5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công khi ông Trump dùng con bài Đài Loan

18 Tháng Mười Hai 201610:09 CH(Xem: 12444)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  19   DEC  2016


5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công khi ông Trump dùng con bài Đài Loan


 (GDVN) - Trump đã động chạm vào cái gọi là "lợi ích cốt lõi", nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc.


The New York Times ngày 12/12 có bài bình luận về việc, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng, ông có thể xem xét lại nguyên tắc "một nước Trung Quốc" - cơ sở nền tảng của quan hệ ngoại giao Washington - Bắc Kinh.


Theo chính sách cũ trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan để công nhận Trung Quốc. Nhưng đầu tháng 12, ông Trump đã khiến nhiều quan chức trên thế giới "choáng váng" khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.


Hôm Chủ Nhật vừa qua, Trump lại tuyên bố, việc tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" có thể được sử dụng như một con bài thương lượng với Bắc Kinh xung quanh một số vấn đề tranh cãi, như tiền tệ hay hoạt động (bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông.


image006

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump trả lời phỏng vấn truyền thông hôm Chủ Nhật, ảnh AP / The New York Times.

Khi cố gắng sử dụng vấn đề Đài Loan làm con bài địa chính trị, The New York Times tin rằng, Trump đã động chạm vào cái gọi là "lợi ích cốt lõi", nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc.


Thậm chí tờ báo Mỹ lo ngại, nếu Washington chính thức công nhận Đài Loan, Trung Quốc sẽ cắt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.


Cho dù chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan từ 1979, Mỹ vẫn duy trì Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan như một cơ quan ngoại giao, và bán vũ khí cho đảo này.


Thư ký báo chí Nhà Trắng đã phản đối ý kiến của ông Donald Trump trong việc coi sự hỗ trợ với Đài Loan là một con bài mặc cả: "Đài Loan không phải nguồn của đòn bẩy. Đó là một đồng minh thân cận của Mỹ".


Thời báo Hoàn Cầu đã chỉ trích Donald Trump là "đứa trẻ thiếu hiểu biết về chính sách đối ngoại".


The New York Times liệt kê ra 5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công chính sách mới của chính quyền Donald Trump.


Thương mại và đầu tư


Các nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, Bắc Kinh có rất nhiều đòn bẩy trả đũa ông Donald Trump. Một mục tiêu nổi bật sẽ là tập đoàn Boeing mà ông Tập Cận Bình đã đến thăm nhà máy của hãng ở Seattle, tháng Chín năm ngoái.


Trong năm 2016 Boeing dự kiến sẽ hoàn thành việc giao máy bay cho Trung Quốc theo gói hợp đồng tổng trị giá 11 tỉ USD, chủ yếu là máy bay 737 cung cấp cho các hãng hàng không đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc.


Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển hợp đồng này cho đối thủ của Boeing ở châu Âu - hãng Airbus.


Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải bình luận:


"Về các vấn đề kinh tế, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy hơn. Nếu chúng tôi cảm thấy ông ta vẫn còn thúc đẩy vấn đề Đài Loan, chúng tôi sẽ hành động. Nếu ông muốn giữ con bài Đài Loan, nó chỉ phản tác dụng".


Các quan chức thương mại Mỹ thì lo ngai rằng, Trung Quốc có thể tăng cường phân biệt đối xử với các doanh nghiệp công nghệ Mỹ bằng cách dùng luật chống độc quyền.


Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã phạt 975 triệu USD đối với hãng sản xuất chíp Qualcomm ở San Diego vì những gì họ gọi là vi phạm về cấp phép.


Vài năm trước từng có lo ngại, Trung Quốc có thể đột nhiên bán tháo ngoại hối dự trữ của mình trong kho bạc, đẩy lãi suất lên cao tại Hoa Kỳ. Nhưng lo ngại đã giảm xuống khi Trung Quốc giảm khối lượng ngoại hối nắm giữ một cách từ từ.


Các chuyên gia tin rằng, ngay cả khi Trung Quốc bán tháo ngoại tệ có thể nó vẫn không tác động nhiều, vì lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục, trong khi nhu cầu toàn cầu với trái phiếu kho bạc vẫn còn mạnh mẽ.


Trung Quốc cũng có thể làm suy yếu đồng tiền của mình, cái ông Donald Trump lập luận là sẽ làm sản phẩm Trung Quốc rẻ hơn.


Nhưng điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng giới nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài, vì một đồng tiền yếu có nghĩa là Trung Quốc phải trả nhiều hơn cho hàng hóa nhập khẩu.


Cuối cùng, Trung Quốc có thể chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của mình làm chậm các khoản đầu tư của họ tại Mỹ. Trong năm 2015, số tiền đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Hoa Kỳ nhiều hơn tiền Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.


Con bài Bắc Triều Tiên


Hôm Chủ Nhật vừa qua ông Donald Trump cho biết, nói thẳng ra Trung Quốc chẳng giúp được gì cho Mỹ trong vấn đề CHDCND Triều Tiên.


Tuy nhiên The New York Times cho rằng, trên thực tế Trung Quốc đã phối hợp với một số sáng kiến của Mỹ để kiềm chế chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.


Cụ thể là Bắc Kinh bảo vệ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc tháng trước, đồng ý kiểm soát nguồn thu ngoại tệ của Triều Tiên từ than đá, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bình Nhưỡng, thị trường chủ yếu là Trung Quốc.


Bắc Kinh có thể chuyển đổi từ đồng minh bất đắc dĩ sang láng giềng thân thiện của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh đã nổi giận với Washington vì triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.


Trong số các công cụ Trung Quốc có thể sử dụng để chống lại Mỹ sẽ bao gồm cải thiện thương mại, viện trợ và đầu tư sang CHDCND Triều Tiên, theo nhà phân tích John Delury tại Seoul, Hàn Quốc.


Là đồng minh lâu đời, Trung Quốc có thể tập trận chung với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh có thể cung cấp viện trợ kinh tế đáng kể cho Triều Tiên theo phong cách Kế hoạch Marshall mà Mỹ giúp châu Âu phục hồi sau chiến tranh.


Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 


Tổng thống Obama đã giành nhiều vốn liếng chính trị của mình với Trung Quốc để đảm bảo Bắc Kinh đồng ý tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cam kết cắt giảm thải khí nhà kính.


Những người chỉ trích Obama đã lập luận rằng, ông thất bại trong việc buộc Trung Quốc mở cửa thị trường, khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, im lặng với các vấn đề nhân quyền.


Ông Tập Cận Bình thuận lợi hơn khi đồng ý giảm khí thải nhà kính, vì ô nhiễm môi trường đã trở nên nghiêm trọng tại Trung Quốc. Hiệp định kêu gọi Trung Quốc giảm khí thải carbon vào năm 2030, nhưng không có bất kỳ mục tiêu cụ thể nào ông Obama cam kết cho Hoa Kỳ.


Nếu ông Tập Cận Bình quyết định bỏ qua hiệp định này, ông Donald Trump có thể sẽ không quan tâm.


Trump từng nói rằng, hiệp định chống biến đổi khí hậu là một "trò lừa bịp" của Trung Quốc làm tổn thương thương mại của Mỹ, sau đó ông "chữa" lại rằng, mình chỉ nói đùa.


Trung Quốc sẽ trừng phạt Đài Loan


Nếu Donald Trump hỗ trợ Đài Loan, phản ứng đầu tiên của Trung Quốc có thể là trừng phạt Đài Loan hơn là Hoa Kỳ, nhằm giảm giá trị của đảo này đối với Washington.


Bắc Kinh có thể bắt đầu bằng cách tăng cường nỗ lực thuyết phục 22 quốc gia, vùng lãnh thổ nhỏ trên thế giới đang còn duy trì quan hệ với Đài Loan, bao gồm Tòa thánh Vatican, cắt đứt quan hệ với đảo này và thay vào đó là Trung Quốc.


Sau đó Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu vào kinh tế Đài Loan bằng cách hạn chế các khoản đầu tư, hạn chế số lượng khách du lịch sang Đài Loan.


Thậm chí truyền thông Trung Quốc không ít lần cảnh báo khả năng "thống nhất bằng vũ lực".


Bắc Kinh lo ngại, động thái của ông Donald Trump có thể khuyến khích Đài Loan độc lập, hoặc các nước khác học theo Mỹ, công nhận Đài Loan.


Ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư Đại học Nhân Dân từ Bắc Kinh cho biết: Nếu bà Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan độc lập và phần còn lại của thế giới công nhận, Trung Quốc sẽ hành động quân sự.


Bắc Kinh sẽ dùng tới con bài Iran


Trung Quốc là một bên ký kết thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran vào năm ngoái. Đồng thời Trung Quốc có thể tham gia sâu vào nền kinh tế Iran mà không gặp phải rào cản nào.


Thông qua Iran, Bắc Kinh sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng của mình tại Trung Đông để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.


Nhưng nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran bị hủy bỏ và đàm phán lại như kêu gọi của ông Trump, Trung Quốc sẽ tiếp tục quan hệ với Iran để cô lập Hoa Kỳ, theo Edward C. Chow, thành viên cao cấp về năng lượng và an ninh quốc gia, CSIS.


Khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Iran là đến Trung Quốc, và Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu hàng đầu các hàng hóa khác của Iran.


Trung Quốc có thể tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh và đầu tư sang Iran so với hiện nay nếu Trump bắt đầu trên mặt trận Đài Loan.


Cá nhân người viết cho rằng, trong cuộc đấu trí lần này giữa Donald Trump và Trung Nam Hải sẽ có nhiều bất ngờ. Việc Trump có thực hiện các tuyên bố mới nhất của ông về Đài Loan hay không, còn phải chờ khi ông chính thức cầm chìa khóa Nhà Trắng.


Nhưng rõ ràng những nước cờ ban đầu của Trump đã khiến những đối thủ sừng sỏ nhất của ông cũng cảm thấy bất ngờ và bị động. 


Chưa cần phải có những căng thẳng chính trị như vấn đề Đài Loan, con bài kinh tế luôn luôn được Trung Quốc sử dụng để đạt mục đích chính trị trong quan hệ quốc tế.


Mỹ có lẽ là quốc gia duy nhất đủ tiềm lực và thế lực để hóa giải nước cờ này của Bắc Kinh, đủ khả năng ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà.


Ông Barak Obama đưa ra chiến lược "xoay trục" chỉ tạo cớ cho Trung Quốc leo thang mà không làm gì đáng kể, hy vọng ngài Donald Trump làm chủ Nhà Trắng, cục diện sẽ khác.


Tài liệu tham khảo:


http://www.nytimes.com/2016/12/12/world/asia/if-donald-trump-pushes-on-taiwan-how-china-could-push-back.html?_r=0


Hồng Thủy 13/12/16
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14190)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18580)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14296)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15589)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14862)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13291)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14753)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14038)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13634)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14903)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13598)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14371)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13646)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"