Che: Fidel ‘hèn, như một thằng đào ngũ’

02 Tháng Giêng 20175:14 CH(Xem: 14405)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  02   JAN  2017


Che Guevara trách Fidel Castro ‘hèn’


Phạm Cao Phong Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris

image023

Image copyright AFP Image caption Che Guevara cùng Fidel Castro thời kỳ Cách mạng Cuba


Một cây bút Cuba viết cho báo ‘Neues Deutschland’ nói với tôi : 'Nói về Fidel phải nhắc tới Che Guevara (1928-1967).'


Che Guevara, con người có ‘đôi mắt ngọt ngào và nụ cười buồn buồn làm phụ nữ nghẹt thở’ giống Fidel như hai giọt nước. ‘Che’ gần Fidel hơn cả chú em Raul Castro bé như viên kẹo.


Cặp người hùng huyền thoại Fidel-Che


Người Cuba nhìn cuộc cách mạng của mình qua những tấm áp phích hoành tráng khuôn mặt của ‘Che’ và các bài diễn văn ứng khẩu của Fidel.


Nét khỏe, chắc rất Mỹ La tinh vẻ đẹp ngạo nghễ của Che, và cách nói rắn, trực tiếp của Fidel mê hoặc không chỉ ở Cuba.


Những người đàn bà vướng vào ánh sáng mê hoặc của hai ngôi sao chổi đều có những kỷ niệm tê đắng. Mà con đường họ đi thì giao thoa rất nhiều mỹ nhân.


Tháng 10/1948, Fidel cưới Mirta Díaz-Balart, em gái Bộ trưởng Nội Vụ chính phủ Fulgencio Batista (1901-1973). Nhà độc tài Batista còn gửi quà tặng cho chú rể trẻ, người sau này đuổi ông ta khỏi đất nước.


Che Guevara sinh năm 1928, kém Fidel hai tuổi. Che có mối tình đầu với tiểu thư con một triệu phú. Cũng như Fidel, Che lụy tình ở tuổi 24.


Với Che, tình yêu, tiền tài, địa vị xã hội chỉ là gió thoảng.


Đang học dở, Che bỏ kỳ thi lấy bằng bác sĩ, lấy mô-tô chu du thiên hạ để học giật mình. Con đường Che đi, trải từ Argentina, qua Chile, Bolivia, Peru, Columbia, Venezuela, giờ thành con đường hành hương những người say mê phiêu lưu, nhớ về Che.


Họ như song hành, gần gũi, như tiền định.


Năm 1947, Fidel sang Cộng hòa Dominica tham gia cuộc chiến đấu chống Tổng thống Rafael Trujillo.


Ngày 26/7/1953, Fidel dẫn 115 đồng đội tấn công trại lính Moncada. Thất bại, bị kết án tù chung thân, song hai năm sau Fidel được phóng thích.


Sau khi ra tù, Fidel sang Mexico và gặp Che Guevara ở đây tháng 7/1955.


‘Che’ là người mua chiếc Yacht Granma chở Fidel cùng 80 quân nhân phong trào ‘M-26/7’ đổ bộ vào Cuba ngày 2/12/1956, mở đầu cuộc chiến tranh du kích.


Cả hai không rời nhau nửa bước.


Fidel mơ ‘giấc mơ Mỹ’, song rơi vào vòng ‘cầm tù’ của Khrushchev, nhà lãnh đạo Liên Xô thời đó.


Ngày 1/1/1959, Fidel cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào La Havana.


Chỉ bốn tháng sau, ngày 15/4, nhân vật số một Cuba bí mật thăm Mỹ, bỏ mũ trước tượng đài Abraham Lincoln.


Tổng thống Dwight. D. Eisenhower bận một cuộc chơi golf, gửi Phó Tổng thống Richard Nixon tiếp đón Fidel lạnh nhạt tại Nhà Trắng.


Thái độ khinh khỉnh của Eisenhower mua cho nước Mỹ một kẻ thù lù lù trước mũi, mà 634 lần họ định ám sát cũng không thành.


Cuộc ‘ly khai’ của Che với 'Đế quốc phương Nam' Liên Xô


Với 115 người, Fidel tấn công một trại 1.500 lính.


Từ 14 người sống sót trong 82 đồng đội đổ bộ, ba năm sau Che và Fidel đã có một đội quân 800 người. Họ hạ gục 80.000 quân chính quy có máy bay, trọng pháo của Batistuta.


Mở đầu cuộc cách mạng, Fidel và Che đã tạo nên một huyền thoại lãng mạn, đầy chất thơ, quyến rũ, mơ ước về một vùng đất dân chủ, công bằng.


Thế nhưng Che tỉnh táo nhận ra qua cuộc khủng hoảng tên lửa 1962 rằng cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đều chỉ coi Cuba như lá bài mặc cả trong chiến lược toàn cầu. Hành động xuống thang cho thấy Liên Xô không sẵn lòng mạo hiểm giúp đỡ cho cách mạng Mỹ Latin.


Tại Algeria 25/2/1965, Che công kích Liên Xô thiếu nỗ lực cho cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức.


Hoa Kỳ được Che đặt tên ‘Đế quốc phương Bắc’, còn là Liên Xô ‘Đế quốc phương Nam’.


Che viết hẳn một chuyên đề phê phán ‘Giáo khoa chính trị học’ Liên Xô.


Tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa Cuba Armando Hart, Che cho rằng đưa môn triết trong các sách giáo khoa Xô-viết vào giảng dạy ở các đại học La Havana là nguy hại.


Che nói một câu tiên tri – Đường lối đó ‘không cho người ta nghĩ, đảng đã làm ra nó cho mày thì mày phải tiêu hóa nó’, ‘Không thể diệt ý kiến bằng bạo lực mà chỉ có thể ngăn cản trí thông minh nẩy nở’.


Ngay khi lên làm Thống đốc Ngân hàng Cuba, Che đã phản đối gay gắt bệnh giáo điều, dập khuôn mô hình kinh tế Liên Xô.


Che: Fidel ‘hèn, như một thằng đào ngũ’


Một ngai vàng không có chỗ cho hai người.


Che chẳng đoái hoài cái ngai đó. Song trái tim Che đã tan vỡ khi nghe Fidel đọc lá thư tuyệt mệnh của mình, viết phòng hờ lúc đi xa mà lẽ ra chỉ được công bố sau khi chết (họ thỏa thuận với nhau thế), lại được đọc khi Che vừa mới rời Cuba bước vào hoạt động bí mật.


Đó là hồi giữa thập niên 1960, khi Che Guevara từ bỏ mọi chức vụ đang có tại Cuba để dấn thân sang các nước vùng Nam Mỹ, tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng Mỹ Latin nhằm "tạo ra một, hai, ba và rất nhiều Việt Nam".


Việc công bố thư có phải là một cách bịt đường về, phủi tay trước những hoạt động Che làm, hay đó chỉ cách để Fidel thông báo cho ‘bạn bè gần xa, đồng chí tư bản cũng như cộng sản’ rằng Che một mình làm cả một cuộc chia ly, một cuộc nổi loạn ở đâu đó?


Nghe tin này qua Đài phát thanh La Havana, Che cười nhạt, nói 'Hèn thật, như một thằng đào ngũ'.


Có thể Fidel không đếm xỉa bất cứ chỉ trích của người nào, nhưng lời nói của Che giản dị, nhưng đau nhất.


Ngày 8/10/1967, Che bị giết ở Quebrada del Yuro, Bolivia, trong một ngôi trường nhỏ.


image024


Image copyright Other Image caption Che Guevara bị giết ở rừng núi Bolivia năm 1967


Mario Teran, người nhận lệnh bắn Che kể lại cho tạp chí Paris Match năm 1977: 'Tôi chần chừ đến 40 phút trước khi phải hành quyết Che. Tôi tìm gặp Đại tá Perez, hy vọng bãi bỏ lệnh này. Song Đại tá nổi giận. Đây là giờ phút tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi.'


'Khi tôi quay lại, Che đang ngồi trên ghế băng. Khi nhìn thấy tôi vào, Che hỏi: ‘Ông đến để giết tôi?’ Tôi không e dè gì, nhưng cúi đầu, không trả lời. Tôi không dám bắn. Khoảng khắc này, tôi thấy như Che lớn khủng khiếp, ánh mắt tự tin.'


'Tôi thấy Che nhổm lên và nhìn thẳng vào mắt tôi, làm tôi nôn nao hết cả người. Tôi nghĩ rằng với một cú chớp nhoáng Che có thể đoạt khẩu súng trong tay tôi.'


'‘Hãy thanh thản anh bạn, ngắm cho cẩn thận. Anh chỉ giết một con người.’ Tôi lùi lại một bước về phía cửa, nhắm mắt, xả loạt tiểu liên đầu tiên vào Che…'


Ảnh hưởng của Che


Ánh mắt Che khi chết rộng mở, độ lượng và nhân ái. Ánh mắt ấy chấn động nhân loại và chắc chắn ám ảnh đến một người đồng hương Argentina, kém Che 8 tuổi. Người tên là Jorge Mario Bergoglio, được biết đến nhiều hơn dưới tên Giáo hoàng François.


Người bạn của Fidel ấy, với cốt cách khinh bạc tiện nghi vật chất, những ham muốn tầm thường, xa lánh thói tự tư, tự lợi, quyền lực, lên đường chiến đấu chống lại bất công của nhân loại có khác gì Chúa?


image023


Image copyright Getty Images Image caption Hình Che ở Cuba ngày nay


Ngay khi bước vào Vatican tháng 3/2013, Giáo Hoàng đã cầm hồ sơ Cuba trong tay, coi đó như sứ mệnh cá nhân.


Hai bức thư bí mật với dấu ấn chiếc nhẫn Giáo Hoàng được gửi tới Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro.


Tháng 6/2013, một phái đoàn Cuba lặng lẽ đến Rome, bí mật gặp phái đoàn các nghị sĩ Hoa Kỳ trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha.


18 tháng trao đổi, thỏa thuận những nhân vật trong bóng tối với sự bảo trợ của Vatican cuối cùng đã dẫn đến cuộc điện đàm một tiếng đồng hồ giữa hai nguyên thủ quốc gia đối nghịch nhau đúng một nửa thế kỷ.


Ngày 17/5/2015, sự vun trồng kết trái. Hai nước chính thức lập lại quan hệ ngoại giao.


Những lời tiên tri của Che đã đúng. Cái chết như thần thoại của Che đã mở cánh cửa cho Cuba.


Bây giờ ai cũng biết đằng sau sự biến mất của Che là gì.


Fidel không thể nào không đọc những hàng chữ này. Những hàng chữ của một trong ba đồng đội sống sót của Che kể lại cuộc chia tay với ‘hậu phương lớn Xô Viết’ để thấy thế nào ‘vừa là vô sản, vừa là anh em’:


'Khi ba người Cuba chúng tôi trốn thoát khỏi Bolivia, Tổng thống de Gaulle không tận tay đến tiếp chúng tôi tại Pháp, song ông đã trực tiếp yêu cầu chính phủ Tahiti bảo đảm an ninh cho chúng tôi, giám sát việc chúng tôi được tiếp đón nồng hậu ở đây, chúng tôi như trong vòng tay người nhà.'


'Khi đến Paris, thành viên Đảng Cộng sản Pháp đã ra tận sân bay, chuẩn bị một cuộc tiếp đón ấm nồng, chan chứa tình bạn, tổ chức một buổi phỏng vấn truyền hình, đối đãi với chúng tôi rất tốt, rất nhân văn. Người Pháp lịch thiệp, tế nhị cử một quan chức ngoại giao tháp tùng chúng tôi đến tận Sứ quán Cuba tại Tiệp Khắc.'


'Nhưng chúng tôi không bao giờ, không khi nào nhận được thị thực quá cảnh Liên Xô. Chúng tôi phải đợi ba ngày tại Praha, cho đến khi Ramiro Valdez (Bộ trưởng Ngoại giao) bay từ Cuba sang đàm phán với KGB ngõ hầu được quá cảnh tại Nga trong vòng 10 phút trên phi trường Moscow.'


'Chúng tôi bay từ Praha hồi 2h sáng, do chênh lệch múi giờ cũng đến Moscow vào lúc 2h. Gacia Paléaz lái xe đón chúng tôi ngay chân cầu thang máy bay, đi sau một xe có rất nhiều đèn pha, chắc của KGB và đưa thẳng chúng tôi ra đường băng có một chiếc IL 62 đậu mà cửa sau đã mở sẵn. Chúng tôi lên máy bay bằng cửa này. Tất cả diễn ra chưa đến 10 phút.'


'Hành động của họ chứng tỏ Liên Xô đã gây sức ép lên Fidel, họ quên ai là bạn của Che và đồng đội chúng tôi...'


'Một sĩ quan Cuba có hàm rất cao nói: ‘Tôi nói chính xác đến từng chữ một, nếu như câu nói này có thể làm tôi không còn chỗ đứng trên Trái Đất tôi vẫn nói, người ta đã vứt họ vào những cánh rừng Bolivia như vứt mẩu thép gỉ vào đống rác.’'


Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’.


Che đã lặng lẽ đi con đường của mình. Con đường tiền định của một nhà cách mạng. Trong một thế giới đầy bất ổn, Che như chịu hình phạt của người mang thông điệp lớn lao, bi kịch mà hạnh phúc.


Còn Fidel? Fidel thường ví mình như một Cid Campeador, anh hùng thần thoại Tây Ban Nha được biết dưới cái tên Rodrigo Diaz de Vivar, được nhà soạn nhạc Piere Corneille phổ thành vở Opera năm 1637.


Ông nghĩ rằng mình cũng là một kỵ mã mà cái chết vẫn làm kinh khiếp kẻ thù. Như người vợ Chimène của ‘Cid Campeador’ cột xác chồng lên chiến mã xung trận. Ai đó sẽ dựng Fidel y như thế trong dáng đứng chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc.


Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý.


Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.


Sao Fidel không muốn về nằm cùng với Che ở Santa Clara?


Biệt ly với Che, bỏ bạn chết trong rừng Bolivia, Fidel đã bán linh hồn mình cho ‘Đế quốc phương Nam’. Fidel lánh mặt bạn trong ngày phán xử cuối cùng./(theo BBC 29/12/ 2016)


 Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện sống tại Paris, Pháp.

23 Tháng Tám 2015(Xem: 17278)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20460)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19935)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 19986)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18040)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19258)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20059)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21184)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 17811)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19593)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17695)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15744)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17575)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 16935)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19449)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17651)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 16771)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 16738)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17657)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.