Ông Chung-Hà Nội xuống tận làng giải quyết đất đai, dàn xếp thả con tin

23 Tháng Tư 20176:09 CH(Xem: 14219)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


image002Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sát bị bắt giữ ở nhà văn hóa làng Hoành được hoàn toàn tự do. Ảnh trích từ các nguồn báo chí trong nước.


VĂN HÓA (tổng hợp)


Bà Lan bí thư xã Đồng Tâm ở lại xã không lên huyện gặp Ct Hà Nội Nguyễn Đức Chung


- Lúc 18h4521/4/17 (giờ Hà Nội): Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ nhà riêng, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm.


Bà Lan cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời chiều nay nhưng người dân không có ý lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương.


"Tôi là con em của địa phương. Tôi rất hiểu dân. Lúc này dân vẫn mong muốn được gặp lãnh đạo tại Đồng Tâm". Bà Lan cho biết bản thân bà cũng rất muốn lãnh đạo về Đồng Tâm để lắng nghe ý kiến nhân dân. Trong trường hợp đối thoại tại huyện chỉ có cán bộ xã mà không có dân đi cùng lên thì sẽ không có hiệu quả.


Hàng ngàn người dân xã Đồng Tâm đã bỏ bữa trưa để theo dõi cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với 50 người dân Đồng Tâm kéo dài từ 10h30 đến 12h30. 22/4/17


Cuộc đối thoại được phát qua loa phát thanh của xã, cho đến lúc kết thúc đã nhận được những tràng vỗ tay khi ông Chung bước ra từ hội trường cũng như dọc tuyến đường đưa tới Nhà văn hóa thôn Hoành - nơi còn giữ 19 công an.


Được nói lên những chất chứa trong lòng, ông Bùi Văn Kỷ (thôn Hoành) bộc bạch: “Người dân chúng tôi mong muốn mọi người thông cảm. Chúng tôi thành thật xin lỗi về những việc đã xảy ra”.


Ông Kỷ cho rằng cội nguồn của những việc vừa qua đều bắt nguồn từ những bức xúc về đất đai.


“Bao nhiêu năm qua chúng tôi bỏ việc đi giữ đất. Chúng tôi là những người bỏ lá phiếu bầu ra lãnh đạo, nhưng sao lãnh đạo không về giải thích cho chúng tôi đâu sai đâu đúng trước những bức xúc về đất đai. Luật cũng quy định được bắt người trong trường hợp khẩn cấp, nhưng một người 82 tuổi như cụ Lê Đình Kình có phải áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp như vậy không?...” - ông Kỷ nói.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Hồi kết vụ Đồng Tâm:


Việt Nam : Chấm dứt « khủng hoảng con tin » ở Mỹ Đức


image003Một chỉ huy cảnh sát cảm ơn dân làng Đồng Tâm đã thả các con tin ngày 22/04/2017.REUTERS/Kham


Dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở ngoại thành Hà Nội, hôm nay 22/04/2017 đã trả tự do cho 19 cán bộ và cảnh sát cơ động bị giữ làm con tin từ một tuần qua, sau khi chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đến tận nơi để đối thoại. Các hãng tin AFP, Reuters và AP dẫn nguồn tin trong nước cho biết như trên.


Sau hai tiếng đồng hồ thương lượng hôm nay, người dân đã đồng ý thả toàn bộ con tin. Theo AP, trong một thông cáo do chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký và được đọc trên loa phóng thanh, ông hứa sẽ không truy tố các dân làng có liên can đến cuộc khủng hoảng con tin, và những khiếu kiện của họ sẽ được giải quyết.


Reuters cho biết những con tin được thả đã bắt tay và ôm lấy dân làng, còn người dân thì vỗ tay hoan nghênh sau khi nghe những cam kết của ông Chung. Bản cam kết của chủ tịch thành phố được viết tay tại chỗ trên giấy học trò, có chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung và những người chứng kiến gồm các đại biểu Quốc Hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng.


Các báo nhà nước đăng rất nhiều hình ảnh về sự kiện này, trong đó có tấm ảnh của VOV cho thấy trung đoàn phó cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay cám ơn người dân, sau khi vào nhà văn hóa thôn Hoành đón các cán bộ, cảnh sát vừa được thả.


Dân làng Đồng Tâm cách Hà Nội 40 km tuần trước đã bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ, sau khi bốn người dân bị bắt trong vụ cưỡng chế đất để giao cho tập đoàn Viettel - mà theo chính quyền là đất quốc phòng, còn người dân khẳng định là đất nông nghiệp.


Lo sợ công an sẽ tấn công để giải cứu con tin, dân làng đã dùng cây gỗ, bao cát, gạch… để rào chắn. Để tỏ thiện chí, cho đến hôm qua, đã có 19 cảnh sát và cán bộ bị bắt được trả tự do ; đổi lại phía chính quyền cũng phóng thích bốn dân làng bị tạm giữ.


AFP nhận xét, việc dân bắt giữ công an là sự kiện chưa từng thấy tại Việt Nam. Quy định đất đai là sở hữu toàn dân đã khiến xảy ra nhiều vụ cưỡng chế đất, gây phẫn nộ trong dân chúng. Trường hợp ông Đoàn Văn Vươn năm 2012 đã dùng vũ khí tự tạo chống lại đoàn cưỡng chế đã trở thành biểu tượng cho sự bất bình ngày càng tăng về vấn đề này./ (theoThụy My 22-04-2017)


++++++++++++++++++++++++++++++


Thả 19 người, không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm


14h30, bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư xã Đồng Tâm, đọc bản cam kết giữa Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với xã Đồng Tâm có nội dung: "Không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm".


image004Hơn 12h30, sau buổi đối thoại, giải đáp các kiến nghị, bức xúc của người dân xã Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung đã đi bộ tới nhà văn hóa thôn Hoành. Đây là nơi người dân còn giữ 19 cán bộ, chiến sĩ sau vụ việc xảy ra hôm 15/4. Ảnh: Công Khanh.


image005

Hai bên đường, rất đông người dân đứng thành hàng. Khi ông Chung đi qua, họ kéo theo sau. Sau ít phút, ông Chung tới sân nhà văn hóa và ngồi tại lán, chờ người dân làm biên bản bàn giao. Hàng trăm người dân tập trung quanh nhà văn hóa thôn. Khi chủ tịch Chung tới đâu bà con đều vỗ tay hoan nghênh. Trên đường đi, ông Chung thỉnh thoảng dừng lại trò chuyện bắt tay, chia sẻ cùng người dân. Ảnh: Tiến Tuấn.


image006

Lúc 13h, bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, kêu gọi qua loa cầm tay mong người dân giữ gìn trật tự an ninh để công tác bàn giao được diễn ra an toàn. Ảnh: Công Khanh


 image007

Ông Chung sau đó vào trong nhà văn hóa thôn. Cùng đi là thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an), đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc... Ảnh: Tiến Tuấn.


image008

Ngoài nhà văn hóa, hàng trăm người vây kín. Tuy nhiên, do bị ngăn cách bởi một hào nước bao quanh nên họ không thể tiếp cận. Ảnh: Bá Chiêm.


image009

Tới 13h30, công tác trao trả vẫn chưa được tiến hành. Người dân đã trả mũ, quần áo, giày dép cho những người bị giữ. Người dân vẫn tập trung rất đông xung quanh nhà văn hóa thôn. Ông Chung và đoàn công tác vẫn đang làm việc với đại diện người dân tại lán dựng giữa sân nhà văn hóa. Ảnh: Tiến Tuấn.


image010

Những người bị giữ bên trong nhà văn hóa đi lại nhìn ra ngoài nghe ngóng tình hình. Ảnh: Tiến Tuấn.


image011

14h, cửa nhà văn hóa được mở trở lại chuẩn bị công tác bàn giao. Quá căng thẳng, đại biểu Dương Trung Quốc và ông Đỗ Văn Đương ra khỏi lán hút thuốc. Trong lán ông Chung vẫn tiếp tục làm việc với đại diện của người dân. Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an, trao đổi với người dân. Ảnh: Tiến Tuấn


image012

Đã gần 2 giờ đồng hồ, hai bên vẫn chưa thống nhất phương án trao trả những người bị giữ tại Nhà văn hóa thôn Hoành. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng vẫn đang trao đổi với người dân bên ngoài lán. Ảnh: Bá Chiêm.


 image013

Bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm đọc bản cam kết ra loa phóng thanh cho người dân nghe trước khi tiến hành trao trả những người bị giữ. Ảnh: Tiến Tuấn.

(Chú thích của VH: Đứng  bên cạnh là "Sử gia" Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc với nụ cười và khuôn mặt "bí hiểm").


image014

Bản cam kết có chữ ký của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ĐBQH Đỗ Văn Đương, Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc.


image015

Sau khi tiến hành các thủ tục, các chiến sĩ bị giữ bắt đầu xuất hiện bên ngoài cửa trong không khí vui vẻ. Nhiều người dân tiến đến chúc mừng những người được thả. Ảnh: Tiến Tuấn


image016

Ông Chung khoác vai một phụ nữ trong thôn sau khi xong việc và quay ra ngoài. Ảnh: Công Khanh.


Bản cam kết 3 điều của Chủ tịch Chung với dân Đồng Tâm Lúc 14h30 ngày 22/4, bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư xã Đồng Tâm đọc bản cam kết có 3 điều của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với dân Đồng Tâm.


image017

Thượng tá Phạm Văn Trung, Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động vào đón cán bộ, chiến sĩ.


image018

19 chiến sĩ ra về trong sự bủa vây quan tâm của người dân hai bên đường làng. Ảnh: Tiến Tuấn


Khoảnh khắc 19 cán bộ, chiến sĩ được thả Sau khi bản cam kết 3 điều của ông Nguyễn Đức Chung được đọc trước toàn thể người dân Đồng Tâm, 19 người bị giữ suốt một tuần qua đã được thả./ (theo ZING VN 13:01 22/04/2017)


Nhóm phóng viên


Ông Chung hứa giải quyết công tâm vụ việc ở Đồng Tâm

08:38 22/04/2017

Ghi nhận bức xúc của người dân Đồng Tâm cũng như lý do dẫn đến việc bắt giữ người trong buổi đối thoại ngày 22/4, ông Nguyễn Đức Chung cam kết giải quyết vụ việc công tâm.


Ông Chung dẫn đầu đoàn công tác về đối thoại với người dân Đồng Tâm 10h sáng 22/4, Chủ tịch Hà Nội cùng đại diện các bộ, ngành và TP đã có mặt ở UBND xã Đồng Tâm để đối thoại với người dân.


Theo thông báo trên hệ thống phát thanh của huyên Mỹ Đức, cuộc đối thoại có mặt Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm diễn ra lúc 10h.


Ngoài Chủ tịch thành phố, đoàn công tác còn có đại diện Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương cùng đại diện các ban ngành TP và huyện Mỹ Đức.


image019

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác tới hội trường UBND xã Đồng Tâm lúc 10h20 ngày 22/4/17. Ảnh: Công Khanh.


Trong trang phục áo sơ mi trắng đơn giản, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác tới hội trường UBND xã Đồng Tâm lúc 10h20. Bắt tay và chào hỏi các đại diện người dân xong, ông Chung yên vị ở ghế chủ tọa. Khi cuộc đối thoại chưa thể bắt đầu do nhiều người dân ở phía ngoài vẫn mong được vào hội trường, ông Chung lập tức ra tận cửa để trấn an.


Mở đầu cuộc làm việc, Chủ tịch Hà Nội gửi lời xin lỗi bà con về việc đến muộn so với giấy mời do có va chạm giao thông trên đường.


Cùng lúc, ở bên ngoài người dân tập trung về đầu làng, theo dõi cuộc đối thoại qua loa phóng thanh.


Kiến nghị 8 điểm của người dân:


Bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan sau đó đọc bản đề nghị gồm 8 điểm, trong đó có việc không truy cứu người dân sau vụ việc bắt giữ người hôm 15/4. Hội trường chừng 160 người vỗ tay sau khi bà Lan kết thúc.


Dân Đồng Tâm xin lỗi và muốn làm rõ trắng đen mọi việc

Thay mặt bà con, cụ Trần Ngọc Lễ (78 tuổi) phát biểu khẳng định đất đồng Sênh là đất nông nghiệp được bà con sản xuất từ lâu đời nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo của huyện Mỹ Đức lại nói rằng đây là đất quốc phòng.


“Chúng tôi xin hỏi tại sao đất quốc phòng mà quốc phòng không về giữ? Cách đây gần 30 năm, chúng tôi đã giao cho trường bắn. Nhân dân Đồng Tâm chống tham nhũng, chống những kẻ cướp đất nhưng huyện lại đưa lực lượng về đàn áp. Các đồng chí có thấu hiểu được sự đau lòng của nhân dân Đồng Tâm không?", ông Lễ phát biểu.


Theo vị cao niên này, nguyện vọng của người dân Đồng Tâm yêu cầu Đảng và Nhà nước khi thu hồi phải có giấy trắng, mực đen, không thể nói là đất quốc phòng mà lại không có giấy tờ cụ thể. Bên cạnh đó, việc bắt giữ ông Lê Đình Kình, một lão thành cách mạng cũng khiến họ bức xúc.


"Khi tôi về đây mọi người không nên căng thẳng quá. Các ông, các bà cứ nói bình tĩnh để chúng tôi còn ghi chép", ông Chung nói. Ảnh: Tiến Tuấn.


"Các ông bà, các bác yên tâm, khi tôi về đây rồi mọi người không nên căng thẳng quá. Các ông bà cứ nói bình tĩnh để chúng tôi còn ghi chép. Các bác đã bức xúc bao nhiêu ngày rồi, có ngày hôm nay chúng ta cần chấp hành nội quy", ông Chung hạ nhiệt khi thấy vị cao niên bức xúc.


Tiếp lời, ông Bùi Viết Hiểu (74 tuổi) cho biết hiện chưa có lý do gì cụ thể khi đất 59 ha để cho Viettel sử dụng nhưng huyện Mỹ Đức đã thông báo giao cho tập đoàn này. Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân nói rằng vẫn quản lý đầy đủ diện tích đất quốc phòng nên dân không thể xâm chiếm đất quốc phòng.


"Khi chúng tôi gửi đơn lên Bộ Quốc phòng thì Bộ nói rằng khu vực tranh chấp là đất thuộc UBND TP quản lý và đã chuyển đơn về UBND TP thụ lý. Vụ việc sau đó được giao cho Thanh tra Thành phố về xác minh. Tuy nhiên người dân thấy rằng Thanh tra TP làm việc không công tâm", ông nói.


image020

Bàn chủ tọa ngoài ông Nguyễn Đức Chung có Phó bí thư thành ủy Đào Đức Toàn (phải), đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương và Bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan. Ảnh: Công Khanh.
Bên cạnh đó, vị bô lão này đặt câu hỏi tại sao vụ việc 5-6 năm nay không xử lý rốt ráo, vì sao lại đưa các cơ quan chức năng về khởi tố người dân khi canh tác trên đồng ruộng của mình... "Giữ các cán bộ, chiến sĩ là bước đường cùng để có thể kêu lên với lãnh đạo cấp cao về giải quyết vụ việc chứ chúng tôi không muốn. Trong quá trình giữ cán bộ chúng tôi đối đãi rất tử tế", ông Hiểu cho hay.


Nhắc lại lời xin lỗi, anh Bùi Văn Kỷ bày tỏ mong muốn làm rõ trắng đen. "Không ai có tội cả nếu chưa có bản án có hiệu lực của tòa án kết tội. Chúng tôi bầu lên lãnh đạo các cấp. Nếu chúng tôi sai, những người đại biểu nhân dân phải về thuyết phục, giải thích cho người dân để người dân rõ. Quê hương Đồng Tâm là xã anh hùng trong kháng chiến, chúng tôi thấy rất đau lòng", anh nói.


image021

Không vào được bên trong, nhiều người cố gắng ghi hình cuộc đối thoại qua khe cửa. Ảnh: Bá Chiêm


Theo ông Lê Đình Thành (xóm 1) nếu không có sự việc ngày 15/4 khi có người về bắt cóc người dân thì nhân dân cũng sẽ không bắt lại những người không danh tính đến làng. "Đó cũng là lẽ bình thường. Còn nếu muốn về bắt tội phạm thì phải mặc cảnh phục đàng hoàng, nhân dân chúng tôi sẽ không bao giờ phản kháng", ông nói


"Qua đơn kiến nghị, chúng tôi cho rằng Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trong trường hợp này dân phải tự vệ. Chúng tôi ngày một, ngày hai mong muốn lãnh đạo TP có tiếng nói chung với người dân, mong lãnh đạo lắng nghe cho thấu tình đạt lý. Chúng tôi mong rằng khi tiến thành thanh tra không được uy hiếp dân để lực lượng thanh tra có thể làm việc công tâm", ông Thành mong mỏi.


Về cụ Lê Đình Kình, ông Thành chất vất việc ai là người ký sắc lệnh bắt, sức khỏe cụ như thế nào. "Cuối cùng, việc chúng tôi rào làng lại là để bảo vệ những người bị bắt giữ không để thành phần xấu vào làng gây họa rồi vu cho dân làng", ông giải thích.

"Ghi nhận việc bà con đã làm"

Sau hơn một giờ lắng nghe, ghi chép, ông Nguyễn Đức Chung bày tỏ sự chia sẻ với những nỗi bức xúc, những băn khoăn của bà con đã trình bày trong hội nghị cũng như những ý kiến khác chưa có điều kiện nói ra.


Trả lời các câu hỏi liên quan tới cụ Kình, ông Chung cho hay sau khi bị cơ quan điều tra bắt giữ, ngay từ ngày 15/4, ông đã yêu cầu VKSND hủy các quyết định ngăn chặn với cơ quan điều tra. Ông cũng đã gặp lãnh đạo bệnh viện Việt Đức và bác sĩ đầu ngành của ngành xương, đề nghị họ khẩn trương chữa bệnh, chữa thương cho cụ Kình.


Về đề nghị Tập đoàn Viettel không xây dựng trên đồng Sênh, hiện TP đã có quyết định thanh tra toàn bộ khu đất. Ông Chung cam kết sẽ thanh tra đúng 45 ngày và ra kết luận.


"Trước khi kết luận, đoàn thanh tra và tôi sẽ về đây đọc dự thảo trước bà con", Chủ tịch Hà Nội khẳng định.


"Tôi khẳng định sức khỏe của cụ Kình hiện nay tốt và đang nằm trong phòng hậu phẫu. Chiều nay khi cụ Kình ra khỏi phòng, người thân sẽ tới thăm", ông Chung thông tin.


"Trong tấm lòng tôi tôi mong cụ phục hồi nhanh nhất để về với bà con, vì cụ là người có uy tín. Còn câu chuyện đúng hay sai, lãnh đạo TP đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Công an, đơn vị này sẽ cử đoàn thanh tra về thanh tra quá trình thực thi luật pháp và ai đúng sai như thế nào sẽ làm rõ. Trong Luật Hình sự nêu rõ, phải thượng tôn pháp luật, ai trong quá trình thực thi công vụ mà sai phạm cũng phải xử lý", ông nói tiếp.


image022

Chủ tịch nguyễn Đức Chung phát biểu. Ảnh: Tiến Tuấn


Về kiến nghị xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người dân do việc bắt giữ người, ông Chung nói "Tôi ghi nhận".

image023
"Với tư cách là Chủ tịch UBND TP, tôi ghi nhận từ những bức xúc từ việc đất đai, thứ hai bức xúc từ việc bắt giữ và có việc làm như các cụ đã chứng kiến: khi bắt người không mặc sắc phục, không công bố lệnh... Bà con đã nói rõ từ 2 bức xúc đó nên mới dẫn tới việc bắt người. Đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Pháp luật cũng ghi nhận những việc bà con đã làm tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ", Chủ tịch Hà Nội nói.

Theo người đứng đầu thành phố, lãnh đạo Trung ương và Thành ủy đã giao nhiệm vụ cho ông tiếp xúc với bà con. "Tôi đã trực tiếp và cả qua điện thoại với bà con, tôi ghi nhận bà con đã hợp tác. Trong quá trình đó có những cuộc nói chuyện kéo dài tới 5h sáng. Tới nay, bà con đã nhận thức rõ nguyên nhân, nhận thức rõ cái sai và khắc phục. Tôi tin sau cuộc làm việc hôm nay bà con sẽ thả nốt số người", ông nói.


Dân ngồi nghe ông Chung phát biểu. Ảnh: Tiến Tuấn


Ông cũng ghi nhận việc bà con cho anh em ăn uống đầy đủ, không đánh đập. Những đồng chí được thả về cũng không có thương tích. "Thậm chí tôi hiểu bà con còn cho các đồng chí ăn ngon hơn cả ở nhà mình, tôi xin chia sẻ và ghi nhận. Với trách nhiệm của tôi, tôi sẽ báo cáo lại đầy đủ với lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo TP để xem xét tất cả tình tiết này trên tinh thần bà con sẽ được hưởng tất cả những gì đã làm", ông Nguyễn Đức Chung chia sẻ.


"Về các kiến nghị của bà con về việc xã Đồng Tâm còn những khó khăn. Hôm nay tôi sẽ công bố và trao quyết định cho đồng chí Bí thư xã về việc thành phố sẽ trích nguồn ngân sách 1 tỷ đồng giao cho huyện và xã thi công làm con đường từ đồng Mít sang thôn Hoành, con đường 800 m", ông Chung nói trong tiếng vỗ tay ở hội trường.


Bày tỏ sự tin tưởng mọi bức xúc sẽ được giải tỏa sau cuộc đối thoại, ông Chung hứa sẽ là người chỉ đạo và thực hiện kết quả thanh tra, phối hợp với lãnh đạo Bộ Công an


"Tôi sẽ thường xuyên tiếp xúc với các cụ để giải quyết thật công tâm. Ngay từ đầu lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo TP đều thống nhất với nhau quan điểm là Đồng Tâm là xã truyền thống, xã anh hùng", ông Chung khẳng định.


image024

Người dân ngồi bên ngoài hội trường UBND xã Đồng Tâm nghe cuộc đối thoại qua loa phóng thanh.


Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết sau khi về đoàn công tác sẽ trao đổi và nêu rõ ràng các nội dung. Ông mong muốn còn điều gì bà con cứ trao đổi tiếp và sau này có bất cứ điều gì bà con có thể liên lạc.


"Tôi sẽ trực tiếp xử lý các bức xúc của bà con. Và sau đây, tôi sẽ cùng Bí thư xã tới gặp các anh em còn bị lưu giữ để tiếp nhận bàn giao từ bà con", ông nói.


