Hà Tĩnh: "Đóng cửa vĩnh viễn Formosa"

02 Tháng Mười 20167:10 CH(Xem: 15479)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  03  OCT  2016


Hàng nghìn người biểu tình phản đối Formosa tại Hà Tĩnh



image005

Các ngư dân tỉnh Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa.Handout via REUTERS


Hàng nghìn người Việt Nam lại tiếp tục bao vây nhà máy sản xuất thép Formosa của Đài Loan tại tỉnh Hà Tĩnh ngày 02/10/2016. Một số người trèo lên tường và căng những biểu ngữ yêu cầu đóng cửa nhà máy. Thái độ giận dữ này nhằm phản đối việc Formosa thải chất thải độc hại ra ngoài biển khiến cá chết hàng loạt.


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, rất đông người biểu tình đi bộ hoặc xe gắn máy đã tập trung trước cổng nhà máy Formosa vừa hô to, vừa giương các biểu ngữ như : « Chính quyền hãy đóng cửa nhà máy Formosa vì tương lai của đất nước ».


Hãng AFP cho biết, cuộc biểu tình diễn lần này nhằm đòi tăng thêm tiền bồi thường. Trước đó, tập đoàn Formosa của Đài Loan, đã quyết định bồi thường 500 triệu đô la cho những vùng bị nạn. Từ tháng Mười, chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành giải ngân bồi thường các ngư dân, với những khoản tiền từ 130 đến 1.600 đô la mỗi người, theo tính toán thiệt hại từ tháng Tư đến tháng Chín.


Vẫn theo AFP, nhiều ảnh chụp và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đoàn người biểu tình, do một linh mục dẫn đầu, bao vây nhà máy sản xuất thép tại huyện Kỳ Anh và đọc nhiều đoạn trong kinh thánh.


Một người tham gia biểu tình phát biểu với AFP : « Người biểu tình là những nạn nhân trực tiếp của vụ Formosa. Họ đòi bồi thường thỏa đáng và đóng cửa nhà máy thép ». Vẫn theo ông, « lực lượng và phương tiện an ninh được triển khai chặt chẽ nhưng không hề có xô xát ».


Cuộc biểu tình ngày 02/10 diễn ra chỉ vài hôm sau khi ngư dân ở miền trung Việt Nam đã đệ hơn 500 đơn kiện lên tòa án huyện Kỳ Anh để yêu cầu chính phủ tăng mức bồi thường cho những thiệt hại của họ vừa qua.


Từ sau khi xảy ra thảm họa cá chết ở miền Trung, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức tại một số thành phố lớn, đồng thời nhằm phản đối sự chậm trễ của chính quyền trong quá trình điều tra.


Formosa là công ty nước ngoài gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Năm 2014, ba người bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Cũng trong năm này, một giàn giáo đã bị sập khiến 14 người chết./(theo RFI 02-10-2016)


Công dân Đài Loan 'an toàn' ở Formosa

 

image007

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo Image caption Đài Loan xác nhận toàn bộ nhân viên Formosa Hà Tĩnh, gia đình và tài sản của họ đều được 'an toàn' trong cuộc biểu tình phản đối hôm Chủ nhật.


Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận rằng các công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam thuộc Tập đoàn nhựa Formosa (FPG) và các thành viên gia đình của họ đều an toàn sau khi một cuộc biểu tình của 3.000 ngư dân và ‘nhà hoạt động’ bên ngoài nhà máy hôm Chủ Nhật, theo hãng tin của Đài Loan (CAN) từ Đài Bắc.


Những người biểu tình tại đã rời đi và các công nhân tại nhà máy thép, các thành viên gia đình của họ cùng tài sản đều an toànBộ Ngoại giao Đài Loan


Bộ này cho biết hôm 02/10, văn phòng đại diện tại Việt Nam đã liên lạc với doanh nghiệp sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh khi cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào sáng Chủ nhật và thấy rằng công an Việt Nam đóng ở đó đã đóng cửa nhà máy và thực hiện các biện pháp để duy trì trật tự trong cuộc biểu tình.


"Những người biểu tình tại đã rời đi và các công nhân tại nhà máy thép, các thành viên gia đình của họ cùng tài sản đều an toàn", Bộ này cho biết.


Đài Loan nói văn phòng đại diện của họ đã liên lạc với công an Việt Nam và đề nghị công an gửi thêm nhân viên đến tổ hợp thép Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ các công nhân ở đó và bảo vệ cuộc sống cùng tài sản của tất cả các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Hà Tĩnh.


Việt Nam phản ứng bằng cách hứa hẹn xử lý chủ động vấn đề, vẫn theo Bộ Ngoại giao Đài Loan.


'Ngư dân tức giận'

image008

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo Image caption Có khoảng 3.000 ngư dân và nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình phản đối Formosa ở Hà Tĩnh, theo hãng tin của Đài Loan.


Trong khi đó, đại diện của Đài Loan tại Việt Nam, ông Richard Shih và phó tổng giám đốc công ty thép Formosa Hà Tĩnh Chang Fu-Ning, trong các phát biểu riêng rẽ, nói với hãng tin Đài Loan rằng không có nhân viên nào của FPG tại nhà máy đang gặp nguy hiểm và rằng nhà máy đã không báo cáo bất kỳ thiệt hại tài sản nào.


Cuộc biểu tình của các ngư dân tức giận và các nhà hoạt động từ ba tỉnh - Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh – xảy ra sau khi hàng trăm người dân từ những vùng kiện Formosa vào tuần trước đòi bồi thường ô nhiễm do nhà máy gây ra dẫn đến cá chết hàng loạt trong vùng biển ngoài khơi duyên hải Việt Nam.


image009

Image copyright Le Van Son


Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, ở miền trung Việt Nam, bị chính phủ Việt Nam kết luận đã xả thải các chất thải gây ô nhiễm làm chết cá trên một phạm vi trải dài 130 dặm trên bờ biển miền Trung.


Tình trạng ô nhiễm đã làm cho hơn 40.000 ngư dân Việt Nam bị mất hoặc gần mất việc làm, và hơn 176.000 người dân khác ở Việt Nam bị ảnh hưởng gián tiếp bởi thảm họa môi trường, theo một ước tính.



image010

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo


Trong một thỏa thuận với chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Nhựa Formosa nói họ chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cho vụ việc và đã cam kết 500 triệu USD để đền bù những ảnh hưởng và làm sạch môi trường.


Gần đây, khi được hỏi về các cuộc biểu tình phản đối Formosa, Tập đoàn FPG nói sẽ để cho phía chính phủ Việt Nam xử lý.


image011

Image copyright Tin Mung cho nguoi ngheo.


(theo BBC 02/10/16)

22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13201)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12964)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13934)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31363)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14869)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14342)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14832)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13444)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14658)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13148)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12655)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.