Việt Nam thất vọng não nề hay vui mừng đón TT Obama?

10 Tháng Năm 20169:16 CH(Xem: 14048)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 11  MAY  2016

Tổng thống Obama thăm Việt Nam trong 4 ngày, từ 22 đến 25-5-2016

10/05/2016

 

TTO - Tối 10-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 25-5.

image005

Tổng thống Barack Obama. - Ảnh: Reuters

Trước đó, tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng cùng ngày, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Barack Obama dự kiến gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam, giới doanh nghiệp, giới trẻ, các đại diện xã hội…

Theo ông Russel, trong các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Obama tập trung thảo luận các lĩnh vực hợp tác song phương như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đại học Fulbright, hợp tác an ninh hàng hải, chống tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết “di sản” chiến tranh, vấn đề quyền con người.

Tranh chấp Biển Đông cũng là một trong những nội dung thảo luận trong chuyến thăm của ông Obama.

Theo thông báo trên website của Nhà Trắng, Tổng thống Obama có cuộc gặp chính thức với lãnh đạo Việt Nam để thảo luận các phương thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giao lưu nhân dân, an ninh, quyền con người, các vấn đề quốc tế và khu vực.

Nhà Trắng thông tin thêm rằng trong các cuộc gặp và sự kiện ở Hà Nội và TP.HCM, Tổng thống Obama thảo luận tầm quan trọng của việc phê chuẩn TPP trong năm nay. Tổng thống Obama cũng gặp các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), doanh nghiệp, và cộng đồng kinh tế. Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Barack đến Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 trong hai ngày 26 và 27-5.

 QUỲNH TRUNG

Mỹ họp báo ở Hà Nội:

Tổng thống Obama thăm Việt Nam, Nhật Bản từ 21/5 - 28/5/16

image007

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Viện Nghiên Cứu Thuộc Quốc Hội Về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương (APAICS) ở Washington, ngày 4/5/2016.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc sáng 10/5 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 21/5 đến 28/5 trong chuyến công du thứ 10 của ông đến châu Á. Chuyến thăm sẽ nêu bật cam kết không ngừng của tổng thống với chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và Thái Bình Dương. Đây là chiến lược nhằm tăng can dự của Mỹ về ngoại giao, kinh tế và an ninh với các nước và nhân dân trong khu vực.

Tòa Bạch Ốc cho hay tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam trước. Ông sẽ gặp giới lãnh đạo Việt Nam để bàn thảo các cách thức để Quan hệ Đối tác Toàn diện thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực.

Tại Hà Nội, Tổng thống Obama sẽ đọc bài diễn văn về quan hệ Mỹ-Việt. Tại các cuộc gặp và các sự kiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng thống sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong năm nay. Tổng thống cũng sẽ gặp các thành viên của xã hội dân sự, chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á, các chủ doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh.

Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima. Ông cũng sẽ có chuyến thăm lịch sử đến thành phố Hiroshima cùng thủ tướng Nhật để nêu bật cam kết không ngừng của ông đối với việc mưu cầu hòa bình và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nhận được câu hỏi liệu Tổng thống Obama có dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau chuyến thăm hay không. Nhà ngoại giao Mỹ trả lời rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm này.

Tuy nhiên, vị trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương nói lệnh cấm vốn đã được áp đặt trong nhiều thập kỷ vẫn được xem xét định kỳ. Ông Russel nói Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm này đối với Việt Nam trong năm 2014 để Việt Nam mua một số mặt hàng quốc phòng giúp bảo vệ vùng ven biển và mặt biển. Ông nhận xét rằng việc dỡ bỏ một phần thể hiện quan hệ an ninh-quốc phòng chiến lược đang tăng lên giữa hai nước.

Trợ lý Ngoại trưởng Russel lưu ý rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm rằng để đưa ra quyết định về lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ xem xét các tiến bộ Việt Nam đạt được trong các vấn đề nhân quyền quan trọng.

Ông nói: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.

Việt Nam trong mấy năm gần đây nhiều lần kêu gọi Mỹ xem xét dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Việt Nam coi đó là biểu hiện về mối quan hệ hoàn toàn bình thường hóa giữa hai nước.

Hồi cuối tháng Tư, tại Austin, Texas, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã phát biểu tại một hội thảo về Chiến tranh Việt Nam rằng: “Việt Nam kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, và tin rằng rào cản của quá khứ này nên được dỡ bỏ nhằm chứng tỏ sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước bắt đầu hai thập kỷ trước, và mối quan hệ đối tác toàn diện diện nay”.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia về khu vực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với VOA hôm 9/5 rằng ngay cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ “điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể thực sự và sẽ được cho phép mua những mặt hàng cụ thể”. Ông nói Mỹ vẫn có thể từ chối các hồ sơ mua những vũ khí cụ thể nếu có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Lời kêu gọi của Việt Nam về dỡ bỏ lệnh cấm xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vì tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc họp báo hôm 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel nói tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn của tất cả các nước, không chỉ đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Philippines hay Malaysia mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

"Không chỉ là vấn đề một hòn đảo thuộc sở hữu của ai mà vấn đề là cách hành xử như thế nào trong vùng biển quốc tế và đây là mối quan tâm của toàn thế giới", ông Russel nói.

Ông Russel nhấn mạnh nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các thực thể, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.

Họp báo ở Hà Nội sáng 10-5-2016

Ông Obama sẽ bàn chuyện biển Đông ở Việt Nam

10/05/2016

TTO - Theo kỳ vọng của trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, các vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ được thảo luận sâu rộng giữa Tổng thống Obama và các lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm sắp tới.

image009

Ông Daniel Russel - trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng 10-5-2016 - Ảnh: Quỳnh Trung 

Tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng 10-5, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã cho biết như trên. 

Ông Russel cho biết trong cuộc gặp gần đây ở Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có một cuộc thảo luận vô cùng hiệu quả về vấn đề Biển Đông.

Bản thân ông Russel cũng bày tỏ tin tưởng với các quan chức Việt Nam rằng chủ đề Biển Đông sẽ được đề cập trong chuyến thăm Việt Nam trong tháng này.

Quan ngại khi Trung Quốc quân sự hóa biển Đông

Trả lời câu hỏi liệu Hoa Kỳ sẽ có cam kết cụ thể hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong cuộc gặp giữa ông Obama và các lãnh đạo Việt Nam sắp tới hay không, ông Daniel Russel cho biết tình hình Biển Đông hiện đang khiến tất cả các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại, không chỉ đối với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei.

“Câu hỏi các đảo này là của tôi hay của bạn chỉ là câu hỏi giữa hai chúng ta nhưng câu hỏi phải hành xử như thế nào trong vùng biển quốc tế là mối quan tâm của toàn thể thế giới. Nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về một số hành vi của Trung Quốc như cải tạo đất, xây dựng quy mô lớn, và quân sự hóa các đồn bốt ở Biển Đông” - ông Daniel Russel nói.

Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ kể rằng mới đây ông có thảo luận với các quan chức cấp cao của các nước ASEAN và các quốc gia Đông Á mới đây ở thành phố Luang Prabang, Lào nhân cuộc họp Quan chức cấp cao (SOM) thuộc Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Ông Russel cho biết tại các cuộc thảo luận, gần như tất cả các nước đều bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và kỳ vọng các bên tranh chấp phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền của tất cả các nước dựa theo luật pháp quốc tế.

Ông Daniel tái khẳng định Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng chúng tôi đứng về phía luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật biển quốc tế.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết thêm Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và Trung Quốc và những quốc gia tuyên bố chủ quyền khác, cũng như là với ASEAN để giảm căng thẳng cũng như khuyến khích tiến trình ngoại giao.

Ông nhấn mạnh các hành động kiềm chế sẽ đóng góp quan trọng cho sự thịnh vượng của khu vực.

Về hoạt động tuần tra bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông, ông Daniel Russel khẳng định đó là chính sách lâu dài và nhất quán của Hoa Kỳ nhằm ủng hộ một hệ thống quốc tế mở.

“Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền và cũng không mong muốn chiếm giữ bất kỳ đảo hay khu vực hàng hải nào ở Biển Đông. Chúng tôi chỉ chú trọng vào hai việc: một là giữ cho đại dương luôn tự do cho tất cả mọi người, hai là ngăn chặn các hành động làm xói mòn các quyền lợi chính đáng của các nước. Các hoạt động tuần tra của chúng tôi không phải là khiêu khích mà đó chính là quyền công dân toàn cầu” - ông Daniel Russel khẳng định.

5 nội dung thảo luận chính trong chuyến thăm của ông Obama

Tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng 10-5, ông Daniel Russel cho biết có 5 vấn đề quan trọng sẽ được thảo luận trong dịp Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam vào tháng này, gồm:

1. Chuyến thăm nhấn mạnh một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát và pháp quyền, không chỉ phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ.

Tăng cường quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên cũng sẽ bàn về hợp tác kinh tế, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệp định quan trọng này. Hoa Kỳ cũng muốn mở rộng hợp tác an ninh song phương, gồm các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, nâng cao khả năng nắm bắt tình hình thông tin trên biển và hợp tác đảm bảo an ninh hàng hải.

2. Tăng cường các hoạt động hợp tác và giao lưu giữa nhân dân hai nước, trong đó có hợp tác đầu tư vào thế hệ trẻ Việt Nam thông qua Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), thành lập ĐH Fulbright Việt Nam.

3. Thảo luận các giải pháp đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, cụ thể là tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông; các vấn đề y tế toàn cầu; bệnh truyền nhiễm và chủ nghĩa khủng bố.

Về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ mong muốn xây dựng một trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và đề nghị các bên có các giải pháp tháo ngòi căng thẳng.

4. Hợp tác giải quyết các “di sản” chiến tranh như rà phá bom mìn, tìm kiếm và hồi hương di hài quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, xử lý ô nhiễm dioxin.

5. Tiếp tục thảo luận vấn đề nhân quyền và cải cách pháp luật của Việt Nam.

QUỲNH TRUNG

image011

Biển Đông: “Mỹ chẳng có ý định chiếm đảo, mà chỉ muốn làm 2 điều”

 image013

“Mỹ không đứng về phía bên này hay bên kia trong các tranh chấp, mà chúng tôi đứng về phía luật pháp quốc tế, cụ thể là luật biển” – ông Russel cho biết.

(theo Trí thức Trẻ)

 

14 Tháng Năm 2017(Xem: 12601)
Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 13472)
Nếu những ai là dân hay là quân đội đã từng công tác, làm việc hay sinh sống ở tỉnh Quảng Đức, Thị xã Gia Nghĩa, quận Khiêm Đức, quận Kiến Đức, quận Đức Xuyên, quận Đức Lập, không ai là không biết đến cha Cường, cha Tuyên úy Công Giáo.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 11580)
Dư luận cho rằng, ông nhà văn Đức An tuy có lòng tốt nhưng việc làm của ông vô tình làm cho tinh thần vô úy vô vị lợi của Du Ca nam Califorrnia càng thêm sáng giá...
10 Tháng Năm 2017(Xem: 12399)
Gia đình nên yêu cầu Đại biểu Quốc Hội, trước hết Đại biểu Quốc Hội tỉnh Vĩnh Long gồm Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, giám sát việc khởi tố vụ án hình sự. LS Hà Nguyễn .
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12049)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12275)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12239)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11900)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12218)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14491)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá