Tiếng vọng của đất: "Tham thì thâm"

18 Tháng Tư 20176:26 CH(Xem: 12250)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  19  APRIL  2017


Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức


18/04/2017


TTO - Chiều 18-4, mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị người dân đổ đất đá, mang nhiều cây que, vật dụng chặn lại.


image003

Người dân đổ đất đá, mang nhiều vật dụng ra chốt chặn các ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm - Ảnh: Thân Hoàng


Người dân cũng lập nhiều điểm chốt chặn và bố trí người trực tại đây để kiểm soát, không cho người lạ ra vào làng.


Nhiều nhà báo về xã Đồng Tâm đề nghị được vào thôn để tìm hiểu vụ việc nhưng bị người dân từ chối. Mỗi khi có người lạ đi đến khu vực có đường dẫn vào thôn Hoành đều bị người dân giữ lại và yêu cầu rời đi nơi khác.


Đêm 17-4, sau khi làm biên bản thỏa thuận, người dân đã bàn giao 15 chiến sĩ cảnh sát cơ động cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an Hà Nội). Công an Hà Nội đã đưa xe vào khu vực cổng làng để đón các chiến sĩ được thả ra và đưa về nội thành Hà Nội ngay trong đêm.


image004


Trước đó, ba người dân bị công an tạm giữ để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng cũng đã được thả về. Hiện còn ông Lê Đình Kình (82 tuổi), người đứng đơn khiếu kiện việc thu hồi đất đai tại xã Mỹ Đức, đang được cơ quan chức năng chăm sóc vì gặp một số vấn đề về sức khoẻ.


Một người dân sống tại thôn Hoành cho biết hiện còn 20 người gồm lãnh đạo và công an huyện, cán bộ huyện Mỹ Đức đang bị giữ tại nhà văn hoá thôn.


“Chúng tôi hàng ngày vẫn nấu nướng, cung cấp đồ ăn đầy đủ cho những cán bộ đang bị giữ trong thôn. Không có chuyện người dân đánh hay tẩm xăng doạ đốt họ như một số thông tin thất thiệt đăng trên mạng", người dân này nói.


Một chiến sĩ cảnh sát cơ động vừa được người dân thả ra cũng cho biết sức khoẻ của các chiến sĩ công an đều tốt, những ngày bị giữ họ được người dân đối xử tốt.


Đa số người dân tại thôn Hoành mà chúng tôi tiếp xúc đều cho biết họ mong sớm có cuộc đối thoại (giữa đại diện người dân và lãnh đạo thành phố) để làm rõ những vấn đề mà người dân đang khiếu nại, làm rõ nguồn gốc đất và quá trình thu hồi đất tại khu vực đồng Sênh.


“Vấn đề bức xúc đất đai ở Đồng Tâm đã từ nhiều năm nay chứ không phải chỉ đến thời gian gần đây chúng tôi mới kiến nghị. Tuy nhiên chính quyền cấp xã, huyện giải quyết chưa thỏa đáng và còn nhiều vấn đề chưa đồng thuận với nhân dân”, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi sống tại xã Đồng Tâm có đất bị thu hồi cho biết.


Phó thủ tướng chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội


Ngày 18-4, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Thanh tra TP thanh tra toàn diện các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Chí Thắng và một số công dân xã Song Phương, huyện Hoài Đức, liên quan đến đất đai, tài chính tại đây và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý các vi phạm (nếu có) đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-8.


Trước đó, ông Nguyễn Chí Thắng (trú tại thôn 4, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) và một số công dân xã Song Phương nhiều lần gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ tố cáo cán bộ lãnh đạo xã Song Phương buông lỏng quản lý đất đai; bán đất, chiếm đất, cho thuê đất trái pháp luật và vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính diễn ra trong nhiều năm.


Thanh tra huyện Hoài Đức đã có kết luận thanh tra kinh tế xã hội tại xã Song Phương và kết luận nội dung tố cáo. 


Nhưng ông Nguyễn Chí Thắng và một số công dân không đồng ý, cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt vi phạm, bao che, trả thù người tố cáo, có một số nội dung làm rõ nhưng không xử lý trên thực tế.


THÂN HOÀNG


Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại


image002Vụ cưỡng chế đất ở Mỹ Đức- Hà Nội ngày 14/04/2017.Ảnh : @trelangblog.com


Không khí tiếp tục căng thẳng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, nơi dân làng bắt giữ hơn 30 cảnh sát cơ động từ hôm thứ Bảy, 14/04/2017, để phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế đất trái luật, bắt bớ nhiều người. Sáng nay 18/04, 15 nhân viên an ninh đã được trả tự do, tất cả những người dân bị bắt cũng đã được thả.


Qua điện thoại, RFI tiếp xúc được với ông Bùi Viết Thiểu, 74 tuổi, một người dân xã Đồng Tâm. Ông Thiểu xác nhận thông tin về những người được thả của cả hai bên. Theo ông, quan điểm của những người phản đối vụ cưỡng chế đất là dân sẵn sàng thả các cảnh sát còn lại, nhưng yêu cầu lãnh đạo chính quyền đối thoại minh bạch về vụ tranh chấp. Người dân duy nhất của xã Đồng Tâm hiện chưa trở về nhà là ông Lê Đình Kình, 85 tuổi, bị chấn thương trong vụ bắt bớ hôm 14/04, hiện đang được điều trị tại bệnh viện.


Theo trang mạng trong nước Vnexpress, việc trả tự cho 15 cảnh sát « đã diễn ra khá êm thấm… Họ được đối xử lịch sự, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ ».


Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội đã có cuộc họp báo để thông tin về nguồn gốc vụ việc. Báo mạng Tuổi Trẻ dẫn lại nguồn tin trên, khẳng định khu đất 46 ha bị trưng thu vốn thuộc quyền quản lý của quân chủng Phòng Không Không Quân (bộ Quốc Phòng), hiện đã được giao cho tập đoàn Viettel. Ban Tuyên Giáo Hà Nội cũng thừa nhận đã có tình trạng lấn chiếm đất quốc phòng ở đây, với sự tiếp tay của nhiều lãnh đạo chính quyền xã khóa trước (vụ án đã được khởi tố, nhiều quan chức xã bị tạm giam), nhưng việc người dân chống lại dự án thi công của Viettel là bất hợp pháp.


Ông Bùi Viết Thiểu, dân Đồng Tâm, phản đối lập luận này và cho biết quan điểm :


Ông Bùi Viết Thiểu, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội) 18/04/2017


« Tổng khu vực đấy là 104 ha, nhưng quyết định thu hồi năm 1980 của chính phủ là 47,36. Số còn lại là gần 59 ha là đất nông nghiệp. Thế nhưng bây giờ người ta bảo tất cả là ‘‘đất quốc phòng’’, nên dân phẫn nộ.


Thứ hai là, việc bán cho tập đoàn viễn thông quân đội, trong giấy người ta viết là giao cho Viettel quân đội 47,36 ha, theo quyết định 113. Nhưng người ta không làm chỗ 47,36 ha, mà người ta lại làm ở chỗ 59 ha.


Quân chủng Phòng Không Không Quân thông báo vẫn quản lý đầy đủ sân bay Miếu Môn, trong đó có 47,36 ha của Đồng Tâm. Thế mà họ lại bảo dân Đồng Tâm lấn chiếm đất.


Việc lấy chỗ 59 ha này để bán cho Viettel khiến dân phẫn nộ. Hơn nữa, trong 59 ha này, người ta (chính quyền địa phương) đã phân cho nhau 6,8 ha, bán đi khắp nơi với giá 6 triệu đồng/m² rồi. Họ muốn bán nốt 53 ha còn lại.


Như vậy, có sự tráo lộn : Giao thì giao đất sân bay, nhưng khi làm lại làm trên đất nông nghiệp.


Tại sao gọi là ‘‘đất quốc phòng’’ mà (cơ quan) địa chính với cán bộ huyện lại bán được đất ? Điều này là vô lý ! Đây là chỗ mà cán bộ các cấp coi là vỉa tiền. Người dân phẫn nộ lắm ! »


Ông Bùi Viết Thiểu cho biết trong những năm 1980 – 1984 ông là chủ nhiệm hợp tác xã tại Đồng Tâm, và chính ông đã là người trực tiếp « bàn giao mốc giới sân bay Miếu Môn »./(Trọng Thành 18-04-2017)


image005

Một trong những lối vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị hạn chế bằng chướng ngại vật (Ảnh chụp sáng 17/4). Source Dân Trí


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương


Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội


image006Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images


Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai đều là những vùng nông thôn thuần nông thuộc tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội) và đều là những địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời và lối sống ổn định.


Từ khoảng chục năm trở lại đây, do những mâu thuẫn bất công trong thực hiện dồn điền đổi thửa và nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, hai nơi này đã trở thành những điểm nóng về khiếu tố kéo dài.


Sự việc người dân ở Đồng Tâm bắt nhốt cảnh sát cơ động liên quan đến giải quyết khiếu kiện đất đai đang nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận. Để hiểu thêm về vụ này tôi xin cung cấp thông tin về vụ ở Xuân Dương mà trực tiếp tôi tham gia để mọi người tham khảo.


Nhiều điểm giống nhau


Nguyên nhân chính dẫn đến khiếu tố kéo dài ở Xuân Dương là việc người dân bị bất công trong phân chia ruộng. Những vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai mà huyện Thanh Oai đã có kết luận thanh tra chỉ ra một loạt sai phạm giao cấp đất trái thẩm quyền của xã Xuân Dương.


Việc xử lý sai phạm sau thanh tra không rõ ràng cộng với thái độ quan liêu hách dịch cửa quyền của tầng lớp cán bộ các cấp, sự yếu kém năng lực và kém đạo đức công vụ khiến cho nguyện vọng chính đáng của người dân không được đáp ứng.


Cũng đã xảy ra vụ án chống người thi hành công vụ mà ba người dân bị xử tù do đã có hành vi xô đẩy níu kéo nhân viên công an xã và huyện. Nhiều vụ người dân tập trung đông người đòi quyền lợi thì bị quy cho là gây rối trật tự công cộng. Những vấn đề này y hệt với những gì xảy ra trong sự việc ở Đồng Tâm.


Ý kiến người dân


Một yêu cầu của người dân là được giao đủ diện tích đất cho mỗi hộ gia đình bằng với mức đất canh tác của họ trước khi dồn điền đổi thửa, thay vì bị trừ đi mỗi sào 20,5 mét vuông để làm giao thông thủy lợi nội đồng.


Họ đưa ra ý kiến rằng trước dồn điền đổi thửa cánh đồng cũng có bờ lớn bờ nhỏ, xe máy công nông vẫn đi được, nay dồn ô đổi thửa số ruộng ít đi thì diện tích bờ cũ thừa đủ cho làm bờ mới, sao còn lấy đất ruộng của dân? Theo số liệu do xã và huyện cung cấp thì diện tích đất ruộng bị lấy vào làm giao thông thủy lợi dao động từ 85 nghìn đến 100 nghìn m2 tức là khoảng từ 8,5ha đến 10 ha, đây là con số không hề nhỏ.


Họ cũng cho rằng việc tranh thủ lấy bớt đất của dân khi dồn điền đổi thửa là nhằm tạo lập quỹ đất công do chính quyền quản lý và hưởng lợi với nhau ở đó. Nếu lấy đất ruộng làm giao thông nội đồng thì xin hỏi diện tích đất bờ cũ, diện tích đất giao thông nội đồng cũ được đem đi đâu, dùng làm gì?


