Mẫu hạm Carl Vinson sẽ tiến vào 12 hải lý đảo nhân tạo?

21 Tháng Hai 20174:58 CH(Xem: 13324)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  FEB  2017


Mẫu hạm Carl Vinson sẽ tiến vào 12 hải lý đảo nhân tạo?


image002

Chấm đỏ: 7 đảo nhân tạo Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ, Gạc Ma và Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA MAP


Tàu chiến Mỹ 'sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông'


image003

Bản quyền hình ảnh SEAN M. CASTELLANO/AFP/Getty Image caption Mẫu hạm USS Carl Vinson.

 

Hải quân và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ tăng cường chiến dịch tự do lưu thông (FONOPS) trên Biển Đông, đặc biệt là gần các đảo nhân tạo được quân sự hóa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


Trang Navy Times của Hải quân Hoa Kỳ dẫn lời các quan chức hải quân nói việc tăng cường tàu chiến tham gia FONOPS là nhằm ngăn chặn các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực.


Kế hoạch này vẫn đang chờ được Tổng thống Donald Trump phê duyệt, và đây có thể là dấu hiệu cho biết đường hướng chính sách của chính quyền Trump ở châu Á.


Các tàu thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, căn cứ ở San Diego, hiện đang ở Thái Bình Dương và di chuyển về hướng Biển Đông, theo nguồn tin từ ba quan chức quốc phòng giấu tên, Navy Times trích dẫn.


Quân đội Hoa Kỳ dự định cho tàu tới cách các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa, Trường Sa khoảng 12 hải lý. Động thái này có thể sẽ dẫn tới căng thẳng mới trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.


Phân tích về kế hoạch trên, bà Bonnie Glaser, giám đốc China Power Project ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói: "Chính quyền Trump phải quyết định xem mình muốn đạt được điều gì."


"Tôi nghi ngờ khả năng buộc Trung Quốc rút khỏi các hòn đảo mới xây ở Trường Sa. Nhưng Hoa Kỳ có thể phát triển chiến lược nhằm ngăn chặn việc tuyên bố thêm chủ quyền, tăng cường quân sự hóa và ngăn Trung Quốc dùng các tiền đồn này nhằm đe dọa và ép buộc láng giềng," bà Glaser nói.


image004

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Quân đội Trung Quốc trên một đảo thuộc Trường Sa


Navy Times phân tích, trong giai đoạn năm 2012 - 2015, cựu Tổng thống Barack Obama đã cấm Hải quân Hoa Kỳ không thực hiện FONOPS ở Biển Đông. Nhiều quan chức hải quân cho rằng, đây chính là lý do khiến những hoạt động hải quân bình thường trở nên nghiêm trọng hơn.


Ông Bryan McGrath, cựu chỉ huy khu trục hạm và là tư vấn của Ferrybridge Group nói với Navy Times: "Giá trị thực sự của những hoạt động này là chúng diễn ra thường xuyên tới mức trở thành bình thường.


"Càng coi nó là hệ trọng thì lại càng khiến những gì chúng ta đang làm có vẻ như là hành động trả đũa hay thù địch, mà thực ra là không."


Quan chức hải quân Hoa Kỳ tin rằng FONOPS sẽ giúp làm rõ các quyền dưới luật pháp quốc tế và bảo đảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc coi các hoạt động của Hoa Kỳ ở khu vực này mang tính khiêu khích./ (theo BBC 14/2/17)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1350)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông