TQ gia cố căn cứ không quân ở Trường Sa

14 Tháng Tám 20166:15 CH(Xem: 14639)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực


image005

Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn  khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP


TQ gia cố căn cứ không quân ở Trường Sa


image007

Image copyright Other Image caption Đá Chữ thập vào 03/06/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Hình ảnh vệ tinh dường như cho thấy Trung Quốc đã xây nhà để máy bay trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.


Hình ảnh, từ cuối tháng Bảy, được tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á đưa ra và dường như xác nhận rằng chiến đấu cơ của Trung Quốc có thể, tại một thời điểm nào đó, sẽ được triển khai tại Đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập.


Diễn biến này nhiều khả năng làm tăng căng thẳng với các nước láng giềng và Hoa Kỳ, là các bên nêu ra quan ngại về những gì họ gọi là "hoạt động quân sự hóa Biển Đông", nhà phân tích Alexander Neill, từ Ban châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ và quy mô rất lớn trong chiến dịch Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông, nơi chỉ mới hai năm trước còn là các rạn và đảo san hô.


Hình ảnh chụp cụ thể vào công trình các nhà để máy bay có thiết kế vững chắc để bảo vệ đội phi cơ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).


Hình ảnh cho thấy những gì?


Các hình ảnh này cho thấy ba căn cứ không quân mới được xây cất trên các đảo nhân tạo ở giai đoạn gần hoàn tất tại Quần đảo Trường Sa.


image009

Image copyright Other Image caption Đá Vành khăn, 22/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe) Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI


Digital Globe)


image009

Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Trên đảo còn gì khác?


Ngoài các khối nhà ở và các tòa nhà hành chính, hình ảnh cũng cho thấy một số cấu trúc lục giác chưa xác định được là để làm gì nằm hướng ra biển trên ba đảo. Mỗi hòn đảo có bốn cấu trúc hình thành ra một tập hợp hình thang.


image010

Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe) Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


image011

Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Ngoài ra, mỗi đảo cũng có một nhóm ba tòa tháp bí ẩn. Người ta suy đoán rằng cấu trúc như vậy là thực ra là các chốt phòng không có thể để các giàn tên lửa đất-đối-không.


Ngoài các nhà để máy bay và các cơ sở phòng không, chúng ta cũng có thể thấy ba căn cứ hải quân sẵn sàng đi vào hoạt động, bao gồm cả các cơ sở bến lớn và cảng cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cảnh sát biển và các cơ quan thực thi luật hàng hải khác.


Điều này có ý nghĩa gì?


Trung Quốc đã tiến hành việc triển khai sức mạnh trong khu vực với việc mở rộng đáng kể năng lực hải quân và không quân.


Công trình quân sự này trên các hòn đảo cho thấy rằng chỉ trong vòng vài tháng, Trung Quốc sẽ đủ khả năng triển khai các đơn vị chiến đấu cơ trên các đảo với tổng số vào khoảng 80 chiếc – là sự bổ sung đáng gờm thêm vào khả năng hiện có của họ ở Biển Đông.


Ngoài ra, các căn cứ này có thể tiếp nhận phi cơ ném bom chiến lược của Trung Quốc như H6-K, phi cơ do thám và cảnh báo sớm, phi cơ vận tải và máy bay tiếp xăng.


Vì các căn cứ không quân như vậy dễ bị tấn công, Trung Quốc dường như đang triển khai một mạng lưới phòng không tinh vi và hạ tầng cho hoạt động chỉ huy và kiểm soát để bảo vệ các căn cứ trên những đảo mới này.


Nhưng Trung Quốc đã từng hứa sẽ không quân sự hóa Biển Đông?


image012

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2015, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa quần đảo Trường Sa.


Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc là những hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền và phạm vi biển trong đường chín đoạn là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc và cần phải có các biện pháp phòng vệ cần thiết.


Giới chức Mỹ nhanh chóng tìm cách để ông Tập bảo đảm một cách cụ thể hơn bao gồm toàn bộ khu vực Biển Đông. Các nhân vật cấp cao của Trung Quốc sau đó nhắc lại tuyên bố của ông Tập bằng việc diễn giải rằng các biện pháp phòng vệ cần tương xứng với mối đe dọa đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.


Bắc Kinh hiện đổ lỗi cho Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOPS) của Hải quân Mỹ là động thái làm leo thang quân sự ở Biển Đông, và là cái cớ để Bắc Kinh thực hiện các biện pháp phòng thủ trên các đảo nhân tạo mới.


Điều này có ý nghĩa gì đối với các nước láng giềng của Trung Quốc?


Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ủng hộ Philippines mạnh mẽ, Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn chưa phản ứng gì trước sự xuất hiện của ba căn cứ không quân hiện đại của Trung Quốc hiện nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ông. Có lẽ là sẽ chẳng có chút phản ứng nào cả.


Hải quân Philippines gần như không tồn tại, vì vậy sự trông cậy duy nhất của Manila có thể là dựa vào hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, nhưng ông Duterte dường như kín tiếng trong động thái có quan hệ quá gần gũi với Washington.


Mặt khác Việt Nam, một nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - rõ ràng ít khoan dung hơn đối với các hoạt động của Bắc Kinh. Báo chí gần đây đưa tin Việt Nam đã triển khai giàn tên lửa di động hiện đại tại một số hòn đảo mà họ kiểm soát trong khu vực, và điều này có nghĩa là các đảo mới của Trung Quốc nằm trong phạm vi có thể bị bắn phá.


Thời điểm Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ, phi cơ ném bom và tên lửa phòng không trên các hòn đảo của họ là chưa rõ ràng, nhưng việc Việt Nam triển khai quân sự cũng sẽ trao cho Bắc Kinh cái cớ để tiếp tục triển khai vũ khí của họ tại Biển Đông trong tương lai.


BBC 11/ 8/ 2016


Alexander Neill là Chuyên viên Cao cấp của Đối thoại Shangri-La, thuộc Ban châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

23 Tháng Năm 2016(Xem: 12815)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14769)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17007)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16445)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14856)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 12998)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15598)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15807)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14805)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24616)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)