Hàng ngàn dân Hà Nội, Sàigon, Vũng Áng biểu tình đòi trả biển sạch

02 Tháng Năm 201611:07 CH(Xem: 24376)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  BA 03  MAY  2016

Hãy trả lại biển sạch cho dân chúng tôi

 

image006

-  Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm.

- Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không?

- Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm?

- Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon.

Tổng công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (VSATTP)

Địa điểm: Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Thành lập: 2008

Chủ tịch: Chen, Yuan Cheng

Kinh doanh: Tích hợp sản xuất thép

Vốn điều lệ: 4,5 tỷ USD

Cổ đông: Hiện tại: FPG của FPC: 95%, China Steel Corporation của Đài Loan: 5%

Kế hoạch: FPG 70%, China Steel Corporation 25% và JFE Steel 5%

Nhân viên: 6466 (kế hoạch cho giai đoạn đầu của dự án)

Đầu tư: 10,5 tỷ USD (kế hoạch cho giai đoạn đầu của dự án)

Cơ sở vật chất theo quy hoạch: lò Coke, Nhà máy nghiền bột sắt, hai lò nung cao, cơ sở sản xuất thép, nhà máy cán nóng, thép thanh / máy cán que sợi và máy phát điện. (Theo Dr Hồ Hải)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

“Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)

Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý

 

image008

Công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện tại khu liên hợp gang thép của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn

(HNMO) - Dự án Formosa là tổ hợp dự án bao gồm các hạng mục chính là nhà máy luyện gang thép, hệ thống cảng biển nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn và nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW, trong đó quy mô nhà máy thép giai đoạn 1 đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm.

 

Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.

 

Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Để phục vụ cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã của huyện Kỳ Anh.

 

Tính đến tháng 12.2014, có tổng cộng khoảng 40.000 lao động đang làm việc tại dự án Formosa, trong đó có gần 7.000 người nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tạm trú, chủ yếu là lao động Trung Quốc với 5.659 người.

 

Cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý

 

Đó là một trong những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án tại Hà Tĩnh vào chiều 25.3.

 

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

 

Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.

 

Dự án có nhiều vướng mắc

 

Ngày 4.6.2014, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) có văn bản gửi Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) về việc xin cấp phép xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng. Công ty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính và phía trước bên phải khu nhà 9 tầng. Diện tích miếu thờ khoảng 18 m2; chiều rộng 3,6 m; chiều dài 5,1 m; cao 4,5 m. Dù chưa được phép nhưng FHS vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng.

image009 

Miếu thờ mà FHS xây dựng trái phép tại Khu kinh tế Vũng Áng - Ảnh: Nguyên Dũng

 

Ngày 19.7.2014, ông Trần Đình Thuyên, Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Tỉnh ủy Hà Tĩnh có chỉ đạo về việc dừng xây miếu thờ trái phép trong dự án Formosa.

 

Ngày 27.7.2014, một nhóm công nhân của Công ty V.N.C.N đang xây dựng hạng mục nhà máy nước tại Dự án Formosa, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng. Vụ tai nạn khiến 2 người chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng.

 

Ngày 29.7.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chấp thuận cho phép các nhà thầu của 28 gói thầu sử dụng 8.426 lao động nước ngoài.

 

Ngày 5.9.2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản về việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại 9 gói thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh theo đề xuất của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Tại văn bản gửi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã đồng ý về nguyên tắc cho phép 9 nhà thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh tuyển dụng 2.976 lao động nước ngoài vào làm việc theo như đề xuất của Công ty Formosa.

 

Ngày 20.10.2014, liên quan đến đề xuất xin thành lập đội tàu chạy các tuyến đường thủy nội địa của Công ty gang thép Formosa, Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết dự kiến cùng ngày, Bộ GTVT có văn bản trả lời Formosa, trên tinh thần không chấp nhận cơ chế riêng với bất kỳ doanh nghiệp nào.

 

Formosa còn thiếu gần 200 tỉ đồng tiền thuế

 

Về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí xả nước thải, đến thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp tại địa phương, Công ty Formosa chưa kê khai và chưa nộp gần 137 tỉ đồng tiền thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước; phí bảo vệ môi trường còn thiếu 53,89 tỉ đồng chưa nộp ngân sách so với số phát sinh đến ngày 31-3-2013. Việc chậm thu thuế và thu chưa đủ phí này là không đúng quy định.

 

Cũng tại dự án của Công ty Formosa ở huyện Kỳ Anh, việc xác định tiền thuê đất còn chưa chính xác. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ký cam kết cấp giấy chứng nhận đầu tư, ký hợp đồng thuê đất có nội dung miễn tiền thuê đất 15 năm cho Công ty Formosa. Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước với giá tiền thuê đất 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm.

 

UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo công ty đã nộp tiền thuê đất nhưng căn cứ theo quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và theo giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê đất... thì số tiền phải thu thêm thấp nhất là hơn 46 tỉ đồng...

 

Ngoài những sai phạm xảy ra liên quan đến dự án của Formosa, Thanh tra Chính phủ cũng xác định Hà Tĩnh còn nhiều sai phạm, khuyết điểm trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Chính phủ đã phát hiện tổng số tiền sai phạm hơn 493 tỉ đồng.

 

Từ những kết quả được chỉ ra sau cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác này; kiểm điểm nghiêm túc tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm, khuyết điểm được nêu ra; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vụ lợi cá nhân chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.

 

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch - đầu tư xem xét, xử lý việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Formosa 70 năm sai quy định; giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các bộ, cơ quan liên quan rà soát, tính toán lại tiền thuê đất, thuê mặt nước tại dự án Formosa...

(Theo báo Tham Nhũng)

HT tổng hợp

Vụ cá chết: Thủ tướng muốn tìm thủ phạm

image011

Image caption Cá tại một số tỉnh miền Trung chết hàng loạt trong nhiều tuần qua.

Thủ tướng Phúc khẳng định vụ cá chết là sự cố nghiêm trọng về môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ven biển miền Trung.

Trong khi ông Phúc nhìn nhận đây là sự việc “bất thường” và là “lần đầu tiên” xảy ra tại Việt Nam trên vùng biển rộng, ông cũng nói về một số “bất cập”.

Trong cuộc họp với lãnh đạo Hà Tĩnh và các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết hàng loạt vào hôm 01/05, ông Phúc nói một số địa phương còn chậm trễ trong đề xuất giải pháp xử lý, công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập và chưa kịp thời "quan trắc nước thải" ở một số nhà máy liên quan.

Ông Phúc được truyền thông trong nước dẫn lời yêu cầu Bộ Công an khẩn trương thu thập toàn bộ chứng cứ và kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu hình sự.

“Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng kích động, lôi kéo người dân tụ tập, gây rối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và môi trường đầu tư,” VNeconomy đưa tin.

'Kích động người dân'

image013

Sáng ngày 1/5, hàng ngàn người đổ về các trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong cuộc xuống đường vì hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại miền Trung Việt Nam.

Ước tính có khoảng 1.000 người tham gia cuộc tuần hành tại Hà Nội.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm người tham gia tuần hành đi qua các con đường tại trung tâm thành phố mang theo các biểu ngữ phản đối công thép Đài Loan Formosa bị nghi thải rác công nghiệp có độc tố ra biển.

Một số clip và ảnh bạn đọc gửi cho BBC dường như cho thấy đã xảy ra tình trạng trấn áp người xuống đường tại Tp HCM.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, một số nhà hoạt động và người dân xuống đường đã ngay lập tức bị trấn áp.

Một số người nói họ "bị đánh" bởi lực lượng an ninh tại thành phố miền Trung này.

Tối 1/5, trên bản tin 20 giờ, Đài truyền hình Việt Nam VTV công bố bắt hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn vì "thu thập thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng internet nhằm mục đích kích động người dân".

Ông Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn được mô tả là đã đến khu công nghiệp Formosa, và Kỳ Hà, Hà Tĩnh ghi nhận tình hình đời sống ngư dân tại các khu vực này sau khi thảm họa cá biển chết hàng loạt xảy ra.

Bản tin này của VTV nói ông Tam đã "phỏng vấn" và "biên tập phóng sự phát trên các trang mạng xấu".

Trả lời BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn, nhà hoạt động Hoàng Dũng của phong trào Con Đường Việt Nam nói: "Về mặt đảng cầm quyền họ bắt là đúng, vì hành động này sẽ dập được mọi tiếng nói đối lập chuyên nghiệp cất lên từ tâm bão, bóp nát mọi ý định săn tin của các nhà báo tự do khác" và để "nắm lại độc quyền truyền thông của đảng."

"Hành động này sẽ đúng cho đến khi họ trả tự do cho Tam trong vòng 9 ngày, khi mục đích giữ cho bão qua đã đạt được. Nó sẽ sai khi xử tù ông Tam. Thời điểm này ko phải năm ngoái, khi mà cả kỳ bầu cử và ông Obama đều sắp tới," ông Dũng cho biết.

'Không có cá'

Ngoài ông Chu Mạnh Sơn và Trương Minh Tam, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, đại diện của tổ chức VOICE Việt Nam được cho là "bị công an vây giữ tại nhà thờ giáo xứ Đông Yên, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngay sau khi phát gạo cứu trợ cho bà con". Nguồn tin của BBC cho biết hiện ông Tuấn "vẫn ổn".

image015

Image copyright Other Image caption Cuộc xuống đường tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị trấn áp

Ông Nguyễn Anh Tuấn đã có mặt tại khu vực này của Hà Tĩnh để ghi nhận tình hình ngư dân sau thảm họa cá chết hàng loạt và tổ chức cứu trợ.

Ông Tuấn nói với BBC Tiếng Việt: "Tình hình vẫn căng thẳng. An ninh vây quanh nhà thờ. Xe vào ra thường xuyê bị bám sát và kiểm tra."

"Nhà thờ nằm sát đường 1B (đường tránh quốc lộ 1A) bao giờ cũng có người túc trực nhìn vào nhà thờ. Một vài đoàn cứu trợ đến đây được tôi giới thiệu ra âu thuyền gặp ngư dân thì khi vừa đến an ninh thường phục đã đến để 'hỏi thăm".

Theo ông Tuấn, người dân tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh "vẫn không ăn cá và không bán được cá. Nhà thờ trưa ra chợ không thấy bán cá."/

BBC 02/5/16

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tin về biểu tình 1 tháng 5/2016 tại VN / Video biểu tình Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon

Facebook:

Le Thanh Hoang Dan


ngày 1 tháng 5 năm 2016

 

Bây giờ là sáng 1 tháng 5 ở New York, tối ở bên nhà. Dạo một vòng FB thấy biểu tình vì môi trường bùng nổ khắp nơi trong nước. Theo 

FB Khang Nguyên. "Hiện tại, các tỉnh- Tp và các Tp lớn như như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, đã đồng loạt xuống đường biểu tình, phản đối Công ty Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt và hủy hoại môi trường ở các vùng biển khu vực miền trung..."

Công An Sài Gòn đã đánh dân dã man. Một cô gái trẻ mang thai bị họ đá vô bụng. Công An bao vây bắt bỏ nhiều người, đánh đập một cháu trẻ tuổi tay không, đứng chịu trận, để họ đánh lỗ đầu chảy máu, thương quá.

Ở hải ngoại người Việt ở Đài Loan, Thái và Đức đã đáp lời, biểu tình ủng hộ đồng bào trong nước. Tôi mong chờ sự ủng hộ của các cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, Canada, Pháp, Úc Đại Lợi, Na Uy, Nhật v..v... Các bạn nào có hình, xin chia sẻ.

Không thấy báo chí trong nước nói gì về cuộc biểu tình của người dân. Đúng là báo Cộng Sản, bị Cộng Sản chỉ huy. Các Trang FB của Cộng Sản đăng bài kêu gọi dân ăn cá miền Trung, đi tắm biển. Họ đăng bài nói những người biểu tình là phản động, thế lực thù địch. Đúng là lối tuyên truyền cổ điển của Cộng Sản. Mỗi lần họ làm điều gì bậy, bị dân phản đối, họ đều lý luận như vậy, dân là thế lực thù địch. Nhiều người bây giờ nói Cộng Sản là thế lực thù địch, muốn dân chết hay sao mà đi ăn cá biển Đông. Cá sống không được làm sao con người sống được?

Tường thuật biểu tình lớn nổ ra ở Quảng Bình ngày thứ hai 30.04.2016

image017

Tại xã Cảnh Dương: 18 giờ 50:  SOS – Hai Phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo là Chu Mạnh ...

Hy sinh môi trường cho tăng trưởng là lựa chọn quá đau đớn

Việt Nam xuống đường vì vụ cá chết

Biểu Tình Vì Môi trường rầm rộ tại các nơi 01/05/2016


Tại xã Cảnh Dương:

18 giờ 50: SOS – Hai Phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo là Chu Mạnh Sơn và một phóng viên khác xin ẩn danh đã bị công an bắt, đưa đi đâu không rõ và điện thoại không liên lạc được. Còn Cựu TNLT Trương Minh Tam cũng tác nghiệp tại hiện trường này đã mất liên lạc từ hồi trưa.

Ông Nghiêm, bố của Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn cho biết: “Chiều nay, Phó công an điều tra hình sự tên Tuấn và một vài người khác có vào nhà tôi hỏi Sơn đi đâu… tôi nói, nói đi đâu là quyền của nó. Họ cứ hỏi Sơn đi đâu. Cuối cùng tôi đuổi tụi nó về.”

Còn gia đình phóng viên ẩn danh không thể liên lạc được với người này.

11giờ: 30 – Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho hay: “Tình hình ở Cảnh Dương im ắng hơn so với ngày hôm qua. Số lượng các biểu ngữ nhiều hơn. Nhiều người dân cho biết họ đã thức suốt đêm qua, không thể chợp mắt vì uất hận. Có lẽ vì vậy mà nhìn người dân ở đây đang rất mệt mỏi. Số lượng công an cũng ít hơn, theo suy đoán vì ngày hôm nay người dân xuống đường tại nhiều địa điểm, nên họ phải phân chia lực lượng ra.”

image019

Tại Đồng Hới, Quảng Bình:

9 giờ: 00 – Một người dân ở đây cho GNsP biết: “Bà con tiểu thương chợ Đồng Hới kéo nhau ra Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình biểu tình và yêu cầu nhà chức trách làm rõ nguyên nhân cá chết, mức độ biển bị ô nhiễm như thế nào và phải trả lời rõ cho dân biết ai đã gây ra các hậu quả này, yêu cầu những nhà máy gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa…”

image021

8 giờ: 00 – Các phóng viên tự do có mặt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, có nhiều cuộc biểu tình với số lượng người lớn tham gia đang xảy ra tại nhiều xã của huyện Quảng Trạch vào ngày 30.04.2016

Tại xã Cảnh Dương:

Vào lúc 10 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết: “Rất đông lực lượng CSCĐ có trang bị nhiều loại vũ khí, xe đặc công, xe chữa cháy đang túc trực trước cổng chính Fomosa.”
image023

Một phóng viên xin được giấu tên cho GNsP biết: “Ngày hôm qua, bà con biểu tình suốt đêm trên trục đường quốc lộ 1A ngay trước đầu cầu Room đến ngã ba thị xã Ba Đồn. Từ thị xã Ba Đồn cách đầu cầu Room khoảng 20km bị ùn tắc giao thông hoàn toàn. Xung quanh bà con được bao bọc bởi lực lượng an ninh, dân phòng. Bà con sẽ dự định biểu tình dài hạn, họ chỉ kết thúc khi nào Formosa nhào ra khỏi VN mà thôi. Do đó bà con đã thay nhau biểu tình và họ đang tìm cách làm thế nào để duy trì cuộc biểu tình này”.

Tại xã Quảng Xuân:

Sáng nay có một cuộc biểu tình mới nổ ra tại giáo xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh cách xã Cảnh Dương khoảng 6 km. Anh Mai Văn Tám đang có mặt tại hiện trường tường thuật với GNsP:

“Người dân giáo xứ Xuân Hòa đang biểu tình trên trục đường quốc lộ 1A. Họ biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tại khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Người tham gia biểu tình rất đông, đoàn người kéo dài khoảng 500m. Có rất đông CSGT, CSCĐ, an ninh chìm nổi. Lực lượng công an đang ra sức giải tán người dân sớm, họ đã dùng bùn ném vào người dân, sau đó hai bên xô xát với nhau, một người phụ nữ bị ngất xủi, một số người bị thương nhẹ. Hiện nay, lực lượng công an đứng hai bên đường ngăn cản đoàn biểu tình đi xuống xã Cảnh Dương. Biểu ngữ bà con mang theo là “Formosa phải đóng cửa”, “Formosa cút khỏi VN”… Họ sẽ tham gia biểu tình dài ngày.”

“Bà con cho biết, họ đi đánh bắt cá về không ai mua, nguồn thu nhập của họ bị thất thu, họ không có tiền để trả nợ khi chi phí đóng tàu thuyền thì họ vay mượn tiền của ngân hàng cho nên họ yêu cầu nhà nước phải có cách giải quyết cho họ.”

image025image027image029image031image033image035image037image039

Gần một tháng qua, cá biển chết trắng tại các khu vực tỉnh Miền Trung, đặc biệt tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế… do ô nhiễm môi trường biển. Tuy nhiên, bên phía nhà chức trách lại im lặng và không cho biết nguyên nhân nào đã gây ô nhiễm môi trường biển tại các khu vực này.

Trước thảm cảnh ô nhiễm môi trường biển trầm trọng cùng nhiều hệ quả khác đang xảy ra, nhiều người dân VN đã kêu gọi công dân VN hãy xuống đường biểu tình vào lúc 9 giờ ngày 01.05.2016 tại ba địa điểm chính là: địa điểm 1 tại Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội; địa điểm 2 tại công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1, Sài Gòn; địa điểm 3 tại bãi biển Cửa Lò, Nghệ An. Ngoài ra, người dân nào không có cơ hội đến hai địa điểm này thì có thể xuống đường bất cứ nơi nào với một biểu ngữ trong tay.

Chỉ trong vòng hai ngày đã có  khoảng hơn 102.390 chữ ký ký vào thỉnh nguyện thư vượt mức yêu cầu là 100.000 chữ ký trong vòng 1 tháng gửi Nhà trắng với mong muốn chính khách quốc tế quan tâm đến các vấn đề nhân quyền, môi trường… đang xảy ra nghiêm trọng tại nước sở tại. Với nội dung thỉnh nguyện thư lần này, người dân VN mong muốn Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển của tỉnh Hà Tĩnh với nhà cầm quyền VN trong chuyến thăm của ông vào tháng 5.2016 sắp tới.

GNsP sẽ tiếp tục cập nhập thông tin đến quý vị.

Pv.GNsP

Video biểu tình Hà Nội & Saigon

From: "Thanhngoc" <t.c12930@gmail.com>, My Hanh Ton Nu <tonnumyhanh231979@g

Bấm vào đây:

TỔNG HỢP VIDEO BIỂU TÌNH 01-5-2016 - TỪ SAIGON RA HÀ NỘI (1)

10 Tháng Năm 2023(Xem: 2106)
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương