Tổng Thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở trang sử mới Việt-Mỹ

31 Tháng Năm 20179:19 CH(Xem: 13339)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG - THỨ  NĂM  01  JUNE  2017


Bạch Ốc: Hai ông thực dụng gặp nhau              


Tổng Thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở chương mới Việt-Mỹ


- Sau 16 năm "mặn mà" với Dân Chủ, năm đầu tiên VN kết bạn với Cộng Hòa.


- Quà tặng Mỹ: Đèn dầu Hoa Kỳ, Thông điệp gởi trên Washington Times.


- Quà hai bên: VN gặt hái nhiều tỉ đô; Hoa Kỳ nhiều việc làm.


- Đơn đặt hàng: 20 hợp đồng, tổng giá trị giá từ 15-17 tỉ USD.


VĂN HÓA / Lý Kiến Trúc


31/5/2017


image002

*


Sau 16 năm "mặn nồng" với đảng và tổng thống Dân Chủ, chiều ngày 31 tháng Năm, 2017, cuộc hội kiến giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chính thức mở ra một chương mới trong mối bang giao Việt - Mỹ.


Hai chủ đề quan trọng sẽ được đề cập tới giữa hai vị lãnh đạo là Thương mại và Biển Đông; nhưng thật ra trong suốt hai ngày làm việc ở Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, lịch trình làm việc của ông Thủ tướng Phúc cho thấy, thương mại, đầu tư và hợp đồng song phương hàng tỉ đôla mới là tâm điểm.


Việt Nam đã bắt được "nhịp thở" của Hoa Kỳ nhìn về một đất nước bên kia bờ Thái Bình Dương có vai trò chiến lược đối với ASEAN và ngược lại, Việt Nam là cái "mắt xích" ở tọa độ Đông Nam Á bao gồm cả biển Nam Trung Hoa / biển Đông / biển Tây Philippines có khả năng tác động rất lớn đối với chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ.


Nói một cách rõ ràng, Việt Nam đã làm chủ được thế cân bằng giữa hai cường quốc Mỹ - Hoa ở vùng Đông Nam Á.


Trước khi có món quà cây "Đèn dầu Hoa Kỳ" (*) từ thời ông vua thép Mỹ John D. Rockefeller tặng cho tỉnh Nam Định trở về lại Bạch Ốc, Đại sứ Ted Osius nhận lệnh từ Bạch ốc bàn giao ngay 6 tầu tuần duyên hiện đại và lần lượt sẽ bàn giao tiếp các tầu hải cảnh viễn dương cho lực lượng cảnh sát biển VN. Một cách tăng cường hải lực cho việc phòng thủ và canh phòng biển.


 Cái đèn dầu Hoa Kỳ được lôi ra từ quá khứ xa xôi kèm với lời nhắn nhủ trên Washington Times của ông Thủ tướng Phúc - liên kết thương mại sòng phẳng là mục tiêu hàng đầu của hai nước.


Và cuối cùng, như chúng ta thấy, hai ông thực dụng đã gặp nhau vui vẻ ở tòa Bạch Ốc. Hòn đất ném đi hòn chì ném lại. 


Một chi tiết khá thú vị về thái độ ứng xử của TT Trump đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là đích thân tổng thống Mỹ đã mời Thủ tướng Phúc sang thăm Mỹ.


Nhẽ ra lời mời này phải dành cho TBT Nguyễn  Phú Trọng hoặc Chủ tịch nước Trần Đại Quang; ông Trọng đã vào Bạh Ốc thời TT Obama rồi, khổ một nỗi ông Quang "thích" đi Trung Quốc; ông Phúc chỉ là nhân vật số 3 trong Bộ chính trị đảng CSVN nhưng ông đã lọt vào mắt xanh từ ở Hà Nội kia.


Có lẽ do cái tính ăn nói "thẳng ruột ngựa" và cách làm việc rõ ràng đâu ra đó của ông chiếm được cảm tình người khách được mời.


Ông Phúc phải biết chắc điều này và nhiệt tình bắt tay cám ơn người đã "chấm" mình trên sân khấu chính trị Việt Nam hôm nay và có thể những ngày sắp tới.


Một chi tiết đáng chú ý, trong bất cứ cuộc gặp gỡ nào của Thủ tướng Phúc đều có sự hiện diện của Đại sứ Ted Osius. Đại sứ Ted bay qua Hoa Thịnh Đốn trước đón ông Phúc ngay tận cầu thang phi trường quân sự Andrews. 


Có trừu tượng lằm không khi cho rằng sự nghiệp chính trị của ông Phúc sẽ chắp cánh ở Hoa Thịnh Đốn.


Cứ nhìn nét mặt tươi rói của bà phu nhân Thủ tướng người ta có thể nhận ra rằng chuyến Mỹ du của ông Phúc đầy triển vọng.


Thật khác hẳn với nét mặt của bà phu nhân Chủ tịch nước theo ông Quang đi Trung Quốc ký bản Thông cáo chung Bắc Kinh mặt khó đăm đăm. Suốt mấy ngày đi sang Tầu, chưa hề thấy bức ảnh nào bà Quang tươi cười, dù Trung Nam Hải bắn 21 phát đại bác chào mừng với hàng quân danh dự đẹp lẫm liệt. 


**


Trở lại với các hoạt động của ông Thủ tướng Phúc; khác với hoạt động đầu tiên của các nhà lãnh đạo VN khi đến Mỹ trước đây ví dụ như các ông Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, ông thì đi thăm cảng hải quân Boston, ông thì đi thăm xưởng chế tạo Boeing ở Seatle; lần này ông Nguyễn Xuân Phúc ngày đầu tiên đến New York 30/5/17 đã làm việc ngay với các nhà tư bản tài phiệt và dịch vụ thương mại cấp quốc tế.


Nhân vật đầu tiên ông Phúc tiếp xúc là Phó chủ tịch tập đoàn sàn chứng khoán Nasdag và 15 đầu não các đại công ty kinh doanh của Mỹ như Exxon Mobile, Coca Cola...


image003

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ và doanh nhân Việt Nam tại tọa đàm - Ảnh: Lê Kiên. (Người đứng thứ hai bên phải là Đại sứ Ted Osius)


image004Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ ba từ phải sang) tiếp ông Bob McCooey - Ảnh: Lê Kiên


Chiều 30/5, theo lịch trình Thủ tướng Phúc sẽ tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue. Thủ tướng cũng sẽ dự toạ đàm với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng kinh doanh ASEAN – Mỹ.


Buổi tọa đàm đầu tiên ông Phúc tham dự do Chủ tịch quỹ đầu tư Hoa Kỳ Harbinger Philip Falcone và nguyên trợ lý ngoại trưởng Kurt Campbell tổ chức, quy tụ đại diện của những quỹ đầu tư lớn ở Mỹ như Kasowitz Benson Torres LLP, Warburg Pincus, OneWeb, Jefferies...


Về phía VN cùng tham gia có các chủ nhân doanh nghiệp lớn như Nguyễn Vũ Trường Sơn (PVN), Dương Trí Thành (VNA), Trương Gia Bình (FPT), Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air), Đỗ Quang Hiển (SHB), Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VNG ...


Trong tọa đàm, ông Phúc nói với 15 nhà đầu tư lớn của Mỹ: “Các nhà đầu tư Mỹ rất thông minh, tôi tin rằng họ sẽ truyền đạt thông điệp này tới Tổng thống Donald Trump. Thành công của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam”.


Ông Phúc không tránh né về cán cân mậu dịch xuất siêu của Mỹ đối với VN: “Chúng ta đang mất cân đối về thương mại, nhưng tốc độ xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng rất cao, tới 77%. Ngày mai tôi sẽ chứng kiến các ký kết lớn của các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam, thì thương mại sẽ cân bằng hơn”. 


Tuy nhiên ông Phúc cũng gởi một thông điệp rõ ràng đến các nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ về nhu cầu và yêu cầu của VN: "Cánh cửa luôn rộng mở, những cơ hội là hiện hữu, Việt Nam luôn chào đón và khuyến khích các bạn đầu tư vào những lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh như phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ chất lượng cao, năng lượng, công nghiệp chế tạo…” (*)


Để khẳng định lời nói của mình, ông Phúc nhấn mạnh: Đây là "thời điểm chín muồi, có tính chất quyết định để Hoa Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn vào tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam".


Ông cũng hứa với các nhà doanh nghiệp quốc tế rằng chính phủ Việt Nam sẽ "liêm khiết" ...


Một phái đoàn hùng hậu gồm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tháp tùng theo Thủ tướng Phúc.


image005TT  Phúc phát biểu tại buổi tiệc tối 30/5/17 tại W. DC do Phòng Thương Mại Mỹ tổ chức.


image006Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer


image007Ông Bob McCooey (Phải) là doanh nhân đầu tiên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khi tới New York ngày 30-5-17. Ngay sau buổi thảo luận với ông Phúc, ông Bob McCooey đã ký kết bản thỏa thuận về việc startup công nghệ của ông Lê Thành Minh, Tổng giám đốc VNG (trái) sẽ IPO trên sàn chứng khoán Nasdaq lớn thứ 2 thế giới. Ảnh: Anh Nguyễn.


image008

Đại sứ Ted Osius, người "bạn thân" của TT Phúc ra tận cầu thang chuyên cơ đáp ở phi trường Andrews đón ông Phúc.


image002

Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra hơn nửa giờ tại tòa Bạch Ốc - Hoa Thịnh Đốn chiều thứ năm 31/5/2017.


TT Donald Trump nói với báo giới trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tòa Bạch Ốc: “Họ (Việt Nam) đã vừa đặt một đơn hàng rất lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá đơn hàng đó trị giá nhiều tỉ USD, điều này có nghĩa sẽ mang lại việc làm cho Mỹ và trang thiết bị tuyệt vời cho Việt Nam”.


Đáng chú ý là việc dự lễ trao các văn bản thỏa thuận về thương mại và đầu tư. Trong chuyến công du của TT Phúc, có khoảng 20 hợp đồng và văn bản thỏa thuận hợp tác được trao đổi giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, với tổng giá trị giá từ 15 - 17 tỉ USD.


Đúng như báo Văn Hóa đã loan tin số báo trước, Thủ tướng Phúc sẽ mang về cho VN nhiều tỉ đôla.


Tuy nhiên, không phải ai cũng hân hoan đón Thủ tướng CSVN sang thăm và làm việc với Mỹ dù thời Dân Chủ hay Cộng Hòa, hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tập trung ở công viên Lafayette trước cửa tòa Bạc Ốc để phản đối chuyến thăm này.


Cộng đồng người Việt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã phát đi lời kêu gọi biểu tình từ nhiều tuần trước. Một phái đoàn người Mỹ gốc Việt nhiều tổ chức khác nhau cũng được sắp xếp mời vào trong tòa Bạch Ốc kiến nghị với ông Matt Pottinger, cố vấn cao cấp của tổng thống Trump về Châu Á Sự Vụ trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về sự đòi hỏi các quyền tự do dân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam./(lkt)


image009Vào ngày thứ Sáu 26 tháng 5 đại diện Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSC) ông Matt Pottinger có cuộc gặp với một số nhà hoạt động thuộc các tổ chức chính trị người Mỹ gốc Việt trước khi thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ. Đứng thứ hai và thứ ba bên phải là ông Hoàng Tứ Duy (Việt Tân) và Ls Trịnh Hội; thứ ba bên trái là Ts Nguyễn Đình Thắng (BPSOS). Tin Thanh Trúc RFA.


image010image011image012

Dân Việt biểu tình phản đối ông Phúc trước của tòa Bạch Ốc hôm 31/5/2017.


(*) Nguồn tin và ảnh Tuổi Trẻ, VOA, BBC, Rueters
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 26882)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15870)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18210)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16362)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 25946)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16501)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16033)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23036)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17420)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20567)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16052)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16327)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15540)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 15930)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 17730)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 17789)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 19725)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.