874872.pdf                                                        


24 Sep 1963 (Trần Kim Tuyến bị trục xuất - dài 2 trang) http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0000570757.pdf                                                        


Nhưng gần nhất là bài này: Exit Strategy: In 1963, JFK ordered a complete withdrawal from Vietnam. In 1963, JFK ordered a complete withdrawal from Vietnam. James K. Galbraith -- September 01, 2003               
            

http://bostonreview.net/us/galbraith-exit-strategy-vietnam


Cho nên đổ tội cho Tướng Dương Văn Minh là vô lý, vì VC gài vào làm Trưởng Ấp Chiến Lược là mình nhúc nhích gì cũng chết thôi.
Chúc bác sức khỏe. Thân ái,Hải

Lời phân trần của "Hàng" Tướng Dương Văn Minh

Toàn bộ bức thư của Tướng Dương văn Minh viết cho Tướng Nguyễn chánh Thi có nội dung như sau :

15-4-87

“Thi,

Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.

Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.

Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết. Anh em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra.

Có lẽ anh Đỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân. Riêng tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ :

- Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Đất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.

- Mình có quyền hy sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi. Đây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi.

Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ.

Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.Thân mến

Dương văn Minh                                                                                  
     

Có đọc lá thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cái Dũng của một người làm tướng. Về điểm này ông giống Đại tướng Võ nguyên Giáp của miền Bắc, cúi đầu nhận chức Cai đẻ mà không dám hó hé phản đối. Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng Dương văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương văn Minh dành cho những người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”, tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách./

 

Ông Nguyễn Văn Chức viết về HÈN TƯỚNG DƯƠNG VAN MINH

 

HAYTUYET. Nhung theo tôi vẫn chưa lột tả hết cái HÈN và cái ĐẦN ĐỒN của hàng tướng.

 

Một cái nhìn về Dương Văn Minh

(Nguyen Van Chức)


Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã bị trói tay và phải buông súng trước quân thù, vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự phản bội của đồng minh Ngày 30-4-1975, VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký kết trước mặt thế giới.

Ngày hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC. Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.

Ngày 28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.

Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cụ Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cái háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để mũ mãng đi đầu hàng.

Cái hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã đầu hàng.

Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.

Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.

Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần.
Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viên câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.

Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.

Tôi muốn tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.

Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi, tôi thấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.

Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…

Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.

Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).

Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái hèn ấy.

Ngày 30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.

Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.

Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển khi đi tìm tự do. Vì hèn.

Năm 1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.

Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.

Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh.

Nguyễn Văn Chức

VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

2. Các bài viết của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 13/4/16 và  17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn).

Lời tòa soạn: - Sau khi các bài biên khảo của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 13/4/16 và  17/4/16; tòa soạn nhận được khá nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực lẫn tích cực (trong đó có thư trả lời của Ts Bích). Sống trong một xã hội cộng đồng đa nguyên đa đảng như ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Tu chính án số 1 cho phép mọi người đề đạt ý kiến ... Thiết nghĩ, dù muốn hay không chúng ta cũng phải lắng nghe dù có "nghịch nhĩ". Xin trân trọng cám ơn quý vị đã quan tâm đến đề tài này. Báo Văn Hóa cũng xin đảnh lễ quý tác giả rộng lòng bỏ qua nếu có những điều trái tai gai mắt. Để rộng đường dư luận, mời quý vị theo dõi. (VH) 

Các phản hồi viết về Ts Trần Huy Bích

 

---------- Forwarded message ----------

From: Song Phung <ongphung1@gmail.com>

Date: 2015-05-14 17:51 GMT-07:00

Subject: TAMMY TRAN GUI TS TRAN HUY BICH

To:

 

---------- Forwarded message ----------

From: Tammy Tran <iangtammy@yahoo.com>

Date: 2015-05-14 9:09 GMT-07:00

Subject: Re: CUỘC XÂM LĂNG CÂM CỦA CHỆT CỘNG và HỘI THẢOBƯỞI CHU VĂN AN

---------- Forwarded message ----------

From: Nang Magazine <angtheky21@gmail.com>

Date: 2015-05-20 9:02 GMT-07:00

Subject: Re: *TAMMY TRAN GUI TS TRAN HUY BICH (Ai cũng 1 lần chết nhưng ông Huy Bích đã nhận 1 sự nhục nhã trước khi chết.)

Chán lắm cho những tên như TS Trần Huy Bích nầy.

Không biết có phải ăn nhiều thịt, bơ, sữa thêm tuổi già nên đầu óc lơ mơ, ăn nói chẳng đâu vào đâu cả.

 

Nhờ chuyển cho anh ta. Lê Bình

 

*

Đọc  qua các thư  qua  lại...thấy  ông Tran Huy Bích  là người chống chế chuyện ông   đã làm...Là  con người...ai không  muốn thăng tiến....nhưng với   quân  đội thì ông đã phạm kỹ luật....ông  chống chế  bởi  câu nói  vui miệng,nói  để lấy lòng.....của  ông  cấp trên mà  có  lợi  ích theo ý muốn bản thân ông. Đi ra nước ngoài  để  học  với ngân sách  của  Quốc Gia mà lại thay  đổi ....như  chuyện giao hảo  ăn nhậu hàng ngày...buồn cười cho  sự  chống chế yếu và như trẻ  con của ông  Huy Bích.

 Với  Mỹ căn bản về giáo   dục là  high  school...họ giúp tài  chánh cho  4 năm college nâng cao trình  độ và  chuyên môn  cho  người  dân [có khả năng trên trung bình] Master hay PhD thì  đó  là tự lo....người  theo học   sẽ không được giúp gì hết cho nên  ông Huy Bích không những chống  chế còn đem hình ảnh  nếu không có biến cố mất nước tháng 4 năm  1975 ông  sẽ ngon lành,ăn  trên ngồi trước....thật mắc  cỡ tại  sao ông  không xót  xa[dù là  làm bộ,thương vay khóc mướn] cho  đất nước,cho   dân mình...khi không  quay  về  chia  xẽ...nổi  đau,nhục  đó..Tại  sao tướng Ng Khoa Nam thay vì  di tản lại   tự sát !!!???? Ai  cũng  1 lần   chết nhưng ông  Huy Bích đã nhận  1 sự nhục nhã trước khi chết.

Và  tôi  thấy  trong thư ông viết  để  chống chế...ông nói ông học  ĐH Văn Khoa tại  sao  chữ Việt mà   ông  viết  sai....ông bị  ray  rứt lại  viết là   day  dứt ???? hoặc là thời  đi học ông không  tới nơi tới  chốn...hay qua Mỹ lâu quên tiếng Việt...hay trí  óc bị nhũn nảo !!!!quên chử Việt .....

 Tôi biết  ai cũng   có  lúc bối rối chọn chữ cho  đúng hoặc vội nên   đánh chữ   sai...nhưng nên cẩn trọng khi mình tự  xưng là người  học  cao và viết nó  lưu lại không phải như lời nói  có   khi nhờ gió  thổi bay đi.....

 Sẳn   đây tôi  đang bị   dị ứng tại sao  1 người từng học   ĐH về môn  Báo  chí  sống tại  Mỹ 25 năm từng làm  việc về  báo  chí tại   SJ...lại  phải gượng  ép  xài chữ  mà  VN/VC  xử  dụng trong văn  chương chữ nghĩa mà theo họ  là thời thượng là  chử  Thi thoảng...tai  sao không viết thỉnh thoảng như từ   xưa   đến giờ...thi thỏang là gì? là sao ? Tuổi trên cái tuổi  ăn lương  hưu,lãnh tiền già...không  còn lóc  chóc...bị thấm lậm như tuổi trẻ.....

 Vài hàng  chia  xẽ...để cám ơn  những  bài  mà  quí vị  gởi  đếm mình....     Trân trọng  chào...      Lam Giang

 

---------- Forwarded message ----------

From: Chieu Pham <drchieu888@yahoo.com>

PHAN THU NHAT : Thư gửi về TS Trần Huy Bích

Thưa ông

1/ Vu cáo

Trước hết toi xin thưa với ông chuyện mà ông quan tâm hang đầu trong thư phúc đáp của ông đề ngày 11 tháng 5 nam 2015. Đó  là câu chuyện về việc ông đã theo phe phản chiến suốt trong thời gian từ sau khi ông tốt nghiệp bằng Master cho đến khi chấm dứt cuộc chiến.

Thưa ông

Chuyện này tôi đã để trong mục “Tự Vấn” nghĩa là có bao nhiêu thắc mắc về phần thuyết trình của ông, tôi đều dồn vào đó hết. Nói cách khác nó chẳng có gì là chắc chắn cả. Thành ra diều mà ông nói:

“ ông Chiểu vui lòng cho biết ông lấy tin ở đâu khi viết rằng tôi “hùa theo bọn phản chiến”?  Đó là một tin thất thiệt, nếu không nói là vu cáo, xúc phạm một cách trầm trọng.”

Ông đã trích ra vỏn vẹn có 5 chữ trong một câu dể rồi suy diễn ra cái nghĩa của câu nói thì hỏng cả cau nói rồi, thua ông

Hoặc ông nói:

 “ở lại để gia nhập bọn phản chiến”(là một câu xác nhận 100%)

 

Làm tôi rất ngạc nhiên. Trong khi câu tôi viết là

“…nếu thời gian ở lai Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp mà cỏn hùa theo bon phản chiến nữa thì thật sự đáng chê trách hơn”. (Chỉ là một giả thiết thế thôi nghĩa là chẳng có gì cả, vì nó không là sự thật)

 Thưa ông

Bộ  chữ  “Nếu……..mà còn …….thì…..”nói lên câu chuyện này chỉ là một giả thiết thôi chứ nhất thiết nó không phải là một câu xác nhận.

Hay nói khác đi câu nói có thể viết lại mà ý không thay đổi là:”   Giả thử rằng sau thời gian tốt nghiệp, khi còn ỏ lại Hoa Kỳ mà ông lại đi theo bọn phản chiến thì

thật sự là đáng trách”.

Thưa ông, trong thư, ở đoạn trên ông mới cảm ơn tôi vì đã dung chữ nhẹ nhàng với ông thì ở đoạn  sau khi tôi chưa hết nghĩ rằng ông là người quá nhạy cảm, khi chưa khép lại một nụ cười thì lại gặp ngay một lời trách cũng hơi nhiều ký:  vu khống

 

2/Trễ ngày trình diện

Trong quân đội, ai cũng phải biết rằng trễ phép là lãnh “củ”.Trễ quá 15 ngày là coi như đào ngũ nếu không chứng  minh được có lý do chính đáng

Trường hợp của ông, Đại Tá Văn Hóa Vụ Trưởng nói với ông:

 “….Tuy nhiên nếu khi học ở Mỹ, anh nào học khá, được các giáo sư chú ý, muốn giúp cho học thêm để lấy PhD, thì cứ ở lại học. Chỉ cần viết thư báo cho tôi biết để điều chỉnh tình trạng giấy tờ." 

Ông Văn Hóa Vụ Trưởng nghĩ rằng các Sĩ Quan Giáo Sư đều hiểu rằng đó chỉ là câu nói vui cho lên tinh thần trước khi lên đường di du học xa gia đình với cuộc sống mới, đầy hứa hẹn đầy tương lai huy hoàng. Ông cũng nghĩ rằng Quân Kỷ của các Sĩ Quan Giáo Sư ở Quân Trường là thuộc nằm lòng rồi là dầy bụng rồi. Ông nói chơi vui thay vì nói:” Đi học hết hạn là phải trình diện  đúng ngày, trễ ngày là trọng cấm trốn ở lại là sẽ bị phát lệnh truy nã đấy nhé”.

Là quân nhân, ai mà chẳng biết nhất là Sĩ Quan và còn là giáo Sư thí các ông còn biết rõ hơn ai hết chứ. Các ông cũng thừa biết rằng Quyết Định cho các ông đi du hoc không phải là VHVTrưởng. Học bổng của các ông cũng không phải do trường Võ Bị cấp và nhất định không phải do VHV Trưởng cấp. Vậy thì  Ông VHV Trưởng căn cứ vào đâu dể nói:” …Cứ ở lại học. Chỉ cần báo cho tôi biết dể điều chỉnh tình trạng giấy tờ”

Chao ôi!

.a-Quyền thì ở Bộ Quốc Phòng, Ông VHV Trưởng lấy quyền ở đâu mà diều chỉnh. Căn cứ vào đâu mà ông điều chỉnh trong khi Quyết Định chỉ cho hoc tới Master Degree

b_Học bổng chỉ cho 2 năm, ông VHV Trưởng lấy ngân sách ở đâu mà diều chỉnh cho các ông đi học Ph D. Ngay cả Ông Tướng Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị cũng không diều chỉnh được chứ đừng  nói VHV Trưởng

Ông nói các giáo Sư sẵn sàng bảo trợ cho tôi và bảo tôi làm đơn xin, kèm theo hai bức thư của ông và của một giáo sư bảo trợ khác (Dr. Arthur H. Moehman), gửi Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng chính phủ VNCH để trình bày đề nghị về trường hợp của tôi. Tôi cũng viết thư riêng, báo tin để Đại tá Nguyễn Vân biết cùng cám ơn Đại tá.

Thưa ông, ông có biết cuối cùng đơn của ông đi đâu không?

Thưa nó trở về VHV với lời phê của ông Tướng CHT:

Phạt 30 ngày trọng cấm. Vượt hệ thống quân giai

Đại Tá Tham Mưu Trưởng trình tôi vụ này

Vượt HTQG là 30 ngày trọng cấm đến 45 ngày, thưa Ông. Chứ không phải ông chờ lệnh từ Bộ QP đâu và như vậy là chắc chắn ông bị phát Lệnh truy nã  tội đào ngũ rồi. nhưng vì ông ở bên Mỹ có thể lệnh này đã không đến tay ông thôi

Và ông mới có dịp viết: “Nếu sau khi tôi hoàn tất PhD mà VNCH vẫn còn, chắc chắn tôi sẽ về nước như một giảng sư có PhD của trường Võ Bị Quốc Gia mà tôi rất yêu mến cùng hãnh diện phục vụ, một chuyên viên về cộng sản TH cho đất nước VN chúng ta.

Đấy là chuyện ông mơ thôi. Thực tế là khi về đến phi trường, Quân Cảnh Tư Pháp sẽ dến hỏi thăm sức khỏe của ông ngay và lúc đó trong chốn dồng phuc sọc sám, ông sẽ có dịp ngâm nga:

“Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng

Tiếc mộng bao nhiêu lại chán đời”     (Không nhớ tên tác giả. Có thể là NCT)

Thưa ông Trần Huy Bích, chắc ông vùa ý với lời giải thích của tôi. Hy vọng là như vậy.

Phạm Quang Chiểu 5/12/2015

 

PHAN THU BA : CUỘC XÂM LĂNG CÂM CỦA CHỆT CỘNG và HỘI THẢO BƯỞI CHU VĂN AN

 

---------- Forwarded message ----------

From: Chieu Pham <drchieu888@yahoo.com>

Date: 2015-05-10 2:56 GMT-07:00

Subject: CUỘC XÂM LĂNG CÂM CỦA CHỆT CỘNG và HỘI THẢOBƯỞI CHU VĂN AN

CUỘC XÂM LĂNG CÂM CỦA CHỆT CỘNG và HỘI THẢO BƯỞI

CHU VĂN AN

Phạm Quang Chiểu

 

Ngày 29 tháng  4 năm 2015, Hội Cựu Học Sinh Bưởi Chu Văn An dã tổ chức một buổi hội thảo với đề tài “40 Năm Ly Hương – 40 Năm Nhìn Lại Và Hướng Về Tương Lai.”

Buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường TP Westminster, 8200 Westminster Blvd. Có ba đề tài dược trình bầy như sau:

Đề tài thứ nhất: “Tình trạng trong nước” của TS Trần Huy Bích và GS Lưu Trung Khảo viết chung do TS Trần Huy Bích trình bầy

Đề tài thứ hai: “ Tình trạng Hải Ngoại”, GS  Nguyễn Xuân Vinh , diễn giả

Đề tài thứ ba: “Vai Trò và Trách Nhiệm Của Giới Trẻ Đối Với Tương Lai VN.” Nghị Viên Phát Bùi thuyết trình

Tôi không được  tham dự buổi hội thảo nhưng may mắn được đọc bài tường thuật tỉ mỉ của ký giả THANH PHONG Nhật báo Viễn Đông thành ra cũng thấy đầy đủ,  chỉ tiếc rằng đã không được đọc hai bài thuyết trình sau của Giáo Sư Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh  và của Ông Nghị Bùi Phat.

Chúng tôi cũng đã được đọc qua lời phê bình và nhận xét của một số tác giả cho rằng bài thuyết trình có phần nghèo nàn. Sự  thực mà nói thì cũng có nghèo nàn thật nhưng nếu chỉ có nghèo nàn thôi thì mình cũng chịu thiệt đi nhưng đã nghèo mà lại còn gây hại cho người khác nữa thì thật đáng trách:

1/ Nói Chiến tranh Việt Nam là một cuộc NỘI CHIẾN

Theo ký giả Thanh Phong thì “trong phần thuyết trình,Tiến Sĩ Trần Huy Bích dã nêu lên câu nói của viên Đại Tá Việt Cộng Phạm Đình Trọng, không như nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon thì ngồi xuống vệ đường mà khóc, viên Đại Tá này không khóc nhưng ray rứt mãi, đến năm 2009 ông làm đơn ra khỏi Đảng, và năm nay trước 30 tháng Tư, 2015 năm hôm, ông phổ biến trên internet bài viết của ông dài 3 trang giấy.

GS Bích và GS Khảo chỉ nêu câu: “Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyền truyền của nhà nước gọi là cuộc chiến tranh thần thánh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua thực ra chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt”.

Thưa không, Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ nói rằng chiến tranh VN là một cuộc Nội Chiến mà xác nhận rằng dây là một cuộc chiến xâm lược, chủ mưu là bọn Đầu Xỏ Hà Nội đã đem quân xâm lược Miền Nam theo chủ chương đường lối của Liên Xô và Tầu Cộng nhằm Xích Hóa toàn thế giới. Theo tụi VC thì nhân dân Miền Nam bị chính quyền Mỹ Ngụy đàn áp , bóc lột tàn bạo, nhân dân đói rách cho nên chúng phải diệt Ngụy, giải phóng nhân dân với chiêu bài nội chiến nhằm mở rộng lãnh thổ Đế Quốc Cộng Sản. Điều nay được chính Lê Duẩn xác nhận khi nói:” Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”

Đối với người Miền Nam thì chiến tranh là chiến tranh Tự Vệ của dân chúng Việt Nam. Cho nên muốn có hòa bình thì bọn lính VC hãy cút về miền Bắc đi thì lập tức có hòa bình ở Việt Nam ngay

Chúng ta không thể đổ thừa và cho rằng đấy chỉ nhắc lại câu nói của một viên Đại Tá VC. Khi dẫn chứng  một lời nói thì thuyết trình viên phải chịu trách nhiệm về câu nói mình đã lựa chọn đó.

Một ông thầy giảng về niêm luật trong thơ mà đưa ra một bài thơ làm thí dụ sai niêm luật thì không thể đổ thừa tại người làm thơ vì nếu thấy sai niêm luật thì ông thầy có quyền bỏ bài thơ đó và chọn bài khác hoặc nói cho mọi người biết cái sai niêm luật của bài thơ

Vì vậy nếu thấy lời nói của viên Đại tá là sai , thuyết trình viên có thể đính chính, nói lại cho đúng dể tránh sự hiểu lầm cho biết bao nhiêu người nghe vì cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người nói giống như viên Dại Tá trên. Bổn phận của chúng  ta là phải đưa ra ý kiến. Nếu không muốn tranh luận  thì cũng phải nói lên lập trường của chính mình vì đó là sự thực và công chính

Ở mỗi quan điểm người ta có thể thấy cuộc chiến ở một góc cạnh khác và có thể mang cho nó một tên khác. Nhưng chúng ta phải có một lập trường thống nhất với Chính Phủ VNCH trong chiến tranh Việt Nam vì đó là chính nghĩa của chúng ta, chính nghĩa  của toàn dân Miền Nam của chúng ta.

“Chiến tranh Việt nam là cuộc chiến tranh xâm lược phát xuất từ Miền Bắc và Miền Nam chúng ta phải tự vệ”

Đó là lập trường đúng dắn của chúng ta

 

2/Tại sao người dân bất mãn chế độ đến như thế?

Sauk hi trình bầy một số cuộc biểu tình tại VN, Thuyết Trình Viên Tiến Sĩ Trần Huy Bích đã dặt một vấn nạn:

Tại sao người dân bất mãn chế độ đến như thế?

Khi đọc đến câu hỏi này của ông Tiến Sĩ, tôi thấy ông Tiến sĩ đã dặt một vấn  đề rất đáng đồng tiền bát gạo nhưng thế rồi tôi cụt hứng vì ông TS đặt vấn đề rồi để chứng minh bằng hình ảnh các cuộc xuống đường khắp nơi chống lại bạo quyền cộng sản, có những cuộc biểu tình như ở Bình Thuận, đồng bào dùng bom xăng tự chế, gạch đá tấn cống công an, khiến hàng chục công an, cảnh sát cơ động bị thương, đốt cháy một số xe cảnh sát, và những hình ảnh người dân Bình Thuận hàng ngày phải thở hít khói bụi mù mịt do nhà máy gần đó gây ra.

Ơ hay!

Câu hỏi là dể tìm hiểu cái nguyên nhân, vì lý do gì, vì những nguyên nhân nào mà làm người dân bất mãn để đi dến những cuộc biểu tình.

Thưa ông Tiến Sĩ, biểu tình là hậu quả chứ không phải  là nguyên nhân. Đi tìm nguyên nhân mà ông lại nói thành hậu quả là thế nào?

Chắc chắn không phải chỉ có mình tôi là hụt hẫng đâu mà ai nghe cũng phải thấy trối tai ngay. Xin đừng đổ lỗi cho người viết bài nhé. Ký giả cũng phải  có trình độ chứ. Hơn nũa nói về nguyên nhân cũng nhiều chứ đâu phải một hai nguyên nhân mà mất được.

Thôi đành chịu

 

3/ Người dân bây giờ không còn sợ công an nữa!

Những cuộc biểu tình tại Hà Nội chống chặt cây xanh, những hình ảnh thanh bình thời VNCH ngày xưa để trang trí trong nhà và chứng minh với bộ đội, công an miền Bắc, “Người dân miền Nam chúng tôi đâu cần giải phóng.” và mới đây giữa thanh thiên bạch nhật, một số thanh niên ngang nhiên mặc quân phục VNCH ra đường ca hát và hô to: Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm,” và bị công an bắt lôi đi, chứng tỏ người dân bây giờ không còn sợ công an nữa.

 

Thưa TS và thưa GS , lời nói trên đây chúng ta thường nghe thấy, thường đọc thấy trên báo chí và trên TV và  dài phát thanh rất nhiều. Chúng ta phải khẳng định rằng đó là những người đã đi tiên phong đối đầu với công an, đó là những vị thức giả, những vị anh hùng, những gương can dảm sáng chói để làm thành những bó đuốc dẫn đường cho người sau tiến bước theo.  Nhưng nói rằng người dân bây giờ không còn sợ công an nữa thì e rằng không chính xác. Khi làm một cuộc hội thảo, chúng ta cần tìm ra cái gì là sự thực, cái gì chúng ta còn thiếu sót để bổ sung, để bù dắp, để tăng cường vào những nhược điểm để đạt tới mục tiêu tranh đấu. Chúng ta không thể hùa theo những câu nói có tính cách ước lệ để đặt vào một bài khảo sát, một bài thuyết trình có tính cách sưu tầm, đào sâu vào một vấn đề để tìm ra một phương thức mới

 

Chúng ta thử tưởng tượng xem, một đám 4, 5 người mặc áo QLVNCH đứng trong 90 triệu người tức là 0,5 /1,000,000 (0,5 phần triệu). Dó là một tỉ lệ rất thấp. Hoặc một cuộc biểu tình có 200 người tham dự mới chỉ là 2 phần triệu cũng vẫn là quá nhỏ để tạo thành một tiếng sấm vang dội để làm cho đảng Cộng Sản phải lung lay. Với tỉ lệ ấy đi biểu tình thì liệu Đảng Cộng Sản co lung lay được không? Thưa không! Chúng không lung lay một tí nào đâu.

Cho nên căn cứ vào mấy cuộc biểu tính ấy mà  nói ”Người dân bây giờ không còn sợ công an nữa” là khách sáo hoặc quá khách sáo. Đó chỉ là một đốm lửa nhỏ, rất nhỏ mà một buổi Hội thảo cần phải nói rõ ra cho mọi người cùng thấy và cùng tìm hiểu chứ không thể cứ nói xuôi chiều dân giả được. Chúng ta không thể đứng trên bục diễn thuyết dể cứ nói vung tàn tán từ 0,5 phần triệu đến 2 phần triệu mà khuyếch tán thành “người dân” có nghĩa là “mọi người” thì rất thiếu chính xác, không thực tế và từ đó sẽ đi đến những kết quả sai lầm, xa sự thật làm mất đà cho một cuộc cách mạng thật sự

Cách dây 100 năm, Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh nói :”Cần nâng cao dân chí” nhưng đã mất 70 năm bọn bán nước VC đã làm nhụt chí dân để chúng bắt dân đi đâu là phải theo đấy. Từ một đốm lửa của những anh hùng tiên phong thổi bùng lên thành một ngọn đuốc thật quả không là chuyện dễ khi bi 3 triệu đảng viên mù quáng vì quyền lợi của Đảng ban phát bao vây

4/Kết luận Tóm lại bài thuyết trình của Tiến sĩ Trần Huy Bích và GS Lưu Trung  Khảo chỉ có mấy ý kiến  của mấy cựu Cộng Sản, mấy cuộc biểu tình mới đây cùng một vài bài thơ,bản nhac tô điểm cho buổi thuyết trình. Với đề tài 40 Năm Ly Hương – 40 Năm Nhìn Lại Và Hướng Về Tương Lai.của buổi hội thảo và nói riêng ra của hai vị  nói về “ Tình trạng trong nước “thì bài viết này chỉ là một bản tin tóm lược trong một ít ngày gần đây thiếu chiều rộng, thiếu chiều sâu, thiếu căn bản, thiếu hiểu biết. Thiếu căn bản và thiếu hiểu biết thì đã nói ở trên. Nói về chiều sâu thì của một vấn đề cũng không có. Tình trạng trong nước qua 40 năm mà chỉ vỏn vẹn có vài trang giấy sao? Tình trạng của 90 triệu dân trong 40 năm mà chỉ có mấy cuộc biểu tình thế thôi ư? Sao mà Sơ Đẳng Tiểu Học  đến thế nhỉ? Tất nhiên không phải là thế.

5/ Tự vấn

Sau khi đọc xong bài thuyết trình chúng tôi thấy không vừa ý vì  có nhiều thắc mắc về bài viết này. Đó là vấn đề về đề tài thảo luận và vấn dề nhân sự.

a/ Về Đề tài “Tình trạng trong nước”. Nó rộng mênh mông bể sở. Ôi thôi nó có đủ các thứ tình trạng kinh tế,  chính trị, văn hóa, giáo dục, môi trường, xã hội, trộm cắp, cướp của, kẻ cướp cướp của,  chính quyền cướp của, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng,  cướp vườn, tụi Chệt cướp biển, cướp đất, cướp tầu đòi tiền chuộc… giết người, công an giết người,thường dân giết người… xuất khẩu lao động, xuất khẩu phụ nữ… bao nhiêu vấn dề về cuộc sống hằng ngày. Ôi thôi hằng hà sa số chuyện. Tuy nhiên những chuyện ấy tuy lớn nhưng vẫn còn nhỏ, hai vị vẫn có thể bỏ qua được.

Việc bán nước  của bọn Cộng Sản Hà Nội với bọn Chệt mua nước Việt Nam là sự sống còn của cả một dân tộc, sự tồn vong của cả một đất nước mà quý vị quên hay cố tình quên ắt phải có vấn đề. Chúng tôi không tin là hai vị lại không biết đến vấn đề đó lại càng không tin khi cả hai vị cùng quên một lượt một vấn đề trọng đại của cả một dân tộc. Là người quốc gia chân chính, vấn đề mất nước và đưa cả một dân toc vào vòng nô lệ trong tình trạng của VN ngày nay lúc nào cũng canh cánh bên lòng dù biết mình chẳng làm gì được. Quý vị là những người quyền cao chức trọng, là Chủ Tịch Hội Giào Chức, là Cố Vấn Tối Cao của Hội Cựu Học Sinh Bưởi Chu Van An, một lời phản đối, một lời cảnh báo của quý vị cũng gây một tiếng vang lớn trong dư luận Hải Ngoại. Tại sao quý vị không nỡ lên tiếng  về vụ xâm lăng không tiếng súng của bọn Chệt, vụ bán nước như bán tư gia của bon Thủ lãnh Hà Nội lấy tiền bỏ túi , gửi ngân hang ngoại quốc. Hay quý vị bị mắc lòi thề, hay là quý vị bị mua chuộc rồi, hay là quý vị đã đón thời cơ mà đi trước Mật Ước Thành Đô, hay là quý vị bị u mê tối tăm bất ngờ, hay là Quý vị bị thần gì nó ám rồi…? Mọi chuyện đều có thể xảy ra mà không ai có thể ngờ được. Thật bạc phước cho 2 cái Hội bất hạnh của Quý vị.

Cầu mong để những chuyện “hay là “ ấy không xảy ra

b/ Vấn đề nhân sự.

Về tác giả bài thuyết trình: Hai tác giả này, một vị có bằng Tiến Sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, một vị là Giáo Sư kỳ cựu ở một truong  nổi tiếng nhất nước VN, trường Chu Văn An

GS Lưu Trung Khảo. Vẫn nổi danh là một trí thức hiền hòa đạo đức cho đến năm 2012 khi  ông làm một cú đảo chính Big  Minh trong Hội Bưởi Chu Van An xé bỏ Nội Quy chính thức của hội, thiết lập Nội Quy mới với cơ cấu tổ chức mới. Tất cả đều  hoàn toàn bất hợp lệ vì đã không theo đúng thủ tục Nội Quy. Để che dấu cuộc đảo chánh này, họ bèn tự xưng họ là Hội Chu Văn An Chính Danh và gán cho Hội cũ là Hội Ly Khai. Cho đến năm 2014 vì làm một việc đòn sóc hai đầu ông đã mang một biệt danh là Nhị Trùng

Năm 2014, một vụ khác nổ ra tại Hội Cựu Giáo Chức Hải Ngoại. Số là Ông đã giữ chức Chủ Tịch Hội suốt 32 năm, thu niên liễm mà không dóng thuế. Ngoài ra ông còn là bạn thân với  người tên Quyên Di hoạt động trong các lớp Việt Ngữ vùng Nam Cali trong nhiều năm và cách đây 3 năm mới lòi ra là người hai mang vừa hoạt động với Cộng Đồng Việt Nam chống Cộng lại vừa hợp tác với Hà Nội cũng về Việt Ngữ. Cũng trên căn bản này, GS có thể bị mang tiếng lây vì người Tây nói rằng

“Bạn hãy nói cho tôi biết bạn hay giao du với hạng người nào, tôi sẽ nói cho bạn rõ bạn là loại người nào” và nhất là GS có thể mang tiếng  không tốt là đã làm lơ tội bán nước cho bọn Cộng Sản Hà Nội. Theo Vua Lê thì bè lũ Hà Nội là phải bị“chu di tam tộc”. Nếu bị mang tiếng như vậy thì không còn gì là danh thơm, không còn gì là tiếng tốt mà hầu như  hết đời người  GS đã dầy công vun trồng đấy. Bây giờ thì không còn bị chu di tam tộc nữa nhưng nhục nhã lắm đấy Giáo Sư ạ

Nhân sự thứ hai cũng là nhân vật chính vì cùng viết chung bài thuyết trình với GS Lưu Trung Khảo và cũng là người dứng thuyết trình, đó là Tiến Sĩ Trần Huy Bích. Tiến Sĩ Trần Huy Bích nguyên là Giáo Sư trường Bõ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khối Văn Hóa Vụ. Tiến Sĩ Trần Huy Bích đã được Văn Hóa Vụ gửi đi du học tai Hoa Kỳ. Tiếc một điều là sau khi tốt nghiệp bằng  Master ông đã không về nước phục vụ.

Cho đi học,tốt nghiệp xong không về thì đó là một lỗi nặng nhưng nếu thời gian ở lai Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp mà cỏn hùa theo bon phản chiến nữa thì thật sự đáng chê trách hơn.

Thưa Tiến Sĩ, tôi còn nhớ như ngày hôm qua rằng trong ngày 14 tháng 3 vừa qua, Giáo Sư Đỗ Anh Tài đã nhắc đi nhắc lại ít nhất hai lần,” không chấp nhận chế độ cộng sản hay lửng lơ” trong Nội Quy mới trong khi Tiến Sĩ Trần Huy Bích mói đắc cử Chủ Tịch Hội Giáo Chức Việt Nam Nam Cali mà không hề có một lời nói chống Cộng, chống bọn bán nước ở Hà Nội cũng là một chuyện lạ mặc dầu đây là cơ hội bằng vàng để chứng minh câu nói của GS Đỗ Anh Tài. Lạ lắm chứ. Bán nước kiểu này thật là tân kỳ đầy sáng tạo của Đảng ta. Từ khai thiên lập địa dến ngày nay chỉ có bọn quỷ vương này mới có kiểu bán nước theo đúng nghĩa là mày trả tiền cho tao, tao bán cho mày không phải chỉ có đất không mà còn bán cả dân tộc tao 90 triệu người cho mày để mày hành hạ chúng,mày muốn làm gì thì chúng mày cứ làm. Bán nước kiểu này thì đúng là số một rồi. Phải nhớ rằng dân tộc ta có truyền thống đánh bại phương Bắc kể cả mọi trường hợp bán nước từ xưa đến nay. Việt Cộng bán nước kiểu này mới gọi là đầy sáng tạo, tân kỳ mà. Đây là một loại xâm lăng câm nghĩa là Chệt thì cứ lầm lũi  đổ quân vào nước ta mà bộ Đội Việt Cộng thì cứ câm, câm họng, câm súng, câm dân luôn.  Toàn dân ta phải rất tỉnh thức mới được. Thế mà ông Tiến Sĩ lại lờ tít đi thì làm sao mà đánh thức toàn dân được. Thế là cái gì? Thế là làm sao? Không hiểu được. Chúng tôi nhờ độc giả giải thích giùm.

Tóm lại cả hai ông cùng lờ đi cái cuộc xâm lăng câm mà bọn chóp bu ở Hà Nội đã câm họng, câm súng, câm dân trước sự tiến quân câm của bọn Chệt Cộng tràn sang toàn cõi Việt Nam

Vì là cuộc xâm lăng câm nên toàn dân không ngò và do đó không lưu ý

Toàn dân Việt Nam hãy thức dạy chống cuộc xâm lăng câm do bọn Cộng Sản Hà Nội cấu kết với Chệt Cộng Bắc Kinh gian manh thực hiện

Phạm Quang Chiểu

     5/10/2015     2:14 AM  

 

Thư hồi âm gửi ông Phạm Quang Chiểu

 

---------- Forwarded message ----------

From: HBTran <huybichtran@gmail.com>

Date: 2015-05-11 13:03 GMT-07:00

Subject: "Tôi có theo 'phản chiến' hay không?"--Thư hồi âm gửi ông Phạm Quang Chiểu

To: drchieu888@yahoo.com

Thưa toàn thể Quý vị,

 

Tôi được một người quen chuyển cho đọc bài phê bình của ông Phạm Quang Chiểu về bản tóm lược tình trạng trong nước từ 1975 tới nay, do tôi trình bày trong buổi thuyết trình và hội thảo do Hội Ái hữu Cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An Nam California tổ chức ngày 29/4/2015 vừa qua. Cám ơn ông bạn có hảo ý chuyển thư, và xin giải đáp một số điểm do ông Chiểu nêu ra.

 

1/  Khi đọc một số câu của ông Phạm Đình Trọng, nhà văn kiêm Đại tá quân đội miền Bắc, nay đã bỏ đảng: “Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước CSVN vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước …,’ ‘chống Mỹ cứu nước …’ thực chất chỉ là một cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt,” hay, “Sự thật của lịch sử trớ trêu: cái hung tàn thắng cái văn minh,”

tôi chỉ muốn nói: “Nhận thức của một Đại tá trong quân đội CS miền Bắc đã có những thay đổi đáng kể. “Với một người sau nhiều năm tin rằng đó là một “cuộc chiến cứu nước,” nay công khai viết ra như thế là có một bước tiến. Tôi không nói bước tiến ấy đã đủ đối với chúng ta. Nhưng khi chiếu lên những hình ảnh mô tả một đời sống vật chất đầy đủ, một nếp sống tinh thần thảnh thơi, tao nhã thời VNCH đang được in lại cùng phổ biến rộng rãi ở trong nước,

tôi đã nói, “Miền Nam đâu cần được các vị tới giải phóng?” Khi đọc câu của ông Phan Trọng Kháng, cựu trinh sát đặc công, “Sự hi sinh của anh em chúng tôi … là sự hi sinh bị phản bội,”

tôi cũng đã nói: “Cuộc chiến do nhà cầm quyền CS Hà Nội khởi xướng và theo đuổi là một cuộc chiến dựa trên dối trá, làm tàn hại đất nước, và phi chính nghĩa.”

 

2/  Khi nêu câu hỏi tại sao người dân bất mãn, tôi có đưa ra một số nguyên nhân:

--Cướp đất, đền bù không thỏa đáng;

--Nông dân mất ruộng đất mưu sinh, phải ra thành phố kiếm sống ở các khu công nghiệp. Họ bị lợi dụng, bóc lột, nhân phẩm bị xúc phạm; và gần đây nhất, tiền góp vào Quỹ Xã hội có thể bị tước đoạt;

--Môi trường sống ô nhiễm tới mức tàn tệ, mạng sống người dân có thể bị đe dọa.

Tôi cũng đọc một số câu của những nhân vật có đôi chút danh tiếng đang sống ở trong nước để nhấn mạnh thêm về những thảm cảnh ấy, “Nhiều gia đình đói nghèo vì bị cướp đất..,” “ Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Đau xót lắm! Căm hận lắm!” (Nghệ sĩ Kim Chi).

 

3/ Tôi nhìn nhận do thời gian giới hạn (chỉ được nói trong 15 phút, sau tăng thêm thành 20 phút), tôi chưa nói được nhiều về sự sự xâm nhập nguy hiểm của CS Trung Hoa. Tuy nhiên, tôi đã hai lần đưa sự kiện ấy ra qua những câu sau đây:

 

--“Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam, nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ …, thân gỗ bị xẻ làm muôn mảnh đem bán, để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản VN. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh TQ bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.”

--"VN đang chết bởi tay TQ. Nhưng khốn khổ khốn nạn là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hi sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân ... chứ không chịu mất Đảng, mất chế độ CS" (Nhà văn Võ Thị Hảo).

 

Tóm tắt tình trạng quốc nội cả hai miền Nam Bắc suốt 40 năm qua trong 15- 20 phút, quả là một chuyện “trói voi bỏ rọ.” Tôi đồng ý với ông Phạm Quang Chiểu là nhiều sự kiện chưa được đưa ra. Ông Chiểu có lý do để chưa hài lòng. Tôi cám ơn những nhận xét của ông.

 

4/ Tôi cũng cám ơn ông Chiểu đã đưa ra một số lời chỉ trích cá nhân tôi, để nhân đó tôi có cơ hội giải thích. Theo ông Chiểu, sau khi tốt nghiệp bằng M.A., tôi đã “không về nước phục vụ mà còn hùa theo bọn phản chiến”:

 

“Tiến Sĩ Trần Huy Bích đã được Văn Hóa Vụ gửi đi du học tai Hoa Kỳ. Tiếc một điều là sau khi tốt nghiệp bằng Master ông đã không về nước phục vụ.,

Cho đi học, tốt nghiệp xong không về thì đó là một lỗi nặng. Nhưng nếu thời gian ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp mà còn hùa theo bọn phản chiến nữa thì thật sự đáng chê trách hơn.”

 

Trước hết, tôi cám ơn ông Chiểu đã dùng những lời quá nhẹ nếu quả thật tôi hành động như trên. Theo tôi, được quân đội gửi đi nhưng không về sau khi học xong là “trọng tội đào ngũ,” chứ không phải là “lỗi.” Được chính phủ miền Nam cho ra ngoại quốc học mà hùa theo bọn phản chiến là can tội “phản quốc,” chứ không phải chỉ “đáng chê.” Nhưng may thay, tôi không hề phạm những trọng tội ấy.

 

Tôi nghe nói ở Âu châu, nhất là ở Pháp, có một số sinh viên VN tốt nghiệp nhưng không về nước, sau lại hoạt động thiên tả, giúp CS Hà Nội, chống VNCH. Pháp là xứ quá tự do, lại thiên phía Hà Nội trong giai đoạn chiến tranh. Mỹ không chấp nhận chủ nghĩa CS, và là đồng minh của VNCH. Ở Texas trong giai đoạn tôi học, tôi không thấy có những sinh viên như thế. Hoặc nếu có, tôi tin nước Mỹ sẽ trục xuất.

 

Tôi cũng nghe nói ở Mỹ có những sinh viên học xong nhưng không về nước. Nhưng cũng nghe họ phải trốn sang Canada chứ không thể ở lại Mỹ. Tuyệt nhiên đó không phải là trường hợp của tôi. Xin ông Chiểu vui lòng cho biết ông lấy tin ở đâu khi viết rằng tôi “hùa theo bọn phản chiến”?  Đó là một tin thất thiệt, nếu không nói là vu cáo, xúc phạm một cách trầm trọng.

 

Đúng như ông Chiểu viết, tôi đậu xong M.A. cuối Hè năm 1973. Nhưng không như ông Chiểu được thông tin sai là tôi “ở lại để gia nhập bọn phản chiến” (chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ bắt giữ, trục xuất). Tôi đã làm một công việc xứng đáng và có ý nghĩa hơn: học lên PhD, với dự liệu sẽ viết một luận án về cộng sản Trung Hoa. Chuyện này lại xảy ra một cách khá bất ngờ, hoàn toàn ngoài ước vọng của tôi.

 

Trước khi rời Đà Lạt về Sàigòn để lên máy bay sang Hoa Kỳ, tôi cùng 4 người bạn vào chào từ biệt vị thượng cấp trực tiếp là Hải quân Đại tá Nguyễn Vân (lúc ấy là Văn Hóa Vụ trưởng trường VBQG Đà Lạt). Đại tá Vân đã bảo chúng tôi như sau: "Tôi muốn xin cho một số anh sang học để lấy PhD. Nhưng vì ngân sách hạn hẹp, học bổng hiện nay chỉ trả học phí tới cấp Master's. Tuy nhiên nếu khi học ở Mỹ, anh nào học khá, được các giáo sư chú ý, muốn giúp cho học thêm để lấy PhD, thì cứ ở lại học. Chỉ cần viết thư báo cho tôi biết để điều chỉnh tình trạng giấy tờ."  Đại tá Vân hiện nay vẫn mạnh khỏe và minh mẫn, có thể dễ dàng xác nhận những lời ông đã nói với chúng tôi.

Thực tình mà nói, chỉ là một Cử nhân Việt Hán của Đại học Văn khoa, tôi gặp khá nhiều khó khăn về Anh ngữ khi mới sang học ở Mỹ (phải đọc rất nhiều sách về các khoa học xã hội). Không nghĩ mình là một sinh viên đặc biệt xuất sắc, tôi hầu như quên hẳn lời dặn của Đại tá Nguyễn Vân. Sau khi hoàn tất tiểu luận Master's cuối tháng 6 năm 1973, tôi đã gửi một số sách cùng vật dụng muốn giữ lại về nước. Nhưng ngày cuối, khi vào chào từ biệt vị giáo sư hướng dẫn tại Univ. of Texas at Austin là Dr. John A. Laska, tôi ngạc nhiên khi thấy ông khen ngợi bản tiểu luận của tôi, và đề nghị tôi ở lại, học lên PhD với sự trợ giúp của nhà trường.

Tôi bàng hoàng, nhớ lại lời dặn của Đại tá Nguyễn Vân trước khi ra đi, nhưng cũng nói với Dr. Laska là “phải xin phép chính phủ VN cũng như chính phủ Mỹ.” Ông đồng ý, bảo tôi làm đơn xin, kèm theo hai bức thư của ông và của một giáo sư bảo trợ khác (Dr. Arthur H. Moehman), gửi Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng chính phủ VNCH để trình bày đề nghị về trường hợp của tôi. Tôi cũng viết thư riêng, báo tin để Đại tá Nguyễn Vân biết cùng cám ơn Đại tá.

Theo thủ tục, đơn xin học thêm của tôi cùng những thư đề nghị của các giáo sư bảo trợ được gửi tới tòa Đại sứ VNCH ở Washington, DC. Ít ngày sau, tôi nhận được từ tòa Đại sứ bản chụp một Phiếu chuyển, cho biết hồ sơ đã được gửi về Bộ Quốc phòng ở Sàigòn, với cước chú: “Trân trọng kính chuyển để thẩm định,” cùng hàng chữ sao gửi cho tôi “để tường.” Hiện nay, tuy hơn 40 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn giữ được bản sao những bức thư của các giáo sư, cũng như bản chụp Phiếu chuyển ấy của Toà Đại sứ.

Các giáo sư của Đại học Texas cũng tham khảo ý kiến sở Di trú thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về trường hợp của tôi. Để được miễn học phí (khá nặng), tôi phải được ghi trong hồ sơ là một nhân viên làm ít giờ cho phân khoa (các vị muốn biết việc tôi làm như thế có trái luật hay không). Ít hôm sau, một nhân viên sở Di trú tiếp xúc với tôi, cho biết “chỉ được học, không được đi làm ở bên ngoài,” nhưng “được làm tối đa 15 giờ mỗi tuần cho Đại học.” Tôi theo đúng chỉ thị ấy. (Để có một phụ cấp khiêm nhượng, đủ sống để theo đuổi việc học, tôi chỉ làm 8 giờ mỗi tuần cho trường, và công việc ấy cũng chỉ mang tính cách tượng trưng). Học, chứ không phải ở lại Mỹ kiếm tiền, là mục đích duy nhất của tôi.

Cũng xin nói thêm là trước khi sang Hoa Kỳ, tôi đã được một người bạn thân (đậu PhD năm 1965, đang dạy ở Đại học Luật) khuyên là nên chuyên tâm nghiên cứu về cộng sản Trung Hoa khi học lên cấp cao. Một trùng hợp lý thú nữa là chính vị giáo sư hướng dẫn của tôi ở Đại học Texas cũng muốn tôi viết luận án về đề tài ấy. Nếu sau khi tôi hoàn tất PhD mà VNCH vẫn còn, chắc chắn tôi sẽ về nước như một giảng sư có PhD của trường Võ Bị Quốc Gia mà tôi rất yêu mến cùng hãnh diện phục vụ, một chuyên viên về cộng sản TH cho đất nước VN chúng ta.

Tôi bắt đầu học chương trình PhD từ tháng 9-1973. Sau đúng một năm, qua mùa Thu niên khóa 1974-75, tôi lấy xong các khóa học cần thiết. Qua mùa Xuân 1975, tôi vừa đậu xong kỳ "qualified exam" để được công nhận là "PhD candidate" thì bên nhà rung rinh, rồi sụp đổ. Cho tới 30-4-1975, tôi vẫn còn là một sinh viên.

 

Suốt 1 năm 8 tháng theo học trong chương trình PhD, tôi vẫn trông đợi tin từ VN. Nếu nhận được văn thư báo tin “đơn xin học thêm bị bác,” đương nhiên tôi sẽ về nước ngay kẻo mang tội “đào ngũ.” Suốt cho tới 30-4-1975, tôi không nhận được bất cứ văn thư nào mang ý nghĩa như thế. Các giáo sư của Đại học Texas cũng không nhận được hồi đáp nào từ chính phủ VN.

 

Cũng xin nói ngay là khi nhận sự trợ giúp của Đại học Texas để học thêm năm 1973, không phải là tôi sợ nguy hiểm khi trở về VN. Với bằng M.A. vừa nhận được, chắc chắn tôi vẫn sẽ là một giảng viên thuộc Văn Hóa Vụ trường VBQG Đà Lạt, nhiều phần được thăng cấp. Cuộc sống của một giảng viên Văn Hóa Vụ thuộc loại khá thoải mái. Trong tinh thần một Đại học, sinh viên học bằng cách đặt câu hỏi, các giảng sư/giáo sư chúng tôi chỉ phải dạy từ 8 tới 12 giờ mỗi tuần, thời giờ còn lại dùng cho việc đọc sách và nghiên sách, đúng sở thích của tôi. Đà Lạt lại sạch sẽ và mát, đối với tôi là nơi ở “lý tưởng.”

 

 

Cũng không phải tôi ham thích danh hiệu, bằng cấp. Sống ở Nam California hơn 30 năm qua, tôi đã được biết đến là khiêm nhượng, không khoa trương. Đối với tôi, kiến thức và thực học quan trọng hơn tước hiệu, văn bằng. Không phải chỉ ở VN hiện nay mới có “Tiến sĩ giấy.” Tôi muốn học để có thêm kiến thức cùng phương pháp nghiên cứu. Cho tới nay, tôi vẫn không thể quên những lời anh bạn thân, căn dặn tôi trước khi ra đi: “Mày phải học thật kỹ về cộng sản Trung Hoa. Nước mình nhỏ, nước nó lớn, chẳng may mình ở bên cạnh nó. Tao cũng muốn học về Trung Hoa nhưng không có “background,” không đọc được ba cái “chữ nho chữ nhe,” không nhớ sử Tàu. Mày đọc được chữ Hán và thông thạo sử Tàu, học về Trung Hoa là phải và đúng nhất.”

 

Có một điều vẫn khiến tôi day dứt suốt 40 năm qua: ngày 30-4-1975 tôi chưa học xong, đang ở Mỹ an toàn, trong khi bên nhà sụp đổ. Cùng với toàn thể dân miền Nam, các  bạn tôi ở Việt Nam phải trải qua những tháng kinh hoàng. Sau đó là tủi nhục, đói khổ, tù đầy, gia đình tan nát… Cũng có những chết chóc khi vượt biển, vượt biên... Tôi vẫn mang mặc cảm “có tội” vì đã không học xong trước tháng 4-1975. Nhưng với 1 năm 8 tháng (từ tháng 9-1973 tới tháng 4-1975), không mấy ai có thể hoàn tất PhD! Toàn thể dân miền Nam đều chịu chung một cái “nghiệp,” cách này hay cách khác.

 

Có người nói với tôi: “Mọi chuyện trên đời đều có “nhân,” có “quả,” có “duyên,” có “nghiệp.” Tôi cũng tin đạo Trời vẫn “chí công vô tư.” Người thiệt thòi chỗ này sẽ được đền bù chỗ khác, và ngược lại. Một người vô cùng từng trải là Nguyễn CôngTrứ đã có câu: “Ra trường danh lợi vinh liền nhục.” Các bạn tôi vẫn thấy tôi luôn luôn có thái độ nể trọng đặc biệt với những bạn từng ở đơn vị nguy hiểm khi chiến đấu cho miền Nam, cùng những bạn chịu nhiều năm tù đầy. Nói rằng tôi “hùa theo bọn phản chiến” là một xúc phạm và vu cáo trầm trọng.

 

Tôi mong rằng ông Phạm Quang Chiểu đã không có ác ý, chỉ là nhận được thông tin sai. Trong tinh thần đồng môn Chu Văn An, tôi rất vui mời ông tới chơi, đưa ông coi một số văn kiện, giấy tờ, để xác nhận rằng những lời tôi nói trên là đúng với sự thật.

 

Trân trọng,

 

Trần Huy Bích

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

 

 

From: VietHai Tran  iethai712@yahoo.com

 

**Ngày 30 tháng 4 mỗi người chúng ta u sầu buồn bã, riêng ông nghè giấy vui mừng hớn hở, hôm nay thầy Bích bảo tôi nên lịch sự với những tay không xứng đáng để lịch sự, để tử tế,... Đức tính can đảm đôi khi khá hiếm.

Buồn, vô cùng thất vọng...

VHLA

**Thưa thầy Bích, chúng ta mất miền Nam tự do, một phần do những tay phản phúc, ăn cơm QG thờ ma CS, loại trí thức khoa bảng Mao tôn vinh. Chúng ta không thể tử tế với những cái sai quấy, những ngụy biện, thời cơ chủ nghĩa, hay cái ác tính của CSVN, muôn đời không chơi và không nên, nếu thầy Bích muốn tử tế với kẻ mà tôi không muốn lân la qua i-meo, không thích đọc meo mà sao ông giời khiến cho meo nghè giấy phong văn Thành Tuy Hạ, văn phong Pháo Đại Quang cứ mãi rơi vào hộp thư của tôi, khổ không chứ lị ? Muốn rõ về nghè giấy xin thầy Bích nhín chút thì giờ qua....

**Những ai trên 70 tuổi hay tuổi được vào hàng thượng thọ cao niên được cung kính miễn tố (?), văn hóa VNCH suy tôn, dĩ nhiên điều này không bao gồm những tay "nhà văn hóa giáo dục" Nguyễn Thiện Nhân, "sử gia" Võ Nguyên Giáp, "luật sư" Nguyễn Tấn Dũng, "luật sư" Trương Tấn Sang... với những kẻ có "bằng cắp dỏm hay giả hiệu",... hay có đảng tịch như "nhà văn hóa" Trần Bạch Đằng, "thi sĩ đảng tịch" Tố Hữu,... Tôi đề nghị thầy Bích xem gương thầy Khảo, những kẻ khuynh tả, "thiên lề trái" dứt khoát không khoan dung phường phản trắc 30-04/75, không hòa hợp hòa giải, không giao lưu hợp lưu với bọn crooked opportunists, lousy sophists,...

Thầy Bích muốn biết rõ về người mà thầy bênh vực nhè nhẹ, xin xem các link sau:

Xin hỏi thầy Lưu Trung Khảo nếu VH viết " Đừng tin những gì "nhà sử học" dỏm Nguyễn Nhã  viết...", thế thì lời ni là nặng hay nhẹ khi suy ngẫm về các links truy tầm trên net.

+++++++++++++++++++++++++++++

3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn).

Lời tòa soạn: - Sau khi 2 bài biên khảo của tác giả Nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày thứ Tư 25 tháng Tư, 2016; tòa soạn nhận được nhiều ý kiến đóng góp (khích lệ về những khám phá mới). Có nhiều vị đã gởi cả một số bài viết liên quan đến chủ đề Văn Hóa-Văn Học do ban biên tập đưa ra. Để rộng đường tham khảo, tòa soạn đăng tải hai bài dưới đây, mời quý bạn đọc theo dõi.Trân trọng cám ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến đề tài này và cũng xin cám ơn Nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục. (VH)   

image006image008image010

Thứ Năm, ngày 17 tháng 3 năm 2016

Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại

image012

Nguyễn Đình Đầu

Phần I: Thời Kỳ dựng nước

1. HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC GỌI LÀ VĂN LANG, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG CHÂU, CHIA NƯỚC THÀNH 15 BỘ:

“Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương lấy quốc hiệu la XÍCH QUỶ”’1‘. Nước Xích Quỷ bắc giáp hồ Động Đình, đông giáp biển Nam Hải, nam giáp nuớc Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục.

“Vua đầu của họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương, tương truyền là vị vua trước tiên của nước ta, sinh ra Lạc Long Quân… Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra được một trăm người con trai: đó là tổ tiên của Bách Việt, tôn con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi dựng nước gọi là VĂN LANG, đóng đô ở Phong Châu, truyền nhau được mười tám đbi, đều gọi là Hùng Vương”[1].  (Bản đồ 1)

image014
Hầu hết sử thần nhà Nguyễn và vua Tự Đức đều cho các truyền thuyết “tiên rồng’, “trăm trứng” hay “trăm con trai” là “đồng một loại hoang đường”, và chỉ nhận đó là “một lời chúc” cho dân tộc mau phát triển và sống trong tình nghĩa đồng bào ruột thịt[2].

“Khởi đầu chia nước ra mười lăm bộ là[3]:

  1. Giao Chỉ (sau là Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Hưng Yên)
  2. Chu Diên (sau là Sơn Tây).
  3. Phúc Lộc (sau cũng là Sơn Tây).
  4. Vũ Ninh (sau là Bắc Ninh).
  5. Việt Thường (sau là Thuận Hóa, Quảng Nam).
  6. Ninh Hải (sau là Quảng Yên).
  7. Dương Tuyền (sau là Hải Duơng).
  8. Lục Hải (sau là Lạng Sơn).
  9. Vũ Định (sau là Thái Nguyên, Cao Bằng).
  10. Hoài Hoan (sau là Nghệ An).
  11. Cửu Chân (sau là Thanh Hóa).
  12. Bình Văn (chưa biết ở đâu).
  13. Tân Hưng (sau là Hưng Hóa, Tuyên Quang).
  14. Cửu Đức (sau là Hà Tĩnh).
  15. Văn Lang (là nơi vua đóng đô, tức Phong Châu, sau thuộc hai tỉnh Vĩnh Tưòng và Lâm Thao của tỉnh Sơn Tây).

Nước VĂN LANG gồm mười lăm bộ, ‘ đông giáp Nam Hải, tây liền Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam tiếp nước Hồ Tôn”[4].

Nam Hải tức biển Đông, Hồ Tôn sau là Chiêm Thành. Nước Văn Lang “đông giáp Nam Hải”, “nam tiếp nước Hồ Tôn” là đúng, nhưng “bắc đến hồ Động Đình” và “tây liền Ba Thục” thì sai. Địa bàn đó là quá rộng lớn, bao gồm khắp vùng Hoa Nam, là nơi cư trú của tất cả các dân tộc Bách Việt chứ không phải của riêng người Lạc Việt. Người Lạc Việt cũng chưa bao giờ thống lãnh toàn thể các dân tộc Bách Việt, vả lại, vị trí của 15 bộ đều tập trung ở bắc phần Việt Nam nay.

Sử thần Nguyễn triều đã cẩn án: “Sử cũ chép nước Văn Lang phía tây tiếp Ba Thục, phía bắc đến Động Đình, chẳng là quá sự thật lắm ru?”[5]. Chính Tự Đức cũng đã phê: “Quảng Tây cùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Vân Nam và Tứ Xuyên gần nhau, tức là đất Sở và Thục xưa. Làm sao biết đuợc tới đó? (an tri kỳ sở giới hà như?)a). Ngay như tên 15 bộ cũng có ba danh sách khác nhau và bị Lê Quý Đôn đặt nghi vấn hết: “Tôi ngờ rằng, những tên đó là do các hậu Nho góp nhặt vay mượn chép ra”[6].

 

Dân số” cuối thời Văn Lang, ở niên đại 3000 trước Công nguyên, có khoảng 500.000 người.

Từ vài chục năm nay, ngành khảo cổ học đã phát hiện ra quá trình liên tục của nền văn minh sông Hồng (hay còn gọi là văn minh Văn Lang, văn minh Đông Sơn)[7]. Quá trình này đuợc giải thích khá rõ: “Văn hóa Đông Sơn không còn là một hiện tượng đột ngột, gián đoạn, mà là kết quả tất nhiên của một quá trình phát triển liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt. Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gồ Mun là ba giai đoạn phát triển tiền Đông Sơn tiêu biểu cho dòng chủ lưu của vùng trung du và vùng cao châu thổ sông Hồng vốn được coi là “Đất tổ” của các vua Hùng, là trung tâm của nước Văn Lang”(4). Đó là “một quá trình hình thành tại chỗ nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là Đông Sơn”. “Quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh sông Hồng gắn liền với quá trình liên kết các địa phương thành lãnh thổ Văn Lang, quá trình đấu tranh và dung hợp các bộ lạc, các nhóm dân cư lại thành cộng đồng cư dân Văn Lang, chủ nhân của nền văn minh ấy”[8]. (Bản đồ 2)

image016

Cho nên, tuy vẫn cần tìm hiểu thêm về thời điểm xuất hiện và danh xưng họ Hồng Bàng, về Hùng Vương hay Lạc Vương, về tên gọi các bộ lạc, v.v…, ta đã có thể khẳng định là “nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là Đông Sơn” đã ghi dấu giai đoạn hình thành “quốc gia” của 15 bộ tộc Lạc Việt liên kết với nhau dưới quyền một “trưởng thượng” chung. Hình thức quốc gia đó còn sơ sài và lỏng lẻo, nhưng “đồng bào” đã biết khai thác thủy triều lên xuống mà làm ruộng lạc và sống theo những “phong tục thuần hậu, chất phác”.

 

Những người chép sử xưa thường lẫn nước Văn Lang với nước Xích Quỷ. Theo tục truyền thì “Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nuớc Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nuớc Hồ Tôn, phía tây giáp Ba Thục, phía đông giáp bể Nam Hải… về sau, nuớc Xích Quỷ chia ra những nước gọi là Bách Việt… Đấy cũng là một điều nói phỏng, chứ không có lấy gì làm đích xác được”[9]. “Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất” (2879 trước CN), mà sử ta cũng lấy năm Nhâm Tuất là đầu đời Hồng Bàng và nuớc

Văn Lang, nên cũng không cần nghiên cứu thêm về địa bàn nước Xích Quỷ nữa. vả lại chưa chắc đã có tên nước Xích Quỷ!

 

2. THỤC VƯƠNG CHIẾM LẤY VĂN LANG, ĐỔI TÊN NƯỚC LÀ ÂU LẠC, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG KHÊ

Họ Hồng Bàng làm vua “cả thảy hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm (2879-258 trước CN), không biết lấy bằng cứ ở đâu”[10]. Vào năm Quý Mão (258 tr.CN), Thục Phán đem quân chiếm lấy Văn Lang, đổi tên nước là Âu LẠC, đóng đô ở Phong Khê. “Theo sử cũ, vương họ Thục, tên Phán, người nước Ba Thục”[11]. sử thần nhà Nguyễn không tin Phán là người Ba Thục vì nước này cách Văn Lang tới hai ba ngàn dặm, khó mang quân đến lắm, vả lại khi ấy Ba Thục đã bị tiêu diệt rồi, đâu còn vua nữa, nên phỏng đoán: “Hoặc giả ngoài cõi tây bắc, gần nước Văn Lang, còn có một họ Thục khác bèn được nhận là Thục Vương cũng chưa biết được. Nếu nói Thục Vương là người Ba Thục thì không đúng”(3). Mùa xuân, tháng Ba, “vua xây thành ở Phong Khê, rộng một ngàn trượng, xoay quanh tròn như hình con ốc, gọi là Loa thành” (ở Cổ Loa nay), về nguồn gốc Thục Phán và Ba Thục, còn khá nhiều giả thuyết khác nữa[12].

 

Một truyền thuyết bằng thi ca của người Tày nói về bộ lạc Nam Cương xưa, có lẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Thục Phán và tại sao đặt quốc hiệu là Âu Lạc. “Ớ phía Nam Trung Quốc, đầu sông Tả Giang, về gần nước Văn Lang, có bộ Nam Cương, hùng cứ một phương. Bộ này do Thục Chế tức An Tri Vương đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình do chín xứ hợp thành. Các xứ cứ ba năm triều cống một lần. Chín xứ ấy là: Thạch Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thạch An, Phúc Hoa, Thượng Lang, Quảng Nguyên, Thái Ninh, Quy Sơn… Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi. Con là Thục Phán lên thay”[13]. Người của bộ lạc Nam Cương và các xứ lân cận cũng là một dân tộc Việt mà Trung Quốc gọi là Quỳ Việt hay Tây Âu. Sau này có sắc dân nguời Choang và nguời Tày, chính là hậu duệ của Tây Âu. Khi Thục Phán chiếm đuợc Văn Lang thì hợp nhất hai nhóm dân tộc Âu Việt (cũng gọi là Tây Âu) với Lạc Việt thành một Quốc gia và lấy quốc hiệu là Âu LẠC. Nước Âu Lạc chưa chia ra đơn vị hành chính, mà vẫn giữ các bộ lạc tự trị và cha truyền con nối. Đó là các bộ lạc: (Bản đồ 3)

image018

Mê Linh

Tây Vu

Liên Lâu

Long Biên

Chu Diên

Bắc Đái

Kê Từ

An Định

Câu Lậu

Khúc Dương

Vô Công

Dư Phát

Tư Phố

Cư Phong

Vô Biên

Đô Lung

Hàm Hoan

 

Bộ lạc Tây Vu là bộ lạc căn bản của Thục Phán, nguyên trước chỉ ở miền thượng lưu sông Lô, bao gồm cả miền thượng lưu sông Gầm và sông Chảy, tức miền Hà Giang và bắc Tuyên Quang ngày nay. Địa bàn này là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Họ cũng ở trên một phần đất của Long Biên nữa[14].

 

Dân số cuối thời Âu Lạc, ở niên đại 180 trước Công nguyên, có khoảng 600.000 người.

Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc, thì bên Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất thiên hạ. Năm 214 trước CN, Thủy Hoàng sai Đồ Thư đi đánh Bách Việt. An Dương Vương đành chịu phục nhà Tần. Nhà Tần mới chia đất Âu Lạc thành ba đơn vị gọi là:

– Quận Nam Hải (Quảng Đông).

– Quận Quế Lâm (Quảng Tây).

– Tượng Quận (Bắc Việt).

Với những sử liệu phát hiện gần đây, niên đại của nước Âu Lạc đuợc điều chỉnh lại: Nhà Tần đem quân xâm chiếm địa bàn Tây Âu của Thục Phán và Lạc Việt của Hùng Vương năm 214 trước CN. Năm 208 trước CN, Thục Phán đứng đầu cả 2 bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt, đuổi được quân nhà Tần, rồi lập ra nước Âu Lạc và xưng là An Dương Vương (208-179 tr.CN)[15], chỉ tồn tại khoảng gần 30 năm. (Bản đồ 4)

 image020

[1]    Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (VNSL). In lần thứ 6 – Tân Việt, Sài Gòn, 1958. tr23.

[2]    KĐVS, sđd, tr.11-13.

[3]    Như trên. tr. 17-23.

[4]    KĐLS, sđd, trang 17. – Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh. Lịch Sử Việt Nam I (LSVN). NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1985. Trang 105, cước chú 2: “Hiện nay có ba danh sách khác nhau về 15 bộ của nước Văn Lang được chép trong những thư tịch xưa nhất của ta. Việt Sử Lược chép là: Giao Chỉ, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Xuân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Nam, Cửu Đức. – Lĩnh Nam Chích Quái chép là: Giao Chỉ, cửu Chần, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Minh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chần, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lầm, Tượng Quận. – Dư địa chí của Nguyễn Trãi và KĐVS ghi lại như trên”.

[5]    KĐVS, sđd, trang 19-21.

[6]    LSVN, sđd, trang 105.

3.4. Như trên, trang 107-109.

[8]    Như trên, trang 107-109.

[9]    Trần Trọng Kim, VNSL, sđd. tr.23-24.

[10]  KĐVS, sđd, tr.37.

[11]  Như trên, tr.37.

[12]  Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Khoa Học Hà Nội, 1964. tr.18-20.

[13]  Như trên, tr.20.

[14]  Như trên, tr.27.

[15]  Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sđd, tr 141-144.

Phần II: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập

1. NƯỚC NAM VIỆT (207- 111 TRƯỚC CN)

Nhà Tần đổi nuớc Âu Lạc thành Tượng Quận nhưng không trực trị, họ Thục vẫn làm vua. Chẳng được bao lâu nhà Tần suy, quan úy quận Nam Hải là Triệu Đà nổi lên tự lập, đem quân đánh lấy nước Âu Lạc, lập ra nước NAM VIỆT vào năm 206 tr. CN . Từ đó, nhà Thục chấm dứt và đã làm vua Âu Lạc được 50 năm. Triệu Đà sai hai viên sứ thần coi giữ hai quận Giao Chỉ và cửu Chân (địa bàn Âu Lạc cũ). (Bản đồ 5)

 image022

Ở Nam Việt, Triệu Đà xưng đế. Bên Trung Quốc, nhà Hán dứt họ Tần và họ Sở. Nhà Triệu làm vua Nam Việt được 96 năm (207- 111 tr. CN) truyền được 5 đời:

– Triệu Vũ Vương (207- 137 tr.CN). – Triệu Văn Vương (137-125 tr.CN). – Triệu Minh Vương (125- 113 tr.CN). – Triệu Ai Vương (113- 112 tr.CN). – Triệu Dương Vương (112-111 tr.CN) .

