Đường đi bí ẩn của Cá Voi Xanh

02 Tháng Bảy 20176:20 CH(Xem: 21239)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI 03 JULY  2017


Đường đi bí ẩn của Cá Voi Xanh


Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?


VĂN HÓA


(ghi nhận tổng hợp)


image002

*


Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 29/6 giải thích Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn thăm Việt Nam vì "có công việc đột xuất ở trong nước".


Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói thêm Bộ Quốc phòng 2 nước đã thống nhất tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới "vào dịp khác phù hợp hơn".


Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối trả lời có phải Trung Quốc vừa đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp với Việt Nam.


Một phóng viên cũng hỏi có dàn khoan mới nào được Trung Quốc đưa đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam không.


Ông Cảnh Sảng chỉ nói: "Tôi đã trình bày lập trường của Trung Quốc."


"Tôi muốn bổ sung thêm rằng Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long, vừa thăm Việt Nam". "Trong các cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quân uỷ Phạm Trường Long đã nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Nam Hải."(theo BBC 29/6/17)


*


Liên quan tới chủ đề Biển Đông, Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."


Ông nói:"Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại biển Nam Hải," Tướng Phạm Trường Long nói. (theo BBC 20/6/17)


*


Trước đó, cũng trong tháng Sáu này, có tin nói một giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.


image003

Bản quyền hình ảnh DWNews Image caption DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này


Đặc biệt, không lâu trước chuyến thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long, một số trang mạng tiếng Trung như DWNews đăng tin nói: "các thuyền cá của Việt Nam liên tiếp quấy nhiễu quá trình hạ đặt giàn khoan" của họ".


Trong một bài đăng hôm 7/06/2017, trang DWNews đăng hình hai chiếc thuyền được cho là của Việt Nam bị công nhân giàn khoan Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước đuổi ra.


Bài này mô tả đây là cách công ty khai thác dầu Trung Quốc dùng "phún xạ phản kích" và cho hay rằng phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam "lập tức đình chỉ quấy nhiễu".


image004Bản quyền hình ảnh CCTV Image caption Giàn khoan Cá Voi Xanh I cao tương đương tòa nhà 37 tầng sơn màu vàng lớn hơn giàn khoan HD-981.


Tuy nhiên, bài báo không nói rõ về số hiệu, tọa độ của giàn khoan dầu khí đang được đặt ở đâu trong Biển Đông, cũng như ngày xảy ra "các hoạt động quấy nhiễu" đó.


Bài báo này cũng nhắc lại các vụ việc về giàn khoan HD-981 năm 2014 "bị 40 tàu thuyền Việt Nam" liên tiếp "công kích"./


Giàn khoan mang tên Cá Voi Xanh I (Lam Kình - Blue Whale), trùng với tên mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác ở Biển Đông.


Đây là giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có khả năng đào ở mức sâu nhất từ trước tới nay, theo bản tin trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).


Trị giá giàn khoan Cá Voi Xanh I là 700 triệu đôla Mỹ, do hãng Yantai CIMC Raffles Offshore (CIMC Raffles) chế tạo. CIMC Raffles là một công ty thuộc tập đoàn Container Biển Quốc tế Trung Quốc.


Cần phân biệt đây là giàn khoan thăm dò, khác với giàn khoan khai thác. Giàn khoan khai thác lớn nhất thế giới hiện nay là giàn khoan Sakhalin-1, trọng lượng 200.000 tấn.


Cá Voi Xanh I nặng 42.000 tấn và có bề mặt rộng như một sân bóng đá. Giàn khoan này cao như một tòa nhà 37 tầng, khoảng 118m.


Giàn khoan này có thể khoan sâu 3.658m, hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới.


Theo một số đánh giá, Cá Voi Xanh I được thiết kế và chế tạo đặc biệt cho khu vực Biển Đông, nơi các mỏ dầu khí được cho nằm ở độ sâu trên 3.000m.


Các giàn khoan dầu khí, ngoài giá trị kinh doanh, còn được Trung Quốc coi như các "cột mốc chủ quyền" ngoài biển khơi.


Công ty vận hành Cá Voi Xanh I vẫn là tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).


Hồi giữa tháng 1, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.


Tháng Năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò lớn nhất lúc đó - giàn khoan Hải Dương 981 (Trung Quốc gọi là Haiyang Shiyou 981 hay HYSY 981), vào vùng biển gần đảo Lý Sơn của Việt Nam, giữa hai nước đã xảy ra căng thẳng dữ dội.


Trung Quốc đã phải điều tàu chấp pháp ra canh gác giàn khoan, trong khi Việt Nam đưa cảnh sát biển ra xua đuổi.


Căng thẳng kéo dài cho tới khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 vào giữa tháng Bảy 2014./ (theo BBC 7/3/2017)


image005

Vị trí Giàn khoan HD-981 cắm trụ ở vùng biển Lý Sơn Quảng Ngãi đầu tháng 5, 2014


image006image007

Tàu hải cảnh chấp pháp bán vũ trang của TQ canh phòng HD-981. Ảnh TTXVN


image008

HD-981 sơn màu cam to bằng sân bóng đá.