"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" mỹ mãn, đã đến lúc "Xâm thực COC"?

16 Tháng Bảy 20179:38 CH(Xem: 14040)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ HAI 17 JULY  2017


"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" mỹ mãn, đã đến lúc "xâm thực COC"?


VĂN HÓA


image015

Lý Kiến Trúc

12/7/2017


BÀI 3


image014 Những hy vọng cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông qua giải pháp ngoại giao tiêu tan. Hai đối tác chiến lược mới có thể chọn giải pháp quân sự? Không! Có thể chọn giải pháp bình đẳng kinh tế? Có thể? Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"


Diễn biến Mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông


Tháng 2/2015, theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat và theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, nhân một cuộc họp cấp chuyên viên vào tuần trước, các nước ASEAN đã đề nghị đưa hồ sơ vào chương trình nghị sự Hội nghị ADMM+ tới đây, cụ thể là thảo luận về việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, cũng như về Bộ Quy tắc Ứng xử cụ thể (COC) đang được gợi lên. Tuy nhiên, đề nghị của phía ASEAN đã bị Trung Quốc bác bỏ.


Lý do: theo giới phân tích, Bắc Kinh chưa muốn đưa con bài DOC và COC vào thời diểm nghị trình vì còn sớm so với kế hoặch "tằm ăn dâu" và diễn biến biển Đông vô lường.


Tháng 3/2015, Trong một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Đô đốc Harry Harris nói: "Trung Quốc rõ ràng đang tiến hành quân sự hóa. Nếu không, không bằng bạn tin quả đất là bằng phẳng. Tôi tin rằng, Trung Quốc đang mưu đồ bá quyền Đông Á". Nhưng ông đánh giá: "Trung Quốc đang xây dựng một bức trường thành bằng cát".


Tháng 6/2015, Đô đốc Harry Harris đến Tokyo họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,ông cho biết Hoa Kỳ coi biển nam Trung Hoa là vùng Biển Quốc Tế, không phải lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.


image016
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Harry Harris và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: The Asahi Shimbun
.


Ngày 12 tháng 7/2016, Tòa án thường trực (PCA) ở La Haye đưa ra phán quyết chung cuộc vể vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Hai tiêu điểm được chú ý là Tòa phủ nhận chủ quyền lịch sử đường lưỡi bò 9 đoạn và kết luận về toàn bộ thực thể cấu trúc ở biển nam Trung Hoa là đá chứ không phải là đảo.


Xin nhắc lại, trước Phán quyết PCA 10 năm, vào tháng 6, 2006, Trung Quốc đã cho công bố bản đồ lưỡi bò 9 đoạn và tuyên bố chủ quyền lịch sử của lưỡi bò "không thể tranh cãi" bao trùm 80% diện tích biển Đông.


image017

Đường lưỡi bò 11  đoạn do Trung hoa Dân quốc-Tưởng Giới Thạch  tự vẽ năm 1946 nhằm mô tả và khẳng quyết chủ quyền của họ. Lưỡi bò chiếm 80% diện tích vùng biển này, còn 20% diện tích chia đều cho các nước ven biển! Vào năm 1945-1946, Việt Nam còn mải "tranh chấp" giữa Đế quốc Việt nam, Việt Minh, đảng phái quốc gia, Nhật, Pháp, giáo phái, v,v... Chẳng ai để ý tới biển Đông.


Có 4 cấu trúc thực thể quan trọng ở biển Đông: Một, tháng 11 năm 2007, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam, đã quyết định thành lập Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Tam Sa. Ngày 23/6/2012, Quốc Vụ Viện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc phê chuẩn sự thiết lập “Địa Các Tam Sa Thị” tức "thành phố Tam Sa" và chỉ định nơi đây là thủ phủ hành chính, quản lý cả vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cho lập tòa thị chính, có hội đồng dân cử, xây nhà, xây bệnh viện đa khoa, trong đó có khoa sản phụ, có các đơn vị vũ trang không-hải quân- tên lửa đồn trú. Phải nói là tầm nhìn tạo một cộng đồng cư dân sinh sống trên hải đảo của TQ rất đáng kể. (Xem TQ biến Phú Lâm thuộc Hoàng Sa tây thành cứ điểm quân sự hải-không lớn sau Hải Nam trên Văn Hóa).


Hai là xã đảo Song Tử Tây và huyện đảoTrường Sa lớn của Việt Nam, hai đơn vị hành chánh này trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, có nước ngọt, có cộng đồng Việt sinh sống, có phi trường dân sự.


image018

Nước ngọt: Sự sống của con người trên đảo Song Tử Tây và đảo Trường Sa lớn. Ảnh VH


Ba là đảo Ba Bình của Đài Loan, ngày 28 Tháng Giêng 2016 Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đài Loan, ông Mã Anh Cửu và đoàn tùy tùng khoảng 30 người đã rời Đài Bắc trên chiếc C-130 của không quân Đài Loan từ sáng sớm ở Đài Bắc (Taiwan) để tới đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là Thái Bình cách xa 1600km. Ông Mã ca ngợi việc xây dựng trạm xá 10 giường bệnh và hải đăng ở nơi đây, cho rằng các cơ sở này củng cố chủ quyền của Đài Loan và cho phép tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế EEZ xung quanh đảo.


Nhưng từ  tháng 11/2015, Philippines nói trong đơn kiện Trung Quốc rằng đảo Ba Bình chỉ là đá, không phải là đảo để cho người ở, vì vậy chủ đảo chỉ có thể đòi 12 hải lý xung quanh, chứ không có vùng đặc quyền kinh tế EEZ.


Bốn là đảo Natuna của Indonesia, một quần đảo lớn có cộng đồng ngư dân sinh sống, ưu thế của vị trí Natuna là ở tọa độ cực nam biển Trường Sa sát rìa đường lưỡi bò nên không ảnh hưởng bởi phán quyết PCA.


Ngày 12 tháng 7/2016, Tòa thường trực (PCA) ở La Haye đưa ra phán quyết phủ nhận chủ quyền lịch sử đường lưỡi bò và coi tất cả các cấu trúc ở biển nam Trung Hoa / biển Đông là đá chứ không phải là đảo.


Ngày 13 tháng 7/2016, Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm Mẫu hạm USS Ronald Reagan, Hạm trưởng chỉ huy ra đón với lời tuyên bố: "Tôi là Hạm  trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng Biển Quốc Tế trên biển nam Trung Hóa/Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay sau đó, tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội ra thông cáo về Phán quyết PCA (Xem mục TÀI LIỆU trên báo Văn Hóa)  


Tháng 10/2016, Đô đốc 4 sao Harry B. Harris Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ở Guam đến Tam Kỳ Quảng Nam (quê ông Phúc) dự một buổi lễ khánh thành cơ sở sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam, thật ra, đó chỉ là cái cớ, ông tư lệnh đi thị sát "Mặt trận Biển Đông" là chính.


image019

Đích thân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Đô đốc Harry B. Harris ở Guam, đi thị sát Mặt trận Biển Đông (thứ 5 từ trái sang), tháp tùng tướng 4 sao về phía Mỹ có Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka; phía VN có Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển VN, và Đại tá Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng 2 Cảnh sát biển. Ảnh chụp tại buổi lễ khánh thành cơ sở sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở Tam Kỳ Quảng Nam hôm 28/10/16.


Tháng 11, 2016, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII, với chủ đề: “Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” diễn ta tại Nha Trang quy tụ 200 học giả khắp thế giới. Riêng ở Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Ngô Vĩnh Long và bổn báo Văn Hóa được mời tham dự. (Xem mục PHỎNG VẤN trên báo Văn Hóa)


Tháng 12/2016, Đô đốc Harris: "Washington sẵn sàng đối đầu Bắc Kinh ở biển nam Trung Hoa".  Nói tại Sydney "Chúng tôi sẽ không cho phép một khu vực chung bị đơn phương phong tỏa, cho dù có bao nhiêu cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông đi chăng nữa". Mỹ ước tính Trung Quốc đã bồi đắp thêm hơn 1.300 ha đất trên 7 thực thể ở Biển Đông trong ba năm qua. Nước này còn xây dựng đường băng, bến cảng, nhà chứa máy bay và thiết bị liên lạc". Đô đốc Harris.


Khi được hỏi về nhận xét của ông Harris, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang bày tỏ hy vọng: "Mỹ giữ lời hứa không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền" ở biển nam Trung Hoa.


image020

Đô đốc 4 saoTư lệnh Harry Harris người gốc Nhật.  Reuters


Ngày 23/01/2017, ba ngày sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, trong cuộc họp báo, ông Sean Spicer, phát ngôn viên mới của tòa Bạch Ốc xác quyết : « Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi quốc tế » ở Biển Đông. Nhiều hòn đảo quan trọng trong vùng biển chiến lược và cũng là con đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới, đã bị Trung Quốc kiểm soát.


Bạch Ốc khuyến cáo Trung Quốc không được xâm hại chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ "bảo vệ quyền lợi" trong vùng biển chiến lược tại Đông Nam Á này.


Phát ngôn nhân tòa Bạch Ốc cho biết thêm : «nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ».


Lời khuyến cáo này không khác tuyên bố của ngoại trưởng Rex Tillerson cách hai tuần. Trong cuộc điều trần tại Thượng Viện, ngoại trưởng tương lai của Mỹ đã nói rõ lập trường của tân chính phủ Mỹ: "Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây dựng và gia cố các đảo. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc lui tới các đảo này".


Giới quan sát chính trị-quân sự cho rằng, TT Donald Trump dù mới nhậm chức, tân nội các đã có những tuyên bố mạnh mẽ về biển nam Trung Hoa là dựa trên báo cáo tình hình quân sự của tướng hải quân 4 sao Harry Harris, tư lệnh mặt trận Châu á - Thái bình dương.  


Ngày 31/5/2017,  Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với TT Donald Trump tại Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc, hai bên đã ký kết bản Tuyên bố chung 2017 trong đó riêng phần nhận định về Biển Đông dài 240 chữ. (xem bài "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" VH ngày 09/7/2017)


Ngày 21/6/2017, tại Washington,Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã lên tiếng phản đối việc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông do Trung Quốc tiến hành.


Bộ trưởng Quốc phòng Mattis tuyên bố rõ rằng lập trường của Mỹ vẫn không thay đổi. Ông nói "sự thay đổi hiện trạng thông qua việc quân sự hóa các đảo nhân tạo giữa biển Đông, cũng như những yêu sách hàng hải quá mức, vốn không được luật pháp quốc tế cho phép”.


Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Tillerson cho biết Mỹ cam kết tiếp tục duy trì các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông.


Ngày 7/7/2017, với sức mạnh hải quân Mỹ "chống lưng", VN bật đèn xanh cho tập đoàn dầu khí ExxonMobil  khai thác dầu khí mỏ Cá Voi Xanh trong vùng biển EEZ của VN sát rìa lưỡi bò Trung Quốc.


Tiếp tục các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở Cá Voi Xanh và nam Côn Sơn khẳng định quyền hợp pháp khai thác tài nguyên của VN và quyền tự do hàng hải - hàng khôngcủa Mỹ ở vùng biển Quốc Tế, không hề lưu ý tới cái gọi là "tuyên bố đường 9 đoạn" của Bắc Kinh.


Ai là tác giả chiến dịch nói trên? Xin ca ngợi tài thao lược quân sự của Đô Đốc Tư lệnh Harry Harris.


Khái niệm về vùng Biển Quốc Tế và kỹ thuật khóa họng COC


Khái niệm về vùng Biển Quốc Tế là danh xưng mới manh nha trong cuộc tranh chấp của 6 nước ở vùng biển nam Trung Hoa, có lẽ thuyết này khởi đi từ quan điểm của Đô đốc 4 sao Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ: Harry Harris. Hạm trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan đang hoạt động ở "mặt trận" giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa bồi thêm một quả. Lời tuyên bố của Hạm trưởng Buzz Donnnelly được "làm chứng" bởi Đại sứ Ted Osius, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ ở VN khi đại sứ bay ra thăm Mẫu hạm Reagan.


Một phe quân sự - một phe chính trị. Danh xưng vùng Biển Quốc Tế được hai nhà chỉ huy quân sự nêu lên xác định vị trí, tên gọi của "bãi chiến trường", nhà ngoại giao thực địa gióng chuông  lên cho cả thế giới biết.   


Không có tiếng súng nào nổ ra ở mặt trận (hoặc là có cũng chỉ ngấm ngầm thử sức nhau). Cái loa yếu ớt của Trung Quốc nhai đi nhai lại mấy chữ "chủ quyền không thể tranh cãi!".

image014

Những hy vọng cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông qua giải pháp ngoại giao tiêu tan. Hai đối tác chiến lược mới có thể chọn giải pháp quân sự? Không! Có thể chọn giải pháp bình đẳng kinh tế? Có thể? Hai ông thực dụng sẽ hỏi nhau:  " - Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?"- Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai"- "Được! để tui tính sổ nó!"


Thật thú vị khi giở lại trang tài liệu nói về danh xưng này chập chờn từ năm 2002, thời mà 10 nước trong Hiệp hội Đông Nam á đặt bút ký kết vào bản DOC (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) ở Phnom Penh dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc. (1 xem Nguyên văn DOC).  


Dường như trong các hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp xử lý ở Biển Đông, ít khi nghe thấy  các ông lãnh đạo tham dự nhắc tới vùng Biển Quốc Tế trong các bài diễn văn hùng hồn. Họ có vẻ "kiêng kỵ".


Vì sao vậy? Vì DOC lập ra là để khoanh vùng một vùng biển ở khu vực Đông Nam Á là của  ASEAN dưới sự lãnh đạo của Trung Nam Hải. Thế nhưng bàn cờ trật tự thế giới vùng Châu á Thái bình dương cũn khá mệt mỏi về văn kiện chính trị này. DOC làm đảolộn mọi tính toán của Mỹ ở Châu á. Trở lại Hoa Thịnh Đốn gặp phải con hổ Bắc Kinh ngáng đường. 


Danh xưng vùng biển nam Trung Hoa được ghi nhận trên bản đồ thế giới (Google map) từ lâu, khiến nhiều dân tộc hiểu nó là vùng biển riêng của nước Trung Hoa. Thậm chí có nhiều nhà


chính trị chưa hiểu sự khác biệt giữa nước Trung Hoa và nước Trung Quốc. Tệ hại hơn, mới đây, ông Phó tướng Quân ủy Bắc Kinh Phạm Tường Long khi đến làm việc ở Hà Nội còn dõng dạc tuyên bố chắc nịch về vùng biển này là của Trung Quốc từ thời thượng cổ! Đối với VN không có gì ngạc nhiên.


Trong nhiều bài viết trên Văn Hóa về danh xưng của vùng biển rộng gần 3, 5 triệu km2 (1.400.000 sq mi - tọa độ 13°N - 113°E), báo đã tố cáo danh xưng biển nam Trung Hoa (South China Sea)  ghi trên Goole map là sự cưỡng chế vô ý thức của các nhà bản đồ học. Họ không biết tên các vùng biển viền quanh các quốc gia ven biển.


Nhìn trên hải đồ, có thể nhận thấy ngay các bờ biển: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia.


image021


Nếu lấy giữa Hoàng Sa - Trường Sa làm trung tâm điểm, về hướng tây là phạm vi vùng EEZ biển Đông (Việt Nam); về hướng  đông là phạm vị EEZ biển Tây (Philippines); về hướng  nam là phạm vi EEZ biển Nam (gồm Indonesia, Malaysia, Brunei); về hướng  bắc là phạm vi EEZ biển Bắc (Trung Quốc). Không ai tranh chấp với ai tuân theo luật biển Liên hiệp quốc UNCLOS 1982.


Thực tế hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 6 nước 7 bên. Bên thứ 7 là Đài Loan dù nước này chiếm đảo Ba Bình, nhưng cách Đài Loan 1600km.  Kể như không có EEZ (Exclusive Economic Zone). Ông cựu TT Mã Anh Cửu có đòi củng không ai cho.


Khí xác định phạm vi các vùng biển nêu trên, câu hỏi đặt ra là: thế còn vùng nào là vùng Biển Quốc Tế? 


image022

Phạm vi màu xanh đậm trên bản đồ trích từ nguồn UNCLOS - CIA mô tả, chưa hẳn là chu vi diện tích của một vùng Biển Quốc Tế - theo nhận xét của người viết.


Khi đưa ra khái niệm về vùng "Biển Quốc tế", tác giả không đi sâu vào ngành đại dương học, hàng hải học. Đó là vấn đề lớn dành cho các học giả nghiên cứu chuyên sâu về biển trên thế giới. Thực tế trên thế giới có nhiều vùng biển quốc tế không thuộc quyền sở hữu của quốc gia nào hoặc đang trong tình trạng tranh chấp chưa giải quyết theo luật biển quốc tế.


Trong phạm vi nhỏ của bài viết này, tác giả chỉ muốn đưa ra một sự kiện về danh xưng vùng "Biển Quốc Tế" hiện đang nổi lên ở mặt trận tranh chấp đại dương ở Đông Nam Á.


Ngày 14 tháng 3 năm 1988, trận hải chiến Việt Trung ở đảo Gạc Ma trung tâm quần đảo Trường Sa đã khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam bối rối về chủ quyền biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Trung Quốc đã lộ dã tâm xâm lược biển của Việt Nam.   


Sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực, một  Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan được ký kết vào ngày 9 tháng 8 năm 1997 tại Bangkok, đồng thời cũng là hiệp định về phân định toàn bộ các vùng biển đầu tiên trong khu vực.


Đối với các nước liên can tới biển nam Trung Hoa / biển Đông chưa có hiệp ước nào do tranh chấp chủ quyền đang diễn ra căng thẳng. Việt Nam trở thành đối tượng "khó chịu" của một số nước trong vùng do chủ quyền lịch sử biển của Việt Nam chiếm hữu trên 1 triệu km2 vùng biển này từ thế kỷ 17 bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, đặc biệt Việt Nam trở thành cái gai đối với Trung Nam Hải. Làn sóng chống Tầu bá quyền âm ỉ nổi lên trong nước. 


Năm 2002 tại thủ đô Phnom Penh-Campuchia, bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC ra đời. Đây là một văn kiện chính trị được các nước ASEANTrung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11.


 Hoa Kỳ không là nước tham gia và không có tiếng nói trong Tuyên bố DOC.  


Về hình thức, văn kiện chính trị bản Tuyên bố DOC tạm thời minh định chủ quyền vùng biển nam Trung Hoa giữa Trung Quốc với ASEAN và thế giới. Dù là văn kiện chính trị không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng Trung Quốc đạt được ý đồ chính trị và đồng thời cũng là góc độ hữu hảo trong mối bang giao Việt - Trung vào thời điểm.


Tạm thời yên tâm về biển, Việt Nam chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ vào nền kinh tế èo uột quốc nội trước xu thế toàn cầu hóa. Chính sách hợp tác hội nhập đa phương mở cửa cho VN nhận ra sự lạc hậu nghèo nàn của quốc gia.


Năm 1995 mối bang giao Việt Mỹ bình thường hóa dưới thời TT Bill Clinton là dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Chính sách của Việt Nam có thể nhìn thấy qua hai trường phái: giao lưu chính trị với Trung Quốc - giao lưu kinh tế với Hoa Kỳ.


Việt Nam chưa thực sự giao lưu chính trị với Mỹ do ấn tượng "đế quốc xâm lược" trong đầu các ông bộ chính trị vẫn còn sợ hãi đế quốc xâm lược và bàn tay sắt bọc đường của Trung Quốc sát nách. Nhưng tư bản Mỹ không phải là cái mỏ cho các ông đào một cách dễ dàng.


Các cuộc tranh chấp nổi lên căng thẳng về vấn đề chủ quyển biển đảo ở biển Đông, Mỹ tuyên bố không dính líu gì tới các bên tranh chấp, Mỹ chỉ nói con đường hàng hải quốc tế xuyên qua biển Đông đang bị mất ổn định, Mỹ cần phải bảo vệ sự ổn định cho con đường hàng hải quốc tế.


 Tướng Mỷ tuyên bố thẳng thừng con đường hàng hải mang "lợi ích quốc gia" cho Mỹ 5 ngàn tỷ đô là hàng năm.


Tướng Tầu đối lại, biển nam Trung Hoa là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.


Việt Nam ở giữa hai gọng kềm.


Gọng kềm thứ nhất: 7 đảo nhân tạo - căn cứ hỏa lực khống chế toàn bộ vùng biển Trường Sa.


Gọng kềm thứ hai: Mỹ phải có tiếng nói ở biển Đông - "giải phóng" DOC đi tới hóa giải COC.


image023

7 đảo nhân tạo-căn cứ hỏa lực của Trung Quốc khống chế quần đảo Trường Sa. VĂN HÓA MAP


Từ DOC Phnom Penh tới hội nghị COC Manila


Ngày 29/04/2017, Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN diễn ra vào, tại Manila, Philippines thảo luận về vệc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cụ thể ở biển nam Trung Hoa gọi tắt là COC - một hội nghị tiếp nối DOC.


Tuy rằng, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng ý đồ của COC theo ý người viết, sẽ xác định phạm vi địa lý từng khu vực biển (EEZ) và quan trọng nhất, hợp thức hóa biển nam Trung Hoa bao gồm cả khu vực 7 đảo nhân tạo. Như vậy phạm vi địa  lý - diện tích của vùng Biển Quốc tế phía Mỹ đưa ra không bao giờ có.


Việc Trung Quốc muốn hoàn tất sớm việc soạn thảo bản dự thảo COC trước cuối tháng 6 năm nay đã khiến một số nước  trong ASEAN không lấy làm hứng thú cho lắm. Lý do: 10 nước ASEAN là 10 quan điểm,10 quyền lợi trái ngược nhau, 10 vị trí an ninh quốc phòng khác nhau, đặc biệt là 6 nước 7 bên tranh chấp. Theo tin quốc tế, trong hội nghị, ASEAN không hề đề cập đến “các hoạt động cải tạo đất đai và quân sự hóa”. (cái cầy đặt trước con trâu rồi còn nói gì nữa!)


Cuối cùng, kết quả của hội nghị COC 18/5/2017 Manila chỉ là một cái văn bản hiệp định khung mà thôi, dù cho Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc ngầm "đe dọa": "việc thảo luận và lập COC được quy định trong DOC, và đó là điều mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã cam kết".


Vương Nghị thú nhận trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh là cần phải "loại bỏ sự can thiệp từ bên trong và bên ngoài khu vực, có thể sự can thiệp từ bên ngoài là nhiều hơn" ... và "chúng ta sẽ có thể tổ chức các cuộc thảo luận trọng yếu về các văn bản COC tại một thời điểm thích hợp cho tới khi chúng ta đạt được những điều luật mang tính khu vực".


Sự thất bại của COC đã manh nha.


Nên nhớ, Hội nghị COC 2017 Manila cũng không có tiếng nói của Hoa Kỳ. (1)


Các bên ASEAN + Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa COC lên bàn mổ vào tháng diễn ra hội nghị chính thức 13-14/11/2017.


Vùng "Biển Quốc Tế" sẽ bùng nổ? Đó còn là một bí mật và COC có khả năng dời tới năm sau nữa. Hôm 31/03/17,Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore đưa ra nhận định: "Dù có COC hay không, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục làm mọi cách để củng cố vị thế chiến lược của họ ở Biển Đông đối với Hoa Kỳ. Khi nào Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ để trở thành đối tác hữu hảo, họ sẽ chẳng cần đến COC, lẫn tình hữu nghị với ASEAN" (theo VOA).


Đó là một chuyển xoay không bất ngờ của thời thế.


Những chỉ dấu phác họa chính sách Biển Đông của tân chính quyền Mỹ


Không một chút kinh nghiệm ở biển Đông nhưng từ khi chưa nhậm chức, trên mạng Twitter ngày 04/12/2016, ông Trump đã lên án việc Trung Quốc xây “các tổ hợp quân sự khổng lồ” ở giữa biển nam Trung Hoa, tức là 7 hòn đảo nhân tạo ở trung tâm khu vực biển đảo Trường Sa.


Ngày 11/01/2017, trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ, ông Rex Tillerson đã lên án việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Mỹ phải ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo này. Ông đưa ra 2 điểm: 1/ Trung Quốc ngưng ngay các việc xây dựng đảo. 2/ Trung Quốc không được tiếp cận các đảo này nữa.


Lý do: a/ Mỹ có quyền quản lý các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng trước Thế chiến thứ hai (theo một điều ước của Hội Quốc liên trước 1945). Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Thái Bình Dương. Các đảo này bị Nhật chiếm đóng. Vì vậy Mỹ có quyền lên tiếng đòi quyền quản lý. Dựa trên lập luận này thì Mỹ có quyền "cấm" Trung Quốc léo hánh đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


b/ Các đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Pháp. Vấn đề là Pháp "im lặng" về việc này từ sau khi rời Việt Nam cho đến nay. Pháp tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, do "khám phá". Không quốc gia nào phản đối việc này. Sẽ là một sự "đảo lộn" về địa chính trị nếu bây giờ Pháp lên tiếng đòi Trường Sa và Mỹ ủng hộ yêu sách này (theo Gs Ngô Vĩnh Long). 


image024

Ngoại trưởng Rex Tillerson, nguyên Tổng giám đốc ExxonMobile.


Ngày 23/01/17, phát ngôn nhân mới của tòa Bạch Ốc Sean Spicer, cũng đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ “bảo vệ lợi ích” của Mỹ tại Biển Đông.


Ngay ngày hôm sau, 24/01/17, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả :"Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi tại biển Nam Hải".


image025

Ngày 31/5/2017, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump "hai bên" ký kết bản Tuyên bố Việt - Mỹ 2017.


Ngày 7/7/2017, "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" chính thức khai mạc ở mỏ Cá Voi Xanh và mỏ Cá Rồng Đỏ.


Tạm kết


Những chiến lược gia chính trị-quân sự Mỹ Việt nhìn ra tọa độ chết của lưỡi bò trong chiến dịch "lấy dầu đốt cháy lưỡi bò".


Bản giao hưởng "hiệp thương" đầu tiên Mỹ Việt đã dùng  mỏ dầu khí Cá Voi Xanh và mỏ Cá Rồng Đỏ làm vũ khí phá thủng đường lưỡi bò 9 đoạn của TQ từ đoạn Tri Tôn tới nam Côn Sơn. Đoạn này là khâu nhược huyệt của lưỡi bò.


Thế nhưng phải bao nhiêu năm nữa phạm vi và diện tích EEZ của các nước ven biển mới được chính xác minh định? Bao nhiêu năm nữa vị trí và chu vi vùng Biển Quốc Tế mới chính danh định hình?


Có tin khi "hai bên" Việt Mỹ bắt tay nhau chặt chẽ, VN sẽ cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh 50 năm với giá phải chăng. Lúc ấy may ra nền an ninh và hợp tác phát triển vùng Đông Nam Á mới có cơ bền vững./


Lý Kiến Trúc


12/7/2017


(1) Từ Hội nghị cấp cao ASEAN XI, bắt đầu có thêm phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của sáu nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, và Ấn Độ với tên gọi chính thức là Hội nghị cấp cao Đông Á. Ngoài ra còn có phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với lãnh đạo Nga.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


BÀI 1: - VN tiến hành khai thác dầu khí trong vùng biển EEZ.


BÀI 2: - "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" bác bỏ - công kích lưỡi bò 9 đoạn.

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12030)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11729)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 11921)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14211)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12655)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12254)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12222)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11098)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.