 

2. THUỘC NHÀ TÂY HÁN (111 TR.CN-39 SAU CN) VÀ THỜI TRƯNG NỮ VƯƠNG (40-43)

Năm 111 tr.CN, nhà Hán sai Lộ Bác Đức sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam Việt, rồi cải là Giao Chỉ Bộ và chia ra làm 9 quận:

1. Nam Hải (Quảng Đông) 2. Thương Ngô (Quảng Tây) 3. Uất Lâm (Quảng Tây) 4. Hợp Phô (Quảng Đông) 5. Giao Chỉ (từ Bắc Việt tới Ninh Bình) 6. Cửu Chân (từ Ninh Bình tới Hoành Sơn) 7. Nhật Nam (từ Hoành Sơn tới Đèo cả) 8. Châu Nhai (đảo Hải Nam) 9. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam) .

Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên ba quận: Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Dân số” cuối thời thuộc Hán, ở niên đại đầu Công nguyên, có 666.013 nguời.

 image024

QUẬN GIAO CHỈ chia ra 10 huyện là: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Đào Duy Anh phân tích khá rõ theo Thủy Kinh Chú rồi kết luận: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền tây-bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, một góc tây- nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, bấy giờ chưa được bồi đắp; lại phải thêm vào dấy một vùng về phía tây-nam tỉnh Quảng Tây”

QUẬN CỬU CHÂN, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Tiền Hán Thư, gồm 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên. Sách Hậu Hán Thư chỉ kể 5 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Hàm Hoan, Vô Công, Vô Biên. Bảy huyện trên được phân bố từ phía nam tỉnh Ninh Bình đến Hoành Sơn . (Bản đồ 6)

 

QUẬN NHẬT NAM gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ Anh, Lô Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì năm huyện đó được phân bổ từ phía nam Hoành Sơn tới núi Đại Lãnh (gần đó có núi Đá Bia làm ranh giói giữa Phú Yên với Khánh Hòa nay).

Sách KĐVS đã “chú” khá kỹ địa bàn từng quận huyện một, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu địa lý học lịch sử vẫn còn bàn cãi ở một số” nơi chưa nhất trí .

 

2. TRƯNG VUƠNG TRỊ VÌ BA NĂM, ĐÓNG ĐÔ Ở MÊ LINH, CHƯA ĐẶT QUỐC HIỆU VÀ PHÂN BỐ CUƠNG VỰC

Tháng 2 mùa xuân năm 40, “Trưng Trắc, người con gái quận Giao Chỉ, dấy binh đánh thái thú Tô Định, đuổi hắn, tự lập làm vua”. Vì thù chồng, nợ nước, “Vương bèn cùng em gái Trưng Nhị dấy binh.. Vương đến đâu thì như cỏ rạp theo làn gió… dẹp yên 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh”. Tháng 3 mùa xuân năm 42, “quân Mã Viện đến Lãng Bạc đánh với Trưng Trắc, phá được, Trưng Trắc lui giữ Cẩm Khê… Tháng giêng mùa xuân (năm 43), Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị chống cự quân Hán, bị thua mà mất… Mã Viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà… đến huyện Cư Phong (đất ấy nay ở Thanh Hóa)” . Sau đó, Mã Viện kéo quân tới tận Đèo Cả, nơi có núi Đá Bia mới dẹp yên được các cuộc nổi dậy ở khắp địa phương.

Ở phần này, chúng ta chỉ quan tâm đến địa chỉ và địa danh để xác định trên bản đồ, còn phần lịch sử xin lướt qua.

 

3. NHÀ ĐÔNG HÁN (25-220) ĐỔI GIAO CHỈ THÀNH GIAO CHÂU (203)

Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, nay gọi là Đông Hán, đem phủ trị về đóng ở Mê Linh (đến cuối đời Đông Hán mới dời về Long Biên). Đến năm Quý Mùi (203), “Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao Chỉ làm Giao Châu. Vua nhà Hán thuận cho” .

 

4. NHÀ ĐÔNG NGÔ (222-280) TIẾP QUẢN GIAO CHÂU

Nhà Đông Hán mất ngôi (220) thì Trung Hoa chia ra ba nước gọi là Tam Quốc (220-265), tức Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Đất Giao Châu bấv giờ thuộc về Đông Ngô. Năm 226, Ngô Tôn Quyền “lấy từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu, từ Giao Chỉ về nam gọi là Giao Châu” . Được ít lâu, nhà Ngô lại bỏ Quảng Châu cho hợp lại với Giao Châu như cũ. (Bản đồ 7)

 

 image026

NĂM 248, BÀ TRIỆU THỊ TRINH Nổi LÊN CHỐNG NHÀ NGÔ

Bà là nguời huyện Nông Cống, “có sức mạnh, lại có chí khí và lắm mưu lược…; vì quan lại nhà Ngô tàn ác, Triệu Quốc Đạt mới khởi binh đánh quận cửu Chân. Bà đem quân ra đánh giúp anh, quân sĩ của Triệu Quốc Đạt thấy bà làm tưóng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ… bà chống nhau với nhà Ngô đuợc năm sáu tháng. Nhưng vì quân ít thế cô, đánh mãi phải thua, bà đem quân đến xã Bồ Điền (sau là xã Phú Điền huyện Mỹ Hóa tỉnh Thanh Hóa) rồi tử tiết. Bấy giờ mới 23 tuổi”.

 

NĂM 264, NHÀ NGÔ CHIA LẠI ĐẤT GIAO CHÂU

“Nhà Ngô lấy đất Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt châu trị ở Phiên Ngung (TP Quảng Châu, Trung Quốc nay), lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đặt châu trị ở Long Biên. Đất Nam Việt của Triệu ngày trưóc thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đấy” . (Bản đồ 8)

 image028

5. GIAO CHÂU DƯỚI THỜI NHÀ TẤN (265-420) VÀ NAM BẮC TRIỀU (420-588) (Nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương nối tiếp nhau)

Tên Giao Châu vẫn giữ nguyên, nhưng tên và địa bàn huyện thì thay đổi qua mỗi “nhà” đến thống trị. Sau đây là tình hình phân bổ Giao Châu từ cuối Ngô đến Tống: Giao Chỉ: 14 huyện, 12.000 hộ.

Long Biên, Câu Lậu, Vọng Hải, Liên Lâu, Tây Vu, Vũ Ninh, Chu Diên, Khúc Dương, Ngô Hưng, Bắc Đái, Kê Từ, An Định, Vũ An, Quân Bình (theo Tấn Thư và Tống Thư). Tân Xương: 6 huyện, 3.000 hộ. Mê Linh, Gia Hưng, Ngô Định, Phong Sơn, Lâm Tây, Tây Đạo. Nhà Tấn đổi tên quận làm Tân Xương, các huyện thì vẫn giữ theo nhà Ngô. Vũ Bình: 7 huyện, 3.000 hộ. Vũ Ninh, Vũ Hưng, Tiến Sơn, Căn Ninh, Vũ Định, Phú Yên, Phong Khê. Nhà Tấn cũng vậy. Cửu Chân: 7 huyện, 3.000 hộ. Tư Phô, Di Phong, Trạm Ngô, Kiến Sơ, Thưòng Lạc, Phù Lạc. Nhà Tấn lập thêm huyện Tùng Nguyên. Cửu Đức: 8 huyện, không rõ số hộ. Cửu Đức, Hàm Hoan, Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Khúc Tư, Đô Hào, Việt Thường. Nhà Tấn đổi Dương Thành làm Dương Toại, lại tách Dương Toại mà lập Phố Dương, lập thêm Tây An, theo Hà Chí thì còn có huyện Việt Thường, lập từ đời Ngô, sang đời Tấn thì không có. Nhật Nam: 5 huyện, 600 hộ. Tượng Lâm, Lô Dung, Chu Ngô, Tây Quyển, Tỷ Ảnh. Nhà Tấn tách Tây Quyển mà đặt Thọ Linh, tách Tỷ Anh mà đặt Vô Lao .(theo Tấn Thư và Tống Thứ).

 

‘Theo tình hình các quận huyện như trên thì chúng ta thấy rằng ở thời Tam Quốc và thời Lưỡng Tấn, sau khi nhà Ngô chiaGiao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu thì đất Giao Châu sau này trở thành lãnh thổ của nuớc ta trong thời tự chủ, không còn gồm dải đất ở miền Quảng Tây nữa. Chúng ta lại biết rằng cuối đời Hán, nước Lâm Ấp đã được thành lập tại miền Quảng Nam và đến đời Vĩnh Hòa nhà Tấn (345-356), nước ấy đã chiếm cứ hết đất Nhật Nam cũ mà vươn ra đến Hoành Sơn.

Như vậy thì đất Giao Châu đời Tấn đại khái là tương đương với miền Bắc Bộ và miền Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh của nước ta ngày nay” .

Nhà Lương chia Giao Châu làm nhiều châu mới:

1. Ái Châu trên đất quận cửu Chân cũ (Thanh Hóa) 2. Đức Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh) 3. Lợi Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh) 4. Minh Châu trên đất miền đông-bắc Giao Châu cũ (Quảng Ninh). 5. Giao Châu thu nhỏ trên đồng bằng và trung du Bắc Bộ. (Bản đồ 9)
image030

6. NĂM 544, LÝ BÔN XƯNG NAM VIỆT ĐẾ, ĐẶT NIÊN HIỆU LÀ THIÊN ĐỨC, ĐẶT QUỐC HIỆU LÀ VẠN XUÂN

Sau khi thắng địch quân, Lý Bôn đã lập điện Vạn Xuân làm triều nghi, đặt trăm quan, nhưng chưa thấy phân bổ lại cương vực. Các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương nào, thì vẫn dùng địa danh đương thời. Như khi nói “Lý Bôn là người hào hữu quê Thái Bình, tài kiêm văn võ”. Thái Bình đây “thuộc về Phong Châu ngày trước, nay ở vào địa hạt tỉnh Sơn Tây nhưng không rõ là chỗ nào, chứ không phải là phủ Thái Bình ở Sơn Nam mà bây giờ là tỉnh Thái Bình” . Đối với các địa danh khác cũng vậy: thành Gia Ninh (sau ở huyện Tiên Lãng tỉnh Phúc Yên), động Khuất Liêu (thuộc đất Hưng Hóa), hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú), đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hải Hưng) vv… Động Khuất Liêu lại được đọc là động Khuất Lão (là tên một khu đồi hiện nằm giữa hai xã Văn Lang và cổ Tuyết thuộc huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú” (Bản đồ 10)

image032

Nước VẠN XUÂN tồn tại được 58 năm, trải qua ba đời vua:

– Lý Nam Đế (Lý Bôn) 544-548. – Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) 549-571. – Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) 571-602.

Dân số nước Vạn Xuân, ở niên đại 544, có khoảng 1.000.000 người.

Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở nước ta, thì vua Văn Đế nhà Tùy thống nhất được Trung Hoa. Năm 602, vua Tùy sai Lưu Phương đem 27 dinh quân sang đánh chiếm Vạn Xuân 

 

7. CƯƠNG VỰC VÀ CÁC CUỘC TRANH ĐẤU DƯỚI CÁC ĐỜI NHÀ TÙY, NHÀ ĐƯÒNG (603-907)

a) NHÀ TÙY (589-617)

sau khi chiếm được Vạn Xuân năm 602, liền chia Giao Châu ra làm 5 quận:

– Quận Giao Chỉ gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An Nhân. – Quận Nhật Nam gồm 8 huyện: cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quang An. – Quận Tỷ Anh gồm 4 huyện: Tỷ Anh, Chu Ngô, Thọ Linh, Tây Quy ển. – Quận Hải Âm gồm 4 huyện: Tân Dung, Chân Long, Đa Nông, An Lạc. – Quận Tượng Lâm gồm 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang, Nam Cực.

Ngoại trừ một số” địa điểm còn để nghi vấn, nhà địa lý học lịch sử Đào Duy Anh đã nghiên cứu thỏa đáng cả địa bàn lẫn duyên cách của các châu huyện trên trong thiên khảo luận có giá trị của mình . (Bản đồ 11)
image034

b) NHÀ ĐƯỜNG (618-907) tiếp nối nhà Tùy “cai trị nước ta khắc nghiệt hơn cả”.

“Nhà Đường sửa lại toặn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu quận. 622, nhà Đường đặt Giao Châu đại tổng quản chủ để lãnh quản 12 châu: Giao, Phong, Ái, Tiên, Diễn, Tống, Từ, Hiểm, Đạo, Long, tức là cả miền Bắc nước ta, từ biên giới Việt – Trung đến Hoành Sơn”.

Năm 679, đổi Giao Châu làm An Nam Đô Hộ Phư, cai quản 12 châu, 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khỏi đầu từ đấy. Năm 757, đổi làm Trấn Nam Đô Hộ Phủ. Năm 766, lại đổi làm An Nam Đô Hộ Phủ. Năm 866, Nhà Đường thăng An Nam Đô Hộ Phủ lên làm Tình Hái Quân Tiết Độ.

An Nam Đô Hộ Phủ chia ra 12 châu như sau: (Bản đồ 12)

 image036

1. Giao Châu nay ở đất Hà Nội, Nam Định, có 8 huyện: Tống Bình, Nam Đinh, Thái Bình, Giao Chỉ, Chu Diên, Long Biên, Bình Đạo, Vũ Bình. 2. Lục Châu sau là Quảng Yên, Lạng Sơn, gồm 3 huyện: Ô Lôi, Hoa Thanh, Ninh Hải. 3. Phúc Lộc Châu gồm 3 huyện, có lẽ ở “miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp, Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn”. 4. Phong Châu gồm 3 huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương. Sau là Bạch Hạc – Việt Trì. 5. Thang Châu gồm 3 huyện: Thanh Tuyền, Lục Thủy, La Thiều. Nay ở Nam Ninh, Trung Quốc. 6. Trường Châu có 4 huyện, nay thuộc địa phận Ninh Bình. 7. Chi Châu gồm 7 huyện: Hàn Thành, Phú Xuyên, Bình Tây, Lạc Quang, Lạc Diệm, Đa Vân, Tụ Long. Nay thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Tụ Long trước 1888 thuộc Tuyên Quang, Việt Nam). 8. Võ Nga Châu gồm 7 huyện: Võ Nga, Như Mã, Võ Nghĩa, Võ Di, Võ Duyên, Võ Lao, Lương Sơn. Nay cũng thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 9. Võ An Châu gồm 2 huyện: Võ An, Lâm Giang. Nay ở khoảng phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 10. Ái Châu gồm 6 huyện cửu Chân, An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Truòng Lâm. Nay thuộc địa phận Thanh Hóa. 11. Hoan Châu gồm 4 huyện cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Nay thuộc địa phận Nghệ An. 12. Diễn Châu gồm 7 huyện (khuyết danh). Có lẽ tương đương với miền Bắc tỉnh Nghệ An nay, khoảng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu.

 

40 châu ky my. “ở những miền biên giới xa xôi, nhà Đường không đặt châu quận để thống trị trực tiếp đuợc, thì đặt những châu ky my, và để cho các tù trưởng cũ vẫn giữ bộ lạc của họ. Lệ vào An Nam Đô Hộ Phủ thì có 40 châu ky my, đại khái là ở đất thượng du miền Bắc và miền Đông – Bắc nước ta, như châu Quy Hóa, châu Cam Đường, châu Lâm Tây ở các miền Yên Bái, Lao Cai và thượng du sông Đà; châu Bình Nguyên ở miền Hà Giang; châu Vũ Định, châu Độ Kim ở miền Tuyên Quang; châu Tư Lăng, Lộc Châu, Lạng Châu ở miền Lạng Sơn” . (Bản đồ 13)

image038

Lại còn 18 châu ky my nữa lệ vào Phong Châu Đô Hộ Phủ… “ở khoảng từ Bạch Hạc đến Lào Cai ngày nay, thì cư dân cũng là thuộc về ngành Tày chứ không phải là ngành Thái. Nhưng nếu xét lui lên xa thì người Thái và người Tày cùng người Nùng lại đều là từ một nguồn gốc mà ra, tức là chủng tộc mà người ta thường gọi là Thái, từ thời thượng cổ đã chiếm ở miền Tây Nam Trung Quốc” . (Bản đồ 14) và (Bản đồ 15)

image039image041

Phủ trị của An Nam Đô Hộ Phủ đặt ở khoảng Hà Nội ngày nay. Địa bàn của nó còn rộng hơn cả Giao Châu ở thời Tam Quốc và thời Nam Bắc Triều. “Nếu không kể các châu ky my ở miền Bắc và miền Đông – Bắc lệ thuộc An Nam Đô Hộ Phủ và các châu ky my ở miền Tây – Bắc lệ thuộc Phong Châu, chỉ kể những châu trực thuộc Đô Hộ Phủ, thì các châu Thang, Chi, Võ Nga, Võ An là thuộc về địa phận tỉnh Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc, và các châu Lâm và Ảnh là đặt khống ở miền Nam Hoành Sơn, như vậy là chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phong, Truông, Ái, Diễn, Hoan và Phúc Lộc là nằm trên đất Giao Châu cũ. Đại khái đó là địa bàn mà đến khi nhà Đường sụp đổ, các triều đại phong kiến đầu tiên của nuớc ta, Ngô, Đinh, Lê, Lý sẽ xây dựng nhà nước tự chủ của ta .

Vậy thì những địa danh như Nam Định, Thái Bình, Long Biên, Diễn Châu… đã tồn tại từ 13 thế kỷ nay. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ còn nhiều địa danh gốc từ Lạc Việt đã có từ trên 20 thế kỷ rồi, đặc biệt là các địa danh Nôm. Địa danh học cũng là một bộ môn hỗ trợ đắc lực cho khảo cổ học vậy 

Phần 3 : Thời Kỳ độc lập tự chủ

1. HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP VÀ HỌ NGÔ DỰNG NGHIỆP (907-959)

Lợi dụng trong khi năm họ tranh giành nhau bên Trung Quốc, dân chúng bên ta bèn cử Khúc Thừa Dụ (906-907) làm Tiết độ sứ để cai trị Tĩnh Hải Quân. Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Hưng nay) là nhà hào phú có tính khoan hòa và thương người. Trung Quốc phải chịu nhận. Thừa Dụ chết, Khúc Hạo (907-917) lên thay làm Tiết độ sứ rồi lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại . Sau Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ (917-923). Năm 923, nhà Nam Hán chiếm lại Tĩnh Hải Quân. Năm 931, Dương Diên Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo nổi lên, tự xưng Tiết độ sứ. Được sáu năm, bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết và cướp quyền. Khi ấy có Ngô Quyền (quê ở Đường Lâm, Sơn Tây) là con rể Dương Diên Nghệ đang cai trị Ái Châu, đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Thái tử Hoằng Thao đem quân sang đánh Ngô Quyền, bị đại bại trên sông Bạch Đằng (938).

Tiền Ngô Vương (939-945). Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa, đặt quan chức, chế triều nghi, nhưng chưa định quốc hiệu và phân bố lãnh vực. Được sáu năm thì mất. Em rể là Dương Tam Kha (935- 950) lên tiếm ngôi. Hai con Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập trở lại hạ được Dương Tam Kha rồi cùng cai trị nước, sử gọi là Hậu Ngô Vương (950- 956). về cương vực nhà Ngô: “Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu mà cư dân là con cháu người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ cùng miền trung du và miền đồng bằng Thanh Nghệ, còn miền thuợng du là các châu ky my của nhà Đuờng trước kia thì có lẽ còn do các tù truởng giữ mà độc lập” .

2. CƯƠNG VỰC BỊ CHIA CẮT DƯỚI THỜI THẬP NHỊ SỨ QUÂN (945-967)

Từ khi Dương Tam Kha tiếm vị, thổ hào các nơi xướng lên độc lập tự xưng sứ quân. Khi có Hậu Ngô rồi, các sứ quân vẫn không về thần phục. Con cháu nhà Ngô yếu thế, trở thành như một sứ quân. Cương vực bị chia cắt, dân tình đói khổ. Sau đây là 12 sứ quân với vùng cát cứ:

1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên). 2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (huyện Thanh Oai). 3. Trần Lãm giữ Bô” Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình). 4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (huyện Bạch Hạc). 5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (phủ Vĩnh Tường). 6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây). 7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành). 8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh). 9. Lũ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Bắc Ninh). 10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông). 11. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây). 12. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên) .

3. CƯƠNG VỰC DƯỚI THỜI ĐINH – LÊ, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT 86 NĂM (968-1054)

Đinh Tiên Hoàng (968-979), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, “chia nước làm 10 đạo, hiện nay không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào. Duy nhất sử cũ vẫn chép tên các châu đời Đường, như Ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu, thì biết rằng danh hiệu các châu đời Đường bấy giờ vẫn được dùng” . Nhà Tống chỉ phong cho Đinh Tiên Hoàng là Giao Chỉ quận vương.

Đinh Phế Đế (979-980) tức Đinh Tuệ lên ngôi mới có sáu tuổi.

Lê Đại Hành (980-1005) tức Lê Hoàn, thay ngôi nhà Đinh, “đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu”. Nay vẫn chưa tìm ra danh hiệu và vị trí những đơn vị hành chính đó, mà các tên châu huyện đời Đường còn được nhắc đến trong sử cũ. Năm 982, Lê Hoàn đi đánh Chiêm Thành, phải qua kênh Xước ở Thanh Hóa và kênh Sắt ở Nghệ An (đó là kênh mà sau này Nguyễn Trường Tộ đào nắn lại cho dễ thông thương hơn). Nhà Tống cũng chỉ phong cho Lê Đại Hành là Giao Chỉ quận vương, rồi gia phong là Nam Bình Vương, cố ý coi nước ta là quận Giao Chỉ hay An Nam đô hộ phủ mà thôi.

Tiếp nối Lê Đại Hành Là Lê Trung Tông (1005) rồi Lê Long Đĩnh (1005 – 1009), cương vực vẫn tới Hoành Sơn nhưng Chiêm Thành phải sang triều cống. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn tồi tại.

Dân số nước Đại cồ Việt, ở niên đại 968, có khoảng 2.000.000 người.

