Đại họa cá chết dạt bờ 4 tỉnh duyên hải miền Trung

28 Tháng Tư 20161:25 SA(Xem: 17298)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU & BẨY  29 - 30  APRIL 2016

Đại họa cá chết 4 tỉnh miền Trung

image039

Bản đồ  4 tỉnh miền Trung dày đặc cá chết dạt vào bờ biển không rõ nguyên nhân. Minh họa Văn Hóa Map dựa trên Google.

Tìm nguyên nhân cá chết dọc biển miền Trung

(Theo Tuổi Trẻ) 21/04/2016

 

TTO - Tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đang xảy ra tình trạng cá chết dạt vào la liệt trên bờ biển. Không chỉ cá biển, ngay cá nuôi của nhiều hộ dân cũng chết hàng loạt.

image040

Ông Nguyễn Hữu Thành (60 tuổi, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với cá biển chết dạt vào bờ - Ảnh: Nhật Linh - Đồ họa: Vĩ Cường

 

Đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về nguyên nhân dẫn đến cá chết. Tuy nhiên mọi nghi ngờ vẫn hướng về việc có độc tố trong nước biển.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Điểm xuất hiện cá chết đầu tiên là ở khu vực biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan dần vào Quảng Bình

*Cá chết dày đặc ở Quảng Bình do độc tố, người dân đừng ăn

(Theo Tuổi Trẻ) 20/04/2016

TTO - Kết quả phân tích bước đầu về mẫu nước và mẫu cá chết cho thấy nguồn nước có độc tố, nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được cụ thể loại độc tố.

image041

Lấy mẫu cá chết trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình - Ảnh: Ngọc Hải


Ngày 20-4, Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết hiện tượng nhiều loại cá chết trôi dạt vào vùng biển Quảng Bình trong những ngày qua là do nước biển bị ô nhiễm.

Theo UBND xã Quảng Phú, ngày 19-4 trạm y tế xã Quảng Phú đã cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc do ăn cá biển chết. Theo người nhà của bệnh nhân T., 8 tuổi, T. đã có ăn loại cá chết trôi dạt vào bờ biển Quảng Phú, sau đó bị nôn ói dữ dội kèm theo tiêu chảy, đau đầu…


“Qua kết quả phân tích bước đầu về mẫu nước và mẫu cá chết cho thấy nguồn nước có độc tố nhưng chưa xác định được cụ thể loại độc tố, vì vậy người dân không nên ăn cá này hoặc lấy cá để chế biến thức ăn cho gia súc” - ông Trần Đình Du, phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình, khuyến cáo.

Người dân huyện Quảng Trạch cho biết họ thấy cá chết trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình từ ngày 6-4, sau đó lan dần vào huyện Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy.

Điểm xuất hiện cá chết đầu tiên là ở khu vực biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan dần vào Quảng Bình. Hiện nay cá chết đã ở mức độ dày đặc và dạt vào bờ theo từng đám lớn. Cá chết là các loại sống ở tầng đáy ven bờ như đục, liệt, bò, phèn, rìa...

Trước tình trạng này, Sở NN&PTNT Quảng Bình đã gửi công văn khẩn cấp ra các bộ NN&PTNT, KH-CN, TN-MT về hiện tượng cá chết trên biển này để xác định chính xác hơn nguyên nhân, vùng biển khởi phát cá chết cũng như có khuyến cáo với người dân về nuôi trồng thủy sản ven biển.

L.GIANG

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Phó Tt Hoàng Trung Hải tác giả khu gang thép Vũng Áng

Formosa Hà Tĩnh "được voi đòi tiên"

29/06/2014

TT - Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) được Chính phủ cho nhiều ưu đãi ở mức rất cao nhưng họ chưa thỏa mãn, còn đề xuất đòi thành lập đặc khu của doanh nghiệp này tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).

image042

Một góc công trường xây dựng trong Formosa Hà Tĩnh - Ảnh: Vũ Toàn


Trao đổi với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định Bộ Kế hoạch - đầu tư và Chính phủ không đồng ý đề xuất thành lập đặc khu của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa Hà Tĩnh).

Xin nhiều và được cho nhiều

Được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất

Theo bản thuyết minh của Formosa Hà Tĩnh, giai đoạn 1 tập đoàn này đầu tư vào VN số vốn 9,9 tỉ USD. 1/3 số tiền trên sẽ do các cổ đông Formosa Hà Tĩnh bỏ ra, số tiền đi vay ngân hàng quốc tế là 1/3 và 1/3 còn lại sẽ vay tại VN.

Hiện tại, theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa Hà Tĩnh do có quy mô lớn, ảnh hưởng lớn về kinh tế - xã hội (là dự án FDI có tổng vốn đầu tư lớn nhất hiện nay) nên được Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn bốn năm và giảm 50% trong chín năm tiếp theo.

Từ khi đến VN đầu tư, Formosa Hà Tĩnh có rất nhiều văn bản kiến nghị, đề xuất và hầu hết đều được giải quyết hoặc trả lời cặn kẽ. Đáng lưu ý và được dư luận đề cập nhiều là việc Formosa Hà Tĩnh cho rằng nhà máy của hãng này sẽ là tầm cỡ quốc tế, dự kiến sẽ có số lượng nhân viên lên tới 15.000 người, tính cả nhân viên và gia quyến là 60.000 người. Với lý do để “giữ nhân tài, khuyến khích nhân viên sinh sống tại địa phương, phụng dưỡng cha mẹ”, Formosa Hà Tĩnh đề nghị cho tập đoàn này được xây nhà để bán cho người nước ngoài cũng như người trong nước là nhân viên công ty. Với những nhân viên người VN, Formosa Hà Tĩnh sẽ bán nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua. Nhiều đề xuất khác của Formosa Hà Tĩnh cũng được giải quyết.

 Cụ thể, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Lao động - thương binh và xã hội kịp thời áp dụng cơ chế, tiêu chuẩn đặc thù, linh hoạt để giải quyết nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu bổ sung lao động người nước ngoài và trong nước của dự án Formosa Hà Tĩnh.

Tỉnh Hà Tĩnh được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục như miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng dịch chứng thực (hoặc công chứng) trong thủ tục cấp phép lao động nhằm “đáp ứng yêu cầu về lao động xây lắp” của các nhà thầu dự án Formosa Hà Tĩnh.

Formosa muốn hơn thế

Sau khi nhận được văn bản giải quyết cho nhiều việc kể trên, ngày 10-6-2014 ông Dương Hồng Chí - tổng giám đốc Formosa Hà Tĩnh - có văn bản gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cảm ơn và nêu thêm nhiều kiến nghị khác. Văn bản này dài tới hơn 20 trang và “nhắc” sau vụ bạo động ngày 14-5-2014 tại Vũng Áng, tất cả lao động kỹ thuật nước ngoài đã rút và theo Formosa Hà Tĩnh thì “ngày phục hồi trở lại khó có thể dự đoán trước”, đồng thời cho rằng Chính phủ VN sẽ là mấu chốt quyết định dự án có tiếp tục hay không. Formosa Hà Tĩnh không nói đến “khu kinh tế đặc thù riêng cho dự án Formosa” mà nêu kiến nghị thành lập “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”.

Formosa Hà Tĩnh cũng nộp bản thuyết minh về “Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” với rất nhiều điểm đặc thù như: xin đưa nhân viên kỹ thuật nước ngoài vào làm việc, được xây bệnh viện, trường học với lớp học song ngữ... Formosa Hà Tĩnh còn nêu ý tưởng thiết lập vành đai xanh cách ly giữa người dân xung quanh với đặc khu. Formosa Hà Tĩnh còn cho biết đã quy hoạch riêng khu sinh hoạt cho nhân viên nước ngoài.

Trong văn bản ngày 10-6-14, Formosa Hà Tĩnh nhắc lại việc Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho họ hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho nhân viên thuê. Formosa Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ VN cần miễn tiền thuê đất để xây dựng dạng ký túc xá gia đình này. Formosa Hà Tĩnh cũng nhắc lại năm 2008 Chính phủ VN đề nghị Formosa Hà Tĩnh tự bỏ vốn hút cát, tạo cảng, san nền để giảm gánh nặng. Sau đó, năm 2013 VN lại có quy định mới thu thuế môi trường khiến họ phải nộp trên 8 triệu USD thuế tài nguyên, 9 triệu USD phí môi trường... Công nhận vấn đề này đã được tháo gỡ một phần nhưng Formosa Hà Tĩnh vẫn đề nghị cần miễn luôn thuế tài nguyên và môi trường.

Sau nhiều kiến nghị, Formosa Hà Tĩnh không quên nêu vụ việc các đối tượng quá khích đã phá hoại, gây tổn thất nặng nề cho dự án. Formosa Hà Tĩnh đề nghị phía VN cần định rõ phương thức và thời hạn bồi thường.

Tại văn bản gửi Văn phòng Chính phủ ngày 18-6 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung ký, Bộ Kế hoạch - đầu tư chính thức thể hiện quan điểm về đề xuất lập đặc khu kinh tế đặc thù của Formosa Hà Tĩnh. Bộ Kế hoạch - đầu tư nhấn mạnh Formosa Hà Tĩnh đang được hưởng những ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành cả về đầu tư, thuế, đất đai... áp dụng cho dự án trong khu kinh tế. Bộ Kế hoạch - đầu tư cho rằng Formosa Hà Tĩnh đề xuất lập đặc khu đặc thù là chưa có tiền lệ và cũng “không cần thiết”. Lý do: hiện có Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng có thẩm quyền giải quyết các vấn đề theo cơ chế một cửa, tại chỗ.

“Đó mới chỉ là đề nghị của họ”

Ông Hồ Anh Tuấn - trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh - cho biết ngày 21-5, trong buổi làm việc của đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu, ông Dương Hồng Chí đề xuất cần được ưu đãi về đầu tư, các loại thuế, đất đai, thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Tĩnh và các bộ nghiên cứu trả lời. Hiện Formosa Hà Tĩnh đã có văn bản trình Chính phủ về những yêu cầu này.

Trả lời câu hỏi vì sao Formosa Hà Tĩnh có những đề xuất ưu đãi tới mức được dư luận cho rằng quá đáng, ông Tuấn nói: “Có nội dung họ đề xuất đúng, có nội dung chưa đúng nhưng tất cả đề xuất của họ đều sẽ được trả lời. Nội dung nào họ chưa hiểu thì phải hướng dẫn cho họ hiểu”. Riêng kiến nghị của Formosa Hà Tĩnh về việc cắt đất ưu tiên bán lâu dài cho nhân viên thì ông Tuấn cho biết: “Hiện họ có 1.000 công nhân, ta có 9.000 người cùng làm việc tại đây. Nội dung kiến nghị của họ ta chưa bao giờ làm. Phải chờ quyết định của Chính phủ”. Trong lúc đó, ông Nguyễn Thanh Bình - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - cũng cho hay: “Đơn giản đó chỉ là đề nghị của họ. Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này chứ không phải chuyện đơn giản”.

 

* Ông NGÔ VĂN MINH (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội):

Một đòi hỏi lạ

Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài khi vào VN họ đều nghiên cứu rất kỹ chính sách và các quy định của pháp luật để biết đâu là giới hạn. Không bộ, ngành nào và không địa phương nào được phép dành cho một nhà đầu tư nào đấy có những ưu đãi riêng, mọi cái đều phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Ví dụ như về đặc khu hành chính - kinh tế thì đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu đề án để có thể thành lập 2-3 khu như vậy ở những địa bàn chiến lược. Chúng ta cũng chưa có mô hình nào gọi là đặc khu kinh tế nằm trong khu kinh tế.

Về đề nghị được mua đất lâu dài của Formosa Hà Tĩnh thì tôi nghĩ không cần phải bình luận gì nữa, Luật đất đai của chúng ta quy định rất rõ rồi, không thể ưu ái cho bất cứ trường hợp đặc biệt nào.

* Ông MAI XUÂN HÙNG (phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội):

Không được bán đất lâu dài

Tôi đồng tình với quan điểm của Bộ Kế hoạch - đầu tư là không thể có chuyện thành lập khu kinh tế đặc biệt riêng cho Formosa Hà Tĩnh nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, tức là không thể có chuyện một nhà đầu tư nước ngoài lại muốn có một “biên giới” riêng trong khu kinh tế của VN. Các hoạt động đầu tư tại VN phải nằm trong giới hạn khuôn khổ luật pháp của VN.

Riêng kiến nghị liên quan đến đất đai, theo tôi hiểu họ muốn được mua đất lâu dài để xây nhà phục vụ chỗ ở cho cán bộ, công nhân của họ, tôi có thể khẳng định ngay là không được bán đất lâu dài. Cùng với việc cấp phép dự án đầu tư, chúng ta cho thuê đất tới 50 năm nên không thể nói là không ổn định. Cho thuê thời gian lâu như vậy thì đâu nhất thiết phải bán. Hơn nữa, ở đây tôi hiểu dư luận cũng đặt ra câu chuyện nhạy cảm liên quan đến chủ quyền, an ninh - trật tự khi có những ý kiến lo ngại việc hình thành những khu riêng của người nước ngoài trong lãnh thổ VN. Không chỉ tại Hà Tĩnh, ở một số nơi khác cũng xuất hiện các dự án có nhiều công nhân nước ngoài đến làm việc, sinh sống, liệu chúng ta có đáp ứng hết đòi hỏi của họ?

* Ông Hồ Uy Liêm (nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN):

Không thể nhân nhượng

Quan điểm của tôi là đề nghị Chính phủ cần bác bỏ những đòi hỏi quá đáng của Formosa Hà Tĩnh. Có ít nhất ba lý do như sau:

Thứ nhất, khu vực phía nam tỉnh Hà Tĩnh và phía bắc tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của người VN. Với vị trí chiến lược nhạy cảm như vậy, không riêng gì Formosa mà bất cứ dự án đầu tư nước ngoài nào đều phải được cân nhắc kỹ, đặt yếu tố quốc phòng, an ninh lên trên hết. Ở đây, dự án gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan, tuy nhiên cổ phần thật sự đằng sau do ai nắm là vấn đề cần làm rõ để công khai, minh bạch theo đúng quy định pháp luật của VN cũng như thông lệ quốc tế.

Thứ hai, nhà đầu tư có quyền đưa ra các đề xuất ưu đãi, nhưng bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải tuân thủ luật pháp VN, việc Formosa Hà Tĩnh đưa ra những đề xuất cho bản thân vượt quá khuôn khổ quy định hiện hành là điều không chấp nhận được, không thể tạo tiền lệ xấu. VN có thể chủ động thành lập các đặc khu kinh tế, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, nhưng đó là các đặc khu kinh tế ở các vị trí phù hợp và không thể chỉ dành riêng cho một nhà đầu tư nhất định. Việc này nên nói một lần cho rõ để các nhà đầu tư khác đừng bao giờ có đề xuất tương tự như Formosa Hà Tĩnh.

Thứ ba, là một người quê Hà Tĩnh, tôi hiểu rõ lâu nay đã xuất hiện làng công nhân Trung Quốc ngay bên quốc lộ 1 ở địa phận huyện Kỳ Anh, nhiều cửa hàng trưng biển hiệu tiếng Trung Quốc, thậm chí có những công nhân Trung Quốc lấy vợ là người địa phương. Rất nhiều công nhân Trung Quốc vào đây bằng hộ chiếu du lịch chứ không có giấy phép lao động. Tình hình như vậy buộc chúng ta phải quản lý, giám sát chặt chẽ hơn nữa lực lượng lao động nước ngoài ở khu vực nhạy cảm này. Điều này đồng nghĩa với việc không nên chấp nhận đề xuất cho họ cắt đất lâu dài để lập khu vực sinh sống riêng cho hàng nghìn công nhân viên. Nếu đồng ý với đề xuất của họ thì khu vực được mua đứt bán đoạn lâu dài trở thành nơi “ngoại bất nhập” thì làm sao chúng ta quản lý được?

* Ông Nguyễn Thành Nhân (phó Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương):

Trái với luật hiện hành

Không thể cắt đất để xây nhà bán cho lao động nước ngoài như đề xuất của Formosa Hà Tĩnh vì sẽ trái với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật đất đai mới được sửa đổi và 1-7-2014 bắt đầu có hiệu lực. Tại Bình Dương hiện có hàng ngàn doanh nghiệp FDI với số lao động, chuyên gia nước ngoài khá lớn, chỉ riêng số do Ban quản lý các khu công nghiệp quản lý là 3.700 người nhưng nhu cầu về chỗ ở của họ vẫn được đảm bảo, doanh nghiệp không có đề xuất cắt đất để xây nhà bán như ở Formosa Hà Tĩnh.

L.KIÊN - V.V.THÀNH - B.SƠN ghi

 

image043

Nghêu, cá chết ở Hà Tĩnh

Đau lòng 100 tấn nghêu chết trắng bãi ở Hà Tĩnh

 (Theo Tuổi Trẻ) 27/04/2016

 

TTO - Hơn 100 tấn nghêu đang mùa thu hoạch của hàng chục hộ dân ở xã Kỳ Hà, huyện Kỳ An, Hà Tĩnh chết trắng đồng chưa rõ nguyên nhân. Nhiều người nuôi nghêu điêu đứng bởi nợ nần.

image044

Bà Trần Thị Lụa, xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh có 1,5ha nghêu chết trắng chưa rõ nguyên nhân - Ảnh: Tấn Vũ


Sáng 27-4, hàng chục hộ dân, có cả bí thư và chủ tịch xã Kỳ Hà có mặt tại cánh đồng Cửa Khẩu để ghi nhận và nghe người dân báo cáo về tình hình nghêu chết hàng loạt. Trên cánh đồng người dân đang thu gom nghêu chết chất thành từng đống.

image045

Nghêu chết trắng trên cánh đồng nghêu Cửa Khẩu chất thành đống sáng 27-4 - Ảnh: Tấn Vũ

 

image046

Người dân thu gom nghêu chết trên cánh đồng nghêu Cửa Khẩu chất thành đống sáng 27-4 - Ảnh: Tấn Vũ

 

image047

Người dân thu gom nghêu chết sáng 27-4 - Ảnh: Tấn Vũ

 

image048

Nghêu chết trên cánh đồng nghêu Cửa Khẩu chất thành đống sáng 27-4 - Ảnh: Tấn Vũ

 

image049

Người dân thu gom nghêu chết trên cánh đồng nghêu Cửa Khẩu chất thành đống sáng 27-4 - Ảnh: Tấn Vũ


TẤN VŨ - HỮU KHÁ - HỒ VĂN

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cá chết ở Quảng Bình

Nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh hải sản chết bất thường 

(theo Tuổi Trẻ) 27/04/2016

TTO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký công điện về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

image050

Cá mới chết dạt vào bờ biển Quảng Bình sáng 26-4 - Ảnh: Q.Nam


Theo công điện này, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng thu gom, xử lý kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cá chết ở Thừa Thiên - Huế

Cá chết ở Thừa Thiên - Huế do nước biển có kim loại nặng 

(Theo Tuổi Trẻ) 26/04/2016

TTO - Kết quả này cũng chỉ ra rằng nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước - xuất hiện từ phía bắc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

image051

Độc tố cực mạnh làm cá chết xuất hiện từ phía bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế - Ảnh: Nhật Linh


Sáng 26-4, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lăng Cô và cửa biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc vào thời điểm xuất hiện cá nuôi lồng chết hàng loạt

Theo bản báo cáo về hiện tượng cá chết bất thường ở khu vực đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế, có 9 mẫu nước mặt và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lăng Cô (Phú Lộc), vùng biển ven bờ xã Quảng Công (Quảng Điền), Điền Hương, Điền Hải (Phong Điền) được lấy và phân tích.

Kết quả cho thấy các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kết quả này cũng chỉ ra rằng nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước xuất hiện từ phía bắc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Báo cáo này cũng cho biết Sở Tài nguyên và môi trường đã có công văn yêu cầu các địa phương bị sự cố cá chết khẩn trương thu gom và xử lý theo quy định, không được để cá chết gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thống kê thiệt hại trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt cũng như các hoạt động kinh tế liên quan của địa phương.

Cũng theo bản báo cáo, tình hình hiện nay người dân rất hoang mang và chưa có đầy đủ thông tin chính xác trong việc sử dụng các loại thủy sản trên thị trường.

Do đó, đề nghị Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu và có hướng dẫn kịp thời giúp nhân dân sử dụng thủy sản khoa học, hợp lý nhằm ổn định thị trường và cuộc sống.

Cũng trong sáng 26-4, ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục phát hiện cá vẩu 35kg chết dạt bờ. Trước đó, nhiều cá vẩu có trọng lượng tương tự và cá voi có trọng lượng lớn khoảng 100kg đã chết.

Untitled

Con cá vẩu nặng 35kg được người dân tại xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) phát hiện - Ảnh: người dân cung cấp

 

Sáng 26-4, ông Lê Công Minh, chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, xác nhận có một con cá vẩu trọng lượng lớn được ngư dân phát hiện chết dạt bờ.

Cụ thể khoảng 8g30 sáng 26-4, khi đang ra khơi đánh ghẹ tại khu vực cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc), nhiều ngư dân phát hiện một con cá vẩu khá lớn đang thoi thóp, trôi lờ đờ trên mặt biển. Sau đó người dân đã vớt con cá này lên, đưa vào bờ để chôn. Con cá vẩu chết dạt này dài khoảng 50cm, nặng 35kg.

Trước đó ngày 19-4, tại bờ biển này ngư dân đã phát hiện một con cá vẩu nặng tương tự chết dạt vào bờ. Thậm chí tại vùng biển xã Phú Hải (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), một con cá voi nặng khoảng 100kg được người dân phát hiện chết dạt.


NHẬT LINH

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

Cá chết ở Lăng Cô

Cá lồng chết hàng loạt tại Huế

(Theo Tuổi Trẻ) 16/04/2016

TTO - Hàng chục lồng cá của khoảng 60 hộ dân sống tại khu vực An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế có hiện tượng chết hàng loạt trong vài ngày trở lại đây.

image053

Cá chết trong một lồng nuôi ngày 16-4 - Ảnh: Tuấn Anh


Trưa 16-4, chúng tôi có mặt tại khu vực nuôi cá của gia đình ông Bùi Văn Vũ tại đầm Lăng Cô. Ông Vũ cho biết từ ngày 15-4, các loại cá vẩu, cá bớp và cá vồ của ông bắt đầu chết. Cao điểm nhất trong khoảng buổi trưa, cá nổi trắng xóa tất cả các lồng.

Đến sáng 16-4, toàn bộ số cá khoảng 2.000 con của ông Vũ đều chết sạch, thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Khu vực An Cư Đông hiện có hơn 60 hộ nuôi cá lồng tương tự ông Vũ, tập trung nuôi chủ yếu ở đầm Lăng Cô, đoạn dưới cầu dẫn vào hầm Hải Vân. Hầu hết các hộ nuôi đều có hiện tượng cá chết, nhiều hộ cá chết trắng.

image054

Ông Bùi Văn Vũ (An Cư Đông, Lăng Cô) và những con cá chết - Ảnh: Tuấn Anh


Cá nuôi ở đây chủ yếu là cá nước lợ như cá vẩu, cá bớp, cá mú, cá vồ… trọng lượng mỗi con khoảng 0,3-1kg, đang gần đến kỳ thu hoạch.

Thời điểm cá chết nhiều nhất là ngày 15-4, một số ít chết trong hôm nay 16-4. Vì cá chết trương phải thu gom đi tiêu hủy nên người nuôi gần như mất trắng. Tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Mai Văn Xỉ - phó Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, không chỉ cá nuôi trong lồng mà cá tự nhiên trên đầm Lăng Cô cũng có hiện tượng chết.

Đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng lấy mẫu nước đưa đi kiểm nghiệm, xem có phải dịch bệnh hay không để tìm cách khắc phục.

TUẤN ANH

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cá chết ở Đà Nẵng

Cá chết dạt tới bờ biển Đà Nẵng, sở TN-MT chưa biết

(Theo Tuổi Trẻ) 27/04/2016

 

TTO - Sáng 27-4, một số người dân đi tắm biển tại bãi biển Phạm Văn Đồng, Mân Thái (Đà Nẵng) phát hiện có một số cá chết dạt vào bờ. 

 

image055

Cá chình biển chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng sáng 27-4 - Ảnh: Đoàn Cường


Anh Thịnh (trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết sáng 27-4, khi tắm biển ở khu vực biển Phạm Văn Đồng thì thấy có hai con cá xương xanh trôi dạt vào bờ.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, dọc theo bãi biển đã xuất hiện một số cá biển chết dạt vào bờ và bốc mùi hôi thối.

Theo các công nhân môi trường đang dọn dẹp tại bãi biển, khoảng 3-4 ngày nay tại các bãi biển của Đà Nẵng đã xuất hiện rải rác cá chết trôi dạt vào bờ.

Trong sáng 27-4, các công nhân đã hốt đổ rác một số cá chết như chình biển, xương xanh, chìa vôi…

Cán bộ của Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết những ngày qua cũng có rải rác cá chết dạt vào bờ.

Tuy nhiên, đến trưa 27-4, khi trao đổi với Tuổi Trẻ ông Nguyễn Điểu - giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về hiện tượng cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng nên không thể phát biểu gì.

Ông Điểu cũng cho biết sáng cùng ngày, Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng phối hợp Sở VH-TT&DL Đà Nẵng lấy mẫu nước tại một số bãi biển du lịch trên địa bàn để xét nghiệm.

“Kiểm tra mẫu nước vì du khách ái ngại. Sắp tới mới có kết quả” - ông Điểu cho hay.

Ngày 27-4, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng đã có báo cáo về việc ảnh hưởng của cá biển chết gửi UBND TP Đà Nẵng.

Theo sở này, trong 5 ngày qua, theo phản ánh của một số người dân về việc có cá chết trôi dạt vào bãi Đa (bán đảo Sơn Trà) và bờ biển Đà Nẵng, sở đã chỉ đạo Chi cục thủy sản cử cán bộ đi thực tế kiểm tra tại các khu vực trên và tổng hợp báo cáo.

Theo đó có 17 con cá bị chết trôi dạt vào bờ trong tình trạng đã phân hủy mạnh. 

 

image056

Xuất hiện cá chết rải rác ở bờ biển Đà Nẵng - Ảnh: Đoàn Cường

 

image057

Cá chìa vôi nằm trên bờ biển Mân Thái sáng 27-4 - Ảnh: Đoàn Cường

 

image058

Cá bị sóng đánh dạt lên bờ - Ảnh: Đoàn Cường

 

image059

Đại diện Sở Tài nguyên - môi trường Đà Nẵng lấy mẫu nước để xét nghiệm sáng 27-4 - Ảnh: Phan Minh Hải


ĐOÀN CƯỜNG

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cá chết hàng loạt: Khẩn trương tìm độc tố trong 200 mẫu nước, cá 

(Theo Tuổi Trẻ) 26/04/2016

TTO - Kết luận của các nhà khoa học trong tổ công tác đã loại trừ nguyên nhân tràn dầu, động đất trong hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung.

image060

Ảnh vệ tinh vùng biển miền Trung


Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá đến ngày 25-4 của các nhà khoa học trong tổ công tác được giao nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân “Cá chết hàng loạt” tại vùng biển Miền Trung, các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng cá chết như tràn dầu, động đất gây ra đã được loại trừ.

Hiện nay các nhà khoa học đang khẩn trương xác định tảo độc và phân tích các độc chất trong nước, trầm tích và các mẫu cá đã thu thập tại hiện trường từ 200 mẫu nước và 200 mẫu cá chết đã được thu thập tại vùng biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Không có động đất, tràn dầu

Theo Viện Hàn lâm KH&CN, tổ công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của Viện Hóa học, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Cơ học, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Công nghệ Môi trường.

Tổ công tác đã tiến hành khảo sát tại hiện trường từ ngày 19 đến ngày 24-4 tại các điểm từ Vũng Áng - Hà Tĩnh đến Lăng Cô - Thừa Thiên Huế.

Tổ công tác đã tiến hành đo đạc các thông số tại hiện trường và tiến hành lấy 200 mẫu nước và trầm tích biển; 200 mẫu cá chết tại các điểm Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt, Chân Mây và Lăng Cô.

Đồng thời, đã tiến hành thu ảnh khu vực nghiên cứu thông qua vệ tinh VNREDSat-1 và ghi nhận lại các hoạt động địa chấn tại khu vực nghiên cứu và các khu vực liên quan. Tìm hiểu các đặc trưng khí tượng, thủy - hải văn, động lực biển tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả phân tích ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các ảnh vệ tinh khác cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 6-4 đến ngày 24-4 chưa phát hiện các vụ tràn dầu lớn tại khu vực nghiên cứu nên nguyên nhân cá chết do tràn dầu có thể được loại bỏ.

Theo TS Phạm Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, các chuyên gia của viện đã tiến hành phân tích dựa trên không chỉ các hình ảnh do vệ tinh VNREDSat-1 chụp mà còn bằng các hình ảnh do các vệ tinh nước ngoài cung cấp.

Các nhà khoa học cũng khẳng định: Các trạm địa chấn đặt tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế thuộc mạng lưới đài trạm địa chấn Quốc gia do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quản lý không ghi nhận được trận động đất nào có độ lớn trên 5 độ Richte, xẩy ra tại khu vực ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Do vậy hiện tượng sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương có thể được loại trừ.

Ảnh hưởng của hai trận động đất tại Nhật bản vào ngày 14 và ngày16-4 đã được ghi nhận, tuy nhiên hai trận động đất này không gây ra ảnh hưởng đối với khu vực nghiên cứu.

image061

Mẫu cá chết đang được các nhà khoa học nghiên cứu


Truy tìm tảo độc, độc tố trong mẫu cá, nước

Về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam.

Tốc độ dòng chảy ven bờ thường mạnh nhất vào tháng 1, vận tốc khoảng 0,75m/s đến 0,85m/s có khi đạt đến 1m/s. Vận tốc dòng chảy ven bờ giảm dần vào tháng 4 và tháng 5, đến tháng 7 khi có tác động mạnh của gió mùa Tây Nam thì vận tốc dòng ven bờ giảm xuống khoảng 0,25m/s.

Các thông số môi trường và các độc tố trong nước, trầm tích tại mặt cắt ngang 25 km từ cửa Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ cũng được tổ công tác lấy mẫu và phân tích.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến nguyên nhân cá chết hàng loạt, tổ công tác đang khẩn trương xác định tảo độc và phân tích các độc chất trong 200 mẫu nước, trầm tích và 200 mẫu cá đã thu thập tại hiện trường.

image062

Cơ quan chức năng lấy mẫu nước để nghiên cứu nguyên nhân cá chết

T. HÀ

 

Bottom of Form

++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thứ trưởng VN: Câu hỏi về cá chết làm ‘tổn hại đất nước’

 

* Ở Việt Nam họp báo không được hỏi?

image065

Hàng trăm ký giả phóng viên Việt Nam ngồi chờ cả tiếng để nghe Bộ trưởng Thứ trưởng họp báo.

image067

Buổi họp báo kết thúc sau khoảng 10 phút và không có phóng viên nào được phép đặt câu hỏi cho cơ quan chức năng - Ảnh: Nguyễn Khánh

 image068

Cá chết trắng ven biển miền Trung (ảnh chụp từ trang vietnamnet)

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4 và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.

Trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, sau cuộc họp báo thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:

“Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”

Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.

Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, tối 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bức xúc nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.

Vụ cá chết hàng loạt, mà dư luận nghi là do ống xả thải của công ty thép Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, đã khiến cho người dân cả nước hoang mang theo dõi. Tất cả các video truyền hình trực tiếp trên mạng xã hội của các hãng thông tấn trong nước đều thu hút lượng người xem khổng lồ.

Sau khi đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.

Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và 1 viện với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.

Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng “1. Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi! 2. Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.

Đề nghị “Hãy trả lại thuế môi trường cho chúng tôi’ của tác giả Nguyễn Đình Bổn trên mạng cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ khi tác giả này cho rằng khoản thuế môi trường được tính 3.000 đồng/lít xăng hay ở các sản phẩm khác là ‘chưa thấy tác dụng gì mà chỉ thấy tác hại’.

Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ ngày 6/4, nhưng đến nay các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa có lời giải đáp cho thảm họa đang tác động mạnh đến đời sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế vốn phục thuộc nặng vào biển ở các tỉnh miền Trung./

07 Tháng Năm 2017(Xem: 12046)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12042)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11741)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 11941)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14228)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12664)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12262)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12224)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.