Ngay sau đó, ông Chung cùng đoàn công tác đi bộ tới nhà văn hóa thôn Hoành, nơi giữ 19 cán bộ, chiến sĩ từ ngày 15/4.


Sự việc tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) bùng phát vào ngày 15/4 khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất đai ở đồng Sênh. Nhiều người dân đã phản ứng lực lượng thi hành công vụ và bắt giữ 38 cán bộ, công an.


Ngày 17/4, người dân đã thả 15 cảnh sát cơ động, 3 người khác tự giải thoát. Ngày 21/4, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được thả về. Cùng ngày, người dân ký "tâm thư" gửi lãnh đạo thành phố. Người dân Đồng Tâm cho rằng họ có nhiều sai sót, không hiểu biết nên vi phạm pháp luật trong quá trình chống tham nhũng, tiêu cực. Họ mong được Chủ tịch Hà Nội "dang tay cứu vớt, tha thứ".


Người dân thôn Hoành trước buổi đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung Trước cuộc gặp với Chủ tịch UBND Hà Nội, hàng chục người dân Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã ký vào bức tâm thư, nêu những mong muốn nguyện vọng của mình.


Vì sao Đồng Tâm trở thành điểm nóng? Vụ việc giữ hàng chục người ở xã Đồng Tâm bắt nguồn từ khiếu kiện liên quan khu đất giao cho Bộ Quốc phòng từ năm 1980. Người dân mong sớm được đối thoại với lãnh đạo Hà Nội.


Nhóm phóng viên


++++++++++++++++++++++++++++


Chủ đề Văn Hóa: "Tiếng vọng từ đất"


Ls Lê Công Định: "Những nơi khác chờ dịp bùng nổ một khi sở hữu toàn dân về đất đai chưa bị bãi bỏ..."


Đồng Tâm 'cần trung gian của xã hội dân sự'


image025Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption LS Lê Công Định nói rằng cần để các nhóm xã hội dân sự vào làm trung gian cho vụ Đồng Xuân


Trả lời BBC về vụ việc ở Đồng Tâm đang thu hút sự chú ý của dư luận, Luật sư Lê Công Định từ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cần tìm cách giải quyết tận gốc rễ và mời đại diện xã hội dân sự vào cuộc.


Trước câu hỏi đâu là vấn đề gốc rễ của xung đột Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội và mức độ nghiêm trọng của nó thế nào, ông Lê Công Định cho biết:


LS Lê Công Định: Vấn đề gốc rễ của vụ xung đột Đồng Tâm nằm ở quy định về quyền sở hữu đất đai trong Hiến pháp hiện hành, theo đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất nói chung và đất đai nói riêng là một quan niệm do Karl Marx đề xướng trong cách nhìn của ông về viễn cảnh một xã hội mới được xây dựng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.


Các đảng cộng sản cầm quyền tại những nước chư hầu của Liên Xô trước đây đều du nhập quan niệm kính tế-chính trị này vào hệ thống pháp lý của mình. Một quan niệm thuần túy chính trị về kinh tế được lồng ghép một cách cưỡng bức vào khung pháp lý về quyền sở hữu tài sản khiến tạo ra hệ lụy mà ngày nay chúng ta đều thấy, đó là sự tước đoạt quyền tư hữu đất của nông dân dưới danh nghĩa lợi ích công cộng nhưng nhằm mục đích tư lợi.


Khi bản dự thảo Hiến pháp 2013 được mang ra góp ý trong xã hội, nhiều ý kiến đề nghị phải loại bỏ hẳn quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai để quay về bản chất pháp lý tự nhiên của quyền tư hữu tài sản, nhằm giúp tạo đà phát triển kinh tế, nhưng tiếc thay đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng thừng bác bỏ. Khi ấy tôi và nhiều người đã nhìn thấy hậu quả của sự cố chấp đó.


Sở hữu toàn dân được lồng ghép một cách cưỡng bức vào khung pháp lý về quyền sở hữu tài sảnLS Lê Công Định


Phong trào dân oan là một cảnh báo về bất ổn xã hội ngày càng lớn, và bây giờ phát triển thành một cuộc xung đột hẳn hoi giữa nông dân và nhà cầm quyền.


BBC:Giải quyết vấn đề xung đột Đồng Tâm có dễ không? Ở góc độ pháp lý, bài toán cần giải là gì, cách giải tốt nhất theo ông là thế nào?


LS Lê Công Định: Giải quyết xung đột ở Đồng Tâm không hề đơn giản, bởi nếu chỉ nhắm đến phần ngọn thì trước sau nhà cầm quyền cũng đạt được mục đích. Có hai phương thức để lựa chọn: một là dùng bạo lực trấn áp, hai là thuyết phục bằng đối thoại. Tất nhiên, ai cũng muốn một kết cuộc tốt đẹp nên phương thức đối thoại là giải pháp ổng thỏa trước mắt. Tuy nhiên về lâu dài, vấn đề gốc rễ vẫn chưa được giải quyết.


Có thể tháo dỡ ngòi nổ tại Đồng Tâm không sớm thì muộn, nhưng ngòi nổ ở những nơi khác vẫn còn nguyên vẹn, chờ đến dịp lại bùng nổ một khi sở hữu toàn dân về đất đai chưa bị bãi bỏ...


Giải pháp pháp lý mà tôi đề nghị đó là chấp nhận quyền tư hữu đất đai một cách rộng rãi. Chỉ giữ lại quyền công hữu trong một số trường hợp như tập trung đất cho mục đích công cộng phục vụ lợi ích chung của mọi người, mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia, và mục tiêu kinh tế có tính chất chiến lược.


image026

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người nông dân Việt Nam không có quyền tư hữu ruộng đất


BBC:Bài toán pháp lý, xã hội mà luật sư vừa đề cập, nếu giải rốt ráo, thì có vướng gì không khi mở rộng ra toàn xã hội, cộng đồng, và đặc biệt là đi ngược lại quá khứ để lần ra gốc tích, nguyên do và tìm đòi thực thi trách nhiệm?


LS Lê Công Định: Để thực hiện giải pháp pháp lý mà tôi đề nghị cần phải sửa đổi hiến pháp liên quan đến quyền sở hữu đất đai. Sau đó tiến hành tư nhân hóa tài sản này. Tất cả cần có một lộ trình rõ ràng, chứ không chỉ thảo luận suông.


Cần lưu ý, cho đến năm 1954 đất đai tại Việt Nam vừa thuộc tư hữu, vừa thuộc công hữu. Sở hữu tư nhân đất đai là điều bình thường trong hệ thống pháp lý của mọi quốc gia từ xưa đến nay, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chỉ đầu óc lệch lạc hoặc kém hiểu biết mới nghĩ ra hoặc suy diễn rằng tư nhân hóa đất đai sẽ khiến tạo nên những vùng tự trị nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.


BBC: Đảng cộng sản và chính quyền tự chống tham nhũng, tiêu cực và lũng đoạn liệu có khả thi không? Lấy vụ Đồng Tâm và nhiều vụ việc khác trong vài năm gần đây để xem xét, Luật sư có bình luận gì?


Lợi dụng quyền hạn cấp đất cho dự án kinh doanh để tham nhũng là nguyên nhân gây nên sự phẫn uất âm ỉ lâu năm trong dân chúng. Nhưng một chính thể độc tài thì không thể nào chống tham nhũng được...Do đó, tự họ đã tạo nên mầm mống chống đối chính mình từ trong dân chúng.


Có thể tháo dỡ ngòi nổ tại Đồng Tâm không sớm thì muộn, nhưng ngòi nổ ở những nơi khác vẫn còn nguyên vẹn, LS Lê Công Định


Tất nhiên, cách dễ dàng nhất là họ gán cho cái gọi là "các thế lực thù địch" kích động. Chẳng ai có thể kích động nếu người dân không oán giận nhà cầm quyền và nhà cầm quyền thực thi nhiệm vụ đúng luật.


BBC:Trở lại vụ Đồng Tâm, nếu có lời tư vấn cho tất cả các bên, cả dân lẫn chính quyền, những bên có quyền lợi, lợi ích liên quan, luật sư sẽ tư vấn thế nào và vì sao?


LS Lê Công Định: Riêng vụ Đồng Tâm, trước mắt hai bên cần đối thoại với sự trung gian của các tổ chức xã hội dân sự và các luật sư, vì quyền lợi đôi bên phải được tôn trọng và đáp ứng trên căn bản luật pháp. Trấn áp bằng bạo lực chỉ giúp chôn vùi uy tín chính trị của đảng cầm quyền nhanh chóng hơn mà thôi./ (theo BBC 21/4/17)


+++++++++++++++++++++++++++++


Chủ đề Văn Hóa: "Tiếng vọng từ đất"


Ts Hoàng Ngọc Giao: 'Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân'


image027Bản quyền hình ảnh Hoàng Ngọc Giao Image caption PGS Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao


"Rất nhiều tiếng nói mong muốn rằng chính quyền cần tiến hành đối thoại với người dân," Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển phát biểu trong chương trình Bàn tròn Thứ năm hôm 20/4 của BBC Tiếng Việt về chủ đề mâu thuẫn đất đai ở Đồng Tâm.


"Khái quát lên, tôi thấy xã hội đang rất lo lắng. Lo lắng cho bà con rất nhiều, lo lắng về sự quá khích, lo lắng về cách giải quyết vấn đề của chính quyền - liệu có thấu tình đạt lý, có thể giải quyết mâu thuẫn hiện đang căng thẳng như thế này không."


Việc ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức cho thấy "dường như chính quyền cũng đang mong muốn giải quyết cái câu chuyện này", ông Hoàng Ngọc Giao nói, tuy nhiên nếu chính quyền thực sự muốn giải quyết vấn đề và đối thoại thực sự với dân, họ phải "xuống tận nơi gặp gỡ người dân ngay tại thôn, tại xã".


Lập luận 'đất đai là sở hữu toàn dân' là 'nguy hiểm'


PGS Hoàng Ngọc Giao cho rằng vấn đề đất đai ở Việt Nam không phải chỉ một sự việc ở Đồng Tâm, mà là "vấn đề mang tính chất về thể chế, rộng lớn hơn nhiều."


Theo đánh giá cá nhân của ông, "đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn vong", khi mà nguồn gốc tham nhũng "đã từng được nhận diện,... được xác định là vấn đề đất đai".


Với việc để tình trạng tranh chấp đất đai như đang xảy ra tại Đồng Tâm, theo ông Hoàng Ngọc Giao, chính là tạo cơ sở để tham nhũng phá hoại mạnh hơn.


"Thứ nhất là tham nhũng phá hoại nhà nước, thứ hai nó phá hoại niềm tin của người dân với chính quyền, và thứ ba là tham nhũng làm đói nghèo hóa người dân."


Với người dân, đất đai họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó.PGS TS Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển


Đề cập đến các vụ việc tranh chấp đất đai khác, như câu chuyện ở Tiên Lãng, Nam Vụ Bản v.v..., ông nói: "Bây giờ điểm nóng [Đồng Tâm] đã lên tới đỉnh điểm. Người dân biết là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn sống chết vì đất đai.


"Có một ý kiến trên mạng xã hội tôi xin chia sẻ: Quốc gia thì có đất đai, quốc gia có lãnh thổ, và lãnh thổ là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm thì đối với người dân, đất đai với họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó.


"Điều này chính quyền nên lưu ý để nhận diện vấn đề một cách rộng hơn, sâu sắc hơn để thấy những nguy cơ về đất đai mà căn nguyên của nó là do chính quyền đưa ra lập luận cho rằng đất đai là sở hữu toàn dân. Mà đã là sở hữu toàn dân thì không phải là của ai cả, mà chỉ thuộc về những người có quyền, cái điều đó là rất nguy hiểm. Những người có quyền có thể ra văn bản ABCD để có lợi cho mình ở tất cả các cấp."


Ông cũng nhắc đến vụ tranh chấp đất đai ở Tiên Lãng, nơi chính quyền huyện đã ban hành những văn bản về đất đai sai với luật. Ông cho rằng điều đó xảy ra "nếu chúng ta còn để lại cái luận điểm này - đất đai là sở hữu của toàn dân."


image028

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption 'Người dân theo cách mạng với khẩu hiệu "người cày có ruộng"' (Hình minh họa)


'Đừng lạm dụng khái niệm đất quốc phòng'


PSG Hoàng Ngọc Giao cho rằng việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục để quy định rằng đất đai do nhà nước quản lý và có thể thu hồi vì mục đích an ninh quốc phòng hay mục đích phát triển kinh tế là điều "rất nguy hiểm".


"Đất đai của bà con thì bị thu hồi với giá rẻ mạt. Sau khi giao cho doanh nghiệp, đất đai đó giá trị có thể tăng lên hàng ngàn lần. Điều đó là hoàn toàn bất công, không chỉ riêng câu chuyện về Đồng Tâm."


"Quay lại chuyện Đồng Tâm, tôi thấy một vấn đề thế này: chúng ta đừng nên lạm dụng khái niệm đất quốc phòng. Sân bay Tân Sơn Nhất - mới có vụ Bộ Quốc Phòng trao trả 27 ha trong đó có cả diện tích ở sân bay Tân Sơn Nhất, trao trả để quy hoạch lại sân bay. Đấy được gọi là đất quốc phòng nhưng lại được dùng làm sân golf.


"Chúng ta nên đặt câu chuyện là đất quốc phòng làm sân golf ở Mỹ Đức, trước đây không làm sân bay nữa mà lại giao lại cho Viettel. Viettel thực ra là doanh nghiệp thôi. Đất đó có được dùng để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng, sản xuất vũ khí hay là dùng vào mục đích kinh doanh của Viettel hay không? Không thể lạm dụng khái niệm đất quốc phòng để tùy tiện làm ảnh hưởng đến quyền đất đai của người nông dân được.


"Người nông dân đi theo cách mạng với khẩu hiệu 'người cày có ruộng'. Tôi mong muốn chính quyền nhớ lại khẩu hiệu này khi kêu gọi người nông dân theo cách mạng. Còn nếu không, rõ ràng là càng ngày càng nóng, càng ảnh hưởng đến vị trí này," ông Hoàng Ngọc Giao nói./(theo BBC 21/4/17)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh


VOA 20/04/2017


image029

Cuộc đụng độ giữa dân và nhà chức trách tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017. (Facebook)


Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.


Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.


...nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất...


Nhà hoạt động Đường Văn Thái


Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.


Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.


Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản “biến” khu đất đó thành ruộng công ích.


Việc làm này không thông qua một cuộc họp với dân, không có sự đồng ý và chữ ký của dân. Họ khẳng định sự thay đổi này là sai Luật đất đai 2013. Điều này dẫn đến hậu quả là khi chính quyền dự định lấy khu đất hơn 50,000m2 của Vọng Đông để làm một khu công nghiệp, người dân có thể bị thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).


Thời gian gần đây, người dân đã gửi đơn khiếu kiện. Chính quyền đã tìm cách đối thoại. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do người dân không chấp nhận mức giá đền bù mới đề xuất là 21.000 đồng/m2.


Ngày 20/4, hàng trăm cảnh sát cơ động đã “cưỡng chế” khu đất. Xô xát đã xảy ra nhưng đến cuối ngày, chính quyền chưa lấy được đất.