 

4. CƯƠNG VỰC VÀ QUỐC HIỆU DƯỚI ĐỜI LÝ, NƯỚC ĐẠI VIỆT, 748 NĂM (1054-1802)

Lý Thái Tổ tức Lý Công uẩn (1010-1028) tiếp ngôi nhà Lê, dời đô về La Thành, lấy tên mới là thành Thăng Long, “chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại” , mới chắc chắn có tên 12 lộ do KĐVS ghi chép:

Thiên Trường Hoàng Giang Thanh Hóa Khoái Hồng Kiến Xương Trường Yên Hải Đông Bắc Giang Quốc Oai Long Hưng Diễn Châu Còn 12 lộ nữa thì Đào Duy Anh phỏng tính là: Phủ Đô Hộ Phủ ứng Thiên Phủ Phú Lương Phủ Thiên Đúc Phủ Nghệ An Châu cổ Pháp Châu Phong Châu Lạng Châu Chân Đăng Châu Bố Chính Châu Địa Lý Châu Ma Linh

Hoàng Xuân Hãn đã định được vị trí các châu lộ ở phía bắc và Đào Duy Anh đã phỏng định vị trí các châu phủ lộ còn lại . Ngoài lộ, châu, phủ nhà Lý còn chia ra các đơn vị hành chính là hương, giáp, trại, động. Dân số” nước Đại Việt, ở niên đại 1054, có khoảng 2.200.000 người. (Bản đồ 16)

 image043

Lý Thái Tông (1028-1054) đem quân chinh phạt Chiêm Thành (1044) tiến chiếm quốc đô Phật Thệ (làng Nguyệt Bầu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên).

Lý Thánh Tông (1054-1072) khi lên ngôi liền đổi quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1069, đem quân đánh Chiêm Thành. Chế Củ xin chuộc tội bằng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (sau là Quảng Bình, Quảng Trị).

Lý Nhân Tông (1072-1127) sai Lý Thuợng Kiệt đi trấn giữ (1076) ở phía bắc và đi kinh lý ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính ở phía nam.

Sau đó là các vua Lý Thần Tông (1128-1138) Lý Anh Tông (1138-1175)

Năm 1164, nhà Tống đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc, Lý Anh Tông là vua đầu tiên của nước ta được phong là An Nam quốc vương. Vua cuối cùng nhận phong tước hiệu này là Nguyễn Tây Sơn cảnh Thịnh (1792-1802).

Lý Cao Tông (1176-1210) Lý Huệ Tông (1211-1225) Lý Chiêu Hoàng (1225)

Cương vực và quốc hiệu vẫn thế.

 

5. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI ĐỜI TRẦN VÀ ĐỜI HỒ(1225-1413)

Trần Thái Tông (1225-1258) “chia nước ra làm 12 lộ”, đặt xã quan để cai trị ở địa phương. Nhưng sử cũ lại chép tới 15 lộ: Thiên Trưòng Hồng Lạng Giang Tam Giang An Khang Truòng Yên Khoái Tam Đới Bắc Giang Long Hưng Diễn Sơn Nam Quốc Oai An Tiêm Đà Giang

Sách An Nam Chí Lược chép 15 lộ khác, trong đó có 9 lộ mà danh sách trên thiếu. Nếu cộng lại ta sẽ có tên 24 lộ. Sau đây là 9 lộ bổ túc:

Đại La Thành Quy Hóa Giang Tuyên Hóa Giang Lạng Châu Đại Hoàng Nam Sách Giang Như Nguyệt Giang Nghệ An Phủ Bố Chính Châu

Năm 1397, Lê Quý Ly làm thái sư, đổi các lộ phủ ra làm trấn: Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, Đà Giang làm trấn Thiên Hưng, Nghệ An làm trấn Lâm An, Trường Yên làm trấn Thiên Quan, Diễn Châu làm trấn Vọng Giang, Lạng Sơn phủ (truóc là Lạng Sơn) làm trấn Lạng Sơn, Tân Bình phủ (trước là Bố Chính Châu) làm trấn Tân Bình… Quý Ly chiếm thêm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đặt làm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, gộp lại làm lộ Thăng Hoa, tức là miền Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay (Bản đồ 17)

 image045

0. Lộ Đông Đô 1. Lộ Bắc Giang 2. Lộ Lạng Giang 3. Lộ Lạng Sơn 4. Phủ lộ Thiên Truờng (Sơn Nam) 5. Lộ Long Hưng 6. Lộ Khoái Châu 7. Phủ lộ Kiến Xương 8. Lộ Hoàng Giang, Phủ Kiến Hưng 9. Trấn Thiên Quan 10. Phủ lộ Tân Hưng 11. Lộ Hải Đông 12. Phủ lộ Kiến Xương 13. Trấn Quảng Oai 14. Trấn Thiên Hưng 15. Trấn Thanh Đô 16. Trấn Vọng Gỉang 17. Trấn Tây Bình 18. Trấn lộ Thanh Hóa 19. Lộ Thăng Hoa

Sau khi Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần liền đặt tên nuớc là Đại Ngu rồi đổi phủ Thanh Hóa (trấn Thanh Đô) làm phủ Thiên Xương, phủ Diễn Châu (trấn Vọng Giang) làm phủ Linh Nguyên, phủ Kiến Xương làm phủ Kiến Ninh . Duyên cách thật phức tạp và các danh xưng lộ – phủ – trấn vẫn còn xen kẽ chưa phân biệt rạch rồi.(Bản đồ 18)

 

Danh sách các vua triều Trần sau Trần Thái Tông:

Trần Thánh Tông (1258-1278) Trần Nhân Tông (1279-1293) Trần Anh Tông (1293-1314) Trần Minh Tông (1314-1329) Trần Hiến Tông (1329-1341) Trần Dụ Tông (1341-1369) Trần Nghệ Tông (1370-1372) Trần Duệ Tông (1374-1377) Trần Phế Đế (1377-1388) Trần Thuận Tông (1388-1398) Trần Thiếu Đế (1398-1400) Nhà Hồ thoán ngôi với hai đời vua: Hồ Quí Ly (1400-1401) Hồ Hán Thương (1401-1407) Nhà Trần trở lại gọi là Hậu Trần với hai đời vua: Giản Định Đế (1407-1409) Trần Quí Khoách (1403-1413) Dân số Đại Việt ở niên đại 1407 có khoảng 3.129.500 người.

 

6. CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI THỜI THUỘC MINH (1414-1427) Vua Nhà Minh sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân sang chiếm nước ta rồi lại gọi nước ta là Quận Giao Chỉ và chia lãnh thổ nước ta ra làm 15 phủ với 5 châu lớn, đó là: (Bản đồ 19) và (Bản đồ 20)


image047image049

1. Phủ Giao Châu 11. Phủ Lạng Sơn 2. Phủ Bắc Giang 12. Phủ Tân Bình 3. Phủ Lạng Giang 13. Phủ Diễn Châu 4. Phủ Tam Giang 14 Phủ Nghệ An 5. Phủ Kiến Bình 15. Phủ Thuận Hóa 6. Phủ Tân Yên 16. Châu Thái Nguyên 7. Phủ Kiến Xương 17. Châu Tuyên Hóa 8. Phủ Phụng Hóa 18. Châu Gia Hưng 9. Phủ Thanh Hóa 19. Châu Qui Hóa 10. Phủ Trấn Man 20. Châu Quảng Oai

Đại khái “họ theo tên các lộ trấn phủ châu của thời Trần – Hồ, duy có thay đổi như sau: đổi phủ Long Hưng làm phủ Trấn Man, phủ Kiến Hưng làm phủ Kiến Bình, phủ Thiên Trường làm phủ Phụng Hóa, phủ Tân Hưng làm phủ Tân Yên, châu Quốc Oai làm châu Tuyên Man (?), châu Tuyên Quang làm châu Tuyên Hóa” .

Ở địa phương thì nhà Minh chia ra phường, tương, lý, giáp, “ở chỗ thành phố thì gọi là phường; ở chung quanh thành phố thì gọi là tương, ở nhà quê thì gọi là lý. Lý lại chia ra giáp. Cứ 110 hộ làm 1 lý và 10 hộ làm 1 giáp. Lý thì có lý trưởng, thế giáp thì có giáp thủ. Mỗi một lý, một phường hay một tương, có một quyển sách để biên tất cả số đinh, số điền vào đấy… ở đầu quyển sách lại có cái địa đồ”(Bảnđồ21)

 image051

7. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI TRlỀU LÊ (1428-1527)

Lê Thái Tổ (1428-1433) thắng quân Minh rồi đóng đô ở Thăng Long khi ấy gọi là Đông Đô (gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương). Năm 1430, đổi Đông Đô là Đông Kinh (từ đó người Tây phương phiên là Tongkinh hay Tonkin), và đổi Tây Đô (Lam Sơn) thành Tây Kinh. Lại chia cả mước làm 5 đạo gồm 19 trấn hay lộ:

1. Bắc Đạo (Lạng Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên). 2. Tây Đạo (Tuyên Quang, Hưng Hóa, Gia Hưng, Tam Giang). 3. Đông Đạo (An Bang, Hồng Sách Thượng, Hồng Sách Hạ). 4. Nam Đạo (Ly Nhân, Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Truờng). 5. Hải Tây Đạo (Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Đạo này mới đặt năm 1428, bốn đạo trên đặt từ thời chống quân Minh.

Lê Thái Tông (1434- 1442), Lê Nhân Tông (1443- 1459), vẫn giữ cách phân bổ hành chính như trên.

Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị vua anh minh, đã nâng cao phẩm chất văn hóa và đạo lý cho nhân dân, lại mở mang thêm bờ cõi và tổ chúc quản trị lãnh thổ rất chu đáo. Năm 1466, Thánh Tông chia nước ra làm 12 đạo hay thừa tuyên:

1. Thanh Hóa 2. Nghệ An 3. Thuận Hóa 4. Thiên Trường 5. Nam Sách 6. Quốc Oai 7. Bắc Giang 8. An Bang 9. Hưng Hóa 10. Tuyên Quang 11. Thái Nguyên 12. Lạng Sơn

Năm 1471, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, đưa biên giới nước ta tới núi Đá Bia trên Đèo Cả. Năm 1490, lập bản đồ Hồng Đức để tổng kết tình hình phân bố lãnh thổ và vẽ bản đồ toàn quốc cũng như từng thừa tuyên. Sau đây là danh sách Kinh Đô và các đạo thừa tuyên với số phủ, châu, huyện: Trung Đô có phủ Phụng Thiên và 2 huyện.

1. Sơn Nam gồm 11 phủ, 42 huyện. 2. Kinh Bắc gồm 4 phủ, 20 huyện. 3. Sơn Tây gồm 4 phủ, 24 huyện. 4. Hải Dương gồm 3 phủ, 14 huyện. 5. Yên Bang (sau là Quảng Yên) gồm 1 phủ, 3 huyện, châu. 6. Lạng Sơn gồm 1 phủ, 6 châu. 7. Ninh Sóc (tức Thái Nguyên) gồm 3 phủ, 8 huyện, 6 châu. 8. Tuyên Quang gồm 1 phủ, 2 huyện, 5 châu. 9. Hưng Hóa gồm 3 phủ, 17 châu. 10. Thanh Hóa gồm 4 phủ, 16 huyện, 4 châu. 11. Nghệ An gồm 4 phủ, 27 huyện, 3 châu. 12. Thuận Hóa gồm 2 phủ, 7 huyện, 3 châu. 13. Quảng Nam gồm 3 phủ, 9 huyện. (Bản đồ 22)

 

 image053

Năm 1490, đổi tên thừa tuyên làm xứ. Như vậy cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không có quá 500 hộ, khi quá số này khoảng 100 hộ, lại chia làm 2 xã . Dân số Đại Việt ở niên đại 1490 có khoảng 4.000.000 người. Các đời vua sau Lê Thánh Tông: Lê Hiến Tông (1497-1504) Lê Túc Tông (1504) Lê Uy Mục (1505-1509) Lê Tương Dực (1510-1516) Lê Chiêu Tông (1516-1522) Lê Cung Hoàng (1522-1527)

Các vua này vẫn giữ nền tảng hành chính như cũ. (Bản đồ 23) 

 

8. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NAM BẮC TRlỀU (1528-1592)

Năm 1527, Mạc Đăng Dung thoán ngôi nhà Lê. Cựu thần nhà Lê không chịu: Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm suy tôn Lê Trang Tôn lên ngôi từ năm 1533 bên đất Lào, rồi đem quân về lấy lại Nghệ An và Thanh Hóa. Trong thời gian trên 60 năm, từ Thanh Hóa vào Nam thuộc về nhà Lê, gọi là Nam Triều. Từ Sơn Nam ra Bắc thuộc về nhà Mạc, gọi là Bắc Triệu. Nam Triều có các vua:

Lê Trang Tông (1533-1548) Lê Trung Tông (1548-1556) Lê Anh Tông (1556-1573) Lê Thế Tông (1573-1599) Bắc Triều có các vua: Mạc Đăng Dung (1527-1529) Mạc Đăng Doanh (1530-1540) Mạc Phúc Hải (1541-1546) Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) Mạc Mậu Hợp (1562-1592).

 

9. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (1600-1771)

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm muốn giữ hết quyền bèn cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa (1588) nhưng buộc vẫn thường phải về chầu vua Lê và đem binh ra giúp họ Trịnh để dứt nhà Mạc. Năm 1593, Trịnh Tùng có sự tiếp tay của Nguyễn Hoàng lấy lại Thăng Long nhưng vẫn muốn giữ Nguyễn Hoàng không cho về hẳn Thuận Hóa. Mãi năm 1600, Nguyễn Hoàng mới trốn được vào Nam và mưu tính lập căn cứ lâu dài chống lại họ Trịnh. Từ đó, các chúa Nguyễn tìm cách phát triển lãnh thổ cả về phía nam lẫn phía tây và phía biển Đông trên các quần đảo xa xôi nữa.

Sau đây là các đời chúa Nguyễn:

Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1558-1613) tổ chức cai trị thêm từ đèo Cù Mông tới núi Đá Bia, lập phủ Phú Yên hồi năm 1611.

Nguyễn Phước Nguyên tức Chúa Sãi (1613-1635) hình như có gả “công nữ” Ngọc Vạn cho Chey Ghetta II, vua Chân Lạp hồi 1619.

Nguyễn Phước Lan tức Chúa Thượng (1635-1648) tổ chức cai trị và khai khẩn từ núi Đá Bia tới sông Phan Rang hồi năm 1635.

Nguyễn Phước Tần tức Chúa Hiền (1648-1687) cho quân sang U Đông và Nam Vang để cản ngăn việc quân Xiêm chiếm đóng hồi 1658-1672, lại cho người Minh Hương đến khẩn hoang ở Mỹ Tho và Biên Hòa hồi 1679. (Bản đồ 24)

 image055

Nguyễn Phước Trăn tức Chúa Ngãi (1687-1691) cho quân chinh phạt nguời Minh Hương là Hoàng Tiến hồi năm 1689.

Nguyễn Phước Chu tức Chúa Minh (1691-1725) “đặt phủ Bình Thuận, vẫn để vua Chiêm cai trị người Chiêm như cũ” hồi năm 1697. Năm 1698 phái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, đăt phủ Gia Đinh và hai huyện Tân Bình (Sài Gòn), Phước Long (Biên Hòa).

Năm 1708, chúa cho Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên.

Nguyễn Phước Trú tức Chúa Ninh (1691-1738)đặt chức Điều Khiển để coi việc quân toàn miền Nam.

Nguyễn Phước Khoát tức Chúa Võ (1738-1765) hoàn chỉnh việc chia cắt phủ huyện trên toàn cõi miền Nam. Năm 1744, Đàng Trong chia ra làm 12 dinh và 1 trấn

Chính dinh (Phú Xuân).

  1. Cựu dinh (Ái Tử, Quảng Trị).
  2. Quảng Bình dinh tục gọi dinh Trạm.
  3. Lưu Đồn dinh cũng gọi dinh Mười (Võ Xá, Quảng Bình).
  4. Bố Chính dinh tục gọi dinh Ngói.
  5. Quảng Nam dinh tục gọi dinh Chiêm.
  6. Phú Yên dinh.
  7. Bình Khang dinh (sau là Khánh Hòa).
  8. Bình Thuận dinh.
  9. Trấn Biên dinh (sau là Biên Hòa)
  10. Phiên Trấn dinh (sau là tỉnh Gia Định).
  11. Long Hồ dinh (sau là Vĩnh Long và An Giang).
  12. Hà Tiên trấn.

Dân số Đàng Trong, ở niên đại 1750, có khoảng 1.500.000 người.

Nguyễn Phước Thuần tức Chúa Định (1765-1776) sai Nguyễn Cửu Đàm giải phóng Cao Miên khỏi tay quân Xiêm chiếm đóng (1772). Đầu năm 1776, quân Tây Sơn vào chiếm miền Nam, sau khi làm chủ Qui Nhon[1].

Nguyễn Ánh (1776-1802) tái chiếm Gia Định từ tay Tây Sơn, xây thành Bát Quái rồi theo gió mùa lần hồi lấy lại Phú Xuân và cả Đàng Ngoài.

(Bản đồ 25)

 


image057

10. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TÂY SƠN (1771-1802)

Có lẽ chính quyền nuớc ta chưa bao giờ phân tán như trong thời gian 30 năm này, ngoại trừ thời Thập Nhị Sứ Quân. Năm 1771, anh em Tây Sơn dấy binh rồi chiếm thành Qui Nhơn. Năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc vào chiếm Phú Xuân. Chúa Định cùng Nguyễn Ánh chạy vào Nam. Năm 1776, Tây Sơn vào chiếm Nam Bộ. Từ đó đến năm 1778, Nam Bộ bị giành giật bảy tám lần giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Năm 1786, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ lấy Thuận Hóa, rồi thừa thắng đem quân ra lấy Bắc Hà với danh nghĩa diệt Trịnh phù Lê. Trịnh Khải tự tử, chấm dứt nghiệp chúa của họ Trịnh kéo dài 216 năm (1576-1786) với 10 đời chúa là:

Trịnh Tùng (1570-1670)

Trinh Tráng (1623-1657)

Trịnh Tạc (1657-1682)

Trịnh Căn (1682-1709)

Trịnh Cương (1709-1729)

Trịnh Giang (1729-1740)

Trịnh Doanh (1740-1767)

Trịnh Sâm (1767-1782)

Trịnh Cán (1782)

Trịnh Khải (1783-1786).

 

Lấy được Bắc Hà rồi, nhà Tây Sơn phân quyền lại: Nguyễn Nhạc làm Trung ương Hoàng Đế đóng đô ở Qui Nhon, Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy đèo Hải Vân làm giới hạn. Riêng nhà Tây Sơn đã chia làm “ba nuớc”. Nhưng Nguyễn Lữ ở Gia Định thì không bao giờ vững và Nguyễn Ánh vẫn tự coi là chúa chính thống, còn Quy Nhơn và Thuận Hóa thì hiềm khích, có lúc Nguyễn Huệ đã kéo quân vào đánh Nguyễn Nhạc. Trong khi ấy, vua Lê còn thoi thóp ở Thăng Long và dùng Trịnh Bồng làm chúa. Lên được tấm bản đồ phân ranh hành chính của nước ta trong thời kỳ lắm vua nhiều chúa này thật không dễ[2].(Bản đồ 26)

 image059image061

Năm 1787, Nguyễn Huệ dứt bỏ nhà Lê nhưng vẫn đặt Giám quốc “để giữ tông miếu tiền triều”. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc xin cầu viện. Nhà Lê làm vua cả thảy được 360 năm (1428-1788). Tiếp theo Lê Thế Tông (đã chép ở một đoạn trên) là các vua:

Lê Kính Tông (1600-1619).

Lê Thần Tông (1619-1643) lần thứ nhất.

Lê Chân Tông (1643-1649).

Lê Thần Tông (1649-1662) lần thứ hai.

Lê Huyền Tông (1663-1671).

Lê Gia Tông (1672-1675).

Lê Hi Tông (1676-1705).

Lê Dụ Tông (1706-1729).

Lê Duy Phương (1729-1732).

Lê Thuần Tông (1732-1735).

Lê Ý Tông (1735-1740).

Lê Hiển Tông (1740-1786).

Lê Mẫn Đế (1787-1788) tức Chiêu Thống.

 

Đó là những vị vua ngồi làm vì, còn quyền bính đều trong tay họ Trịnh quyết đoán. Họ Trịnh suy thì nhà Lê cũng tàn.

Dân số Đàng Ngoài, ở niên đại 1750, có khoảng 4.000.000 người.

 

Quang Trung (1788-1792). Khi được tin quân Thanh mượn tiếng cứu Lê để xâm chiếm nước ta, Nguyễn Huệ tức vị xưng đế rồi đem quân ra Bắc để phá quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị bỏ hết ấn tín mà chạy (1789). Thắng mà không kiêu, Nguyễn Huệ biết lượng sức mình đối với Trung Quốc to gấp mấy chục lần nước ta, nên tạm hoãn binh và xin cầu phong. “Vua nhà Thanh bèn sai sứ sang phong cho Quang Trung làm An Nam Quốc Vương[3]. Đó là tuóc hiệu mà “thiên triều” vẫn dùng để phong cho vua nuớc ta. Tuy ta tự xưng nước là Đại Việt nhưng Trung Quốc chỉ gọi ta là An Nam. Trên danh nghĩa, tước hiệu An Nam Quốc Vương là làm vua toàn quốc từ Nam chí Bắc, song thực tế thì lúc đó Nguyễn Ánh đã làm chủ Nam Bộ và Trung ương Hoàng Đế (tức Nguyễn Nhạc) vẫn còn làm chủ ở phía Nam Trung Bộ tới đèo Hải Vân.

Cảnh Thịnh (1792-1802) tức Nguyễn Quang Toản, lên nối ngôi cha, còn nhỏ tuổi không làm được gì, chứng kiến từ thất trận này đến thất trận khác, từ Nam ra Bắc và chỉ tồn tại được 10 năm. (Bản đồ 27) Và (Bản đồ 28)


image062image063

[1] Phan Khoang, Xứ Đàng Trong 1558-1777. NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970. Tr. 131-130

[2] Lê Thành Khôi, Le VietNam, histoire et civilisation. Les editions de Minuit. Paris, 1955. Bản đồ Le Đạí Việt en 1790, trang 528.

[3] Trần Trọng Kim, sdd, tr. 376.

 

Phần IV : Thời kỳ thống nhất lãnh thổ với quốc hiệu Việt Nam

1. QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI TRlỀU NGUYỄN (1802-1945)

a. Giai đoạn độc lập (1802-1862)

Gia Long (1802-1819) tức Nguyễn Ánh, sau khi dứt được Tây Sơn, liền phái Lê Quang Định sang Trung Quốc cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Nhà Thanh chỉ nhận đổi quốc hiệu là Việt Nam và phong cho Nguyễn Anh là Việt Nam Quốc Vương (1804) . (Bản đồ 29)
image064

Toàn quốc khi ấy chia làm 23 trấn và 4 dinh:

Bắc Thành gồm 11 trấn:

5. nội trấn: 1. Sơn Nam Thượng 2. Sơn Nam Hạ 3. Sơn Tây 4. Kinh Bắc 5. Hải Dương

6. ngoại trấn: 1. Tuyên Quang 2. Hưng Hóa 3. Cao Bằng 4. Lạng Sơn 5. Thái Nguyên 6. Quảng Yên

Gia Định Thành gồm 5 trấn: 1. Phiên An (địa hạt Gia Định) 2. Biên Hòa 3. Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang) 4. Định Tưòng 5. Hà Tiên

Miền Trung gồm 7 trấn: 1. Thanh Hóa 2. Nghệ An 3. Quảng Ngãi 4. Bình Định 5. Phú Yên 6. Bình Hòa (sau là Khánh Hòa) 7. Bình Thuận

Kinh Kỳ thống quản 4 dinh: 1. Quảng Đức dinh (sau là Thừa Thiên) 2. Quảng Trị dinh 3. Quảng Bình dinh 4. Quảng Nam dinh (Bản đồ 30)

 

 image065

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đây là một công việc vĩ đại.

Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

 

Minh Mệnh (1820-1840) chủ trương tập quyền, chia cương vực ra làm 30 tinh và 1 phủ Thừa Thiên thuộc Kinh Kỳ.

1. Phủ Thùa Thiên 2. Lạng Sơn 3. Quảng Yên 4. Cao Bằng 5. Tuyên Quang 6. Thái Nguyên 7. Bắc Ninh 8. Hải Dương 9. Hưng Hóa 10. Sơn Tây 11. Hà Nội 12. Nam Định 13. Hưng Yên 14. Ninh Bình 15. Thanh Hóa 16. Nghệ An 17. Hà Tĩnh 18. Quảng Bình 19. Quảng Trị 20. Quảng Nam 21. Quảng Ngãi 22. Bình Định 23. Phú Yên 24. Khánh Hòa 25. Bình Thuận 26. Biên Hòa 27. Gia Định 28. Định Tường 29. Vĩnh Long 30. An Giang 31. Hà Tiên. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ). Đó là một sưu tập vô giá để mô tả cương vục nuớc ta ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng đất. Năm 1838, Minh Mệnh đổi tên nuớc là Đại Nam hoặc Đại Việt Nam . Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.

Thiệu Trị (1841-1847).

Tự Đức (1847-1883). Về đại thể, cho đến năm 1862, vẫn giữ nguyên tổ chức hành chính như trên.

b. Từ khi bị Pháp đô hộ (1862-1945)

Quân Pháp đánh phá Đà Nang năm 1858, chiếm Sài Gòn năm 1859. Huế phải ký nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Năm 1883, Pháp chiếm Bắc Kỳ, rồi Huế và miền Trung. Các ngôi vua triều Nguyễn sau Tự Đúc đều mất quyền tự chủ, việc chính trị phải theo Pháp xếp đặt:

1. Dục Đức (1883) 2. Hiệp Hòa (1883) 3. Kiến Phước (1884) 4. Hàm Nghi (1884-1885) 5. Đồng Khánh (1885-1888) 6. Thành Thái (1889-1907) 7. Duy Tân (1907-1916) 8. Khải Định (1916-1925) 9. Bảo Đại (1925-1945)

Pháp bỏ quốc hiệu Việt Nam, Đại Nam hay Đại Việt Nam, và chia cương vực nước ta thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau. Đó là:

Annam hay Trung Kỳ Tonkin hay Bắc Kỳ Cochinchine hay Nam Kỳ

Bắc Kỳ gồm 27 tỉnh và 2 thành phố:

1. Thành phố Hà Nội 2. Thành phố Hải Phòng 3. Bắc Giang 4. Bắc Ninh 5. Hà Đông 6. Hải Dương 7. Hà Nam 8. Hưng Yên 9. Kiến An 10. Nam Định 11. Ninh Bình 12. Phúc Yên 13. Phú Thọ 14. Quảng Yên 15. Sơn Tây 16. Thái Bình 17. Thái Nguyên 18. Tuyên Quang 19. Vĩnh Yên 20. Yên Báy 21. Bắc Cạn 22. Cao Bằng 23. Hà Giang 24. Hòa Bình 25. Lạng Sơn 26. Lào Kay 27. Lai Châu 28. Móng Cáy 29. Sơn La Trung Kỳ gồm 16 tỉnh: 1. Nghệ An 2. Hà Tĩnh 3. Thanh Hóa 4. Quảng Trị 5. Quảng Bình 6. Thừa Thiên 7. Quảng Ngãi 8. Bình Định 9. Phú Yên 10. Nha Trang 11. Phan Rang 12. Quảng Nam 13. Phan Thiết 14. Đồng Nai Thượng 15. Kontum 16. Darlac

Nam Kỳ gồm 20 tỉnh, 3 thành phố và 1 khu đảo: 1. Thành phố Sài Gòn 2. Thành phố Chợ Lớn 3. Thành phố Vũng Tàu 4. Khu đảo Côn Lôn 5. Rạch Giá 6. Hà Tiên 7. Gò Công 8. Châu Đốc 9. Sóc Trăng 10. Gia Định 11. Long Xuyên 12. Vĩnh Long 13. Tây Ninh 14. Sa Đéc 15. Chợ Lớn 16. Thủ Dầu Một 17. Cần Thơ 18. Bạc Liêu 19. Biên Hoa 20. Mỹ Tho 21. Trà Vinh 22. Bà Rịa 23. Tân An 24. Bến Tre.

Tính chung Bắc Kỳ có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu. Phủ không còn quản huyện như xưa. Nơi nào to gọi là phủ, nơi nhỏ gọi huyện. Châu cũng như huyện, nhưng ở các vùng có dân tộc thiểu số. Gồm 1.264 tống, 10.105 xã, 29 mường, 2.141 bản. Mường và bản cũng chỉ đặt ở những nơi có đồng bào dân tộc. Trên vùng biên giới lại có 4 đạo quan binh.

Tính chung ở Trung Kỳ có 3 đạo (đạo cao hơn phủ), 33 huyện, 58 huyện, 541 tổng và 9.093 xã. Có 6 thành phố là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng (nhượng cho Pháp), Qui Nhơn và Đà Lạt.

Tính chung ở Nam Kỳ có 78 quận (không còn chia ra làm hai cấp phủ huyện như ở Bắc và Trung Kỳ), 197 tổng Kinh và 10 tổng Thượng, 1.470 xã (không phân biệt thôn và xã nữa) .

Đó là tình hình nước ta: không còn quốc hiệu, và cương vực thì bị chia cắt thiếu thống nhất, suốt thời gian bị Pháp thống trị. Dân số nước Việt Nam thời thuộc Pháp:

Năm 1870 có khoảng 10.000.000 người Năm 1901 – 13.000.000 người Năm 1943 – 22.600.000 người

 

2. QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Sau Cách mạng mùa thu, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Đầu năm 1946, họp Quốc hội và thành lập nuớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hiệu Việt Nam lại xuất hiện rạng rỡ hơn hổi đầu thế kỷ 19. Nhưng từ 23-9-1945, thực dân Pháp xua quân đánh chiếm Sài Gòn và một số địa điểm khác ở miền Nam. Cuối năm 1946, Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số địa điểm khác trên toàn quốc. Cuộc kháng chiến bắt đầu trên phạm vi cả nước. Cương vực nước ta phải cắt thành những “khu” và “liên khu” quân sự để đáp ứng nhu cầu kháng chiến. Những tỉnh, phủ, huyện cũ đuợc chia cắt hoặc dồn nhập cho thích ứng với các khu và quân khu. Tình hình diên cách lúc này hết sức phức tạp, muốn nghiên cứu kỹ, thường phải dựa trên những tư liệu hồi ký, vì thiếu các văn bản pháp qui liên tục.

Hiệp định Genève 1954 lấy sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho việc chuyển quân và dự tính đến năm 1956 thì Hiệp Thương thống nhất đất nước. Nhưng miền Nam với chiến lược của Hoa Kỳ, không thi hành Hiệp định và tổ chức chính quyền riêng với danh xưng Việt Nam Cộng hòa, tồn tại tới năm 1975. Sau đây là tình hình phân ranh hành chính của hai miền trong thời gian đó:

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Thủ đô: Hà Nội Khu tự trị Việt Bắc, 6 tỉnh: 1. Hà Giang 2. Bắc Cạn 3. Cao Bằng 4. Thái Nguyên 5. Tuyên Quang 6. Lạng Sơn Khu tự trị Thái-Mèo, 2 tỉnh: 1. Lai Châu 2. Sơn La Khu đặc biêt, 1 tỉnh: 1. Hồng Quảng Thành phố trực thuộc Trung ương: 2. Hải Phòng Các tỉnh trực thuộc Trung ương, 21 tỉnh: 1. Lào Cai 2. Bắc Ninh 3. Hà Đông 4. Yên Bái 5. Bắc Giang 6. Hòa Bình 7. Phú Thọ 8. Hải Ninh 9. Hà Nam 10. Sơn Tây 11. Hải Dương 12. Thái Bình 13. Vĩnh Phúc Yên 14. Hưng Yên 15. Kiến An 16. Ninh Bình 17. Thanh Hóa 18. Hà Tình 19. Nam Định 20. Nghệ An 21. Quảng Bình Trên đây là tình hình phân ranh ở miền Bắc hồi 1962. Cũng ở thời điểm đó, miền Nam tình hình phân ranh hành chính như sau:

 

VIỆT NAM CỘNG HÒA Đô thành: Sài Gòn Trung nguyên Trung Phần, 10 tỉnh: 1. Quảng Trị 2. Bình Định 3. Thừa Thiên 4. Phú Yên 5. Quảng Nam 6. Khánh Hòa 7. Quảng Tín 8. Ninh Thuận 9. Quảng Ngãi 10. Bình Thuận

Cao nguyên Trung Phần, 7 tỉnh: 1. Kontum 2. Quảng Đức 3. Pleiku 4. Tuyên Đúc 5. Phú Bổn 6. Lâm Đồng 7. Darlac Miền Đông Nam Phần, 11 tỉnh: 1. Bình Tuy 2. LongKhánh 3. Phước Thành 4. Phước Long 5. Bình Long 6. Biên Hòa 7. Phuớc Tuy 8. Gia Định 9. Bình Duong 10. Tây Ninh 11. Côn Sơn.

Miền Tây Nam Phần, 13 tỉnh: 1. Long An 2. Kiến Tưòng 3. Định Tường 4. Kiến Phong 5. Kiến Hòa 6. Vĩnh Long 7. An Giang 8. Vĩnh Bình 9. Phong Dinh 10. Chưong Thiện 11. Kiên Giang 12. Ba Xuyên 13. An Xuyên.

 

Ở Trung Phần bắt đầu bỏ các danh xưng phủ huyện mà dùng đơn vị quận như ở Nam Kỳ dưới thời Pháp. Tính chung miền Nam khi ấy chia ra 228 quận, 339 tống, 2.547 xã và 16.243 ấp . Có thể dễ dàng nhận thấy cấp tổng để lơi lỏng, cấp xã và ấp mất dần quyền tự trị.

Ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, từ 1960 đến 1975, tình hình phân bổ hành chính không giữ nguyên như bảng kê trên mà thay đổi khá nhiều, cần có thêm những bảng thống kê và chú thích hơn nữa mới nắm hết được quá trình diên cách.

Năm 1962, dân số Việt Nam có khoảng 31.275.000 người (miền Bắc có 17.000.000 và miền Nam có 14.275.000 người).

 

3. CƯƠNG VỰC NƯỚC CỘNG HỔA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Cuối năm, tiến hành Hiệp thương Thống nhất. Đầu năm 1976, quốc hội khóa VI thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đến nay, nhiều tên và địa phận các đơn vị hành chính đã đuợc thay đổi. Như từ năm 1976, cả nuớc chia ra 40 tỉnh, năm 1992 chia ra 53 tỉnh, năm 1997 chia ra 61 tỉnh và từ năm 2003 chia ra 64 tỉnh (59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương). Dưới đây là thống kê 64 tỉnh thành vừa kể: (Bản đồ 31)

 image066

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN CƯ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi truòng và Tổng cục Thông kê năm 2003.

Số liệu các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Hậu Giang, Lai Châu, Cần Thơ, Lào Cai, theo Nghị quyết 22/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.

 

STT

Tên tỉnh

Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người)

Mật độ

dân số

CẢ NƯỚC.

329.314,56

80.930,200

246

1.

VÙNG TÂY BĂC

1

Lai Châu

9.065,12

313,511

35

2

Điện Biên

9.554,10

440,300

46

3

Sơn La

1.4055,00

955,400

68

4

Hòa Bình

4.662,54

792,300

170

II.

VÙNG ĐÔNG BẮC

5

Hà Giang

7.884,37

648,100

82

6

Cao Bắng

6.690,72

503,000

75

7

Lào Cai

6.357,08

■ 547,106

86

8

Yên Bái

6.882,92

713,000

104

9

Phú Thọ

3.519,65

1.302,700

370

10

Tuyên Quang

5.868,00

709,400

121

11

Băc Cạn

4.857,21

291,700

60

12

Thái Nguyên

3^42,64

1.085,900

307

13

Lạng Sơn

8.305,21

724,300

87

14

Băc Giang

3.822,70

1.547,100

405

1′,

Quảng Ninh

5.899,58

1.055,600

179

III.

VÙNG ĐỒNG BẮNG SÔNG HỐNG

16

Thành phố Hà Nội

920,98

3.007,000

3.265

17

Thành phố Hải Phòng

1.526,30

1.754,100

1.149

 

18

Vĩnh Phúc

1.371,41

1.142,900

833

19

Há Tây

2.192,08

2.479,400

1.131

20

Bắc Ninh

807,57

976,700

1.209

21

Hưng Yên

923,09

1.112,400

1.205

22

Hải Dương

1.648,37

1.689,200

1.025

23

Hà Nam

852,17

814,900

956

24

Thái Bình

1.545,42

1.831,100

1.185

25

Nam Định

1.641,33

1.935,000

1.179

26

Ninh Bình •

1.383,72

906,000

655

IV.

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

27

Thanh Hóa

11.116,34

3.620,300

326

28

Nghệ An

16.487,39

2.977,300

181

29

Há Tĩnh

6.055,64

1.283,900

212

30

Quảng Bình

8.051,86

818,300

102

31

Quảng Trị

4.745,74

608,500

128

32

Thừa Thiên-Huế

5.053,99

1.101,700

218

V.

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

33

Thành phố Đà Nắng

1.255,53

747,100

595

34

Quảng Nam

10.407,42

1.438,800

138

35

Quảng Ngãi

5.137,62

1.250,300

243

36

Bình Định

6.025,06

1.530,300

254

37

Phú Yên

5.045,31

836,700

166

38

Khánh Hòa

5.198,21

1.096,600

211

39

Ninh Thuận

3.360,07

546,100

163

40

Bình Thuận

7.828,46

1.120,200

143

VI.

VÙNG TÂY NGUYÊN

41

Kon Tum

9.614,50

357,400

37

42

Gia Lai

15.494,88

1.075,200

69

 

43

Đắk Lắk

13.062,01

1.666,854

128

44

Đắk Nông

6.514,38

363,118

56

45

Lâm Đồng

9.764,79

1.120,100

115

VII.

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

46

Thành phố Hồ Chí Minh

2.095,24

5.554,800

2.651

47

Bình Phước

6.857,35

764,600

112

48

Tây Ninh

4.029,60

1.017,100

252

49

Bình Dương

2.695,55

851,100

316

50

Đống Nai

5.894,78

2.142,700

363

51

Bà Rịa-Vũng Tàu

1.982,25

884,900

446

VIII.

VÙNG ĐỐNG BĂNG SỐNG cửu LONG

52

Thảnh phô’ cần Thơ

1.389,60

1.112,121

800

53

Long An

4.491,22

1.392,300

310

54

Đổng Tháp

3.246,07

1.626,100

501

55

An Giang

3.406,23

2.146,800

630

56

Tiến Giang

2.366,63

1.660,200

702

57

Bến Tre

2.321,62

1.337,800

576

58

Vĩnh Ị.ong

1.475,20

1.036,100

702

59

Kiên Giang

6.268,17

1.606,600

256

60

Hậu Giang

1.607,73

766,105

477

61

Trà Vinh

2.215,15

1.002,600

453

62

Sóc Trăng

3.223,30

1.234,300

383

63

Bạc Liêu

2.525,74

775,900

307

64

Cà Mau

5.201,53

1.181,200

227<[1]>

 

Vậy là cả nước có 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung Ương. 

[1]   Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2005.

 

LỜI TỰA

Khi soạn thảo tập sách nhỏ này với nhan đề Việt Nam Quốc Hiệu và Cương Vực qua các thời đại ngoài các bộ Chính sử, tôi mạn phép sử dụng tư liệu đã công bố của các nhà sử học lớn như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Phan Khoang, Phan Huy Lê, Lê Thành Khôi, Bửu Cầm, v.v…

 

Đây là dề tài cần nhiều bản đồ hay sơ đồ minh họa, đặc biệt khi nói về cương vực. Tôi chỉ vẽ thêm những sơ đồ thiết yếu mà các sử gia trên chưa vẽ, -hoặc có sửa chữa đôi ba địa danh không thích hợp với tình thế hiện đại. Đường biên giới trong các sơ đồ hầu hết là phỏng định, đôi khi dùng đường biên giới ‘lịch sử” ngày nay cốt để dễ nhận định vị trí. Xin độc giả coi đây là những sơ đồ chỉ mang tính hướng dẫn đại khái, nhất là đối với những sơ đồ vẽ theo tỷ lệ quá nhỏ.

 

Cũng xin độc giả thông cảm cho: trong tập này chúng tôi không đề cập đến các mặt lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hóa dẫu có liên quan gần xa tới vấn đề Quốc Hiệu và Cương Vực. Tuy nhiên tất cả các họ cầm quyền, các vua chúa trị vì, các chế độ chính trị, từ thời Hồng Bàng đến nay, đều được ghi chép theo diễn biến thời gian.

Dân số là vấn đề cực kỳ nan giải trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Chúng tôi đã dựa vào những thống kê được lập chủ yếu từ đầu thế kỷ XX rồi ngược dòng lịch sử để phỏng tính rất đại khái ở mỗi thời điểm về trước.

Nay xin trình bày với quý học giả và độc giả tập sách nhò này. Chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi thành thật cám ơn quý vị sẽ chỉ bảo cho những gì còn sai sót hay cần bổ sung.

TP.HCM, mùa thu năm 1999

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

 

CHỮ VIẾT TẮT

Đại Nam thực lục

ĐNTL

Khâm Định Việt sử

KĐVS

Việt Nam Sử lược

VNSL

Lịch sử Việt Nam 1

LSVN

Đào Duy Anh

ĐDA

Bửu Cầm

BC

Lê Thành Khôi

LTK

Trần Trọng Kim

 TTK

 

Nguồn: http://nghiencuulichsu.com/2015/01/06/viet-nam-quoc-hieu-va-cuong-vuc-qua-cac-thoi-dai/

 

 

image068

Người Đàng Trong ở Đà Nẵng thời Tây Sơn-Tranh của .

Chủ nhật, 06 Tháng 4 2014

Lê Huỳnh Hoa: Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong - Cơ sở hội nhập và phát triển của Đại Việt thế kỷ XVII - XVIII


Người post bài:  new superadmin

CHÍNH SÁCH GIAO THƯƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG - CƠ SỞ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII - XVIII

Lê Huỳnh Hoa

image069image070

Xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn hình thành và phát triển chủ yếu trong 2 thế kỷ XVII và XVIII. Đây cũng chính là thời gian nước Đại Việt nói chung và xứ Đàng Trong nói riêng thực sự tham gia vào luồng thương mại quốc tế - một sự kiện quan trọng đối với một đất nước vốn có truyền thống coi nông nghiệp là “gốc” và thương nghiệp là “ngọn”. Thương nghiệp, đặc biệt là ngọai thương thế kỷ XVII - XVIII lần đầu tiên đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội Đàng Trong.

1. Đặt vấn đề

Sự chuyển biến quan trọng này gắn liền với sự hình thành và tồn tại của một “vùng đất mới", gắn liền với sự tồn vong của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn sau này. Đặc biệt, từ năm 1600, khi Nguyễn Hoàng bị Trịnh Tùng giữ chân ở Đàng Ngoài bằng cách cử đi dẹp dư đảng nhà Mạc đã giữa chừng bỏ về Đàng Trong, chính thức bắt đầu một cuộc đối đầu một mất một còn với họ Trịnh. Chính từ nguyên nhân sinh tử đó; kết hợp với các yếu tố: tự nhiên - xã hội của vùng đất mới, bối cảnh lịch sử của thương mại quốc tế lúc bấy giờ đã làm xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam sự thay đổi quan niệm truyền thống “trọng nông ức thương” của xã hội phong kiến, sang tư tưởng “trọng thương”, đặc biệt lấy giao thương quốc tế làm động lực phát triển kinh tế và tiềm lực quốc phòng của vùng.

2. Chính sách giao thương của Chúa Nguyễn - cơ sở hội nhập và phát triển của xứ Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII

2.1. Nhu cầu và điều kiện hình thành chính sách giao thương của Chúa Nguyễn

2.1.1. Nhu cầu phát triển nhanh chóng vùng đất mới để đối đầu với chúa Trịnh, đảm bảo sự tồn tại của họ Nguyễn

Nguyễn Hoàng vào vùng đất Phương Nam từ năm 1558, năm 1570 được vua Lê Anh Tông sắc phong làm Tổng trấn xứ Thuận - Quảng thay thế cho Nguyễn Bá Quýnh. Khi đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Hoá - một vùng biên giới xa xôi, Trịnh Kiểm nghĩ rằng đã đày người em vợ của mình vào vùng “ô châu ác địa” để tống khứ địch thủ nhưng thực tế, Trịnh Kiểm đã “cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc” [1].

Trong 8 năm bị cầm chân ở Bắc Hà (1593 - 1600), Nguyễn Hoàng đã nhận thức được nhu cầu phải có tiềm lực kinh tế - quốc phòng của một quốc gia riêng biệt đủ mạnh có khả năng đối kháng với họ Trịnh. Vì vậy, ông đã dong buồm âm thầm vuợt cửa Đại An về thẳng đất Đàng Trong. Để đối kháng với Đàng Ngoài, dù xứ Thuận - Quảng “đất tốt, dân đông, sản vật giàu có” nhưng nếu không có sự chuẩn bị vượt bậc, họ Nguyễn khó tồn tại so với tiềm lực kinh tế - quốc phòng của Đàng ngoài. Đây chính là nguyên nhân sinh tồn của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn. Để có được tiềm lực kinh tế một cách nhanh chóng, Nguyễn Hoàng đã chọn đúng hướng đi có tính chiến lược: phát triển giao thương cả trong nội địa lẫn với bên ngoài trên cơ sở đó thúc đẩy sản xuất nội địa. Mặt khác, miền đất Thuận - Quảng nguyên là một vùng đất đã được Ấn Độ hóa với một nền văn hóa và truyền thống khác với người Việt - văn hóa Chăm pa. Việc quản lý để sống trong bình yên đã là một việc khó chưa nói đến khai thác để phát triển tiềm lực kinh tế - quốc phòng cho chủ nhân mới của vùng đất Đàng Trong. Bên cạnh đó, trong thành phần dân cư, ngoài cư dân bản địa còn có các lưu dân người Việt. Chính với nền tảng xã hội như vậy, việc mở rộng, khuyến khích hoạt động thương mại nội địa ngoài mục tiêu phát triển kinh tế một cách nhanh chóng còn là một cách để yên dân nhằm tập trung vào nhiệm vụ chiến lược: chuẩn bị nhân vật lực cho cuộc đối đầu với họ Trịnh. Cũng với nhu cầu tồn tại và phát triển, vùng Thuận - Quảng tuy trù phú nhưng vẫn chỉ là vùng đất nhỏ so với Đàng Ngoài. Vì vậy, việc “mở cõi” về phương Nam đã giúp các chúa Nguyễn trở thành những người tiên phong thực hiện hiệu quả nhất hoạt động này. Trên cơ sở đó, hoạt động giao thương của Đàng Trong đã mở mang đến tận Châu Đốc, Hà Tiên và cả các hải đảo như Côn Lôn, Phú Quốc,… Như vậy, việc mở cõi về Phương Nam đã thực sự đem lại cho các Chúa Nguyễn nhiều thuận lợi cơ bản không chỉ trong nhiệm vụ chiến lược trước mắt là chống Trịnh mà còn là cơ sở để hình thành một vương quốc riêng ; đồng thời cũng để mở rộng địa bàn sản xuất, khai thác sản vật, cung cấp nguồn hàng phục vụ cho hoạt động giao thương quốc tế.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đất mới - cơ sở “thiên tạo” cho việc thực hiện chính sách giao thương

Xứ Đàng Trong, ngoài những ưu điểm về tài nguyên, sản vật, … còn có một yếu tố vô cùng quan trọng cho việc phát triển giao thương quốc tế mà thiên nhiên mang lại cho miền đất này đó là bờ biển trải dài theo lãnh thổ. Đặc biệt, vào thời điểm hình thành miền đất Đàng Trong của Chúa Nguyễn, tuyến thương mại “tam giác ba châu lục”: châu Âu - châu Phi - châu Á được hình thành đã giúp các nước phương Đông tiếp giáp với biển có điều kiện tiếp cận và tham gia vào luồng thương mại quốc tế.

Điều kiện tham gia hoạt động thương mại quốc tế, giữa các quốc gia, chủ yếu thông qua đường bộ và đường biển. Trong đó đa phần đều dựa vào đường biển, và nếu xem đó là điều kiện tiên quyết để phát triển thì miền đất Đàng Trong có một bờ biển trải dài, nhiều nơi có thể mở được thương cảng. Đây chính là một lợi điểm có tính “thiên thời, địa lợi” mà các chúa Nguyễn được thừa hưởng để có điều kiện thực thi chính sách giao thương của mình. Nhận xét về điều kiện tự nhiên của Đàng Trong cho việc phát triển thương cảng, một người phương Tây đã viết: “chỉ trong khoảng hơn 100 dặm một chút, người ta có thể đếm được hơn 60 cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền” [2]. Trên cơ sở tiềm năng này, để thực hiện chủ trương phát triển giao thương với bên ngoài, ngay từ những ngày đầu đặt chân lên đất Quảng Nam, chúa Nguyễn đã thiết lập Dinh Trấn Thanh Chiêm (đóng vai trò như một thủ phủ thứ hai của xứ Đàng

Trong, sau Thuận Hóa. Nhiều thế tử như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Kỳ, Nguyễn Phúc Anh, Nguyễn Phúc Tần trước khi lên ngôi chúa Nguyễn đều được đưa vào Dinh trấn Thanh Chiêm để thực tập điều hành chính sự. Dinh trấn Thanh Chiêm cũng là trung tâm điều hành hậu cần kinh tế, xây dựng quân đội, trung tâm quan hệ quốc tế và văn hóa của xứ Quảng và của Đàng Trong) trong trục các thương cảng sẽ mở sau này như Hội An, Thành Hà, Nước Mặn. Nơi đảm bảo yếu tố: hội nhân, hội thủy, cận giang, cận thị để tập trung và lưu thông hàng hóa phục vụ cho việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài. Với lẽ thường, giao thương là để làm giàu. Với các chúa Nguyễn, làm giàu và làm giàu một cách nhanh nhất là để tồn tại và xác lập một vương triều mới trên vùng đất mới. Vì vậy, với điều kiện tự nhiên và xã hội của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã biết khai thác triệt để nhằm thực thi một cách có hiệu quả chính sách giao thương của mình.

2.1.3. Sự năng động, tư tưởng tự do của “người đi mở cõi” với chủ trương “mở cửa” trong giao thương của Chúa Nguyễn

Ý thức hệ và phương thức sản xuất phong kiến luôn đặt hoạt động thương mại ở hàng thứ yếu. Tuy nhiên, với các chúa Nguyễn, hoạt động thương mại (cả nội và ngoại thương) ngay từ đầu đã được chú trọng. Sau khi đi tuần du vùng đất Quảng Nam (1602), chúa Tiên đã cho thiết lập Dinh trấn Quảng Nam sau là Dinh Trấn Thanh Chiêm và luôn cắt cử một trong các hoàng tử của mỗi đời chúa trực tiếp nắm giữ. Dinh trấn này có vị trí nằm ven sông Thu Bồn, trên đường thiên lý Bắc - Nam, gần với các địa điểm có thể mở thương cảng biển; vì vậy việc tổ chức, quản lý, phát triển chính sách giao thương nội địa và quốc tế của các chúa Nguyễn có nhiều thuận lợi. Điều này không chỉ thể hiện sự năng động, chủ động thực thi chính sách giao thương mà còn là bước đi đầu tiên nhằm thực thi chính sách giao thương các chúa Nguyễn. Hoạt động này là điều mới mẻ trong một chế độ xã hội phong kiến với quan niệm truyền thống: “trọng nông, ức thương”.

Khi đã có điều kiện mở thương cảng, chủ động tạo ra những mối quan hệ buôn bán với bên ngoài; việc mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán và làm ăn đã đưa các chúa Nguyễn trở thành những người đầu tiên có những quan hệ giao thương quốc tế rộng nhất. Có thể thấy được điều này qua quốc tịch của những thương nhân đến buôn bán và làm ăn lâu dài ở Đàng Trong như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, … (trong đó đặc biệt là người Nhật, sau là người Hoa). Sự chủ động “mời gọi” này là một bước đi cụ thể trong chính sách giao thương của các chúa.

Như vậy, nhờ sự năng động, nhạy bén (có thể xuất phát từ nhu cầu sống còn trong cuộc đối đầu Trịnh – Nguyễn) các chúa Nguyễn đã thực thi tư tưởng “trọng thương” và thực tế hóa tư tưởng đó bằng chính sách giao thương ; đặc biệt là giao thương quốc tế cởi mở, thông thoáng. Thêm vào đó còn là thái độ đối xử hiếm có của các nhà quản lý phong kiến thời bấy giờ đối với thương nhân. Chính sách, hổ trợ, ưu đãi, tạo mọi điều kiện đã khuyến khích thương nhân thuộc các quốc tịch khác nhau đến Đàng Trong ngày một nhiều, hoạt động giao thương càng trở nên tấp nập. Có thể coi đây là biểu hiện của “chính sách mời gọi đầu tư nước ngoài” của thời hiện đại. Ở thế kỷ XVII - XVIII, chính sách đó đã tạo ra tính ổn định (bền vững) cho hoạt động giao thương thời bấy giờ.

 image068

(Người Đàng Trong ở Đà Nẵng thời Tây Sơn-Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander)

2.1.4. Những yếu tố bên ngoài tác động đến việc hình thành chính sách giao thương “mở cửa” của Chúa Nguyễn

Tác giả Li Tana, một chuyên gia nghiên cứu về Đàng Trong đã nêu yếu tố thời cơ mà các chúa Nguyễn có được như sau: “Đàng Trong đã ra đời đúng thời đúng buổi, trong một thời đại thương nghiệp” [3]. Đây chính là nhân tố bên ngoài, một “thiên cơ” có tác động rất lớn đến chính sách giao thương của các chúa Nguyễn. Nó xuất hiện đúng lúc các chúa Nguyễn cần có cơ hội, có môi trường để mở rộng giao thương quốc tế nhằm đẩy nhanh tiềm lực kinh tế, quốc phòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đất Đàng Trong giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng nếu không có nguồn tiêu thụ, trao đổi sẽ không thể có được sự phát triển kinh tế. Vì vậy, chỉ có giao thương quốc tế mới giúp các chúa Nguyễn tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên được khai thác và sản phẩm sản xuất trong nước với số lượng lớn mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều cho nền kinh tế trên vùng đất mới.

Yếu tố “thời cơ” nói trên còn thể hiện ở việc xuất hiện tuyến thương mại “tam giác ba châu lục”: châu Âu - châu Phi - châu Á khi Đàng Trong hình thành và đang có nhu cầu giao thương quốc tế. Đàng Trong sở hữu đường biên giới ở phía Đông là một bờ biển dài nằm trên “tuyến đường tơ lụa trên biển”. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên ưu đãi có thể mở nhiều thương cảng ấy đã giúp các chúa Nguyễn có cơ hội tận dụng thời cơ vô cùng quý báu này để thực thi một cách thành công chính sách giao thương quốc tế của mình. Mặt khác, trong cuộc chiến sinh tồn với chúa Trịnh, tiềm lực kinh tế mạnh là chưa đủ mà đi kèm với nền kinh tế ấy phải là một nền quốc phòng đủ mạnh. Nhu cầu này các chúa Nguyễn cũng chỉ có thể tìm được qua giao thương quốc tế. Đặc biệt là với thương nhân phương Tây ; đối tượng có thể cung cấp hàng hóa là vũ khí và cả kỹ thuật sản xuất vũ khí: súng - loại vụ khí quan trọng nhất có tính quyết định trong cuộc giao tranh Trịnh - Nguyễn. Điều này có thể thấy được một cách rõ nét qua nhận xét của những người phương Tây về tâm trạng của các chúa Nguyễn khi họ: “rất lo lắng làm sao để có được súng từ xưởng đúc súng nổi tiếng của Bocarro ở Macao” [4]. Xưởng đúc súng này được thiết lập đúng vào thời gian xảy ra cuộc chiến Trịnh- Nguyễn phân tranh.

Như vậy có thể thấy, ngay từ thế kỷ 17 - 18, các chúa Nguyễn đã tìm mọi cách để “hội nhập” như cách nói bây giờ của nền kinh tế thị trường. Một sự “hội nhập” hoàn toàn mang tính chủ động. Và trong quá trình tham gia giao thương quốc tế, tiếp cận và chấp nhận quy luật mua bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài; ở Đàng Trong ngoài nguồn lợi kinh tế mang về, ngoại thương đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển vừa đáp ứng yêu cầu của ngoại thương, vừa nâng cao sức mạnh quân sự để tồn tại. Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững, cân đối của một nền kinh tế phát triển mà chúng ta đang hướng tới.

2.2. Những chủ trương và biện pháp chủ yếu thể hiện chính sách giao thương của Chúa Nguyễn

2.2.1. Chú trọng sản xuất và giao thương nội địa làm cơ sở để giao thương với nước ngoài

Ngoài những hoạt động sản xuất có tính truyền thống của nền kinh tế phong kiến thông thường, các chúa Nguyễn đã bước đầu thoát khỏi nền kinh tế “tự cung tự cấp”, hình thành một nền kinh tế hàng hóa. Để có hàng hóa trao đổi, mua bán với thương nhân nước ngoài, các chúa Nguyễn vừa đẩy mạnh khai thác các sản vật do thiên nhiên ưu đãi như trầm hương, quế, yến sào, … vừa đẩy mạnh sản xuất tơ lụa, đường và đặc biệt là gạo.

 

Hoạt động giao thương quốc tế, tự bản thân nó đòi hỏi phải có lượng hàng hóa lớn, có tính tập trung cao theo thời điểm giao dịch tại các thương cảng. Vì vậy, một trong những đặc điểm quan trọng trong chính sách nội thương của các chúa Nguyễn khác với truyền thống của hoạt động kinh tế phong kiến là:

- Cho phép và khuyến khích người dân tham gia hoạt động giao thương.

- Các chúa Nguyễn cử các hoàng tử trực tiếp tham gia hoạt động thương mại.

Việc cho phép và khuyến khích người dân tham gia hoạt động thương nghiệp là một chủ trương rất thông thoáng và rất mới trong xã hội phong kiến. Đã góp phần tạo nên một tầng lớp thương nhân người Việt khá đông đảo, đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển thị trường Đàng Trong. Việc hình thành một tầng lớp thương nhân bản địa hùng hậu sẽ là lực lượng thu gom, vận chuyển, trao đổi hàng hóa từ các địa phương đến tay thương nhân nước ngoài và ngược lại: phân phối hàng hóa nhập khẩu đến các địa phương. Chính việc hình thành tầng lớp thương nhân bản địa đã bước đầu hình thành mạng lưới lưu thông hàng hóa nội địa, làm cơ sở tạo ra một nền kinh tế hàng hóa phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế đã có tác dụng kích thích sản xuất trong nước. Đây chính là mối quan hệ tương tác tạo ra tính bền vững của hoạt động giao thương mà các chúa Nguyễn đã đạt được hiệu quả rất đáng khâm phục.

Kết quả từ một vùng đất mới in đậm dấu ấn một nền văn hóa không phải của người Việt nhưng chỉ trong vài thập kỷ đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế Đàng Trong đã phát triển một cách mạnh mẽ để có thể theo đuổi cuộc đối đầu Trịnh – Nguyễn phân tranh suốt mộtb thời gian dài và cao nhất là hình thành một “vương quốc mới” song song tồn tại với Đàng Ngoài. Chủ trương và những biện pháp cụ thể trong việc phát triển nội thương phục vụ ngoại thương, dùng ngoại thương làm đòn bẩy phát triển sản xuất nội địa thực sự là những chủ trương, biện pháp mang tính phát triển bền vững như cách hiểu và cách nói hiện nay.

2.2.2. Chính sách buôn bán với thương nhân nước ngoài

Đây chính là trọng tâm của chính sách giao thương của các chúa Nguyễn. Với tư tưởng của người đi mở cõi, các chúa Nguyễn chủ động mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Đàng Trong. Động thái này hoàn toàn khác với thái độ “đóng cửa” của các triều đại phong kiến phương Đông lúc đó. Chính vì vậy, những người phương Tây khi đến Đàng trong đã nhận xét: “chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc” trái với nhận xét về vua Nhà Thanh: “ông này sợ tất cả” [5]. Kết quả của việc chủ động “mở cửa” giao thương quốc tế của các chúa Nguyễn là một sự phát triển vượt bậc: “số thương thuyền tới buôn bán với Đàng trong vào đầu thế kỷ 17 đã vượt xa số thương thuyền tới buôn bán với Xiêm và Cao Miên” [6].

Chính sách giao thương có tính chủ động của các chúa Nguyễn thể hiện rõ nét nhất ở việc viết thư, tặng quà gây thiện cảm, ký các hiệp ước tạo điều kiện hay bảo hộ thương nhân và hoạt động thương mại của thương nhân, … Có thể thống kê một số thư gửi thương nhân nước ngoài tiêu biểu mà các chúa Nguyễn đã thực hiện:

- Năm 1601 gửi thư cho Nhật Bản. Mối quan hệ qua thư từ này còn được thực hiện hàng năm cho đến 1606 và các năm: 1611, 1628, 1634, 1635, … [7].

- Năm 1617 viết thư cho Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Malacca mời họ đến buôn bán ở Hội An. Năm 1624 gửi thư cùng quà tặng cho Toàn quyền Hà Lan tại Indonexia (Nam Dương) để mới thương nhân Hà Lan đến giao thương tại Hội An và Đà Nẵng. Sau thời gian gián đoạn việc giao tiếp qua thư lại tiếp tục vào năm 1650.

Các thư từ mời gọi nêu trên không chỉ thể hiện tính chủ động rất rõ ràng trong chính sách giao thương quốc tế của các chúa Nguyễn mà còn góp phần xác lập vị thế của chính quyền Đàng Trong trong quan hệ quốc tế. Nó chứng tỏ nhận thức quốc tế của các chúa Nguyễn trước thời đại mới đã được nâng lên ; đồng thời nêu rõ thiện chí trong hoạt động ngoại thương. Hệ quả tất nhiên là tự nó đã có tác dụng thu hút hoạt động buôn bán của thương nhân nước ngoài vào Đàng Trong ngày càng nhiều. Đây chính là điều kiện cần có quan trọng của một đất nước khi muốn tiếp cận và thiết lập quan hệ mua bán, trao đổi với bên ngoài.

Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn có các biện pháp khác nhằm khuyến khích thương nhân nước ngoài đến làm ăn, buôn bán lâu dài ở Đàng Trong như: bảo hộ, ưu đãi thuế quan, khuyến khích cư trú lâu dài, ký hiệp ước; nhằm tạo tâm lý tin tưởng, an toàn và ổn định trong quá trình buôn bán, trao đối hàng hóa với Đàng Trong như một sự bảo đảm của các chúa Nguyễn. Bằng chứng là hàng loạt cư dân người Nhật, người Hoa đã thường trú và tham gia hoạt động thương mại (cả nội và ngoại thương) tại Hội An, Đà Nẵng lúc đó. Họ đã ít nhiều góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa trong nội địa và phục vụ xuất khẩu; giúp cho chính sách giao thương của các chúa Nguyễn được thực hiện một cách có hiệu quả nhờ mối quan hệ và phương pháp buôn bán của các thương nhân ngoại quốc này.

Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn: ký kết Hiệp định với Hà Lan (1651), thương thảo với phái đoàn thương mại Anh Quốc (do Le Chappelie đại diện từ 1684 -1685 và 1695). Những hoạt động này được xem là những biện pháp phát triển giao thương quốc tế mang tính “phát triển bền vững”. Thông qua cam kết, cả chính quyền Đàng Trong lẫn thương gia nước ngoài đều có cơ sở vững chắc, ổn định để thực thi các hoạt động giao thương. Nó vừa là sức hút vừa góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế ở Đàng Trong đạt tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực lúc bấy giờ.

2.2.3. Những kết quả quan trọng của chính sách giao thương đối với sự tồn tại của họ Nguyễn và sự phát triển Đại Việt về phương Nam

Từ hai bàn tay trắng, đặt chân lên một vùng đất mới, tiếp xúc với một nền văn hóa xa lạ lại canh cánh nỗi lo về sự tồn vong của bản thân và dòng họ. Chỉ trong thời gian ngắn, các chúa Nguyễn, đặc biệt là chúa Tiên - Nguyễn Hoàng đã thực sự biến Đàng Trong thành một vương quốc mới đủ sức chống lại một sức mạnh về kinh tế - quân sự có nền tảng lâu đời. Để đạt được những kết quả huy hoàng nói trên, chính sách giao thương của các chúa Nguyễn thực sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Như hầu hết nhận xét về vấn đề này của giới nghiên cứu trong và ngoài nước: với nước khác, thương mại là để làm giàu nhưng với các chúa Nguyễn thương mại nhất là thương mại quốc tế không chỉ giúp họ làm giàu mà cao hơn là mục đích tồn tại của bản thân (chúa Nguyễn Hoàng) và của cả dòng họ. Năm 1600 là cái mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển Đàng trong của Tổng trấn tướng quân Nguyễn Hoàng. Và Kể từ đây, chính sách giao thương năng động, “mở cửa” cả với trong nước lẫn với thương nhân nước ngoài đã được hình thành và tổ chức thực thi với những biện pháp rất mới so với ý thức hệ phong kiến lúc bấy giờ.

Kết quả của chính sách giao thương này đã thể hiện rõ nét qua nhận xét của người nước ngoài bấy giờ về sự lớn mạnh về quân sự và kinh tế của vùng đất Đàng Trong:

- Về kính tế: “Đàng Trong của thế kỷ 17 đã tìm thấy nguồn tài nguyên và khí lực để thực hiện một giai đoạn phát triển lớn… Đây là một thành tựu phi thường, tự bản thân cũng như khi so sánh với lịch sử Việt Nam nói chung” [8].

- Về quân sự: “Quân lính của vương quốc này hoàn hảo nhất trong cả vùng… Đó là lý do khiến họ luôn thắng thế trong các cuộc chiến liên miên với vua Đàng Ngoài, mặc dù Đàng Ngoài vượt Đàng Trong về tất cả mọi lĩnh vực” [9].

Để có thể phát triển chính sách giao thương, các chúa Nguyễn cũng trở thành người tiên phong tiến về phương Nam để mở rộng bờ cõi. Kể từ sau khi hình thành Đàng Trong như một thế lực tồn tại song song với Đàng Ngoài, bờ cõi của Đại Việt được mở rộng về phương Nam theo thời gian phát triển vững mạnh của Đàng Trong làm cơ sở hình thành “Vương quốc” sau này. Có thể nói, chỉ đến thời các chúa Nguyễn, bờ cõi của Đại Việt mới được mở rộng về phương Nam đến Hà Tiên, Côn Lôn, Phú Quốc và về phía Đông với Hoàng Sa, Trường Sa. Việc mở rộng bờ cõi của các chúa Nguyễn trước mắt là để mở rộng vùng khai thác, sản xuất hàng hóa phục vụ giao thương quốc tế nhưng cũng là để thực hiện “xây nghiệp muôn đời”. Với những kết quả như vậy, phải chăng, đây cũng là bài học cần tham khảo cho việc xây dựng đất nước hiện nay.

3. Những đóng góp qua chính sách giao thương của Chúa Nguyễn với sự hội nhập và phát triển bền vững hiện nay

Việc thực hiện chính sách giao thương có tính chủ động, “mở cửa” của các chúa Nguyễn đã thể hiện một sự thay đổi lớn trong ý thức hệ phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ. Qua những kết quả của chính sách giao thương của các chúa Nguyễn, Đàng Trong và rộng hơn là Đại Việt đã có được những bài học hữu ích cho quá trình hội nhập và phát triển hiện nay:

- Một chính sách giao thương thông thoáng, sâu rộng làm đòn bẩy để phát triển sản xuất nội địa.

- Một chính sách giao thương đạt trình độ hội nhập cao, mang lại nhiều lợi ích để phát triển kinh tế và quốc phòng trong thời gian ngắn.

- Một chính sách mở rộng giao thương quốc tế mà vẫn giữ được bờ cõi.

Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội đang mở ra nhưng không kém phần thách thức; đòi hỏi phải có sự tỉnh táo, cẩn trọng và hiểu biết để vượt qua khó khăn, trở ngại. Nghiên cứu hoạt động và chính sách giao thương qua các thời kỳ của lịch sử dân tộc để giúp xác định vị trí của đất nước trong mối quan hệ quốc tế, để rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và đó cũng là mục đích cuối cùng của bài viết này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999. TpHCM, tr15.

[2] Cristophoro, Xứ Đàng Trong 1621. Nxb TpHCM, 1998, tr 91.

[3] Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999. TpHCM, tr 85.

[4] Boxer, Portuguese Conquest and Commerce in Southrn Asia, 1500 - 1750, Variorum Reprints, London 1985, tr VII 167.

[5] Cristophoro, Xứ Đàng Trong 1621. Nxb TpHCM, 1998, tr 93.

[6] Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999. TpHCM, tr 85.

[7] Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999. TpHCM, tr 88 - 95.

[8] Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999. TpHCM, tr 88 - 215.

[9] Travels and Controversies Friar Domingo Navarrete, 1618 - 1688. Ấn hành: Do J.S Cummins.

Nguồn: Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 3, ngày 4-7 tháng 12 năm 2008.

++++++++++++++++++++++++++++++++++

4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn).

---------- Forwarded message ----------

From: Duc Vu Tran uongvu@hotmail.com

Date: Tuesday, April 26, 2016

Subject: @Hg=** GS Sử Gia Phạm Cao Dương : Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư Một vài ghi chú về Đảng Cộng Sản và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ?

Trân Trọng Kính Chuyễn :

     Bài Khảo luận Lịch Sử Đương Đại  Của GS / Sử Gia Phạm Cao Dương Và Ghi Chú Lịch Sử bổ sung để làm sáng tỏ thêm vấn đề của : " Ban Biên Tập " - Posted By Học Giả TrungNghĩa  :

    Kính Thưa GS/ Sử Gia Phạm Cao Dương và Qúy Vị .

    Những sự thực lịch sử được sử gia PCD dày công nghiên cứu đã giúp cho thế nhơn hiễu rõ  : " cội nguồn của cuộc chinh chiến điêu linh : " Quốc - Cộng " từ 1954 - 1975 ... , mà toàn dân Việt Nam phải gánh chịu không biết bao nhiêu tan tóc ... điêu linh ... khốn khổ  ... là những bằng chứng : "  sự thực ( The matters Of Facts ) " ... chính xác và trung thực ... về tội ác tày trời này : ... 

     Nên bài viết mang đầy đủ pháp tính như là  : " Một án lịnh xác nhận ( Affirmative Judgment ) " ... nên việc cáo tri án văn ( Notify a judgment ) : Quãng bá sâu rộng đến mọi giai tầng xã hội trong và ngoài Nước Việt Nam ... là một nhu cầu công chính -  cấp  thiết và minh danh .

    Tính Cách  đạo đức bản văn chính là  tinh thần của  : " Duy Danh Luận (  Nominalism ) của công trình khảo cứu này  đã xác nhận đảng cộng sản Việt Nam và quốc tặc Hồ chí Minh là .... nguyên ủy của chiến tranh ... lại là một tập hợp các tên độc tài cộng sản  theo lối : " Gian nhân hiệp đảng " nên bọn  : " Ác Ôn Côn Đồ Việt Cộng Này  "  : chính thị là đám : " Du Thủ Du Thực ( Vagabond ) cực kỳ xuẫn động và vô cùng gian ác .

    Quãng bá sâu rộng bài khảo luận : Trân Trọng Kính Nhờ ACE /CM/VN phổ biến từ A- Z đến toàn thể quốc dân VN ... ,  nhất là các cơ sở đảng bộ đảng cộng sản và ACE / Chiến Sĩ Quân Đội Toàn Quân Các Cấp ... Như là một tài liệu học tập chính đạo .
 
                                Trân Trọng
                              Vương Thiên Vũ
       ( Lão Đưa Đò Trên Giòng Sông Biến Dịch )


Xin đa tạ Luật Sư Lê Duy San đã bỏ thời giờ đọc và chuyển tiếp.

Xin kính chúc Luật Sư nhiều sức khỏe để tiếp tục đi tới. 

Trân trọng,

---------- Forwarded message ----------

From: 'San Le D.' anduyle@yahoo.com [BTGVQHVN-2] <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>

Date: 2016-04-26 10:07 GMT-07:00

Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Fwd: @ GS Sử Gia Phạm Cao Dương : Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư Một vài ghi chú về Đảng Cộng Sản và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ? [2 Attachments]

5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên Việt Thức và BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.

---------- Forwarded message ----------

From: Nguyen Dao <daoxxnguyen@gmail.com>

Date: 2014-10-13 17:30 GMT-07:00

Subject: Re: Olivia Nguyen <oliviang789@gmail.com> **Về bài viết danh xưng Nam Hải của Gs PCD

Tôi đồng ý với ông Đòan Đức Tâm và yêu cầu ông Phạm Vũ ngưng cái trò bỉ ổi này lại. Dùng chữ nghĩa để bôi bẩn người là hành động của kẻ tiểu nhân

Có giỏi nên đối đầu với bọc tay sai cộng sản đầy rẫy nơi hải ngọai. Anh em trong cùng một chiến tuyến khích bác nhau, hèn lắm. (đcs)

 

---------- Forwarded message ----------

From: Olivia Nguyen <oliviang789@gmail.com>

Date: 2014-10-12 1:16 GMT-07:00

Subject: Về bài viết danh xưng Nam Hải của Gs PCD

Tâm điểm bài viết của Gs PCD, là viết về danh xưng Nam Hải, không phải viết về giai thoại (đoạn viết giai thoại này chỉ vỏn vẹn 69 Words / 2505 Words = 1/36 toàn bộ bài viết).

Giai thoại này chỉ là ngôn từ được truyền miệng lại từ rất nhiều đời trong dân gian, nên khó chứng minh nguyên thủy giai thoại là gì, và cách diễn giải nào là đúng hoặc sai. Theo Gs Lê Văn Đặng, thì Gs PCD chỉ viết qua về giai thoại thuộc loại bịa, nghe qua rồi bỏ. 

 

Kính mong quí vị nghe qua rồi bỏ, nhất là trong bối cảnh hiểm họa mất nước gần kề !

 

---------- Forwarded message ----------

From: DOAN DUC TAM oanductam@yahoo.com

Date: 2014-10-09 20:56 GMT-07:00

 

Tôi không quen biết ông Phạm Vũ.    Khong biet ong Pham Vu la ai.

Nhưng theo thông lệ, nếu không đồng ý với tác già?, ông ấy nên emai thẳng tới tác giả qua diễn đàn Việt Thức.  Tại sao lại phải email cho nhiều người nhờ chuyển tới GS Phạm Cao Dương?

Bây giờ ông Pham Vũ lại đưa chuyện riêng của gia đình GS Phẩm Cao Dượng ra mạ. lỵ., vien lý do.  Người ở ngoài sẽ thấy ngay cai mưu đánh phá cá nhân của ông Phạm Vũ, chứ không phải vă'n để nghiên cứu lịch sử.

Ngoài ra người khác cũng nhận thấy khá rõ rằng mưu đồ của ông Phạm Vũ, lôi kéo các người khác vào cuộc để " đánh hội đồng" GS Phạm Cao Dương.

Ông Pham Vụ nền suy nghĩ lai, phuc thien và nhìn nhận lỗi lầm của mình, để các ông bạn của ông Phạm Vũ không bị người khác nghĩ cu~ng là những người du côn, hùa vào đánh hội đồng người kha'c!

Doan Duc Tam

 

Fwd: Fwd: * Thư Chỉ Trích Cá Nhân Fwd: *Dang Le <lvd2003@gmail.com> Fwd: Phúc đáp Gs. Phạm Cao Dương

---------- Forwarded message ----------

From: Dang Le <lvd2003@gmail.com>

Date: 2014-10-04 8:27 GMT-07:00

Subject: Re: Phúc đáp Gs. Phạm Cao Dương

To: Pham Cao Duong <vanpcd@gmail.com>, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com>, Luu Trung Khao <luutrungkhao@yahoo.com>, Hai Pham <phamvanhai7417@gmail.com>

Cc: Pham Vu <vupham1940@gmail.com>, VietHai Tran <viethai712@gmail.com>, V Pham <vpham08@gmail.com>, VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>, Dang Le <lvd2003@gmail.com>

Kính thưa chư vị,

 

Mấy tuần nay, tôi nhận được một số điện thư về mọi chuyện buồn nhiều hơn vui. Bởi mắt kém, tôi không đọc được các thư dài, trong đó có thư của chị V Pham và Việt Hải (VH).

 

Tôi chỉ biết các anh Lưu Trung Khảo, Phạm Cao Dương (PCD), Trần Huy Bích và Phạm Văn Hải ... vào khoảng năm 2000 hay trước đó không lâu, nể lời mời của một anh bạn khá thân, nay đã quá vãng, gia nhập Viện Việt Học (VVH).

 

Sau đó, nhân vụ tạp chí Dòng Việt bị VVH đánh tráo một bài về Cao Bá Quát bằng bài của VC Đặng Vũ Khiêu, hầu hết ban gỉảng huấn rời khỏi VVH, trong đó có tôi.

 

Hôm nay, VH có chuyển một thư của ông Phạm Vũ, về một câu chuyện đời xưa có chuyện Trạng Quỳnh, bàn tán về chữ nghĩa ... Từ thuở nhỏ đã được nghe Mẹ kể khá nhiều chuyện loại nầy. Từ khi bập bẹ vài chữ Nôm, cố tìm đọc mấy chuyện do Mẹ kể, nhưng không được măy mắn, có lẽ Mẹ đọc tài liệu của Cha, nay đã thất lạc.

 

Cũng xin phép có chút ý mọn về các giai thoại, do người sau bịa ra, thuộc loại nghe qua rồi bỏ, lại được anh PCD có viết qua, và ông Phạm Vũ đem ra bàn tán chữ nghĩa, sau khi đã tham khảo nhiều vị cao niên v.v.  

 

Không có gì để nói thêm, xin được dứt lời, kính mong chư vị được mọi sự an lành.

 

Lê Văn Đặng

Oct. 04, 2014

 

 

2014-10-03 22:44 GMT-07:00 VietHai Tran iethai712@yahoo.com:

 

Vâng thưa anh,

Tôi không gửi info ra worldwide forums, nếu ngòi bút nhận thức được những sơ hở, những sai sót nghiêm trong để tránh về sau và chịu học kinh nghiệm về sự thận trọng, tự trọng và khiêm cung là điều đáng kính nể. Được như thế thì sự đóng góp của anh vô cùng quý báu.

Thân quý anh nhé.

Trần Việt Hải

 

On Friday, October 3, 2014 9:27 PM, Pham Vu upham1940@gmail.com wrote:

 

Gửi để anh Việt Hải biết qua chuyện này.

"For your eyes only". Xin đừng forward lên các diễn đàn .

Thân mến,

 



---------- Forwarded message ----------

From: Pham Vu upham1940@gmail.com

Date: 2014-10-03 20:07 GMT-07:00

Subject: Phúc đáp Giáo sư Phạm Cao Dương

To: Duong Pham <vanpcd@gmail.com>

Cc: Khao luu <luutrungkhao1@gmail.com>, ‘GS DuongMinh Kinh’ <duongkinh@hotmail.com>, Tai Do <doanhtaichi@gmail.com>, ‘GS NguyenSam’ <sam2nguyen@yahoo.com>, Hong Pham <phamquanhong@hotmail.com>, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com>

Kính thưa Giáo sư Phạm Cao Dương,

Tôi không dám nhận lời quá khen của Giáo sư. Tôi nhỏ tuổi hơn, học sau Giáo sư ở CVA, kiến thức chỉ ở trình độ B.A. Tin chắc trình độ của Giáo sư (một vị Tiến sĩ) cao hơn tôi nhiều.

Tôi mạo muội góp ý vì nhớ rằng trong một tập truyện về Cống Quỳnh (dân gian gọi là Trạng Quỳnh) được đọc hồi nhỏ, thấy lời giải thích về vế đối của sứ Tàu khác xa với lời giải thích của Giáo sư. Tôi điện thoại hỏi vài vị tiền bối, thấy các vị ấy cũng giải thích giống như trong tập sách chứ không giống Giáo sư. Sau khi suy xét thật kỹ mới dám viết, nhân thể bàn thêm tới vài chi tiết khác. Tôi đã viết: "Thành kính xin TS PCD xem xét lại" như chắc Giáo sư cũng nhớ.

Cám ơn Giáo sư đã có nhã ý muốn liên lạc. Tuy Giáo sư chưa biết tôi, nhưng tôi biết về Giáo sư khá rõ. Tôi là bạn các anh PTS và PVL, hai người em ruột của Giáo sư. Qua các anh ấy, tôi được biết về cách cư xử của Gs. với các anh ấy, cũng như với ông PNS, anh ruột của Giáo sư. Qua các email sôi nổi trong cộng đồng trong mấy tuần gần đây (kể cả email trao đổi với một người bạn từ thời Trung học của Giáo sư là Gs. PQH, và một người bạn cùng thế hệ là anh VH), tôi cũng may mắn được biết về cách cư xử đầy tình nghĩa của Gs. đối với Gs. LTK. Tuy rất muốn liên lạc với Giáo sư để học hỏi thêm, tôi vẫn e dè: Với người thân còn như thế, huống chi với người sơ !  Có đáng cho mình liên lạc hay không?

 

Vậy xin Giáo sư yên tâm. Trong một tương lai, nếu mối liên hệ giữa Gs. với những người thân và bạn cũ, bạn thân của Gs. như anh PVL, như các Gs. LTK, PQH ... đổi khác, tôi sẽ xin email chúc mừng Gs. Lúc ấy sẽ xin đưa ngay số điện thoại của tôi.

Trân trọng,

Phạm Vũ

2014-10-03 15:49 GMT-07:00 Duong Pham anpcd@gmail.com:

 

Tôi cũng xin Ông Phạm Vũ cho tôi số điện thoại của Ông để tiện liên lạc và chia sẻ nhiều hơn, riêng tôi học hỏi nhiều hơn từ kho tàng kiến thức phong phú của Ông.

Kính,

Phạm Cao Dương

 

 

Tác giả bài viết về Nam Hải cảm ơn

 

Sau khi bài này được phổ biến, tác giả nhận được nhiều điện thư hay điện thoại, khen có và chê cũng có.  Tác giả xin được cảm ơn tất cả các Quý Vị, đặc biệt là các Quý Vị đã chỉ ra một số chi tiết nên sửa đổi.  Tác giả xin được muôn vàn cảm tạ sự đóng góp tích cực và đầy thiện chí của tất cả mọi người. 

 

Trong số những dữ kiện được nêu lên,  dữ kiện quan trong nhất và mang nhiều ý nghĩa nhất là chuyện đối đáp giữa sứ Tầu với Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm qua câu “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” với nhóm chữ “bất tri kỷ nhân canh”  nhiều vị đề nghị sửa nghĩa lại là  “không biết bao nhiêu là người cầy”. 

 

Tôi xin ghi nhận điều này vì nó phản ảnh  lối nói “tục và đểu”, “đểu cáng và sấc sược”, “xỏ -xiên” của sứ Tầu.  Một vị còn cẩn thận phân tích từng chữ một theo đó chữ “tri” là đi với chữ “bất” thay vì đi với chữ “kỷ” và giữa tri và kỷ không có gạch nối.  Đây là vấn đế ngắt câu hay ngắt chữ.  Nhưng dù sao tôi cũng thích lối giải thích này hơn vì nó mang nhiều ý nghĩa hơn, cả đen lẫn bóng thay vì hiểu là tri kỷ. 

 

Cũng vậy, về câu “Sấm động Nam Bang” có vị đề nghị phải sửa hai chữ “Sấm động” thành “Lôi động” đúng hơn.  Tôi ghi nhận “ Lôi động” hợp hơn.  Tuy nhiên rất khó mà nói chữ nào là đúng, chữ nào là sai.  Lý do là vì đây là truyện kể dân gian và truyền khẩu cũng giống như ca dao, tục ngữ chứ không thuộc văn học viết của các nhà Nho để có thể có văn bản mà quyết định. Nói sao cũng được.  Người dân bình thường, không rành chữ Hán thì thích dùng chữ “sấm”,  còn các nhà Nho thì thấy nó không chỉnh nên bảo “lôi” mới đúng.  Vì nghe kể quen, tôi ưng đứng về phía đa số người  dân bình thường hơn. 

 

Có điều mục tiêu đơn giản của tôi trong bài này không phải là văn chương mà là những danh xưng Bắc Quốc,  Nam Bang được người trong truyện dùng.

Về danh xưng tiếng Pháp thì dù Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale, tôi xin thưa cả hai đều có chữ Chine ở trong, trong khi Nam Hải không hề hàm chứa chữ này.  Ngoài ra trong một vài sách địa lý dùng cho bậc tiểu và trung học ớ Việt Nam buổi đầu, lúc chương trình học mới được Việt hóa, người ta đã dùng danh xưng Biển Trung Hoa, Biển Nam Hải và các học sinh cũng cặm cụi, nắn nót tên này khi vẽ bản đồ, trong số các học sinh đó có người viết bài này.  Tại sao vậy?  Tại vì các sách giáo khoa của Việt Nam buổi đầu và luôn cả khá lâu về sau này là dịch từ sách Pháp sang.  Các thày buổi đầu không có thì giờ để cân nhắc suy nghĩ nhất là ở thời Chính Phủ Trần Trọng Kim, khi có lệnh dạy và thi bằng tiếng Việt phải cấp tốc thi hành ngay trong năm 1945.  Các thày tối hôm trước soạn bài, sáng hôm sau dạy.  Phải đọc các báo đương thời như Tri Tân hay Thanh Nghị ta mới hiểu được những khó khăn, công lao và thiện chí của các thày thời đó.

 

Về chuyện hiểu Nam Hải là biển của Nước Nam hay Nước Nam thì không phải là tôi “cưỡng từ đoạt ý” mà là Cụ Cử Nhân Hán Học năm Bính Ngọ, 1906, Cụ Phan Kế Bính, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện. đã hiểu như vậy. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện đã được Nhà Xuất Bản Sống Mới tái bản tại Hoa Kỳ.  Nhan đề sách là như vậy nhưng nội dung toàn là về các danh nhân Nước Nam, từ các bậc đại anh kiệt, các danh thần, đến các bậc văn tài, mãnh tướng… toàn là người Nước Nam.  Cụ viết trong lời Tựa”“Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm chẳng thiếu gì người tài đức…” Vậy Nam Hải theo Cụ Phan Kế Bính không là Nước Nam thì là gì?  Chuyện này tôi đã viết trong bài.  Xin Quý vị vui lòng đọc lại.

 

Về danh xưng Biển Đông, tôi xin thưa là danh xưng này là tên chữ nôm nên trên các bản đồ cổ bằng chữ Hán đã không được dùng cho mãi đến khi chữ Quốc Ngữ trở thành phổ thông và nhất là khi có những tranh chấp ở Biển Đông. 

 

Vấn đế này như tôi đã xác định từ đầu tôi không bàn tới trong bài này nên không nói thêm, trừ một điều là danh xưng này dùng giữa người Việt với nhau thì được nhưng ra các hội nghị quốc tế thì không ai hiểu cả cũng giống như Biển Tây của Phi Luật Tân vậy.  Chính vì vậy trước đây tôi có viết một bài trong đó tôi có đề nghị dùng danh xưng Biển Đông Nam Á, Southeast Asia Sea, thay thế cho tất cả, căn cứ vào vị trí và vai  trò của biển này giữa các nước Đông Nam Á, một vai trò giống như vai trò của Địa Trung Hải đối vói Âu Châu và Phi Châu. Tôi sẽ tìm lại bài này để gửi Việt Thức phổ biến sau.

 

Về nguồn gốc của danh xưng Nam Hải, tôi cũng xin không bàn ở đây vì đây là một đề tài phức tạp khác cần một bài riêng.  Tuy nhiên dù là của Tầu hay của ta, cái quan trong là các cụ ngày xưa đã hiểu thế nào và hành xử thế nào theo lối riêng của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước của mình và truyền lại cho con cháu là chúng ta bây giờ.  Có điều đây chỉ là “ý kiến” chứ không phải là “sự kiện” nên không thể nói đúng, sai.

 

Để kết luận tôi xin thưa là khi viết bài này tôi không hề nhằm khoe khoang kiến thức của mình hay để khoe mình hay, mình giỏi để chỉnh sửa người khác mà chỉ để góp một phần nhỏ vào nỗ lực đấu tranh của toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại hiểm họa xâm lăng mới trong thế kỷ hiện tại. 

 

Đây là một cuộc xâm lăng toàn diện, vô cùng nguy hiểm, nguy hiểm gấp bội những lần xâm lăng trước, của người Tầu bằng cách đề cao tinh thần tự tin, tự lực, tự cường, tự coi phương Nam là của mình, đối nghịch với phương Bắc là của người Tầu; nước mình là Nam Quốc, nước Tầu là Bắc Quốc (chứ không phải là Trung Quốc). Hai bên bình đẳng với nhau, không chút tự ti mặc cảm ngay từ những  ngày đầu của lịch sử dân tộc.  Chính nhờ đó chúng ta đã ‘"đứng vững ngàn năm” và chắc chắn còn đứng vững nhiều ngàn năm nữa.  Tôi đã xác nhận mục đích này trong phần mở đầu và phần cuối của bài viết.  Ước mong quý vị đồng ý với tôi về điểm này.

 

Biển học mênh mông.  Những gì tôi biết chỉ là một phần rất nhỏ, vô cùng nhỏ về dân tộc ta và về nhân loại và chưa chắc đã đúng, đã đầy đủ.  Một sự điều chỉnh và cập nhật hóa đều cần thiết.  Không làm như vậy đầu óc tôi sẽ trở thành khô cứng và…chết. Với sự tin tưởng này tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi và sẵn sàng chấp nhận.  Xin được một lần nữa cảm ơn Quý Vị độc giả đả bỏ thì giờ đọc bài của tôi và đã chỉ giáo và bổ khuyết cho tôi.

Kính thư,

Phạm Cao Dương

21 Tháng Hai 2017(Xem: 12771)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 11848)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12644)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11921)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 12982)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12846)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13336)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14056)
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13927)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12925)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh
03 Tháng Hai 2017(Xem: 11979)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12800)
Tư tưởng "Người Mỹ trên hết" và chống toàn cầu hóa của Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13001)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13577)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 12997)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.