Đất không có chân nên không chạy đi đâu được, mà nó chỉ chuyển mục đích sử dụng và chuyển chủ thể nắm quyền sử dụng. Lấy đất ruộng do người dân sử dụng ra làm bờ là chuyển đất tư thành đất công, lấy ra không bồi thường người dân không chịu.


Nếu nhà nước thu hồi vì bất cứ mục đích gì...cũng đều phải bồi thường.Ngô Ngọc Trai, Luật sư


Nếu nhà nước thu hồi vì bất cứ mục đích gì như an ninh quốc phòng hay phát triển kinh tế xã hội cũng đều phải bồi thường. Tài sản gắn liền với lợi ích của người dân, với truyền thống cần kiệm người dân hoàn toàn chính đáng khi giữ gìn bảo vệ khối tài sản của mình. Thử hỏi tài sản của mình có ai lại dễ để người khác lấy đi không?


Người dân cho rằng chính sách dồn điền đổi thửa là một chính sách lớn, nhằm tạo lập một cơ cấu đồng đất thuận lợi để gia tăng hiệu quả canh tác, người dân hoàn toàn ủng hộ. Vấn đề là cách làm ra sao?


Đây là chính sách lớn động chạm quyền lợi rộng khắp, cho nên nhà nước hẳn thận trọng và cân nhắc trong việc thực thi sao cho đạt thành công mà tránh những hệ quả phát sinh từ quá trình thực hiện. Do vậy hẳn nhà nước không có ý tranh thủ lấy bớt đất của dân thông qua dồn điền đổi thửa.


Nếu nhà nước có ngầm ý lấy bớt đất của dân thông qua dồn điền đổi thửa, hành vi này dù được đưa ra vì bất cứ mục đích lý do gì (như làm giao thông nội đồng) cũng sẽ không lọt qua được tai mắt của ngàn vạn người dân, chính sách này sẽ bị phản đối, sẽ thất bại giống như thất bại đã xảy ra tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai.


Người dân cho rằng nhà nước không vì ham lợi nhỏ mà làm hỏng đi chính sách lớn, cho nên xác định rằng việc lấy bớt đất ruộng của người dân với lý do làm giao thông nội đồng là toan tính lợi ích có tính địa phương của xã Xuân Dương và huyện Thanh Oai chứ không phải là chủ trương của nhà nước trung ương.


Họ cho rằng đây là toan tính thủ lợi thiển cận hẹp hòi của chính quyền địa phương, việc làm đó không vì lợi ích chung của nhà nước, không vì thành tựu chung của chính sách dồn điền đổi thửa. Xã Xuân Dương và huyện Thanh Oai coi trọng tính toán quyền lợi của mình hơn là sự thành công chung của chính sách quốc gia.


Ý kiến luật sư


Tôi được bà con cho biết họ đang canh tác trên phần diện tích đất nông nghiệp mà địa phương dự định phân chia cho họ khi gắp thăm nhận ruộng, nhưng vì còn đang khiếu tố cho nên mấy chục hộ dân cùng nhau canh tác tập thể.


Trong điều kiện hiện tại thì đó cũng là một giải pháp tạm thời chấp nhận được nhưng về lâu dài thì không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các hộ dân vì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho mỗi hộ gia đình.


image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều hộ dân canh tác tập thể (hình minh họa)


Từ thực tế đó tôi đề nghị các cấp chính quyền cân nhắc tiếp tục thực hiện hoàn tất việc phân chia ruộng cho các hộ nhưng giao đủ mà không lấy bớt đất để làm giao thông thủy lợi nội đồng. Tính toán xem với diện tích quỹ đất còn lại có thể giao đủ ruộng cho các hộ không, nếu không thì giữ nguyên hiện trạng để bà con canh tác tập thể, tránh làm xấu hơn tình trạng hiện nay.


Đánh giá về người dân tôi thấy trước khi xảy ra việc dồn điền đổi thửa họ đều là những người dân lao động chăm chỉ, vốn không có vi phạm pháp luật. Với hơn 80 hộ dân và vài trăm nhân khẩu, đó là một số lượng công dân đông đảo mà chính quyền có trách nhiệm chăm lo đảm bảo đời sống an sinh, nếu không sẽ gây ra các vấn đề xã hội lớn cho địa phương.


Tôi cũng thấy các hộ dân đã cứng cỏi khi chịu đựng gian khó đấu tranh khiếu nại kéo dài, họ là những người không dễ khuất phục bằng bạo lực. Họ đòi hỏi lẽ phải và sự công bằng, ý kiến của họ xứng đáng được lắng nghe tiếp thu.


Đánh giá về chính quyền thì tôi thấy, địa phương cũng có cái sai như trong kết luận thanh tra đã nêu. Trong công vụ thì do hạn chế trình độ năng lực cán bộ nên làm công tác dân vận không tốt, không thuyết phục được người dân. Trong giải quyết công việc thì còn quan liêu cứng nhắc, không được khôn khéo uyển chuyển, từ đó khiến cho chính quyền và người dân ngày càng xa nhau không tìm được tiếng nói chung.


Tôi khuyến cáo rằng nên nhớ trong cộng đồng dân chúng với hàng nghìn hàng vạn con người thì không phải ai cũng như ai, mà sẽ có những người vượt trội hơn lên nhờ năng lực tri thức hiểu biết và sự quả cảm. Khi đó trước những thay đổi do chính sách sẽ dẫn đến có những lối cư xử khác nhau, có người cam chịu chấp nhận, có người kiên cường chống đối.


Đó là điều tất yếu về quần chúng mà những người làm chính sách và thực thi công vụ cần tính lường đến để ứng xử cho phù hợp. Trong sự việc của bà con ở thôn Trường Xuân, tuy người khiếu nại cho tới nay chỉ là thiểu số ít ỏi nhưng với những gì họ đã cho thấy thì họ xứng đáng được một cách đối xử khác.


Tôi khuyến nghị chính quyền các cấp nên cầu thị khiêm nhường, cần nhìn ra những điểm còn thiếu khuyết của mình, để từ đó biết lắng nghe hơn, lùi bước chấp nhận những yêu cầu chính đáng của người dân.


Tuy vậy, rốt cuộc bỏ qua sự thiệt chí chân thành, xã và huyện vẫn tìm đủ mọi cách bất chấp để cô lập phân hóa buộc người dân phải tuân theo chính sách của họ./( BBC 18/4/17)


Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.


XEM THÊM:


Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4


Ben Ngô BBC Tiếng Việt


image008Bản quyền hình ảnh Son Van Le & Associates Image caption Người dân làng Đồng Tâm hôm 18/4 xác nhận với BBC rằng Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung không về khu vực này


Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung không xuất hiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hôm 18/4, trong lúc báo Việt Nam ghi nhận dân vùng này đã thả 18 trong số 38 cán bộ, chiến sĩ "bị bắt giữ trái pháp luật".


Trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải cho biết:


"Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà nội vừa gọi điện thoại cho tôi, nói rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điện thoại với một người dân xã Đồng Tâm, sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính."


Do "tôn trọng ông Chung", luật sư Hải nói ông rút bỏ đoạn thông báo trước đó trên Facebook, mặc dù ông nói nhiều người "cũng nghe rõ câu chuyện trao đổi qua điện thoại, được bật loa".


Trước đó, luật sư Trần Vũ Hải đã trả lời BBC, cho biết nội dung cuộc trao đổi qua điện thoại giữa ông Nguyễn Đức Chung và một vài người dân ở xã Đồng Tâm.


Người dân Đồng Tâm đã thả 18 trong số 38 cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ trái pháp luật, theo báo Thanh Niên hôm 18/4.


Tuy vậy, báo Tuổi Trẻ cho hay ba trong số 18 người này "tự giải cứu và thoát được".


Một số báo Việt Nam hôm 18/4 đồng loạt dẫn lời ông Bạch Thành Định, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nói người dân Đồng Tâm "có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, nhân dân Mỹ Đức cũng như người dân Hà Nội".


Admin của fanpage Mỹ Đức, đề nghị không nêu danh tính nói với BBC qua điện thoại: "Tôi ở ngay làng Đồng Tâm và thấy rằng đến hôm nay, người dân vẫn tiếp tục bức xúc và mệt mỏi."


"Người dân chờ lãnh đạo thành phố xuống như đã hứa mà chưa thấy."


"Hiện tại, sóng điện thoại di động và mạng Internet tại xã đã bị cắt, nên chỉ những ai đi ra khỏi xã mới liên lạc được với bên ngoài."


"Đến hôm nay, vẫn còn khoảng 20 người của chính quyền bị người dân tạm giữ và tình hình vẫn rất căng thẳng."


Từ kinh nghiệm của tôi, trong các vụ tranh chấp đất đai, chính quyền chẳng bao giờ nhận sai về phía họ cả.luật sư Hà Huy Sơn


'Sức mạnh'


Hôm 18/4, trả lời BBC, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói: "Trong vụ Đồng Tâm, các luật sư có vai trò rất hạn chế, nên đừng lầm tưởng mình có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa chính quyền và người dân."


"Môi trường thực tế tại Việt Nam chưa đủ điều kiện cho luật sư làm việc đó."


"Đến khi nào có nhà nước pháp quyền thì luật sư mới có thể thực thi vai trò của họ đúng nghĩa".


Luật sư cũng cho biết thêm: "Theo những gì tôi quan sát được hôm nay, chính quyền vẫn dựa vào sức mạnh để giải quyết vụ việc Đồng Tâm."


"Từ kinh nghiệm của tôi, trong các vụ tranh chấp đất đai, chính quyền chẳng bao giờ nhận sai về phía họ cả."


"Do vậy, tôi dự báo rằng trong vụ Đồng Tâm, cuối cùng thì đất vẫn sẽ bị thu hồi, một số người dân bị khởi tố và đi tù."


image009

Bản quyền hình ảnh Fb Dung Mai Image caption Nguồn tin của BBC cho hay đến hôm 18/4 vẫn còn khoảng 20 người của chính quyền bị người dân tạm giữ


"Với việc thả một số cảnh sát cơ động hôm nay, người dân đã cho thấy thiện chí và tính chính đáng thuộc về họ nhưng theo tôi, việc đàm phán với chính quyền không phụ thuộc vào việc người thi hành công vụ bị tạm giữ."


"Việc công an và cơ quan hành pháp tuyên bố người dân Đồng Tâm đã vi phạm pháp luật chỉ là ý kiến của một phía."


"Lẽ ra phải có tòa án tuyên sự thật trong vụ này đúng sai thế nào."


Cùng ngày, nhà hoạt động Paulus Lê Văn Sơn nói với BBC: "Các cộng sự của tôi ở Đồng Tâm nói rằng hiện người dân không tiếp đón bất kỳ ai, ngay cả phóng viên."


"Nguyên do là vì họ bức xúc, không còn niềm tin vào ai nữa. Họ rào làng, thay nhau gác, họ lắp kẻng báo động."


"Hôm nay, các báo Việt Nam tiếp tục đưa tin vụ Đồng Tâm theo mang tính quy chụp, thiếu sự không có sự khách quan, dù chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của sự việc."


"Có thể là vì các nhà báo không có được những thông tin chính xác về việc người dân Đồng Tâm phản kháng việc cưỡng chế đất đai của chính quyền."


"Dường như các báo đang làm truyền thông theo chỉ đạo chứ không làm truyền thông để chia sẻ thông tin đa chiều về vụ việc."


"Tôi thấy thương cho người dân Đồng Tâm vì họ là nạn nhân của những chính sách bất công khiến cho họ bây giờ không còn tin vào bất cứ ai."


Hôm 18/4, BBC gọi cho Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch huyên Mỹ Đức nhưng các ông không nghe máy./( BBC 18/4/17)
02 Tháng Mười 2022(Xem: 3611)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3623)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2