Hào quang một thời Con đường Tơ lụa

14 Tháng Năm 20176:22 CH(Xem: 13314)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG THỨ  HAI  15  MAY  2017


Hào quang một thời Con đường Tơ lụa


image004Bản quyền hình ảnh Hulton Archive/Getty Images Image caption Các nhà buôn Catalonia (có lẽ là buôn lụa) trên đường từ phương Đông trở về trên Con đường Tơ lụa, tranh vẽ khoảng thời gian 1350. Hình ảnh từ tập bản đồ 'Catalan Atlas', 1375


Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.


Những hình ảnh đầy quyến rũ các thương gia đi trên xe lạc đà kéo, những khách hành hương dũng cảm đương đầu với đám lục lâm thảo khấu, những phiên chợ miền Viễn Đông bày bán đầy những món đồ quý báu ngoài sức tưởng tượng: chỉ riêng việc nhắc tới Con đường Tơ lụa với bất kỳ kẻ phiêu lưu nào thời Trung cổ cũng khiến kẻ đó phải mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc, thán phục.


Tuyến đường giao thương xuyên lục địa này là hành lang chính giữa phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỷ, khởi đầu và kết thúc đều ở kinh đô Tây An (tức Trường An).


Con đường được đặt tên từ theo mặt hàng được buôn bán nhộn nhịp trên suốt chiều dài hành trình là lụa Trung Quốc. Những người đầu tiên mở đường vào năm 206 trước Công nguyên.


Việc đi lại được mở rộng đáng kể vào năm 114 trước Công nguyên, và những mối giao thiệp diễn ra trên tuyến đường đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu và Ả-rập.


Việc buôn bán hàng hóa đã tạo giao thoa chính trị, kinh tế từ xa giữa các quốc gia. Lụa đương nhiên là mặt hàng buôn bán chính của Trung Quốc, nhưng nhiều thứ khác quan trọng không kém cũng được trao đổi, gồm cả tôn giáo, triết học và nhiều loại công nghệ khác nhau.


Bởi Tây An là nơi khởi đầu và cũng là điểm cuối của tuyến đường, các hoàng đế triều đại nhà Đường đã chọn đây làm nơi đóng đô, từ đó cai quản giang sơn dựa vào vị trí đắc địa và cơ hội biết đến và có được ngay các mặt hàng xa xỉ, được trao tay đổi chủ hàng ngày.


Di sản văn hóa


Con đường Tơ lụa nguyên sơ mà chúng ta biết tới được bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.


image005

Bản quyền hình ảnh Frances M. Ginter/Getty Images Image caption Các loại gia vị được bày bán tại một khu chợ ở Tây An, Trung Quốc


Một vị tướng tên là Trương Khiên được Hán Vũ Đế của triều nhà Hán cử đi miền Viễn Tây nhằm đặt mối bang giao với Nguyệt Chi (tức người dân các nước vùng Trung Á cổ đại), một bộ lạc du mục.


Vị hoàng đế nhà Hán e ngại rằng người Hung Nô, vốn từng định xâm chiếm tỉnh Cam Túc của nhà Hán, có thể đưa quân tới đánh. Người Nguyệt Chi khi đó là kẻ thù của Hung Nô, cho nên hoàng đế muốn liên kết với tộc người này để cùng đánh bại mối họa chung.


Thật không may, Trương Khiên đã bị Hung Nô bắt trên đường đi và bị giam cầm trong suốt 10 năm. Trong thời gian này, vị tướng đã lấy một người vợ thuộc bộ tộc du mục và có một con trai.


Tuy nhiên, ông vẫn nung nấu ý định hoàn thành bằng được sứ mệnh, và cuối cùng ông đã trốn thoát, tiếp tục tây du.


Khi ông rốt cuộc tới nơi, vào năm 128 trước Công nguyên, ông kinh ngạc phát hiện ra là người Nguyệt Chi sống yên bình và không bận tâm tới chuyện báo thù người Hung Nô nữa.


Quay trở về, Trương Khiên tâu với hoàng đế về những gì ông chứng kiến tại Tây phương và làm hài lòng đấng đế vương với những câu chuyện kể chi tiết về các vương quốc chưa từng nghe tiếng, khiến hoàng đế muốn có thêm các chuyến đi khám phá như thế nữa.


Mỗi lần cho người đi là một lần trở về với thêm những mặt hàng xa xỉ của phương Tây, từ lông thú, nước hoa cho tới thậm chí cả những con ngựa. Đồng thời, nhu cầu đối với các sản phẩm quý của phương Đông, chủ yếu là lụa, cũng tăng nhanh chóng, dẫn tới việc trao đổi sứ thần cùng các mối quan hệ kinh tế giữa phương Đông và phương Tây.


Con đường Tơ lụa trở nên thịnh vượng trong thời nhà Đường. Các mặt hàng như đá quý, quần áo được may tinh tế, và các món gia vị, được mua bán trao đổi hàng ngày. Vào thời cực thịnh, tuyến đường trải dài tới 4.000km, ra tới tận Địa Trung Hải và hấp dẫn các nhà thám hiểm nổi tiếng như Alexander Đại đế và Marco Polo.


Con đường Tơ lụa duy trì vị thế trong suốt hơn một ngàn năm trăm năm, nhưng bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 15, khi đế chế Ottoman thống trị tại Constantinople. Các sultan vương triều Ottoman thời đó mắng nhiếc người phương Tây về các cuộc thánh chiến liên miên, và trả đũa bằng cách cấm việc giao thương với châu Âu.


image006

Bản quyền hình ảnh Hulton Archive Image caption Sách cổ châu Âu về Con đường Tơ lụa nối châu Âu với Phương Đông


Vào cuối thời nhà Minh, Trung Quốc một lần nữa lại bế quan tỏa cảng, dẫn tới việc chấm dứt hàng trăm năm trao đổi văn hóa và tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây.


Món tài sản quý giá của thế giới


Dẫu đã không còn được dùng làm tuyến đường chính thức trong hàng thế kỷ qua, nhưng tầm quan trọng lịch sử của Con đường Tơ lụa vẫn còn đó, và Trung Quốc từ hàng chục năm nay đã vận động để đạt được sự công nhận quốc tế.


Kể từ 1988, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã bắt đầu tìm hiểu về vai trò của tuyến giao thương này trong việc quảng bá sự đa dạng văn hóa trên khắp vùng Á-Âu ở bắc bán cầu.


Do con đường chạy qua quá nhiều quốc gia, quá nhiều điểm đáng ghi nhớ, nên tiến trình tìm hiểu để nó được công nhận là Điểm Di sản Thế giới của UNESO mất rất nhiều thời gian.


Lúc ban đầu, hồi 2008, Trung Quốc xác định 48 địa điểm dọc theo Con đường Tơ lụa có thể có tầm quan trọng. Nhưng tới 2011, UNESCO đề xuất rằng do quy mô quá lớn của Con đường Tơ lụa, hồ sơ xét duyệt cần phải được chia ra thành từng đoạn hành lang.


Một hồ sơ chung của Trung Quốc, Kazakhstan và Kyrgyzstan nêu đoạn bao quanh từ miền trung Trung Quốc tới rặng núi Thiên Sơn đã được đệ trình và được ủy ban của UNESCO phê chuẩn hồi tháng Sáu 2014.


Trong số các điểm được đưa vào quy chế bảo vệ này có một số điểm nổi tiếng nhất của Tây An, như Tháp Đại Nhạn, Đại Minh Cung và Hưng Giáo Tự.


Một số các địa điểm hấp dẫn, đáng chú ý khác có lăng mộ Trương Khiên, nhà tiên phong đã đặt nền móng ban đầu mở ra Con đường Tơ lụa, và Đền Động ở Bân huyện - một đền thờ Phật giáo được trang trí lộng lẫy, kỳ diệu nằm giữa cảnh quan Trung Hoa. Ngay cả một số đoạn của Vạn lý Trường thành cũng được gộp vào đoạn hành lang đặc biệt này.


Việc được ghi nhận là Di sản Thế giới của UNESCO khiến cho Con đường Tơ lụa thậm chí đến ngày nay vẫn nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Nó vẫn là một mạch máu chứa đầy sự phong phú văn hóa, dẫn ta quay trở về với vẻ đẹp Tây An nằm giữa trung tâm của tỉnh Sơn Tây./(theo BBC 13/5/ 2017)


Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image007 Tổng bí thư đảng CSTQ kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình và phu nhân (áo đầm xanh cổ vịt kiểu Bắc Kinh) và các nguyên thủ chụp hình kỷ niệm nhân ngày thượng đỉnh "Con đường tơ lụa" ở Bắc Kinh hôm 14/5/2017. AP Nguồn VOA


VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?


Bản quyền hình ảnh Lintao Zhang/Getty Images Image caption Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang và CT Tập Cận Bình duyệt hàng nữ quân danh dự hôm 11-15/5/2017.


Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5, khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm Trung Quốc trong thời gian từ 11 đến 15/5/2017.


Ông Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường", tổ chức tại Bắc Kinh.


BBC đặt câu hỏi với Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết từ Đại học Vinh, một chuyên gia chuyên theo dõi tình hình chính trị khu vực, về sáng kiến này.


Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết: Đằng sau sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" là sự thể hiện 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sáng kiến liên kết và hội nhập. Sáng kiến này nhằm tạo 'Một Trục, Hai Cánh', kết nối Con đường Tơ lụa trên biển và Con đường Tơ lụa trên đất liền.


Đây là một sáng kiến rất hay trong xu thế hội nhập và liên kết khu vực cũng như quốc tế, nhưng cũng là cách để thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc, trong đó có sức mạnh về kinh tế và kết nối để các nước khác trên thế giới xoay trục về phía Trung Quốc, tạo lưu thông kết nối hàng hóa, dịch vụ, thương mại,


Sâu hơn nữa, nó thể hiện tiềm ẩn chính sách của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh mềm chứ nó không đơn thuần mang ‎ý nghĩa tích cực.


BBC:Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến này vào năm 2013, người ta cho rằng sẽ có hàng chục quốc gia trên thế giới liên quan hoặc được Trung Quốc mời tham gia chung. Trên thực tế, đến thời điểm này, đã có bao nhiêu nước tỏ ý‎ quan tâm và sẵn sàng tham gia?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Các nước ở Trung Á và Tây Á, tức là các nước trong khuôn khổ Shangri-la, hầu như đều đồng thuận ủng hộ sáng kiến này. Ở châu Âu thì có một số nước, trong đó có cả một số thành viên của EU.


Tuy nhiên, các đồng minh chiến lược của Mỹ hầu như đều đang bỏ ngỏ vì áp lực từ chính sách tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ.


Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập được Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hạ tầng Cơ sở châu Á, với sự tham gia của hơn 20 quốc gia. Các nước này về cơ bản đều đồng thuận với Trung Quốc về dự án 'Một vành đai Một con đường', cùng muốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trên tuyến đường 'Giấc mộng Trung Hoa' đó.


image009

Bản quyền hình ảnh GREG BAKER/AFP/Getty Images


BBC: Trung Quốc nay muốn mở một tuyến đường trên biển và một tuyến đường trên bộ nhằm làm sống lại quá khứ Con đường Tơ lụa trước kia. Việt Nam nằm sát bên Trung Quốc, có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, lại có những bất đồng, tranh chấp trên biển nữa. Vậy vai trò của Việt Nam trong sáng kiến này là gì? Việt Nam có thể được coi là một mắt xích quan trọng, hay có giá trị chiến lược gì trong sáng kiến này của Trung Quốc không?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Tuyến đường này [ở khu vực] sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung Quốc, với điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải.


Vành đai rộng lớn được tạo ra, nối từ châu Á sang châu Âu. Nhưng xét về địa chính trị, địa kinh tế cũng như địa chiến lược thì Việt Nam không nằm trong toan tính của Trung Quốc để giữ vị thế quan trọng.


Khi kết hợp chiến lược thâu tóm toàn bộ tuyến đường cả trên đất liền lẫn trên biển với chiến lược thôn tính Biển Đông thì Bắc Kinh có lợi thế rất lớn. Bởi sáng kiến này còn kết nối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' của Trung Quốc.


"Một Trục" là hành lang kinh tế Nam Ninh thuộc Quảng Tây, nối đến Singapore. Hiện họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng và đường cao tốc cùng tuyến đường sắt cao tốc.


Còn 'Hai Cánh' thì gồm 'cánh trái' và 'cánh phải'.


'Cánh trái' là hợp tác tiểu vùng sông Me-kong mở rộng, với cơ sở hạ tầng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, đầu tư, với các nước tham gia gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar, Thái Lan cùng tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc, đã bắt đầu từ 2004.


'Cánh phải' là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, với các nước tham gia là Lào, Campuchia, Thái Lan, hầu hết 10 nước trong khối ASEAN, cùng các tỉnh của Trung Quốc Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông và Hong Kong.


Việt Nam tham gia sáng kiến này sẽ chỉ hưởng lợi trong khía cạnh hội nhập và kết nối, nhưng sẽ phải chịu nhiều bất lợi khác.


BBC: Ông nói rằng nếu tham gia, Việt Nam sẽ được lợi về kết nối và hội nhập, nhưng lại bị những chuyện tổn hại khác, nhất là trong vấn đề Biển Đông?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Đúng vậy. Chính xác là các thiệt hại sẽ lớn hơn những điều có lợi.


image010

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Tân Hoa Xã: Quy Nhơn là nơi dừng chân đầu tiên của Đô đốc Trịnh Hoa thời Minh khi đi viễn du. Con đường Tơ lụa trên biển của TQ ngày nay lấy cảm hứng từ các chuyến hải hành thời đó


BBC:Nếu hại nhiều hơn lợi thì Việt Nam có thể đứng ngoài mà không tham gia'Một vành đai, Một con đường' không?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' đã được ASEAN đón chào rất nồng nhiệt. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên có vị thế trong ASEAN, không thể không ủng hộ được.


Mà 'Một vành đai Một con đường' thì rộng hơn là 'Một Trục Hai Cánh', một là quy mô quốc tế, một là ở tầm khu vực, giữa Trung Quốc với khối ASEAN.


Chưa kể trong xu thế kết nối và hội nhập, Việt Nam không thể đứng ngoài. Nhìn vào tương lai của tuyến đường biển chiến lược, các nước rất được lợi từ sáng kiến này, qua việc giúp trung chuyển hàng hóa, tự do dịch vụ, thương mại, nguồn lực v.v...


Cho nên về tầm nhìn chiến lược thì Việt Nam buộc phải tham gia. Tuy ở trong thế bất lợi nhưng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi được.


BBC: Nếu buộc phải tham gia vì quyền lợi cũng như áp lực của khối ASEAN thì Việt Nam nên đàm phán với Trung Quốc trong tư thế là một thành viên của ASEAN hay với tư cách riêng của mình, một quốc gia độc lập?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Cả hai. Về mặt đa phương, Việt Nam sẽ nói theo quan điểm của ASEAN đối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh'. Chiến lược này có lợi hơn cho Việt Nam nhưng nó lại nằm trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc 'Một vành đai Một con đường'. Cho nên rất khó để đánh giá được vấn đề này.


Tôi nghĩ là Việt Nam sẽ dựa trên lập trường của cả hai, cả ASEAN và của riêng Việt Nam. Nhưng nhiều khả năng là Việt Nam ủng hộ mạnh hơn quan điểm của ASEAN. Trong quan hệ song phương thì vẫn còn những vấn đề phức tạp, không minh bạch thông tin được, nhất là trong những chủ đề liên quan tới Biển Đông.


Nên lưu ý tới toan tính của Trung Quốc trong chuyện bành trướng ra Biển Đông. Nếu không thâu tóm được Biển Đông thì rõ ràng Giấc mộng Trung Hoa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển sẽ thất bại.


BBC: Tức là Việt Nam đang rất lép vế trước Trung Quốc, dù là đàm phán trực tiếp hay đứng chung khối với ASEAN để thương thuyết với Bắc Kinh?


TS Nguyễn Hữu Quyết:Thực chất thì Việt Nam lâu nay luôn kiên định với chính sách tự do độc lập, nhưng sống bên một nước láng giềng khổng lồ và luôn có những toan tính chiến lược thì Việt Nam cũng phải chọn bước đi hòa hiếu. Có những vấn đề buộc phải nhượng bộ, nhưng tôi tin rằng không thể nhượng bộ trong chuyện Biển Đông.


Nói về vấn đề chủ quyền trên biển, lâu nay Việt Nam vẫn ở thế yếu hơn.


Chính sách của Trung Quốc là tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực với ASEAN và có nhiều sáng kiến để kết nối ASEAN. ASEAN cũng được lợi từ việc hội nhập kinh tế cùng TQ. Cạnh đó, Trung Quốc đang tận dụng lợi ích song phương lẫn nhau giữa các quốc gia đơn lẻ trong ASEAN với Bắc Kinh để áp dụng biện pháp 'chia để trị'.


Đó là điều bất lợi rất lớn cho Việt Nam.


BBC:Nếu Việt Nam không thể đứng ngoài 'Một vành đai Một con đường', thì vấn đề chi phí của việc tham gia này sẽ thế nào? Khi dự án triển khai trong phần lãnh thổ của Việt Nam, ngân khoản thực hiện sẽ lấy từ đâu?


TS Nguyễn Hữu Quyết: Theo tôi hiểu, nguồn đầu tư cho dự án Một vành đai Một con đường', với mục tiêu chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, phần lớn sẽ từ nguồn quỹ của Ngân hàng Phát triển và Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà Trung Quốc có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là nước có sáng kiến thành lập.


Ngoài ra còn có các nguồn đầu tư từ bên ngoài nữa, và nguồn từ các nước ASEAN nữa. Đó là ba nguồn chính./ (theo BBC 11/5/2017)


++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa


Sheema Mookherjee


BBC 26 tháng 2 2015


image011

Bản quyền hình ảnh thinkstock


Là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, lịch sử hàng ngàn năm của Tây An được người hướng dẫn du lịch của chúng tôi nói ví von như sau: “Nếu Tây An là ông bà thì Bắc Kinh chỉ là một thanh niên mới lớn còn Thượng Hải mới là đứa bé nằm trong bụng mẹ.”


Cố đô đầu tiên

Đây là kinh đô đầu tiên trong số bốn kinh đô cổ đại của Trung Quốc, gồm Tây An, Lạc Dương, Nam Kinh và Bắc Kinh.


Thành phố Tây An hàng ngàn năm tuổi là kinh đô Trường An của 10 triều đại, trong đó nổi tiếng nhất là nhà Hán và nhà Đường. Trong suốt thời kỳ này, Tây An là một đô thị phát triển, có vai trò tương tự như Rome của La Mã.


Tuy nhiên, sau khi nhà Đường suy vong, kinh đô Trung Quốc được dời về Lạc Dương ở phía đông vào năm 904. Mặc dù Tây An vẫn là điểm đầu phía đông của con đường tơ lụa nhưng nó không bao giờ lấy lại được vị thế chính trị và văn hóa của mình.


Qua nhiều năm, nó trở thành một thành phố tỉnh lẻ, bao quanh là những nông trang khô cằn. Những công trình kiến trúc cổ, những tự viện và chùa chiền đã bị phá hủy nghiêm trọng trong sự tàn phá của cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.


image012

Bản quyền hình ảnh thinkstock


Mãi cho đến năm 1974, sau khi những người đào giếng tình cờ phát hiện ra đội quân đất nung thì Tây An một lần nữa lại nổi lên trên bản đồ quốc tế.


Ba thập niên sau, thành phố này đã trở thành một trung tâm gia công phần mềm và thực hiện dịch vụ cho các nơi khác; chính quyền địa phương cũng đã đổ tiền của vào để phát triển du lịch.


Các công trình cổ và các viện bảo tàng được khôi phục. Người ta cũng phục dựng các di sản Phật giáo và các công trình từ thời Đường để cho người dân Trung Quốc hiểu được di sản của cha ông họ.


Một trong những công trình này là Đại Nhạn Tháp – ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây An – do Đường Tăng, vị hòa thượng đã 18 năm rong ruổi đến xứ Thiên Trúc ở Ấn Độ để thỉnh kinh, xây dựng vào năm 652.


Hồi năm 1966, Hồng vệ binh đã thiêu hủy các kinh văn, các bức tranh lụa treo tường và các cổ vật khác trong một đám cháy lớn kéo dài suốt đêm.


Nhưng giờ đây, người ta gần như đã quên lãng sự tàn phá đó và các du khách vẫn kéo về ngôi chùa đã được trùng tu trong thời gian gần đây với những đền và điện thờ Đức Phật. Di tích nguyên thủy còn lại là ngôi tháp bảy tầng được thắp sáng hằng đêm và nổi bật trên nền trời thành phố.


Công viên chủ đề

image013

Bản quyền hình ảnh thinkstock


Tây An cũng tự hào với những công trình có từ thời Đường với công viên chủ đề Nhà Đường rộng 165 mẫu được du khách lui tới thường xuyên.


Mặc dù tất cả những kiến trúc trong công viên này đều là phục dựng nhưng nó rất thẩm mỹ với quang cảnh các hồ nước, các khu vườn, các cây cầu và các đền đài lầu các.


Ngồi trên một chiếc xe chơi golf đi hết khu công viên rộng lớn này, bạn có thể lên xuống xe ở đâu tùy thích để xem diễn tuồng từ thời Đường hay xem múa hát trên hồ hay chiêm ngưỡng những thác nước nhân tạo công phu và tượng các nhân vật lịch sử, các bậc thánh hiền và các thi nhân.


Đi 36 cây số về phía đông bắc các bạn sẽ đến danh thắng nổi tiếng nhất ở Tây An: Đội quân đất nung.


Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đắp đội quân này vào năm 221 trước Công nguyên. Ông đã huy động số phu 70 vạn người để tạo ra đội quân canh giữ lăng mộ.


Khách viếng thăm chỉ có thể thấy được một phần nhỏ của đội quân dưới lòng đất đã được khai quật này (chỉ khoảng 1.900 trong số 7.000).


Mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật nhưng các nhà khoa học đang thăm dò xem trong đó có gì, bằng cách dùng các công nghệ cảm ứng từ xa.


Họ tin rằng trong mộ Tần Thủy Hoàng còn có những thứ còn vĩ đại hơn đang chờ được khám phá, trong đó có tượng đất nung đội ngũ hầu hạ lao dịch, các cỗ xe ngựa bằng đồng và những thứ khác mà vị hoàng đế này cho rằng mình sẽ cần ở thế giới bên kia.


image014

Bản quyền hình ảnh Thinkstock


Trở lại Tây An, đi qua những vườn đào và vườn lựu gần đến thành phố thì quang cảnh đầy những tòa nhà chọc trời.


Bức tường cổ chạy dài không dứt bao quanh thành phố là một trong những hệ thống phòng thủ cổ đại lớn nhất trên thế giới.


Được bắt đầu xây dựng dưới thời Đường và sau đó được Chu Nguyên Chương, vị vua khai quốc của triều Minh, mở rộng, bức tường đá này kéo dài hơn 13,7 cây số và là bức tường thành còn nguyên vẹn nhất vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc.


Các giai đoạn trùng tu giúp tường thành được bảo quản rất tốt và du khách có thể vào thăm ở nhiều cổng khác nhau mặc dù Nam Môn là cửa lớn nhất và dễ vào nhất.


Leo lên những bậc thang cao bằng đá và đi bộ hay đạp xe trên tường thành, bạn sẽ có thể ngắm nhìn thành Tây An trải rộng dưới tầm mắt.


Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông