Nga-Hoa tập trận ở đâu?

14 Tháng Tám 20166:21 CH(Xem: 14655)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


image016

Địa điểm tập trận Nga-Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là ẩn số

image018

Lính Trung Quốc tham gia tập trận tại cụm bảy đảo nhỏ, gần đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, 14/07/2016.CHINA REUTERS/Stringer


Thông báo mới đây của Trung Quốc về việc tổ chức tập trận với Nga ở Biển Đông đã gây thắc mắc. Câu hỏi là cuộc diễn tập cụ sẽ diễn ra ở đâu trong khu vực rất nhạy cảm này ? Theo đài phát thanh Mỹ VOA, bà Shannon Tiezzi, biên tập viên của báo The Diplomat, trụ sở chính tại Nhật Bản đã nêu bật « nơi cụ thể của cuộc tập trận sẽ rất quan trọng để đánh giá ý nghĩa cuộc thao diễn ».


Khi loan tin về cuộc tập trận hôm 28/07/2016, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng.


Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.


Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.


Bắc Kinh đã bồi đắp các thực thể mà họ chiếm đóng từ lâu ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến phi đạo. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Hoa Kỳ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.


Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không ?


Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là « Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông ».


Tháng Tư, Tân Hoa Xã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Lavrov khi nhân vật này chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Hoa Kỳ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.


Một nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong hồ sơ Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh.


Theo bà Tiezzi : « Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất binh ». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ trung lập của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Hoa Kỳ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.


Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.
Nhà báo Tiezzi cũng cho là Nga cũng như Trung Quốc đều không muốn để cho Hoa Kỳ có vai trò lãnh đạo thế giới mà không có đối trọng. Chính nguyện vọng này khiến Nga quan tâm đến Biển Đông một vùng mà Nga không xem là trọng yếu đối với an ninh của mình.


Đối với chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam : « Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng : ‘Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói ‘Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát »./


Trọng Nghĩa 04-08-2016

13 Tháng Tư 2017(Xem: 11341)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 12058)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 24339)
- Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc! - Nguyên Tt Dũng "mê" ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13501)
- Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13062)
Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12943)
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 6.4 (giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida và gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã ra tận cửa đón tiếp ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ chiếc limousine màu đen. Hai lãnh đạo cấp cao bắt tay nhau với những cử chỉ rất hòa nhã, thân thiện.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12204)
« Mar-a-Lago » tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « Biển Hồ », hoặc « Biển trở nên hồ ». Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình có thể chú ý đến cái tên của dinh cơ ông Trump ở Palm Beach, nơi họ đang gặp gỡ để thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12333)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 14360)
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12447)
Ngày 6/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Ma - a La-gô) của ông ở Florida ...
04 Tháng Tư 2017(Xem: 13100)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12737)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13209)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 12031)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12464)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.