VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG 1 B - THỨ SÁU 01 SEP 2017
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam
Bản quyền hình ảnh Quảng Điền Image caption Thiền sư 90 tuổi sinh tại Thừa Thiên - Huế
Thiền sư có uy tín thế giới về thăm quê hương sau một thập niên xa cách.
Thư gửi tăng thân cư sĩ theo pháp môn Làng Mai thông báo chuyến bay đưa Thiền sư Nhất Hạnh hạ cánh tại Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Ba 29/08.
Kể từ năm 2008, đây là lần đầu tiên Thiền sư Nhất Hạnh về thăm lại Việt Nam.
Bức thư trên trang web Làng Mai viết:
"Trong một vài tuần gần đây, Sư Ông chúng con thể hiện rõ ước muốn được trở về thăm quê hương. Với sự yểm trợ hết lòng của tăng thân tứ chúng, ước nguyện đó nay đã thành hiện thực.
"Trong chuyến về Việt Nam lần này, Sư Ông sẽ về thăm Tổ đình Từ Hiếu, Huế - nơi Sư Ông bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942.
"Để giúp bảo tồn năng lượng cho Sư Ông trong quá trình trị liệu, chúng con xin thông báo là sẽ không có các khóa tu hoặc các sự kiện công cộng do tăng thân Làng Mai tổ chức tại Việt Nam trong thời gian Sư Ông thăm quê hương".
Bức thư mô tả Thiền sư Nhất Hạnh đã từng chia sẻ trong chuyến về Việt Nam năm 2007 rằng trong 65 năm tu tập, điều mà ông tìm ra là "không có tôn giáo nào, học thuyết nào, chủ nghĩa nào cao hơn tình huynh đệ".
"Sư Ông muốn nhắc nhở chúng ta rằng với sự đoàn kết và tình huynh đệ chân chính, không có gì mà chúng ta không thể thực hiện được.
Thiền sư 90 tuổi sinh tại Thừa Thiên - Huế. Ông được coi là nhà lãnh đạo Phật giáo có uy tín trên thế giới, cổ súy cho khái niệm Phật giáo dấn thân.
Ông còn là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội. Pháp môn Làng Mai được đặt tại Pháp quốc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh.
'Đừng nên có công an tôn giáo'
Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Thiền sư Nhất Hạnh tại Tp HCM trong một lễ giải oan hồi tháng 3/2007.
Từng về Việt Nam hành đạo và thuyết pháp, thiền sư Nhất Hạnh đã nhiều lần kêu gọi chính phủ trong nước ân xá cho tù chính trị và cởi mở tôn giáo.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hồi năm 2015, Sư cô Chân Không của Đạo Tràng Mai Thôn nói với BBC về nội tình đằng sau biến cố Thiền viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009.
Việc các môn đồ của ông bị quấy nhiễu và tu viện bị đập phá khiến hàng trăm tu sinh của Làng Mai phải rời khỏi tu viện đánh dấu việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngưng quan hệ với Việt Nam nhiều năm sau đó.
Vị Giáo thọ nói với BBC rằng trong chuyến đi thứ hai về Việt Nam năm 2007, sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm trai đàn bình đẳng chẩn tế để giải oan cho các nạn nhân chiến cuộc ở cả miền Nam, miền Trung, miền Bắc và trên toàn đất nước, thì được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Trong cuộc gặp đó "Thiền sư đưa ra 10 điểm đề nghị, trong đó có: "Nên có một bộ công an là đủ rồi, chứ đừng nên có thêm công an tôn giáo.
"Công an tôn giáo đi theo dõi mấy ông thầy tu với mấy ông cha cực quá, chỉ có nước Tàu với nước Việt Nam là có chuyện đó."
"Vì câu đó mà công an họ đập tan hoang, tơi bời. Mà họ đập tại vì mình cũng không chịu lo tiền, lo tiền từ Bảo Lộc cho tới Lâm Đồng.
"Nhưng mà mình đã muốn cống hiến cho đất nước năm giới, là năm phép tu tập chánh niệm, nên sẽ phạm giới nếu mình tham nhũng.
"Thành ra chúng tôi vẫn chưa học được bài học ở Việt Nam, là nếu mà mai mốt cho một Làng Mai ở Việt Nam mà chúng tôi vẫn tiếp tục không chịu đi lo lót tiền bạc thì chắc còn lâu lắm," Sư cô Chân Không nói với BBC./ (theo BBC 30/ 8/ 2017)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tạc tượng tại Oakland
nguoiphattu.com - Thành phố Oakland vừa khánh thành Tượng Đài Nhân Đạo với những bức tượng đồng của 25 nhân vật nổi tiếng thế giới, trong đó có Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Tượng Đài Nhân Đạo vừa được khánh thành tại Oakland. (Hình: oaklandnorth.net)
Tượng đài "Remember Them: Champions for Humanity" vinh danh những người tranh đấu cho dân quyền và nhân bản trên thế giới đã được khánh thành tại Fox Square Park ở thành phố Oakland, California.nguoiphattu.com
Lễ khánh thành đã diễn ra vào trưa ngày thứ Ba 6/9/2011 với sự tham dự của đại diện chính quyền liên bang, thành phố và các tổ chức bảo trợ. Bà dân biểu liên bang Barbara Lee đang giới thiệu điêu khắc gia Mario Chiodo sau khi tượng đài được mở ra
Trên tượng đài là 25 nhân vật, còn sống và đã qua đời, đã tranh đấu cho những lý tưởng nhân bản trong đó có Mục sư Martin Luther King Jr. (thứ hai từ bên phải) và phu nhân là bà Coretta Scott King luôn ở bên cùng nhiều người khác như Frederick Douglass, Cesar Chavez, Maya Angelou, Rosa Park, Elie Wiesel, Oskar Schindler...nguoiphattu.com
Thánh Gandhi là một nhà tranh đấu trong tinh thần hoà bình được tạc tượng
Tổng thống Franklin Deleno Roosevelt (bên trái), Mẹ Teresa, Thiền sư Nhất Hạnh và Tộc trưởng da đỏ Joseph
Thiền sư Nhất Hạnh được vinh danh là người vận động cho những giải pháp hoà bình trong chiến tranh Việt Nam và sau biến cố 11/9/2001 đã thỉnh cầu Hoa Kỳ dùng ngoại giao thay vũ khí ở Afghanistan và Iraq.
Trên 500 quan khách và cư dân thuộc đủ mọi sắc dân đã đến dự lễ khánh thành có trình tấu của giàn nhạc giao hưởng Oakland Symphony, ban hợp ca học sinh và phần đọc thơ của các thi sĩ. Điêu khắc gia Chiodo có ý tưởng thực hiện tượng đài sau khi chứng kiến biến cố 11/9.
https://buivanphu.wordpress.com/2011/09/09/