Nhà hoạt động Đường Văn Thái, người sống ở Hà Nội cách Vọng Đông 5 km và có bạn bè là người địa phương gửi nhờ đăng thông tin lên Facebook, cho VOA biết thêm:


“Hiện nay là bà con đã ra về và nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất. Thậm chí họ đã mua những quan tài, họ đang đốt hương ở sẵn ngoài đó. Họ dựng lều, dựng trại ở khu đất đó để giữ đất”.


VOA đã cố liên lạc với các quan chức địa phương để kiểm chứng thông tin vào chiều muộn cùng ngày, song không có kết quả.


Hầu như mọi người không biết ... họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế


Nhà hoạt động Đường Văn Thái


Vụ việc mới nhất này xảy ra vào lúc đối đầu cũng liên quan đến tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, vẫn bế tắc trong 6 ngày qua. Người dân ở Đồng Tâm đã chống trả một nỗ lực cưỡng chế đất từ ngày 15/4. Hiện giờ, họ cố thủ trong thôn Hoành, cầm giữ 20 người gồm nhiều cảnh sát cơ động và một số cán bộ địa phương.


Nhà chức trách trong những ngày qua đã không cho báo chí chính thống đăng các bài chi tiết về vụ Đồng Tâm, trong khi mạng xã hội có nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí trái ngược nhau, về những diễn biến ở đó.


Tuy nhiên, ông Đường Văn Thái cho hay người dân ở Vọng Đông, Bắc Ninh, không hề biết về vụ Đồng Tâm:


“Hầu như mọi người không biết. Hầu như là mọi người dân ở đây là họ rất là thuần túy bởi vì ở đây là cái vùng nông nghiệp thuần túy. Và họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế”.


Ông Thái từng làm việc cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, nhưng đã từ bỏ đảng và nghỉ việc nhà nước năm 2015 do thấy những bất công trong các hoạt động thu hồi và đền bù đất đai của nhà nước. Hiện nay ông tích cực hoạt động vì quyền đất đai của người dân.


Tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, thậm chí có vụ dẫn đến bạo lực chết người như ở Đắc Nông hồi tháng 10/2016. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã kêu gọi quốc hội sửa luật đất đai, công nhận quyền tư hữu, cũng như rà soát lại các quy định về thu hồi và bồi thường.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Chủ đề Văn Hóa: "Tiếng vọng từ đất"


Các “Biệt phủ” xây trái phép phải tháo dỡ


23/04/2017 17:44 GMT+7


TTO - Đông đảo bạn đọc bức xúc vì cán bộ xây “biệt phủ” trên hàng ngàn m2 đất nông nghiệp gần xong mới bị phát hiện xây trái phép.


image031

Căn biệt thự kín cổng cao trường trong khuôn viên 6.500m2 của Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng - Ảnh: Khắc Tâm


Như TTO đã thông tin, chỉ trong chưa đầy một tháng, nhiều trường hợp cán bộ xây biệt thự trái phép bị phát hiện. Điều đáng nói là diện tích xây dựng các “biệt phủ” này lên đến hàng ngàn m2 và thời điểm phát hiện cũng là lúc công trình… gần xây xong.


Xây xong mới phát hiện là xây trái phép?


Đầu tháng 4-2017, tính đến thời điểm được xác định là công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp thì căn biệt thự của ông Nguyễn Sỹ Kỷ  - phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xây xong. Căn nhà kiểu biệt thự diện tích khoảng 200m2, khu nhà bếp và nhà ăn 91m2, nhà chòi xây trên hồ nước tổng diện tích 19m2, một hồ bơi rộng 152m2.


Theo quy hoạch sử dụng đất tính đến năm 2020, khu đất nói trên không được chuyển đổi sang mục đích đất thổ cư.


Cùng thời điểm này, tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), người dân tổ 13, ấp Trần Hưng Đạo, xã Xuân Thạnh phản ánh có một công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp được cho là của ông Nguyễn Văn Đấu - phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai.


Công trình xây dựng không phép nằm trên khu đất có diện tích gần 2.000m2 được ông Đấu mua trước đó. Năm 2015, ông Đấu có đơn xin thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng không được chấp thuận do khu này là đất nông nghiệp quy hoạch trồng cây lâu năm.


Gần đây, khu biệt thự trong khuôn viên 6.500m2 của chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Đặng Văn Ngọ xây dựng hơn một năm, sắp hoàn thành mới bị phát hiện là chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa cấp giấy phép mà đã xây dựng và mới chỉ phạt hành chính trên 6,2 triệu đồng.


Mới nhất, lại một công trình lại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của ông Nguyễn Quang Trường - giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích lên đến 8.000m2.


Buộc phải tháo dỡ


image032Căn nhà được cho là "nhà cấp 4" của con rể phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai - Ảnh: A LỘC


Theo các luật sư, Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định công dân có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Về nguyên tắc, người dân không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố trên đất nông nghiệp. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, có thể bị yêu cầu phá bỏ công trình thậm chí là thu hồi đất.


Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng…


Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng nêu rõ hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5ha đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.


Theo luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP.HCM), cơ quan chức năng cần xem xét đến thời hiệu xử phạt vi phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định với các vi phạm về xây dựng thì thời hiệu xử phạt là 2 năm.


Nếu quá thời gian này, cơ quan chức năng vẫn có quyền ra quyết định buộc người vi phạm khắc phục hậu quả, trong đó có việc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm.


Không thể có "quyền ngoại lệ"


image033

Khu vườn và biệt thự của ông Nguyễn Sỹ Kỷ - phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk - xây trái phép trên đất nông nghiệp - Ảnh: T.B.D


Luật sư Phạm Công Út cho biết hành vi sai phạm của cán bộ phải được xử lý đúng theo quy định của pháp luật.


“Nếu địa phương có sự cả nể, e dè trong xử lý sẽ để lại tiền lệ xấu. Khi ấy, chính cơ quan chức năng đã tự thủ tiêu tinh thần “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”, tự thủ tiêu vai trò quản lý nhà nước của mình”, ông Út nhấn mạnh.


Chuyên gia xã hội học Lê Minh Tiến cho rằng hiện nay một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước vẫn còn quan niệm các quy định được đưa ra là để điều chỉnh hành vi của người dân mà “quên” đi trong đó cũng có chính họ.


Theo ông Tiến, cần xử lý nghiêm các trường hợp này để giữ thượng tôn pháp luật.


Tháo dỡ công trình và xử luôn nơi quản lý tắc trách


Hàng trăm bạn đọc bày tỏ bức xúc khi những công trình kiên cố, quy mô bị phát hiện khi sắp hoàn thành. Ông Trần Minh Luân (Q.8, TP.HCM) cho biết: “Tháo dỡ công trình quy mô như vậy thì đúng là lãng phí nhưng không tháo dỡ pháp luật sẽ bị xem thường. Vì kỷ cương, cần phải tháo dỡ công trình, xử luôn các cán bộ, cơ quan chức năng đã tắc trách khi “thờ ơ” để công trình được xây trong suốt thời gian dài. Bà Tuyết Nhung (Đồng Nai) nêu ý kiến: “Phải làm mạnh tay, không thể cứ đặt mọi chuyện vào thế đã rồi!”.


 'Biệt phủ' của 'quan tỉnh' Kon Tum cần phải tháo dỡ để làm gương


22.04.2017 | 19:26 PM


Có ít nhất 30 hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp yêu cầu phải tháo dỡ “biệt phủ”của ông Hà, họ mới tuân thủ pháp luật.


Vụ việc “biệt phủ” của ông Phạm Thanh Hà, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Kon Tum, xây trên đất nông nghiệp khiến dư luận xôn xao trong thời gian qua.


Trao đổi với PV về vụ việc này, bà Võ Thị Lý, Chủ tịch UBND xã Đắk Cấm, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cho biết: “Theo thống kê ban đầu, địa bàn xã có khoảng 30 hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp.


Tuy nhiên, chính quyền xã khó xử lý bởi hầu hết các hộ dân bị mời lên làm việc lại so sánh và yêu cầu phải tháo dỡ “biệt phủ” của ông Hà trước họ mới chấp hành. Điều này khiến cho việc quản lý xây dựng địa phương gặp nhiều khó khăn".


image034

"Biệt phủ" nhà ông Hà gây tranh cãi.


Ông Nguyễn Thành (ngụ xã Đắk Cấm) bức xúc: "Ông Hà xây nhiều ngôi nhà kiên cố trên khu đất nông nghiệp rộng hàng nghìn mét vuông, tồn tại nhiều năm qua không bị xử lý. Trong khi đó, gia đình tôi mới đào móng, chuẩn bị xây căn nhà cấp bốn, liền bị chính quyền xã đến lập biên bản, cấm không được phép xây dựng".


Theo ông Thành, người dân nhiều lần tìm đến UBND xã Đắk Cấm, UBND TP.Kon Tum xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thế nhưng, cơ quan chức năng trả lời khu vực này chưa được phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn nên chưa thể chuyển đổi được.


Trả lời về vấn đề này, bà Lý cho biết, nhiều khu vực đất ở địa phương đến nay vẫn chưa được quy hoạch, chuyển đổi sang đất ở nông thôn nên những năm trước người dân đã xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp rất nhiều. Trường hợp của ông Hà là “đặc biệt” trong khu vực được chuyển đổi mục đích sử dụng đất…


Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà phân trần: “Lúc đầu xây nhà, tôi không để ý chuyện xin phép. Đến tháng 8/2010, tôi mới làm đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.000m2 đất trên thửa đất số 71, thuộc bản đồ số 34, từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn. Đến tháng 5/2011, tôi gộp các thửa cạnh nhau thành một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung. Tổng cộng hơn 25ha đất, trong đó có 2.000m2 đất ở nông thôn, số còn lại là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm".


Điều đáng nói, thời điểm gia đình ông Hà làm đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.000m2 đất nông nghiệp trong khu "biệt phủ" sang đất ở nông thôn, ông đang giữ chức Chủ tịch UBND TP.Kon Tum.


Khi xét duyệt đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn, ông Phan Văn Thế, thời điểm này là Phó Chủ tịch UBND TP.Kon Tum, đã ký quyết định cho phép ông Hà chuyển đổi 1.000m2 sang đất ở đô thị.


Ông Tô Xuân Tụng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum cho hay ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nắm thông tin báo chí phản ánh về "biệt phủ" của ông Phạm Thanh Hà, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Kon Tum.


Tỉnh ủy Kon Tum đã gửi văn bản chỉ đạo UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng rà soát, xác minh vụ việc xây nhà của ông Hà ở xã Đắk Cấm (TP.Kon Tum) để làm rõ; nếu có sai phạm xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.


Hồ Nam


++++++++++++++++++++++++++++


Việt Nam: Sở hữu đất và nghề kinh doanh địa ốc


Khoản nợ 500 triệu USD của đại gia địa ốc TP.HCM có đáng lo?


  • 20:14 21/04/2017

Trong buổi công bố thông tin trước thềm ĐHCĐ của công ty địa ốc Novaland, lãnh đạo doanh nghiệp này đã lý giải về bản chất khoản nợ khoảng 500 triệu USD trong báo cáo tài chính.


Trong 13.500 tỷ đồng dư nợ của Novaland có 5.596 tỷ đồng tiền vay ngắn hạn. Khoản nợ vay này được cấu thành từ khoản vay ngắn hạn 3.093 tỷ đồng từ bên thứ ba, 1.197 tỷ đồng từ vay ngân hàng và 1.296 tỷ đồng từ nợ trái phiếu.


Một khoản mục trọng yếu cấu thành nên chỉ tiêu nợ ngắn hạn của đại gia địa ốc TP.HCM này là khoản tiền gần 6.000 tỷ đồng phải trả cho khách hàng.


image035

Cơ cấu nợ vay của Novaland trong báo cáo tài chính. Đồ họa: Quang Thắng


Ông Phan Lê Hoà, Giám đốc Thị trường vốn và Đầu tư của Novaland lý giải tổng nợ của doanh nghiệp gồm 2 phần, trong đó phần lớn là khoản phải trả cho khách hàng. Tiền này bản chất là doanh thu (tiền thu của khách hàng trả trước mua dự án) được ghi trên khoản nợ của doanh nghiệp. Khi nào dự án được bàn giao thì toàn bộ phần phải trả khách hàng đó sẽ được chuyển qua thành doanh thu. Đây chỉ là khoản doanh thu chưa được ghi nhận.


“Khi nhìn vào tổng nợ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần nhìn vào các khoản nợ phát sinh lãi kể cả ngắn hạn và dài hạn đối với các ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Còn lại khoản phải trả cho khoách hàng thì không phải là nợ. Vì thế, khi tính, cần tách bạch các khoản này ra”, ông Hòa nói.


Vị này đoan chắc với khả năng đảm bảo cam kết tiến độ và chất lượng bàn giao của công ty, khoản vay từ người mua này hoàn toàn không góp phần gia tăng gánh nặng tài chính cho Novaland.


Các khoản vay của doanh nghiệp này được phát hành để tài trợ cho các dự án đang bán hàng.


Cụ thể, khoản vay 500 tỷ đồng của Sacombank là để hợp tác đầu tư dự án Botanica Premier. Dự án này đang có tỷ lệ bán hàng trên 70% tổng số sản phẩm. Còn khoản vay 400 tỷ đồng với Ngân hàng Tiên Phong là để hợp tác đầu tư vào dự án Orchard Parkview. Khoản vay của Vietinbank với hạn mức tín dụng lên tới 3.400 tỷ đồng và dư nợ hiện tại 1.206 tỷ đồng nhằm tài trợ cho một dự án tại quận 2, TP.HCM sẽ được triển khai trong thời gian tới.


Tương tự như các khoản vay, nguồn tiền dài hạn huy động từ việc phát hành trái phiếu cũng được Novaland sử dụng để tăng quy mô hoạt động hoặc góp vốn đầu tư vào các dự án khác.


Hồi tháng 1, Novaland đã trả nợ trước hạn cho gói trái phiếu này bằng chính nguồn tiền bán hàng từ dự án. Gói trái phiếu 300 tỷ đồng phát hành cho Ngân hàng Bảo Việt với mục đích đầu tư vào một loạt các dự án ở khu vực phía tây TP.HCM


Ngoài ra, doanh nghiệp địa ốc này cũng đang có hai khoản vay với dư nợ 110 triệu USD với các tổ chức tín dụng nước ngoài là Credit Suisse AG chi nhánh Singapore và GW Supernova PTE Ltd. Đây đều là các khoản vay có quyền chuyển đổi toàn phần hoặc một phần.


Tại thời điểm cuối năm tài chính 2016, doanh nghiệp này đã thực hiện các thủ tục chuyển đổi toàn bộ khoản vay của Credit Suisse thành hơn 33 triệu cổ phần. Việc chuyển đổi này sẽ góp phần giúp công ty giảm dư nợ và tăng quy mô vốn chủ sở hữu.


Năm 2016, đại gia địa ốc phía Nam đạt doanh thu thuần 7.359 tỷ đồng, tăng 10,3% so với 2015. Tổng tài sản đạt mức kỷ lục 36.527 tỷ đồng, tăng 37,5%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.659 tỷ, tăng 276,1% với năm trước.


Doanh nghiệp này cũng đã niêm yết vào cuối tháng 12/2016 và được định giá khoảng 1,5 tỷ USD vốn hóa cổ phiếu. Đến nay, sau một quý giao dịch cổ phiếu NVL đang có quy mô vốn hoá gần 2 tỷ USD.


Lãnh đạo Novaland cho biết năm 2017 tập đoàn định hướng tiếp tục tăng thêm quỹ đất thông qua hoạt động M&A một số dự án trọng điểm, chiến lược tại TP.HCM và một số tỉnh thành như Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Tập đoàn đã có quỹ đất dự trữ hơn 10 triệu m2 sàn xây dựng, đủ để phát triển trong 5 năm tới.


Từ nay đến năm 2020, hoạt động kinh doanh của tập đoàn sẽ rất ổn định và sẽ đạt kế hoạch đề ra nhờ dựa vào những dự án đã bán trong năm 2014 đến 2016.


Về hoạt động kinh doanh quý I/2017, dự kiến đạt mức 1.909 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 408 tỷ đồng, tăng 164% so với cùng năm ngoái, tổng tài sản dự kiến đạt 37.662 tỷ đồng.


Dự kiến năm 2017, ghi nhận doanh thu đạt 17.528 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 3.144 tỷ đồng. Tăng vốn chủ sở hữu lên 14.000 tỷ đồng./


Ai đang là 'chủ nợ' của đại gia bất động sản TP.HCM?


  • 17:01 19/03/2017

Trong năm 2017, Novaland phải đối mặt với gần 6.000 tỷ đồng nợ đến hạn và gần 8.000 tỷ nợ vay tài chính dài hạn. Vậy ai đang là chủ nợ của ‘đại gia’ địa ốc này?


Ra đời năm 2007 trên cơ sở tái cấu trúc và hợp nhất các công ty con thành 2 tập đoàn Anova Corp và Novaland Group, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) hiện nay là một trong số những đại gia trong lĩnh vực bất động sản ở TP.HCM.


Vốn tăng gấp 63 lần


Theo bản cáo bạch niêm yết của Novaland công bố cuối năm 2016, kể từ khi thành lập, Novaland đã tiến hành 12 lần tăng vốn, từ mức vốn thành lập ban đầu 95 tỷ đồng lên 5.962 tỷ đồng như hiện nay. Tương đương tăng tới 63 lần trong 9 năm hoạt động kinh doanh.


Năm 2014, vốn điều lệ Novaland mới chỉ đạt 2.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2016, doanh nghiệp này đã tăng vốn tới 8 lần, với giá trị tăng thêm 3.662 tỷ đồng.


Hai lần tăng vốn gần nhất của doanh nghiệp đều diễn ra trong tháng 11/2016. Một lần phát hành 522 tỷ đồng cổ phần riêng lẻ và chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông trị giá 220 tỷ đồng.


Có thể thấy, các cổ đông của Novaland rất mạnh tay trong việc rót vốn. Nhưng trên thực tế, cơ cấu cổ đông phần lớn đều thuộc sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị.


image036

Tổng cộng ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland có liên quan tới 66,12% cổ phần tại doanh nghiệp này. Đồ họa: Quang Thắng.


Cụ thể, cơ cấu cổ đông hiện nay của Novaland gồm NovaGroup sở hữu 151,28 triệu cổ phiếu (25,67%). Ông Bùi Thành Nhơn nắm giữ 126,19 triệu cổ phiếu (21,41%). Diamond Properties nắm giữ 80,87 triệu cổ phiếu (13,72%). Con trai ông Nhơn là Bùi Cao Nhật Quân sở hữu 31,33 triệu cổ phiếu (5,32%).


Cả 2 công ty NovaGroup và Diamond Properties đều thuộc sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn. Tổng cộng ông Nhơn và các cá nhân, công ty có liên quan sở hữu tới 66,12% cổ phần tại doanh nghiệp địa ốc này.


Ai đang là chủ nợ của Novaland?


Năm 2016 là năm thành công với Novaland. Từ kết quả kinh doanh đến thị trường chứng khoán, doanh nghiệp này đều để lại dấu ấn.


Về kết quả kinh doanh, năm 2016, Novaland đạt tới 7.369 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với năm trước. Ghi nhận khoản lãi trước thuế kỷ lục lên tới 2.190 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm 2015, đây chính là doanh nghiệp bất động sản niêm yết có mức lợi nhuận cao thứ 2, sau Vingroup.


image037

Kết quả kinh doanh của Novaland từ năm 2013 đến nay: Đồ họa: Quang Thắng.


Trên thị trường, thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập, đại gia địa ốc này đã nâng số dự án triển khai của mình từ 4 dự án năm 2013 lên hơn 40 dự án năm 2016, ở phân khúc trung và cao cấp.


Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu Novaland (NVL) hiện được giao dịch quanh mức 70.000 đồng/cổ phiếu. Tổng vốn hóa doanh nghiệp địa ốc này lên tới 40.000 tỷ đồng, và là doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường.


Nhưng sang năm 2017, Novaland sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, trước hết tới từ khoản nợ vay khổng lồ lên tới 13.500 tỷ đồng.


Hiện tại, đại gia địa ốc này đang có khoản nợ vay tài chính ngắn hạn lên tới 5.596 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2015.


Điều này đồng nghĩa với việc, ngay trong năm nay, Novaland sẽ phải đối mặt với hàng nghìn tỷ đồng nợ vay đến hạn trả. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có khoản nợ vay dài hạn 7.907 tỷ đồng, tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với năm 2015.


Trước đó, năm 2016, Novaland đã phải chi tới 1.115 tỷ đồng chi phí tài chính, trong đó riêng tiền trả lãi vay đã là 863 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2015. Với khoản nợ vay tăng mạnh trong năm qua, chưa tính tới áp lực trả nợ, chỉ riêng chi phí lãi vay năm 2017, Novaland chắc chắn sẽ phải chi trả rất nhiều.


image038Cơ cấu nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của Novaland hiện nay. Đồ họa: Quang Thắng.

Năm vừa qua, doanh nghiệp cũng phát sinh mới nhiều khoản vay ngân hàng, như vay Sacombank 410 tỷ đồng thông qua 2 hợp đồng tín dụng. Cùng với đó là các khoản vay phát sinh mới và sẵn có tại TPBank, SeaBank, VietCapital Bank, NCB, NamABank…


Đặc biệt là khoản vay dài hạn tại Vietinbank - Chi nhánh TP.HCM với giá trị 1.206 tỷ đồng, nằm trong hợp đồng tín dụng có giá trị 3.400 tỷ với thời hạn 2 năm kể từ ngày 3/8/2016. Các khoản vay dài hạn trị giá 250 tỷ đồng tại Sacombank - Sở giao dịch; 250 tỷ đồng tại TPBank - Chi nhánh Sài Gòn; 200 tỷ đồng của VPBank - Chi nhánh TP.HCM…


Đáng chú ý, Novaland hiện có khoản nợ bên thứ 3 trị giá 3.094 tỷ đồng sẽ hết hạn trong năm 2017, và chủ nợ chính là Công ty CP Kinh doanh Nhà Nova của chính Chủ tịch HĐQT công ty, ông Bùi Thành Nhơn, .


Ngoài ra, đại gia địa ốc này cũng đang vay 1.367 tỷ đồng của Ngân hàng Credit Suisse AG - Chi nhánh Singapore, nằm trong hợp đồng tín dụng 100 triệu USD. Cùng với khoản vay 1.140 tỷ đồng tại Gw Supernova Pte.Ltd, trong hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD có thời hạn 3 năm kể từ tháng 12/2016.

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1265)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông