Việt Nam: Khủng hoảng cơ chế tội phạm kinh tế chính trị cấp quốc gia

06 Tháng Tám 20178:57 CH(Xem: 13942)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


image005


- Đây, Trịnh Xuân Thanh: hàng triệu đô từ dầu khí!


- Đây, Bình Dương: 620 USD hoang tàn!


- Đây, Trầm Bê: 43 ngàn tỉ bốc khói!


- Đây, Hồ thị Kim Thoa.


- Đây, Đặng thị Hoang Yến.


 

+++++++++++++++++++++++++++++


 

Trịnh Xuân Thanh sẽ khai lỗ hay lời từ dầu khí!


image006

Hai tầu hút dầu đang chờ bơm dầu ở một giàn khoan. Có tin nói rằng Thanh đã bán dầu lên tới 36 triệu đô la hay 145 triệu đô la. Ảnh minh họa.


Trịnh Xuân Thanh: tội phạm 145 triệu đôla hay gián điệp?


Thứ sáu, 04/08/2017


(Chính trị) - Thật kỳ lạ và mờ mịt khó hiểu“, – nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.


Trong cuộc phỏng vấn của “Sputnik-Việt Nam”, ông Kolotov nói: Việc nhân viên đặc nhiệm đưa công dân về nước một cách trái phép từ lãnh thổ quốc gia khác là thực tế khá phổ biến. Mỹ dẫn độ công dân của mình về nước từ Liên Xô, từ Iran — ngụy trang dưới vỏ bọc kỹ thuật viên quay phim lẫn vào đoàn làm phim của Hollywood. Từ Pháp, cơ quan KGB Liên Xô đã dẫn các thủ lĩnh phong trào Bạch vệ chống chính quyền Xô-viết về Liên Xô.


Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, quan điểm của Việt Nam rõ ràng. Chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận của nước CHXHCN Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với công dân của nước mình thông qua Interpol. Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự Việt Nam với 145 triệu USD. Rõ ràng đây là  nghi can phạm tội kinh tế quy mô lớn chứ không phải phạm tội chính trị.


image007

Chỉ từ một chiếc xe gắn biển xanh, những góc khuất trên con đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh đã dần bị đưa ra ánh sáng.


Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ. Nhưng, tại sao Đức không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình? Hơn nữa, lại còn đưa ra lệnh trừng phạt đại diện chính thức của cơ quan phản gián thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, và thậm chí, theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông, Đức còn dự định trục xuất cả Đại sứ của Việt Nam.


Như vậy, theo ý kiến của Giáo sư Kolotov, chính quyền Đức tự xác nhận: họ không chỉ biết rằng tội phạm quốc tế muốn ẩn trốn ở Đức mà còn bao che cho đối tượng đó. Mà người ta chỉ hành động như vậy với những người có khả năng tiếp cận bí mật quốc gia và hoạt động gián điệp có lợi cho nước khác – khi đó đối tượng thuộc sự bảo hộ của quốc gia khác. Điều tương tự đã xảy ra, ví dụ, vào năm 1978, khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô kiêm Phó Tổng Thư ký LHQ Arkadi Shevchenko đã ở lại Mỹ, hay cũng cùng năm đó, điệp viên Liên Xô Viktor Suvorov đào tẩu ở Anh, hay như Thiếu tướng Nga Oleg Kalugin chạy sang Mỹ năm 1995.


Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự “bảo kê”, người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức “che chở” ông ta.


Vì vậy, những gì mà công chúng biết về vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay không phải là tất cả mọi chi tiết. Mà điều khó hiểu chủ yếu — là lập trường của Đức. Mọi việc chỉ có thể sáng tỏ nếu như có sự thừa nhận của chính quyền Đức, rằng Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo.


Theo Sputniknews)


Đơn “Trịnh Xuân Thanh tự thú” đầy lỗi chính tả gây sửng sốt mạng XH


Thứ sáu, 04/08/2017


(Bạn đọc) - Lá thư ngắn, của một người chức vụ cao, nhưng “trốn tránh” được viết thành “chốn chánh”.


Hơn 19h ngày 3/8, ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên bản tin Thời sự VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam. Hình ảnh ông Thanh mặc áo đỏ, gương mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Nhiều người bất ngờ khi thấy lá đơn xin tự thú ký tên Trịnh Xuân Thanh, vì sai lỗi chính tả nhiều.


Lá đơn viết: “…Tôi đã quyết định chốn ở lại Đức. Trong thời gian này cuộc sống chốn chánh, bấp bênh, luôn lo sợ…”. Đã có những câu hỏi đặt ra rằng, “Trịnh Xuân Thanh trước kia từng trải qua nhiều chức vụ cao, trình độ bằng cấp có, tại sao viết đơn tự thú lại sai nhiều lỗi chính tả như vậy?“.


image008

Lá đơn ký tên Trịnh Xuân Thanh nhiều lỗi chính tả.


Đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC – nơi ông Thanh từng là lãnh đạo chủ chốt, và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương, rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây.


Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ 9/2016. Ông Thanh từng giữ chức Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ Công Thương, Vụ trưởng, Trưởng ban đổi mới tại Bộ Công Thương, Vụ trưởng, chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương.


(Theo Vnexpress)


"Không bỗng dưng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú"


XUÂN QUANG


07:23 04/08/17


(GDVN) - Trịnh Xuân Thanh chính là mắt xích quan trọng nhất trong việc mở rộng điều tra vụ thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)


Cử tri trông đợi vụ án được xét xử nghiêm minh 


Đánh giá về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, hôm 2/8, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội) cho rằng, đây là tín hiệu rất đáng mừng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.


"Tại rất nhiều kỳ họp của Quốc hội, Trung ương Đảng, các cuộc tiếp xúc cử tri, đều nhấn mạnh đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc xem xét, xử lý dứt điểm các đại án trong lĩnh vực kinh tế.


Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bởi đây là vụ án lớn và gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.


Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cũng được coi là thông điệp đầu tiên của đối tượng trong việc hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ những vi phạm có liên quan.


Việc xét xử vụ án đúng người, đúng tội chắc chắn sẽ đem lại niềm tin rất lớn của người dân đối với Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng", Đại biểu Xuyền đánh giá. 


image009

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (ảnh: quochoi.vn).

Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội nhận định, việc đối tượng Thanh ra đầu thú là một trong những yếu tố, mắt xích rất quan trọng để mở rộng điều tra vụ án.


"Trịnh Xuân Thanh là người từng giữ trọng trách rất quan trọng ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - đơn vị để xảy ra thua lỗ nghiêm trọng. 


Đây là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ vụ án. Đối tượng đầu thú sẽ tạo điều kiện cho cơ quan điều tra mở rộng điều tra vụ án, xem xét xử lý những người khác có liên quan, thậm chí ở cấp cao hơn (nếu có)", Đại biểu Xuyền nhận định.


Ông Xuyền cũng cho rằng, việc bị can khai nhận, xác nhận những hành phạm tội là căn cứ để làm rõ thêm nguyên nhân thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quan trọng để buộc tội đối tượng.


"Ngoài các nhân chứng, các tài liệu thu thập được trong quá trình thanh tra, điều tra, một yếu tố quan trọng khác là sự xác nhận của bị can.


Bởi dù sao chăng nữa đối tượng cũng là người bị khởi tố và có liên quan trực tiếp tới khoản thu lỗ hàng nghìn tỷ đồng.


Theo quy định, Thanh được quyền mời luật sư, khai báo, xác nhận các tài liệu, chứng cứ buộc tội của cơ quan điều tra.


Trường hợp đối tượng thừa nhận hành vi vi phạm theo kết quả điều tra thì càng dễ dàng cho cơ quan thực thi pháp luật sớm kết thúc vụ án", Đại biểu Bùi Văn Xuyền nói.


Đánh giá chung về những vụ án tham ô trong lĩnh vực kinh tế đã đưa ra xét xử, Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho biết, nếu nhìn một cách toàn diện, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta hiện nay đạt được kết quả khá tốt. 


Bên cạnh đó cũng còn một số ý kiến cử tri cho rằng, cần đưa ra hình phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với những đối tượng vi phạm, nhằm ngăn chặn tình trạng buông lỏng quản lý, dẫn đến tham ô, tham nhũng, gây thất thoát nghiêm trọng về kinh tế và ngân sách.


Không bỗng dưng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú


Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có một phần yếu tố tự nguyện.


Tuy nhiên yếu tố về mặt nghiệp vụ của cơ quan điều tra, trong việc gây sức ép kết hợp với tuyên truyền, vận động, để bị can hiểu rõ hành vi vi phạm, có vai trò rất quan trọng dẫn đến quyết định đầu thú của Thanh.


image010

Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính trong khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại PVC. ảnh: Thanh Niên.


"Bị can, bị cáo khi phạm tội đều rất muốn được pháp luật khoan hồng. Rõ ràng, cơ quan điều tra trong trường hợp này đã khai thác triệt để yếu tố đó. 


Việc thông báo truy nã đối tượng vi phạm ngay cả khi bị can đang lẩn trốn, sẽ có tác động lớn về mặt tư tưởng, tâm lý, đối với Thanh.


Và trên thực tế, rất nhiều đối tượng có liên quan tới vụ việc tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã bị bắt.


Chắc chắn một mình Thanh cũng không thể sống chui lủi, yên thân hưởng thụ", Đại biểu Bùi Văn Xuyền nhận định.


Đại biểu Xuyền nói thêm: "Trong trường hợp bị can đầu thú, tự nguyện khai báo, khai báo trung thực, hợp tác giúp cơ quan điều tra kết thúc nhanh vụ án, khắc phục những thiệt hại do mình gây ra thì có thể coi là những tình tiết giảm nhẹ".


Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và điều tra ban đầu, nhóm cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).


Dưới thời điều hành của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trịnh Xuân Thanh và Tổng giám đốc Vũ Đức Thuận cùng các thuộc cấp, Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã sử dụng phần vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết.


Do yếu kém trong điều hành sản xuất kinh doanh nên việc góp vốn không mang lại hiệu quả.


Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa thể triển khai khiến Tổng công ty thua lỗ gần 1.850 tỷ đồng.


Trước khi Trịnh Xuân Thanh đầu thú, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam đối với 10 bị can nguyên là cán bộ của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. XUÂN QUANG./


Phỏng vấn Blogger Người Buôn Gió về Trịnh Xuân Thanh


RFA
2017-08-02


image011

Blogger Người Buôn Gió

RFA


Ngày 31/07/2017, báo chí Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh (TXT) đến Bộ Công an để đầu thú, tuy nhiên tờ thoibao.de dẫn nguồn thông tin từ Đức nói ông Thanh bị bắt cóc tại Berlin, dẫn qua 1 nước khác và dẫn độ về Việt Nam.


Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn blogger Người Buôn Gió, một người vừa qua có tiếp xúc trực tiếp với ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, về thông tin liên quan. Trước hết blogger này đưa ra nhận định về khả năng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam rồi ra đầu thú.


Blogger Người Buôn Gió: Chuyện anh ấy bị bắt cóc đưa về thì cũng có khả năng xảy ra. Nhưng một điều tôi băn khoăn là trước lúc chúng tôi nói chuyện với nhau tôi có hỏi anh Thanh là nếu trường hợp anh đang ở nhà mà có 5, 6 người đạp cửa vào xốc cổ anh đi thì anh tính thế nào. Anh Thanh nói nếu như vậy thì có bắn chết anh ấy cũng không về, anh sẽ la làng lên chứ không im lặng bị đưa về, nên khi xảy ra chuyện bắt cóc đưa đi thì tôi cũng không hiểu, không đánh giá được.


Anh Thanh nói nếu như vậy thì có bắn chết anh ấy cũng không về, anh sẽ la làng lên chứ không im lặng bị đưa về. 
-Blogger Người Buôn Gió


Tức là chuyện anh Thanh về đầu thú thì với tôi là người hiểu tâm lí anh ấy từ lúc trước đến giờ thì tôi nghĩ không bao giờ ảnh về. Cái thứ hai là chuyện anh ấy bị bắt cóc về thì cũng có khả năng nhưng tôi cũng chưa nghĩ được là khả năng ấy diễn ra như thế nào, tại sao anh Thanh không có phản ứng.


RFA: Nếu thông tin TXT bị bắt là sự thật, có một số nhà bình luận nói có khả năng là họ dùng vũ khí bắt cóc một người như vậy là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước Đức. Anh nghĩ sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo giữa Đức và VN.


Blogger Người Buôn Gió: Nếu sự việc này xảy ra thì trong quan hệ Việt Đức sẽ có thay đổi nhưng không lớn. Nếu như Đức chứng minh được VN sang đây bắt người thì sẽ có những cái gay gắt về quan hệ ngoại giao nhưng sẽ không bằng những người ất đồng chính kiến chính trị. Nếu như một người tị nạn chính trị công khai chống Đảng như tôi nói. Anh ấy trở thành một người chống đối chế độ thì việc bắt anh ấy đưa về bất hợp pháp như vậy thì nó sẽ là một vụ lớn không chỉ ở Đức mà còn cả thế giới nên chúng ta có thể thấy tại sao bao nhiêu người bất đồng chính kiến lớn như ông Bùi Tín, Vù Thư Hiên, ông Cầm bên Nga… Những người từng có vai trò chức vụ trong Đảng, người ta bỏ ra nước ngoài và công khai lên tiếng vạch ra cái sai của chế độ thì họ hoàn toàn không bị làm sao. Nhưng ở địa vị anh Thanh thì ở một vị thế khác. Anh ấy có một cái lệnh về tội làm thất thoát, tham nhũng. Thế nên vụ anh Thanh tôi nghĩ quan hệ hai nước sẽ có trục trặc gì đó nhưng cũng không đến mức độ khốc liệt như bắt một người đấu tranh dân chủ hay bất đồng chính kiến.


RFA: Ông Thanh đang ở trong tay CA VN, ông dự đoán gì về tương lai ông Thanh và phe nhóm của ông ta?


Blogger Người Buôn Gió: Đầu tiên thì đây là sự sôi động về chính trị, nếu ông Thanh không bị bắt cóc mà sống yên lành ở Đức thì việc này cũng chìm vào quên lãng. Sự việc ông Thanh trở về thật ra cũng không hẳn là trong nội bộ Cộng Sản vui mừng. Về mặt dân chúng thì thể hiện sự vui mừng thế thôi nhưng nó không có giá trị gì nhiều.


Tôi nghĩ đây là sự giàn xếp giữa các phe nhóm với nhau. Bản thân những người đưa về người ta cũng không để cho các phe khác trong Đảng biết. Đến ông Tô Lâm mà còn không biết, đường đường là một bộ trưởng, nếu biết ông ấy sẽ nói ngay nhưng ông ấy bảo cũng chưa có thông tin gì. Tức là bản thân ông ấy cũng là người không nắm chắc việc ông Thanh bị đưa về.


image013

Ông Trịnh Xuân Thanh Courtesy of Zing


Nhưng mà khi tôi còn ở Đức chưa sang đây, tức là giai đoạn anh Thanh bị bắt thì tôi có thấy người của tổng cục 2 la cà ở những quán ăn ở Berlin. Nhưng lúc ấy thì tôi cũng không quan tâm vì chuyện của tôi và anh ấy xong rồi. Giờ anh ấy làm gì, có bị làm sao thì đó là số phận của anh ấy chứ tôi không phải là người bảo trợ cho anh ấy. Nếu như anh ấy đi theo con đường phản động của tôi thì tôi còn có trách nhiệm hay liên quan, còn đây anh ấy đã khước từ, đi con đường cửa anh ấy rồi thì anh ấy có bị bắt, đầu thú hay như thế nào thì đó là chuyện của anh ấy.


RFA: Anh có nhìn thấy người của Tổng cục 2 thì anh có biết những người đó sang để bắt anh Thanh không hay anh không hề quan tâm?


Blogger Người Buôn Gió: Người của tổng cục 2, tổng cục 5 từ sau khi có tin anh Thanh ở Đức thì họ liên tục đến đấy rất nhiều. Tôi cũng không quan tâm, nếu tôi và họ ngồi chung quán, tôi biết họ là người của tổng cục 2 hay họ biết tôi là phản động Người Buôn Gió nhưng cũng không có chuyện gì với nhau nên tôi cũng không quan tâm vì không có chuyện gì với nhau cả.


Thường thì những người trốn rồi thì họ thường để yên nhưng việc của ông Thanh bị bắt về là mong muốn cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng.
-Blogger Người Buôn Gió


Tôi biết chắc là họ không làm gì được tôi, còn tôi trước đến giờ tuy rằng Berlin là thủ phủ của Cờ Đỏ thì họ cũng quen với cái kiểu của tôi là chửi Cộng Sản từ trong nước ra đến đây rồi nên họ cũng coi tôi bình thường. Tôi và những người an ninh hay tổng cục 2 không có liên quan gì đến nhau. Chuyện anh Thanh đến nhờ tôi chửi thì đó là việc của anh Thanh. Nếu như không phải ông Thanh mà là ông Đinh La Thăng hay Vũ… sang đến đây nhờ tôi viết bài thì tôi cũng viết thôi. Tôi không phải là người chủ động ở cuộc chơi này nên tôi cũng không quan tâm.


RFA: Tại sao thời điểm này lại công bố bắt ông TXT?


Blogger Người Buôn Gió: Tôi nghĩ là ông Thanh mới bị bắt mấy ngày nay thôi, từ ngày 23, 24 gì đấy. Thì trong lúc đưa về thì họ cũng phải chuẩn bị, lúc về đến Vn thì họ đưa ra tin ngay thôi.  Nhưng có 1 cái hay là họ nhờ những nguồn tin bên ngoài đưa tin đó ra trước để ông Tô Lâm vào thế việt vị.


Mục đích bắt TXT là gì? Thường thì những người trốn rồi thì họ thường để yên nhưng việc của ông Thanh bị bắt về là mong muốn cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, ông ấy có cam kết, thỏa thuận trong Đảng là ông chỉ làm nửa nhiệm kỳ rồi về, để ông giải quyết những vấn đề về dầu khí, tham nhũng, hay thất thoát của dầu khí xong rồi ông ấy về. Thì cái vụ thất thoát của ông Đinh La Thăng nằm trong chuyện đó của ông Trọng. Bây giờ nếu ông TXT trốn thoát ra bên ngoài thì ông Trọng vin vào cớ đấy bảo là “bây giờ ở trong nội bộ các đồng chí để cho ông ấy trốn thoát, như thế là tôi không yên tâm, uy tín của Đảng bị sứt mẻ (tức là uy tín của ông ấy thôi nhưng ông ấy cứ bảo thế), xói mòn niềm tin của dân chúng. Bây giờ phải bắt được ông ấy về thì tôi mới yên tâm về giữa chừng”.


Tôi nghĩ lực lượng nào đấy thuộc tổng cục 2 của Ngô Xuân Lịch là người gần như được chọn kế vị ông Trọng đã chỉ đạo tổng cục 2 thực hiện vụ này. Trường hợp ông Lịch làm chủ nhiệm chính trị quân đội, trước đây Lê Khả Phiêu cũng làm chủ nhiệm chính trị quân đội, được nửa nhiệm kỳ thì Lê Khả Phiêu lên thay Đỗ Mười. Chức chủ nhiệm chính trị quân đội này cũng là người có lí luận trong Đảng, về chính trị, lí luận, tưởng tưởng là những yếu tố để ứng cử vào chức TBT. Tiền lệ đã có sự thay đổi  giữa chừng là ông Lê Khả Phiêu lên thay ông Đỗ Mười.


RFA: Anh có nghĩ ông TXT nắm giữ bí mật nào đó có thể lật ngược tình thế lúc này?


Blogger Người Buôn Gió: Tôi nghĩ là không, nếu có thì ông ấy đã không phải trốn ra nước ngoài, cùng lắm ông ấy chỉ khai ra số người cùng chung với ông ấy trước đây kể cả thủ tướng Ngô Xuân Phúc, Vương Đình Huệ hay Hoàng Trung Hải. Những người mà trước đây khi ông Thanh còn làm trưởng ban kinh tế Trung ương, họ có những qua lại chia chác với nhau nhưng khi ổng bị bắt rồi, những người chủ trương bắt ổng có muốn mở rộng điều tra ra những nhân vật kia hay không thì việc của người ta nữa. Nếu ông Thanh có khai ra những người kia mà người thụ lí hồ sơ bảo vụ này chỉ khép lại tại đây thôi thì không có gì cả.


RFA: Cảm ơn ông.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Bình Dương: 620 USD hoang tàn!


Biệt thự chuyên gia, nhà phố bỏ hoang la liệt ở vùng ven Sài Gòn


04/08/2017


Theo cơn sốt bất động sản từ 10 năm trước, hàng trăm biệt thự dành cho chuyên gia, nhà phố được xây dựng ào ạt ở Bình Dương nhưng đến nay vẫn hoang vắng, thiếu bóng người.


Hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang, xuống cấp ở Bình Dương Nhìn từ trên cao, các khu đô thị, biệt thự ở Mỹ Phước, Bình Dương được quy hoạch, xây dựng bài bản nhưng thực tế đang bị xuống cấp sau cơn sốt bất động sản 10 năm trước.


image014

Không chỉ có Thành phố mới được đầu tư đồng bộ nhưng hoang hóa, Bình Dương còn khu đô thị khác với hàng trăm biệt thự được đầu tư đồng bộ nhưng rơi vào hoang vắng nhiều năm nay là Mỹ Phước ở thị xã Bến Cát. Năm 2007, các khu Mỹ Phước 1,2,3,4 trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


image015

Dự án đình đám nhất thời điểm đó là Ecolakes Mỹ Phước (xã Thới Hòa, huyện Bến Cát), với diện tích 226 ha, vốn đầu tư đến 620 triệu USD. Theo thiết kế, khu đô thị này xây dựng theo hướng đô thị sinh thái với nhiều hạng mục khác nhau như công viên, hồ cảnh quan, biệt thự cao cấp, nhà phố, bệnh viện, trường học quốc tế…


image016

Trong ảnh là khu biệt thự resort Western thuộc quần thể Khu Công nghiệp - đô thị Mỹ Phước 1 có quy mô 32 ha, với 129 biệt thự cùng hàng loạt các dịch vụ công cộng, giải trí, thương mại hiện đại với hồ điều hoà, sân bóng đá mini, sân tennis có mái che, hồ bơi, quảng trường, các cụm nhà hàng, trung tâm mua sắm...


image017

Dự án do Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương làm chủ đầu tư, đã triển khai từ 10 năm trước và hiện một nửa số biệt thự đã hoàn thiện nhưng chỉ thưa thớt vài căn có người ở.


image018

Tại dự án làng chuyên gia Ruby Land ở khu Mỹ Phước 2, những căn biệt thự được chủ đầu tư xây dựng hướng đến đối tượng khách hàng là những chuyên gia và người nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.


image019

Phần lớn biệt thự ở đây đều có diện tích lớn, từ 500 đến gần 3.000 m2, nhưng vắng người ở đang xuống cấp. Các thông tin quảng cáo của chủ đầu tư tại thời điểm xây dựng khoảng 10 năm trước, giá các căn biệt thự này 2,3-8 tỷ đồng.


image020

Cũng như tình trạng ở những nơi khác, một số căn biệt thự sang trọng ở đây được tận dụng để nuôi yến.


image021

Nhiều căn không sử dụng lâu năm bị hư hỏng nặng.


image022

Cỏ mọc um tùm, bờ tường rêu mốc khiến các căn nhà trở nên u ám.


image023

Bên trong, nhiều hạng mục cũng bị hư hỏng dần.


image024

Một cư dân vừa chuyển về đây sinh sống cho biết đã mua được căn biệt thự với giá 1,7 tỷ đồng sau một thời gian dài các biệt thự tại đây giảm mạnh giá bán. Căn hộ diện tích nhỏ nhất được bán với giá 1,7 tỷ đồng, nhưng khách mua phải chi thêm hàng trăm triệu đồng để sửa lại vì nhà xuống cấp.


image025

Nằm trên đường NE4, trong khu Công nghiệp và đô thị Mỹ Phước III (phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát) là khu biệt thự cao cấp Coco Land, được xây dựng từ năm 2008 cũng đang trong cảnh hoang hóa. Khu biệt thự này do Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương làm chủ đầu tư với quy mô 18 ha.


image026

Khu này dự kiến có  271 căn biệt thự bao gồm 164 căn biệt thự đơn lập, 107 biệt thự song lập, thiết kế với 4 mẫu biệt thự đơn lập và 3 mẫu biệt thự song lập cùng nhiều tiện ích khác.


image027

Đối tượng khách hàng của dự án mà chủ đầu tư hướng đến cũng là các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Mỹ Phước và khu vực lân cận. Tuy nhiên 10 năm qua, các căn nhà sang trọng này cũng không có bóng người.


image028

Bên cạnh những lốc nhà đã hoàn thiện, nhiều căn đang xây dựng dở dang và cùng xuống cấp theo thời gian. Nhân viên một công ty môi giới bất động sản tại khu vực này, cho biết chủ các căn nhà ở đây phần lớn đến từ các địa phương khác. Thời điểm mở bán, mỗi căn có giá khoảng 2 tỷ đồng, sau khi thị trường đóng băng, giá giảm mạnh gần phân nửa nhưng rất ít người mua.


image029

Những biệt thự xây dựng dở, loang lỗ gạch tạo thành những dãy nhà "ma".


image030

Bên cạnh khu biệt thự sang trọng, những dãy nhà phố nằm cạnh các tuyến đường được đầu tư hiện đại cũng rơi vào cảnh đìu hiu. Tổng cộng quanh khu Mỹ Phước có hơn 20 dự án khu dân cư với tổng diện tích 5.299 ha, nhưng rất vắng người qua lại.  


image031

Theo thông tin từ các công ty môi giới bất động sản trong khu vực, thời điểm sốt đất năm 2007-2008, nhà phố được thổi lên đến 2,4 tỷ đồng/căn. Hiện tại, tùy theo vị trí, các căn nhà phố ở đây có giá quanh mức 1 tỷ đồng.  


image032

Nhà xuống cấp được rao bán, cho thuê nhưng rất hiếm giao dịch.    


image033

Anh Hải, ngụ dãy nhà phố đường NA3, phường Chánh Phú Hòa, cho biết khu vực này rất hoang vắng. Anh làm việc ở nhà máy gần đây nên buộc phải mua ở. "Chỉ thời điểm vào và tan ca các khu công nghiệp mới có người chạy xe máy ngang qua, còn từ sáng đến tối luôn trong cảnh đìu hiu", cư dân này chia sẻ.      


image034

Theo các chuyên gia bất động sản, chính sự nóng sốt của thị trường khu vực này vào thời điểm 2007-2008 đã khiến nhiều nhà đầu tư định hướng sai.


image035

Thời điểm đó, Thành phố mới Bình Dương được thành lập như một thỏi nam châm hút. Hạ tầng khu vực này cũng được đầu tư rất tốt và được kỳ vọng sẽ thu hút được người dân, các chuyên gia trong và ngoài nước đổ về đây làm việc, sinh sống. Tuy nhiên, Thành phố mới không phát triển như kỳ vọng đã khiến cho rất nhiều dự án lân cận điêu đứng, trong đó có Mỹ Phước.


image036

Các khu đô thị với hàng trăm biệt thư cao cấp, nhà phố nằm trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, cách TP.HCM hơn 50 km về hướng đông bắc.

Lê Quân


04/08/2017 2 1


image037

Siêu dự án 65.000 tỷ của 'chúa đảo' Tuần Châu ở TP.HCM đang ra sao?


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trầm Bê: 43 ngàn tỉ bốc khói!


image039image040
Trầm Bê mê đôla, mê dinh thự,mê xây chùa, mê cúng bái.

Những thương vụ triệu đô của ông Trầm Bê


06/08/2017


Trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình, ông Trầm Bê từng nhiều lần khiến giới đầu tư sửng sốt bởi sự chịu chi của mình trong các thương vụ làm ăn.


Năm 2002, khi chưa có đơn vị nào trong nước đủ tiềm lực đầu tư thiết bị chiếu xạ thanh long (điều kiện cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu thanh long) thì ông Trầm Bê đã chi hàng chục triệu USD mua máy chiếu xạ.


Theo đó, mức giá thiết bị chiếu xạ theo tiêu chuẩn Pasteur và kỹ thuật chiếu xạ của Mỹ khi đó có giá lên tới 20 triệu USD/chiếc, ông Trầm Bê khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn đã bất chấp khó khăn để đầu tư.


Ông từng cho biết theo đuổi việc lắp ráp, nhập khẩu máy chiếu xạ phải trải qua rất nhiều thủ tục phức tạp, sau nhiều biến cố và chi phí không thể nào tính được, Công ty Sơn Sơn của ông mới được cấp phép chiếu xạ thanh long.


image041

Đến năm 2004, vị đại gia người Trà Vinh này bắt đầu rẽ lối sang lĩnh vực tài chính ngân hàng khi đầu tư rất nhiều tiền vào Ngân hàng Phương Nam và trở thành Thành viên HĐQT tại nhà băng này.


Thông qua Phương Nam, ông Trầm Bê còn thành lập Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) vào năm 2007 và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).


Tại NJC, ông Trầm Bê là Phó chủ tịch, đưa con gái Trầm Thuyết Kiều sở hữu 11% cổ phần nắm giữ chức Phó giám đốc. Còn tại PNS, sau ba năm thành lập, con trai út của ông là Trầm Khải Hòa đã được đưa lên làm Chủ tịch HĐQT và sở hữu 6,09% vốn tại PNS.


Tính tới năm 2007, ông Trầm Bê và các con đã sở hữu tổng cộng 17,5% vốn điều lệ tại Phương Nam, tương đương khối tài sản trị giá hơn 560 tỷ đồng khi đó.


Theo báo cáo quản trị năm 2013 của Phương Nam, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê và các con đã vượt trên 1/5 vốn tại ngân hàng. Với vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng cùng thời điểm, tổng tài sản gia tộc họ Trầm sở hữu tại Phương Nam lên tới hơn 830 tỷ đồng.


Một thương vụ bất động sản rất nổi tiếng của ông Trầm Bê chính là thâu tóm dự án bất động sản tại Mỹ.


Theo đó, năm 2009, ông Trầm Bê đã khiến giới đầu tư bất động sản trong nước sửng sốt khi chi tới 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall thuộc trung tâm thương mại Cupertino, bang California, Mỹ.


Hàng loạt công ty của Mỹ đã cố gắng thương lượng với vị đại gia người Việt trong suốt nhiều năm, nhằm mua lại phần vốn này nhưng không thành công.


Mãi tháng 11/2014, ông Trầm Bê mới quyết định chuyển nhượng số bất động sản này để chốt lời khoản đầu tư. Với giá chuyển nhượng lại lên tới 116 triệu USD, đây được coi là một trong những thương vụ mua bán, sáp nhập lớn nhất lịch sử bán lẻ của thung lũng Silicon.


Trong thương vụ đầu tư này, ông Trầm Bê đã mang về Việt Nam tới 80 triệu USD sau khi trừ đi 36 triệu USD để giải quyết các khoản thuế, phí tại Mỹ. Như vậy, sau 5 năm đầu tư trên đất Mỹ, vị đại gia họ Trầm đã lãi 16 triệu USD, đây cũng là thương vụ đầu tư bất động sản thành công nhất của đại gia Việt vào thị trường Mỹ.


Trong thương vụ thâu tóm Sacombank nhiều ồn ào, không có số liệu chính thức cho biết ông Trầm Bê phải chi ra bao nhiêu tiền trong thương vụ này nhưng tính theo giá trị cổ phiếu số tiền trong thương vụ này có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng.


Ván cờ ngân hàng 13 năm của đại gia Trầm Bê 13 năm tham gia lĩnh vực ngân hàng, ông Trầm Bê đã có những nước cờ lỗi và phải trả giá, mặc dù "thế trận" đại gia này tạo ra tốt ở một vài thời điểm.


Theo đó, năm 2012, nhóm cổ đông của Nguyễn Đức Kiên buộc phải chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần Eximbank (trên 20%) để xử lý các khoản nợ vay ACB đã dùng để tài trợ việc đầu tư vào chính cổ phiếu Eximbank.


Số cổ phần này sau đó được chuyển nhượng cho nhóm đầu tư của ông Trầm Bê, nhưng đứng tên sở hữu là các thành viên HĐQT của Eximbank.


Thông qua Eximbank - cổ đông nắm đa số cổ phần tại Sacombank - ông Trầm Bê đã được cử làm người đại diện đề nghị bầu lại thành viên HĐQT Sacombank.


Thông qua Eximbank, Phương Nam, các công ty có liên quan, ông Trầm Bê liên quan tới 37,7% vốn điều lệ tại Sacombank vào năm 2012. Cuối tháng 5/2012, 6/10 thành viên HĐQT mới tại Sacombank là người của gia đình ông Trầm Bê, Phương Nam và Eximbank.


Tổng cộng đến hết năm 2013, chỉ riêng ông Trầm Bê và 3 người con đã nắm khoảng 6,8% cổ phần của Sacombank, tương đương khoản đầu tư trị giá gần 845 tỷ đồng.


Sau khi Phương Nam sáp nhập vào hệ thống Sacombank, số cổ phần ông Trầm Bê và những người có liên quan đã tăng lên mức 9,49% vốn ngân hàng, tương đương gần 1.800 tỷ đồng.


Tính đến hết năm 2016, gia tộc họ Trầm sở hữu gần 180 triệu cổ phần của Sacombank, tương đương với 9,512% vốn cổ phần của ngân hàng này, giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.


Trước đó, tháng 8/2015, tại công văn chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, ông Trầm Bê đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định, thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ số cổ phần tại Sacombank, Phương Nam và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông và các bên có liên quan.


Đồng thời, ông cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ, sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê./


Ông Trầm Bê có tài sản gì sau khi rời Sacombank?


07:41 05/08/2017


9


Sau khi rời vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, dù không nắm trực tiếp, trong tay ông Trầm Bê vẫn còn một khối tài sản lớn thông qua ủy thác đầu tư cho người thân.


Tính tới thời điểm tháng 3/2017, ông Trầm Bê có vốn góp trực tiếp trong 2 doanh nghiệp và nhiều khoản đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp khác thông qua hình thức holdings - đầu tư vốn cho cá nhân là người thân, bên có liên quan.


Tài sản nắm giữ trực tiếp


Cụ thể, ông Trầm Bê hiện là Chủ tịch HĐQT nắm 82% cổ phần Công ty Cổ phần đá Marble Như Ý tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Công ty có vốn điều lệ 500 tỷ đồng.


Từ doanh nghiệp này các khoản đầu tư của ông Trầm Bê vươn rộng ra nhiều lĩnh vực thông qua các cổ đông khác trong doanh nghiệp.


Ông Trầm Bê cũng có 15,2% cổ phần trong tổng vốn điều lệ 590 tỷ đồng của Công ty CP Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là chủ sở hữu Bệnh viện Triều An tại quận Bình Tân (TP.HCM).


image042

Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là nơi ông Trầm Bê nắm giữ 15,2% cổ phần. 


Hoạt động kinh doanh của Bệnh viện Triều An duy trì khá ổn định trong thời gian gần đây với doanh thu đạt trên 300 tỷ đồng, lợi nhuận trong khoảng gần 30 đến 40 tỷ đồng mỗi năm.


Phần lớn lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính của bệnh viện đều được sử dụng để chia cổ tức cho các cổ đông.


Năm 2014 và 2015, phần cổ tức ông Trầm Bê và con gái Trầm Thuyết Kiều nhận được đạt từ 8 đến 9 tỷ đồng.


Đối với lĩnh vực bất động sản, ngoài 3,06% cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), ông Trầm Bê và gia đình hiện sở hữu nhiều khu đất tại quận Bình Tân, TP.HCM.


Trong đó giá trị nhất là dự án Khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao thuộc Tiểu khu 3 - Khu dân cư Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Dự án do Công ty CP Đầu tư khu đô thị mới Sài Gòn - doanh nghiệp thuộc sở hữu của một người thân trong gia đình ông Trầm Bê làm chủ đầu tư.


Dự án này nằm ở trung tâm quận Bình Tân, với diện tích đất được quy hoạch khoảng 47 ha. Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư cũng xin điều chỉnh quy hoạch 1/500.


Tài sản từ ủy thác đầu tư cho người thân


Với mô hình công ty holdings, ông Trầm Bê được cho là có thể sử dụng tài sản của mình dưới dạng ủy thác đầu tư cho người thân hay thiết lập quan hệ sở hữu chồng chéo giữa các công ty.


Tại công ty Marble Như Ý, ngoài ông Trầm Bê là cổ đông lớn nắm 82% cổ phần còn có 4 cổ đông khác là ông Nguyễn Tấn Sự, Ngô Trí Dũng, Phan Minh Hoàng Ngọc và bà Lưu Thị Lợi. Mỗi cổ đông nắm 4,5% cổ phần.


Các cổ đông của công ty này cũng đồng thời là chủ các doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, bất động sản… Ông Trầm Bê giữ quyền chi phối thông qua việc cung cấp nguồn vốn cho các dự án này.


Đơn cử, cổ đông Nguyễn Tấn Sự hiện là chủ Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang - nhà đầu tư Cụm cảng Long Toàn tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Theo quy hoạch của UBND tỉnh Trà Vinh, Cụm cảng Long Toàn có tổng vốn đầu tư ước khoảng 1.700 tỷ đồng trên diện tích 170 ha.


Cụm cảng Long Toàn có khả năng cho tàu 2.000 tấn ra vào và sẽ thực hiện khép kín với các hạng mục như bãi bốc xếp hàng, tập kết container, nhà điều hành, nhà kho, khu dịch vụ - giải trí...


Một cổ đông khác của Công ty Cổ phần đá Marble Như Ý là ông Ngô Trí Dũng là chủ sở hữu Công ty Cổ phần đầu tư Amic - nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Song Tân - Đức Hòa III. Đây là khu công nghiệp có tổng diện tích 301 ha tọa lạc tại hai xã Mỹ Hạnh Bắc và Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.


image040

Trước khi bị bắt ông Trầm Bê từng làm lễ tại Hội quán Nghĩa An (còn gọi là Chùa Ông) quận 5, TP.HCM do ông làm Trưởng ban quản trị. Ảnh: V.D


Bên cạnh đó, ông Ngô Trí Dũng còn là cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh với 80% cổ phần trong tổng vốn 100 tỷ đồng.


Một lĩnh vực kinh doanh truyền thống của ông Trầm Bê và gia đình là nông nghiệp với Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn. Công ty này do con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân làm Chủ tịch HĐQT với chuyên ngành chính là chiếu xạ thanh long xuất khẩu.


Ván cờ ngân hàng 13 năm của đại gia Trầm Bê 13 năm tham gia lĩnh vực ngân hàng, ông Trầm Bê đã có những nước cờ lỗi và phải trả giá, mặc dù "thế trận" đại gia này tạo ra tốt ở một vài thời điểm.


Bình Nguyên


Trầm Bê chi hàng trăm tỷ xây dinh thự và chùa vàng ở Trà Vinh


04/08/2017


Khi bước chân vào lĩnh vực ngân hàng, ông Trầm Bê đã rót hàng chục tỷ đồng về quê để xây chùa Vàm Rai, cách dinh thự của gia đình khoảng 1 km.


Khám xét nhà ông Trầm Bê tại TP.HCM


Chiều 1/8, Bộ Công an đến nhà ông Trầm Bê tại quận 6 và quận Bình Tân (TP.HCM) để tiến hành khám xét.


image043

Ông Trầm Bê xây dựng dinh thự lớn nhất tỉnh Trà Vinh tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Nơi này cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh.


image039

Mái tòa nhà chính của dinh thự có năm chóp. Khuôn viên xung quanh rộng với rất nhiều cây cảnh quý trị giá tiền tỷ. Ảnh: CTV.


 image044

5 năm trước, chuyện ông Trầm Bê bị mất sừng tê giác trong dinh thự ở quê nhà xã Hàm Tân đã khiến dư luận cả nước xôn xao. Đến cuối năm 2012, vụ án mất sừng tê giác bị chìm vào quên lãng và công an cũng không tìm ra được thủ phạm. Ảnh: CTV.

 image045

Chiều 3/8, phóng viên Zing.vn có mặt tại dinh thự của ông Trầm Bê. Người quản lý dinh thự là một phụ nữ từ chối không cho người lạ vào. Bên trong khu dinh thự có vài công trình được sửa chữa nên khoảng 18h có vài người thợ xây đi ra.


 image046

Cánh cổng đơn giản trước khu dinh thự của ông Trầm Bê, cách UBND xã Hàm Tân khoảng 1 km. Hàng xóm cho biết vài tháng ông Trầm Bê mới về đây 1-2 ngày rồi trở lại Sài Gòn.


 image047

Cách nhà ông Trầm Bê khoảng 700 m có chùa Vàm Rai, lớn nhất huyện Trà Cú (Trà Vinh). Cổng chùa, chánh điện, tượng Phật và nhiều công trình trong chùa được sơn son thếp vàng.


 image048

Ông Châu Khương, Phó ban Quản trị chùa Vàm Rai, cho biết lúc mới bước chân vào Ngân hàng Phương Nam, ông Trầm Bê đã đầu tư vốn về quê nhà để xây chùa Vàm Rai.

 image049

"Bên cạnh tượng Phật nằm trị giá 12,5 tỷ, chánh điện trên dưới 10 tỷ, cổng chùa gần 4 tỷ, ông còn xây tượng Phật đản sanh, cột cờ... cộng lại trên 40 tỷ đồng.  Ngoài chùa Vàm Rai, ông Bê còn xây chánh điện 6 chùa khác trong tỉnh Trà Vinh, một chùa ở Vĩnh Long và ở Campuchia có một chùa. Bình quân, kinh phí xây chánh điện khoảng 6-7 tỷ đồng, đó là chưa kể đến đóng góp xây tăng xá, trường học ...", ông Châu Khương nói với Zing.vn.


image050

Sau 4 năm xây dựng, ngày 9/9/2008, chánh điện chùa Vàm Rai hoàn thành và tên của vợ chồng ông Trầm Bê được khắc lên tường ở vị trí trang trọng nhất. Trong đó, ông Trầm Bê có pháp danh Tắc Hậu và pháp danh vợ ông là Tắc Lượng.


image051

Một bên hông tường khu chánh điện có tên của 3 người con ông Trầm Bê. Họ cũng có pháp danh trong ngôi chùa này là Tắc An, Tắc Phượng và Tắc Cần.


image052

Bức tường thứ 3 của chánh điện là tượng bán thân cha, mẹ quá cố của ông Trầm Bê


image053

Bức tường còn lại là lối lên chánh điện từ phía sau có in hình vợ chồng Trầm Bê và các con.


image054

Với sự "phát tâm" của ông Trầm Bê, đại gia ngân hàng đã ghi dấu ấn tại chùa Vàm Rai. Trong khu nhà ở và làm việc của phó trụ trì cũng có hình của gia đình ông Trầm Bê.


image055

Chiếc giường gỗ vợ chồng ông Trầm Bê tặng chùa Vàm Rai năm 2003.


image056

Gần chùa Vàm Rai, gia đình ông Trầm Bê có một khu vườn trồng nhiều cây cảnh. Trong đó có cây được cho là trị giá vài tỷ đồng.

image057

Trong khu vườn cây cảnh, ông Bê xây hồ nuôi cá hải tượng. Trẻ em trong vùng rất thích đến đây chơi để được xem cá, hóng mát.


image058

Chùa Vàm Rai (chấm đỏ) ở xã Hàm Tân, được tách ra từ Hàm Giang. Ảnh: Google Maps


Ông Trầm Bê sinh năm 1959 tại Trà Vinh, là cử nhân quản lý doanh nghiệp. Trước khi giữ chức Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, ông Trầm Bê từng giữ chức Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank). 


Tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về việc chính thức chấm dứt vai trò quản trị điều hành của ông Bê và con trai tại Sacombank.


Nghe ông Trầm Bê bị bắt, nhiều đại gia ở Sóc Trăng vẫn không tin vì vài tháng trước ông này đến xã Lịch Hội Thượng của huyện Trần Đề để mua hàng chục ha đất nuôi tôm.?( Việt Tường)


(Còn tiếp)
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18799)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 16816)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 16761)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 18808)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16269)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 17788)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 16831)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 20710)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17279)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16489)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24250)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19579)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 17755)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16076)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16507)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18293)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 23939)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22211)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16575)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23717)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.