Trung Quốc mở tua du lịch Hoàng Sa và sẽ đến thăm Trường Sa

23 Tháng Sáu 201611:08 CH(Xem: 13269)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 24  JUNE 2016

Trung Quốc sẽ mở tua du lịch thường xuyên đến Trường Sa

image019

Tàu du lịch Trung Quốc rời cảng Tam Á (Sanya), để đi thăm các đảo nhỏ ở Hoàng Sa - sanyatourism.com

Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng này.

Hiện giờ, các công ty Trung Quốc đã mở các chuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa ( mà Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn từ 1974 ), dành riêng cho khách Trung Quốc. Theo tờ China Daily, chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra đề nghị phát triển các chuyến du lịch tương tự đến quần đảo Trường Sa, với các tàu xuất phát từ đảo này. Các chuyến du lịch đến Trường Sa theo dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2020.

Kế hoạch nói trên chắc chắn sẽ gặp phản đối từ các nước trong khu vực và Hoa Kỳ, vốn đã rất quan ngại trước việc Bắc Kinh có những hoạt động nhằm áp đặt chủ quyền lên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Theo các nhà phân tích, các kế hoạch phát triển của Trung Quốc ở Trường Sa sẽ tạo nên sự hiện diện thường xuyên đầu tiên của Bắc Kinh sâu trong vùng Biển Đông.

Ngày 21/06, Tập Đoàn Vận Tải Biển Trung Quốc (COSCO) cũng thông báo sẽ khai trương các chuyến tàu du lịch tới quần đảo Hoàng Sa kể từ tháng 7. Trước đó, cũng tờ China Daily đã trích dẫn thị trưởng « thành phố Tam Sa » trên đảo Phú Lâm, cho biết đã có khoảng 30 ngàn người đi du lịch Hoàng Sa.

Từ năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đã có thể đến tham quan những khu vực không phải là quân sự ở Biển Đông, nhưng khách ngoại quốc thì chưa được đi theo các chuyến du lịch này./ Thanh Phương RFI  22-06-2016 12:07

TQ 'sẽ mở du lịch ở Trường Sa'

image021

Image caption Trung Quốc đã vận hành nhiều tour du lịch cho các du khách nội địa thăm Hoàng Sa và nay sắp mở tour mới tới Trường Sa.

Tàu du lịch Trung Quốc sẽ thường xuyên đưa khách du lịch đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông từ năm 2020, trong lúc những căng thẳng tiếp tục gia tăng ở khu vực, theo các bản tin.

Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông nơi có tầm chiến lược quan trọng, bất chấp tuyên bố tranh chấp từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á, và Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng nhiều đảo nhân tạo có khả năng lưu trú cho các phi cơ quân sự.

Các công ty Trung Quốc đã hoạt động du lịch trên biển - chỉ dành cho người Trung Quốc - với quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là lãnh thổ còn nguyên sơ cho ngành công nghiệp du lịch của Trung QuốcQuan chức du lịch Trung Quốc

Một đề xuất mới đã được đưa ra nhằm tìm cách phát triển các tuyến du lịch đến quần đảo Trường Sa, theo tờ China Daily, tờ báo thuộc chính phủ, hôm thứ Tư.

Tờ này trích dẫn một tài liệu do chính quyền ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nơi các tàu du lịch đường biển sẽ khởi hành.

"Nam Sa là lãnh thổ còn nguyên sơ cho ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc", quan chức ngành du lịch tỉnh này nói với tờ báo và dùng tên gọi của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa.

Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines là các bên tuyên bố chủ quyền đối lại với Trung Quốc về toàn bộ hay từng phần quần đảo Trường Sa.

Du khách Trung Quốc đã được phép đến khu vực phi quân sự hóa vùng biển Biển Đông kể từ năm 2013, nhưng người có hộ chiếu nước ngoài không được phép tham gia các chuyến đi.

'Tinh thần yêu nước'


image022

Image caption Hàng chục nghìn khách du lịch đã tới tham quan Hoàng Sa, theo quan chức du lịch Trung Quốc.

Vẫn tờ China Daily trước đó nói thị trưởng của thành phố Tam Sa, trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, ước tính có khoảng 30.000 người đã đến thăm và "nhiều người có tinh thần yêu nước đã muốn thử tour du lịch này".

Hãng tin Reuters hôm thứ Tư trích dẫn truyền thông Trung Quốc khẳng định nước này sẽ mở các chuyến du lịch trên biển dân sự được tiến hành thường xuyên lần đầu tiên với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vào năm 2020.

Đây là một động thái có khả năng làm tăng cường yêu sách của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Theo Reuters, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp, như xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay và các phương tiện quân sự khác, đã châm ngòi căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù Bắc Kinh nói mục đích xây dựng là cho mục đích dân sự.

Hôm 22/6, Reuters trích lời giới chức từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc được tờ China Daily đăng tải nói:

"Tỉnh có kế hoạch mở một tuyến tàu hàng và các chuyến kinh doanh du lịch xuyên - Biển Đông dọc theo Con đường tơ lụa Hàng hải."

Các chuyến tàu sẽ bắt đầu trước năm 2020, Reuters dẫn lời tờ báo nói.


image023

Image copyright Reuters Image caption Trung Quốc có nhiều hoạt động xây cất, củng cố đảo nhân tạo và các công trình quân sự ở Trường Sa và Biển Đông mấy năm gần đây.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc vận hành các tour du lịch trên vùng biển Hoàng Sa, mà họ gọi là Tây Sa./  BBC 22/6/16

Du lịch Trung Quốc ở Hoàng Sa

21 tháng 6 2016

BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua.

Hơn 10.000 người đã thực hiện các chuyến du lịch vốn chỉ dành cho người Trung Quốc sống ở đại lục và nhiều người coi đây là một nghĩa vụ yêu nước.

BBC đã tham gia một chuyến đi như vậy.

Video do phóng viên Lily Lee thực hiện./

01 Tháng Sáu 2017(Xem: 15580)
Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ
31 Tháng Năm 2017(Xem: 13624)
Bạch Ốc: Hai ông thực dụng gặp nhau
30 Tháng Năm 2017(Xem: 13240)
Dự án thép tỷ USD hoang vắng ở Khu kinh tế Dung Quất
30 Tháng Năm 2017(Xem: 13470)
Ngày đầu tiên tại Mỹ: Tư bản đỏ mời mọc Tư bản xanh; VN lên sàn Nasdaq
25 Tháng Năm 2017(Xem: 13505)
Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 15035)
- Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF.
23 Tháng Năm 2017(Xem: 12841)
Cộng đồng sẽ "dàn chào" ông Phúc từ trong tòa Bạch Ốc đến Lafayette? Ông Phúc sẽ nói gì với ông Trump?
21 Tháng Năm 2017(Xem: 13372)
Ngày 17-5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa?
18 Tháng Năm 2017(Xem: 13222)
Theo bài báo, được trang tin Trung Quốc Tân Văn Đầu Điều (xwtoutiao.cn) đăng lại, thì hệ thống mà Bắc Kinh cho lắp đặt là loại pháo Norinco CS/AR-1 55 ly, có khả năng phát hiện, nhận dạng và tấn công tiêu diệt người nhái của đối phương.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 12508)
Việt Nam và Trung Quốc phải cùng ASEAN thực hiện toàn diện, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./ (theo NTD)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 11809)
- Ts. Hà Anh Tuấn: Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra. - Biển Đông sẽ là nơi giao lưu "Con đường Tơ Lụa" và "Dự án Gió Mùa"? -Thủ tướng TQ mang sáng kiến ‘Một vòng đai và Một Con đường' đến Châu Mỹ La Tinh.
16 Tháng Năm 2017(Xem: 13504)
- Một Giáo sư Việt Nam hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI phản bác dữ dội. - Giới sinh viên "vinh thân phì gia" nghĩ sao về vụ này?
14 Tháng Năm 2017(Xem: 13576)
Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.