Nên hay không đóng cửa Formosa? Dân nào dám khởi kiện? Ai chịu trách nhiệm?

03 Tháng Bảy 20169:03 CH(Xem: 14712)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04  JULY 2016

image003

Nên hay không đóng cửa Formosa? Dân nào dám khởi kiện? Ai chịu trách nhiệm?

- Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Tiến Dũng: Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp.Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác...

“Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dân sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.

- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: "... nó chỉ là bước đầu ... người dân có thể khởi kiện"

- PGS. TS Phạm Quý Thọ:

"Thứ ba nữa là phải có một người chịu trách nhiệm, dứt khoát là phải có một người chịu trách nhiệm từ phía Chính phủ.

"Vì tôi cho rằng nó rất nghiêm trọng, có khởi tố thì chúng ta mới nhìn nhận được hết tất cả các khía cạnh và để lần sau tiền lệ không thể xảy ra nữa đối với chúng ta.

"Điều đó là phải dứt khoát. Còn nếu như không ai chị trách nhiệm, thì lại đâu vào đó, rồi lại buông xuôi.

Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

 

image006

Các quan chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.

Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, cùng sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.

Quan chức này nói rằng thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".

Theo quan chức này, cuộc điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".

Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.

Theo ông Mai Tiến Dũng, Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".

Ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói rằng kết luận của chính phủ Việt Nam về sự liên quan của Formosa là “chính xác” và “đúng với cảm nhận” của ông.

Ông Thạnh nói thêm rằng tập đoàn của Đài Loan này phải “đền bù thỏa đáng cho dân”, vì “ba bốn tháng nay ông không làm được gì”.

'Đóng cửa vĩnh viễn'

Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.

Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ".

Bức thư viết tiếp: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".

Về tuyên bố này, ông Thạnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dân sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.

Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.

Trong khi đó, phát biểu khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.

Tờ VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ rằng ông “vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”. (VOA 30.06.2016)

 

Dân có thể kiện doanh nghiệp để tòa xử

  • BBC 30 tháng 6 2016


image008

Image caption Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không chỉ Chính phủ mà người dân có thể kiện doanh nghiệp vi phạm ra tòa án để xét xử nghiêm minh.

Việc Chính phủ Việt Nam công bố chính thức kết quả điều tra về nguyên nhân cá chết bất thường hàng loạt ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung của nước này chỉ là 'bước đầu' và người dân hoàn toàn có thể 'kiện doanh nghiệp' ra tòa xét xử, theo một nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 30/6/2016, bình luận sự kiện công bố kết quả điều tra này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói:

"Việc Chính phủ kết luận như thế này là việc rất hoan nghênh, nhưng nó chỉ là bước đầu, còn những bước tiếp theo tôi cho rằng hoàn toàn không phải chỉ là Chính phủ mà người dân có thể khởi kiện để tố cáo hành vi của doanh nghiệp đưa ra tòa và tòa xét xử.

"Thứ hai, là cũng phải rà soát để mà xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm cán bộ và thứ ba nữa, quan trọng hơn, tôi cho là phải rút ra những bài học cho việc này, để nó không lặp lại nữa.

Vụ cá chết này xảy ra từ ngày 6/4, mà ngày 22/4 ông Tổng Bí thư vào thăm Hà Tĩnh, cũng lại đến doanh nghiệp Formosa động viên một cách bình thường, không thăm hỏi ngư dân. Thế thì vì sao? Tôi nghĩ rằng thông tin đã không được báo cáo đến ông Tổng Bí thưGS Nguyễn Minh Thuyết

"Tôi thấy có ba bài học như thế này, vì thời gian ngắn, tôi chỉ nêu vắn tắt. Thứ nhất là bài học về ứng phó với thảm họa môi trường và thiên tai, nhân họa nói chung. Qua diễn biến sự việc cá chết này, chúng ta thấy rằng, lúc đầu khi sự việc mới xảy ra, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hết sức lúng túng, thiếu nhạy bén.

"Đến mức vụ cá chết này xảy ra từ ngày 6/4, mà ngày 22/4 ông Tổng Bí thư (Đảng CSVN) vào thăm Hà Tĩnh, cũng lại đến doanh nghiệp Formosa động viên một cách bình thường, không thăm hỏi ngư dân. Thế thì vì sao?

"Tôi nghĩ rằng thông tin đã không được báo cáo đến ông Tổng Bí thư, rồi sau khi dư luận đã chỉ ra rõ sự nghiêm trọng của sự việc rồi, thì các cơ quan chức năng lại thông tin thiếu chắc chắn, hoặc là mơ hồ, khiến cho lòng dân lo lắng hơn...

"Và khi kết quả điều tra chưa có, thì một số vị quan chức lại làm gương để cho người dân xuống biển tắm và ăn cá biển, tôi cho là rất là nguy hiểm.

"Và điều quan trọng hơn nữa, chính quyền các địa phương nơi xảy ra thảm họa chưa cung cấp kịp thời cho nhân dân thông tin về việc thu mua, tiêu hủy số cá chết hoặc có nguy cơ bị nhiễm độc, rồi làm nước mắm thế nào, làm muối như thế nào v.v...

"Chúng tôi thấy rằng kể cả việc đối thoại với người dân, đáng nhẽ chính quyền phải làm một cách tốt hơn, nếu mà mình biết cách ứng phó với thảm họa như thế này... Tôi phải nói rằng không phải chỉ có việc biểu tình trong vụ cá chết này đâu, mà nói chung quyền biểu tình của người dân là quyền đã được Hiến pháp ghi nhận và chúng ta phải tôn trọng," Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với Bàn tròn của BBC.

'Cần khởi tố hình sự vụ án'


image010

Image caption PGS. TS Phạm Quý Thọ cho rằng vụ thảm họa môi trường có tính chất rất nghiêm trọng, nên nếu cần thiết có thể tiến hành khởi tố hình sự.

Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, nhà phân tích chính sách công, PGS. TS Phạm Quý Thọ nêu quan điểm về việc 'các quan chức Việt Nam có ai phải chịu trách nhiệm hay không và như thế nào', trong vụ cá chết bất thường, hàng loạt.

Ông nói: "Chắc chắn là phải có, trước hết là những người được giao những vấn đề môi trường, điều thứ hai là chính địa phương đó cũng phải có trách nhiệm.

"Thứ ba nữa là phải có một người chịu trách nhiệm, dứt khoát là phải có một người chịu trách nhiệm từ phía Chính phủ.

"Vì trước hết, chúng ta phải nói rằng trước họp Quốc hội, cũng như là Chính phủ mới này, chúng ta đã có những bài học rất quan trọng, nhưng tôi cũng đồng ý đây mới chỉ là sự khởi đầu thôi.

Nếu cần thiết, chúng ta (Việt Nam) phải khởi tố hình sự vụ án này. Vì tôi cho rằng nó rất nghiêm trọng, có khởi tố thì chúng ta mới nhìn nhận được hết tất cả các khía cạnh và để lần sau tiền lệ không thể xảy ra nữa đối PGS. TS. Phạm Quý Thọ

"Còn sau này, nếu mức độ nghiêm trọng đánh giá, thông qua các Đại biểu Quốc hội trong khóa tới, cũng như các cuộc họp tiếp theo, nếu cần thiết, chúng ta (Việt Nam) phải khởi tố hình sự vụ án này.

"Vì tôi cho rằng nó rất nghiêm trọng, có khởi tố thì chúng ta mới nhìn nhận được hết tất cả các khía cạnh và để lần sau tiền lệ không thể xảy ra nữa đối với chúng ta.

"Điều đó là phải dứt khoát. Còn nếu như không ai chị trách nhiệm, thì lại đâu vào đó, rồi lại buông xuôi.

"Kể cả việc thông tin không chính xác, cũng như những quy trình, hay những cách làm, sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, rồi giữa Trung ương và địa phương, phải hoàn thiện ngay khâu tổ chức.

"Và một điểm nữa rất quan trọng là phải hoàn thiện theo hướng là phải có sự tham gia của người dân và phải có một cơ chế để người dân biểu đạt ý kiến của mình, thì quá trình điều tra nó sẽ nhanh hơn.

"Và giám sát môi trường sẽ chặt chẽ hơn và nhiều chiều hơn, thế mới đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo như là Thủ tướng đã tuyên bố và tôi nghĩ tinh thần này cũng phải được mang đến trong Quốc hội khóa tới," nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với BBC.

'Thủ phạm được xác định'


image012

Image copyright Reuters Image caption Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố nguyên nhân cá chết bất thường gần ba tháng sau khi sự cố xảy ra.

Tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ Việt Nam tổ chức chiều cùng ngày thứ Năm, theo giờ Việt Nam, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ và các Bộ trưởng Môi trường - Tài Nguyên, Khoa học & Công nghệ đã trả lời câu hỏi của báo chí.

Trước đó, giới chức Việt Nam tại cuộc họp báo đã công bố nguyên nhân gây ra cá chết và 'thủ phạm' đứng sau vụ việc được xác định là Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh có vốn đầu tư của Đài Loan.

Các chuyên gia và khách mời của bàn tròn sẽ cùng bình luận về sự kiện công bố này và các khía cạnh có liên quan sau khi nguyên nhân và tác nhân gây sự cố được công bố.


image014

Image copyright FB Trinh Minh Hien Image caption Người dân tuần hành về vụ cá chết hàng loạt và bất thường.

 

"Người chạy lại" với 500 triệu đô có xứng tầm không?

30 Tháng Sáu 201611:44 CH(Xem: 217)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 01  JULY 2016

image016

Có khởi tố hình sự vụ Formosa xả thải ra biển miền Trung?

Ngọc Quang

08:28 01/07/16

(GDVN) - Vấn đề này đã được đặt ra trong cuộc họp báo cuối giờ chiều ngày 30/6 của Chính phủ, công bố về nguyên nhân khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng cho biết, việc đấu tranh để tìm ra thủ phạm gây xả thải ra môi trường vừa qua của Formosa Hà Tĩnh là việc làm thể hiện thái độ rất cương quyết của Chính phủ Việt Nam. Quan điểm của Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam là xử lý nghiêm, không loại trừ bất cứ một cá nhân, tổ chức nào.

“Tuy nhiên, các bạn biết, Việt Nam đang xây dựng một môi trường đầu tư để tạo hình ảnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và tham gia các nghị định thương mại và đang được các bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao.

Đó là ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành công chính là khẳng định môi trường đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, ông Dũng nói.


image017

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng công bố nguyên nhân gây ra sự cố ô nhiễm biển miền Trung, khiến hàng loạt sinh vật biển chết bất thường là do xả thải sai quy định từ Formosa Hà Tĩnh. ảnh: Ngọc Quang.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn ra việc Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam và đã đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi thường và không tái diễn vụ việc tương tự, đồng thời cho hay: “Ở Việt Nam chúng tôi có câu “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”.

Như vậy, tôi muốn nói rằng, Chính phủ Việt Nam luôn luôn có thái độ rất rõ là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật của Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách hết sức khoan hồng, độ lượng, để thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng nhận lỗi trước Nhà nước và nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét.

Nếu như các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cũng bảo đảm cho các nhà đầu tư hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả, nhưng đồng thời cũng quy định rõ nếu vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm.

Việc nhận lỗi của Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh cũng đã thể hiện thái độ trước việc vi phạm trên. Cho nên việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì đây là việc Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Nếu như nhà đầu tư nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì cũng mong rằng nhân dân Việt Nam có thái độ độ lượng và khoan hồng, thể hiện tấm lòng cao thượng của người dân Việt Nam”.


image018

Ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã khiến hàng loạt hải sản chết bất thường, gây ảnh hưởng lớn tới ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung. ảnh: Tuổi trẻ.

Hà Tĩnh đánh giá tác động môi trường quá sơ sài?

Mặc dù Formosa đã nhận trách nhiệm, cam kết 5 điểm với Việt Nam và đền bù 500 triệu USD, nhưng vẫn phải đặt ra câu hỏi: Formosa đã có rất nhiều làn gây ra với môi trường tại các nước mà doanh nghiệp này đầu tư.

Vậy tại sao Formosa vẫn lọt vào Hà Tĩnh và gây ra sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng tới biển các tỉnh miền Trung?

Ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời điểm thẩm định dự án của Formosa vào năm 2008 thực hiện theo Nghị định 108 hướng dẫn chi tiết về thực hiện Luật Đầu tư năm 2005.

Theo quy định lúc đó, đã phân cấp cho UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan của Trung ương có vai trò đóng góp ý kiến thẩm định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh hỏi về dự án này và theo chức năng, nhiệm vụ, đã có văn bản số 3871 ngày 29/5/2008, trong đó về phần môi trường nói rõ: “Phần đánh giá tác động môi trường của dự án còn sơ sài, chưa đề cập đến các yếu tố như nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô bị tác động, đánh giá các tác động, biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường.

Đề nghị nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước xem xét phê duyệt theo quy định hiện hành”.

Ông Đông khẳng định: “Ngay thời điểm đóng góp ý kiến thẩm định cho UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án, chúng tôi đã có cảnh báo”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp.

Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.

Chúng tôi không cần thiết ở chỗ bao nhiêu mà yêu cầu Formosa và cổ đông thay đổi công nghệ, không để xảy ra tình trạng như vậy, xử lý ô nhiễm môi trường, hỗ trợ người dân xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường".

Đáng tiếc là những ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được thực hiện nghiêm túc, sau đó dẫn tới sự cố lớn làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung.

Cũng liên quan tới trách nhiệm quản lý, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc cấp phép đối với Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nguồn nước thải bao gồm các nguồn: Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ Cảng, nước thải từ sinh hóa, từ các xử lý luyện cốc xuống.

Như vậy việc đưa ra “Quy chuẩn 52” là tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp gang thép kiểm soát 12 thông số.

Có 2 quy chuẩn: Quy chuẩn 40 đối với nước thải công nghiệp. Trên thực tế Quy chuẩn 40 có kiểm soát nhiều thông số hơn. Còn Quy chuẩn 52 kiểm soát nước thải đối với ngành công nghiệp gang thép, ở mức chỉ kiểm soát 12 thông số, tức là yêu cầu thấp hơn một chút, một số thông số như sắt… là chưa kiểm soát.

“Như vậy có thể nói, về mặt quy chuẩn, ngay từ đầu ta chưa tiên lượng được đối với ngành công nghiệp gang thép với lượng nước thải lớn, cần phải tính toán xây dựng như thế nào cho hợp lý và phải bao quát được các thông số", ông Hà nhận định.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong lượng nước thải ra, bao gồm cả nước thải từ Cảng, dầu mỡ... thì Quy chuẩn 52 không thể bao quát được. Như vậy phải áp dụng cả Quy chuẩn 40 và 52 mới đúng.

Ở đây có một mặt hạn chế về Quy chuẩn 52, mặt khác là cách áp dụng có thể nói là chưa sát với tình hình và ta chưa tiên lượng được các nguồn thải của FHS. Đây là một vấn đề.

Vấn đề thứ hai, về việc giám sát, trên thực tế giai đoạn vận hành, nguồn ta giám sát chặt chẽ nhất là nguồn nước thải sinh hóa từ sản xuất cốc.

Nguồn đó bao gồm: cyanua, phenol và các kim loại nặng và nguồn này cần có hệ thống giám sát đạt tiêu chuẩn của Quy chuẩn 52 trước khi thải vào hệ thống chung.

Nhưng trên thực tế mới trên giai đoạn thử nên ở khâu vận hành, chưa có cơ quan nào vào giám sát khi hệ thống vận hành. Khi họ nói hệ thống đã vận hành ổn định thì cơ quan Nhà nước mới đến.

Đây chính là lỗ hổng về mặt pháp luật trong quá trình thẩm định giai đoạn vận hành nên ta đã không kiểm soát được ngay từ đầu các chất nguy hiểm. Nguồn từ các trạm xử lý nước thải sinh hóa phải đáp ứng Quy chuẩn 52 thì mới được đưa vào nguồn nước thải chung.

Về hệ thống giám sát tự động, trên thực tế cũng chưa có cơ quan nào đến để thẩm định, đánh giá và hệ thống này chỉ quan trắc được 6 thông số còn các nguyên tố đặc biệt như: phenol, cyanua và sắt không quan trắc được.

Đây là các vấn đề trong quá trình thử nghiệm đã tồn tại và pháp luật rõ ràng là có lỗ hổng nên không có sự giám sát của Trung ương và địa phương trong quá trình lắp đặt và quá trình thử nghiệm”, Bộ trưởng Hà cho biết. (Theo Ngọc Quang GDĐH).

02 Tháng Mười 2022(Xem: 3612)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3626)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2