Phán quyết PCA sẽ dẫn tới hệ quả kinh tế chính trị và quân sự ở các vùng biển-đảo ra sao?

14 Tháng Bảy 201611:04 CH(Xem: 14862)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 15  JULY 2016

Phán quyết PCA sẽ dẫn tới hệ quả kinh tế chính trị và quân sự ở các vùng biển-đảo ra sao?

Văn Hóa tổng hợp

 

  image005image007

* Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA.

* PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây.

* Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...)

* Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế.

* Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông.

Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA:

- Nội dung 1: Về đường 9 đoạn của Trung Quốc.

- Nội dung 2: Về tính chất cấu trúc của các thực thể.

- Nội dung 3: Về sự tổn hại môi trường sinh thái biển.

- Nội dung 4: Về việc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa.

- Nội dung 5: Sự tham gia của Bên thứ ba không thể thiếu.

- Nội dung 6: Điểm mâu thuẫn trong phán quyết về tính chất các thực thể.

- Kết luận: Phán quyết của tòa PCA có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

- Nội dung thứ 7 (ngoại lệ): Ngay sau khi Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài công bố này 12/7/2016, một bản Thông cáo Báo chí của Mỹ xuất hiện trên fb của tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 13/7/2016.

Điểm nhấn mạnh:

- Philippines khởi lên tòa PCA năm 2013 dưới thời Tổng thống Aquino. Phán quyết có tính pháp lý và tính chung cuộc của tòa PCA diễn ra vào thời tân Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình.

- Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

- Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS;

Phản ứng của các bên:

1/ Thái độ của Trung Quốc

Trung Quốc không tham dự phiên tòa.

"Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.

Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng "chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA." (BBC 13/7)

"Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông (chú thích của VH - tức là khoảng 3 triệu km2 / 3,5 triệu km2) bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ông muốn có đối thoại. Khuya hôm thứ Ba, ông nói:

“Bây giờ trò hề đã qua, giờ là lúc chúng ta nên quay lại con đường ngay. Phía Trung Quốc nhận thấy rằng tân chính phủ Philippines hồi gần đây đã đưa ra một loạt tuyên bố, kể cả những phát biểu cho thấy họ sẵn sàng tái tục thương thuyết và đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.” (VOA 14/7)

Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), được AFP trích dẫn, thì các phán quyết của Tòa chỉ là một « tờ giấy đáng vứt bỏ » và khẳng định « quyền » của Bắc Kinh thiết lập « vùng nhận dạng phòng không – ADIZ » ở Biển Đông. (RFI 13/7)

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), thì cho rằng các phán quyết của Tòa phá hoại hoặc làm suy giảm quyết tâm của các nước muốn tiến hành đàm phán hoặc tham khảo với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp. Theo đại sứ Trung Quốc, các phán quyết của Tòa « chắc chắn là gia tăng xung đột, thậm chí đối đầu » tại Biển Đông. (RFI 13/7)

Hôm 14/7, báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết nước này có thể giải quyết vấn đề lãnh thổ thông qua đàm phán, chỉ ra rằng họ đã đạt thỏa thuận với Việt Nam về biên giới biển ở Vịnh Bắc Bộ và các cuộc đàm phán đang diễn ra với Nam Hàn (BBC 14/7)

2/ Thái độ của Hoa Kỳ

Thông cáo Báo chí từ trang fb của Đại sứ Ted Osius viết:

Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.

Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.

Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.

Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.

Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.

Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực./

Đại sứ Mỹ Ted Osius tại Việt Nam trả lời phỏng vấn Zing nói:

“Về quyết định của tòa trọng tài, theo quan điểm của Mỹ, nó ràng buộc về mặt pháp lý với cả Trung Quốc và Philippines. Vì vậy, chúng tôi mong họ thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS cũng như có các biện pháp kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng”;

“Nếu Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông, chúng tôi sẽ tiếp tục không công nhận”, ông nhấn mạnh.

"Ted Osius nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý".

"Về triển vọng hậu La Haye, trang mạng của kênh truyền thông CNN đăng tải bài viết của Giáo sư Luật Hoa Kỳ William Burke-White, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ phê phán việc Hoa Kỳ không tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), “Điều đã được chính quyền Obama nỗ lực thúc đẩy từ đầu nhiệm kỳ”. Thượng Viện Mỹ lo ngại tham gia UNCLOS, quyền lợi của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Theo chuyên gia trên, nếu tham gia UNCLOS, uy tín của Washington sẽ được nâng cao gấp bội và như vậy “can thiệp của Mỹ để phán quyết của Tòa án La Haye được tôn trọng, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”. (theo NTD)

Reuters ngày 13/7 cho biết, Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".

Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters: "Những gì chúng tôi mong muốn là mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì cảm xúc". (Theo GDVN)

3/ Thái độ của Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Phi tuyên bố: Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố nước này tôn trọng phán quyết của tòa PCA và yêu cầu Trung Quốc cũng tôn trọng. (BBC 14/7)

Ngoại trưởng Perfecto Yasay của Philippines sẽ đưa ra vấn đề này trong hai ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (Asem) ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào thứ Sáu và thứ Bảy.

Tham dự hội nghị có 53 lãnh đạo từ châu Á và châu Âu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Yasay Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đại diện cho tân Tổng thống Duterte , hai Ngoại trưởng John Kerry và Vương Nghị sẽ nói với nhau những gì trong đó có quyền tự do hàng hải - tự do hàng không của Trung Quốc và Mỹ? và Việt Nam, Malaysia, Indonesia sẽ thông báo quan điểm của họ trong hội nghị.

4/ Thái độ của Việt Nam

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: "Hoan nghênh phán quyết PCA... và khẳng định chủ quyền hai quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam..."

Nếu phán quyết pháp lý và chung cuộc này được khai triển vững chắc, Việt Nam với 21 đảo chiếm giữ, 33 điểm đóng quân suốt từ năm 1975 đến nay, VN là "ngư ông đắc lợi" lãnh thổ nhiều nhất ở Trường Sa. Tuy nhiên, Việt Nam nên có một minh định rõ ràng về các điểm trong phán quyết liên quan tới chủ quyền biển-đảo của Việt Nam ở Trường Sa được xem là "bất hợp lý".

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. (Theo TCT)

5/ Thái độ của các nước tranh chấp

Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Brunei nói chung chưa tuyên bố điều gì nổi cộm, riêng đảo quốc Đài Loan phản ứng khá gay gắt về tình hình đảo Ba Bình (trước đây được coi là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa) khi tòa PCA phán về tính chất các "thực thể" trở về  "nguyên trạng tự nhiên" trước ngày Philippines khởi kiện năm 2013.

Tiến sĩ Thái Anh Văn - Tổng thống Đài Loan đã điều chiến hạm hành quân đến đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa để "biểu dương", nhằm phản ứng với một nội dung phán quyết cho rằng Ba Bình không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121, UNCLOS 1982.

Indonesia trước thông tin nước này muốn đưa hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.

 

image009

Áp lực của luật pháp quốc tế

Về triển vọng hậu La Haye, bài viết “Vì sao phán quyết Biển Đông có thể làm thay đổi châu Á?” (Philippines vs China: Why the South China Sea ruling may change Asia?) của nhà bình luận Ben Westcott đăng trên CNN nhận xét: Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực mang tính bắt buộc, cho dù không có phương tiện để buộc các bên tuân thủ. Các phán quyết của Tòa cũng sẽ có các hệ quả về ngoại giao, nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ.

CNN cũng dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện nghiên cứu về Đông Nam Á tại Singapore (Institute of South East Asian Studies), nếu không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ hủy hoại uy tín của chính mình, khi chống lại các nền tảng pháp lý mà chính Trung Quốc cam kết ủng hộ. Theo ông, dù sao cũng không thể nào có một can thiệp quân sự, chống lại quốc gia không tuân thủ phán quyết của Tòa.

Nhà bình luận CNN kết luận, cho dù khả năng Trung Quốc tuân thủ các phán quyết Tòa an Trọng tài Thường trực vừa đưa ra là không cao, và nếu Trung Quốc không tuân thủ thì Philippines cũng “khó thay đổi được trạng thái hiện nay” nhưng nhiều chuyên gia luật cho rằng Manila một lần nữa “có thể đưa vụ việc ra Tòa, và yêu cầu Tòa có các biện pháp nghiêm khắc hơn với Trung Quốc”. (theo NTD)

Một quan chức Nga cho rằng phán quyết trên Biển Đông là do phương Tây muốn 'kiềm chế' ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu.

Ông Leonid Kalashnikov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga trả lời phóng viên ở Moscow hôm 13/07 rằng phán quyết này là 'bất công'. (BBC 14/7)

Cuối cùng, triển vọng hợp tác "song phương" hay "đa phương"sẽ mở ra để cùng khai thác tài nguyên - cùng có lợi (ví dụ như nguồn cá, nguồu dầu khí) ở các vùng biển riêng và vùng biển quốc tế sẽ là giải pháp hòa bình nếu các bên chịu ngồi lại với nhau bàn bạc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) (Lý Kiến Trúc)

24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17156)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15825)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17766)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19939)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20240)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71067)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23151)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17338)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16013)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18431)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 14976)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14846)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26489)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16220)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17777)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15412)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16360)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18811)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18654)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21718)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.