Hoa Kỳ : Đã qua rồi thời siêu cường?

17 Tháng Chín 20176:05 CH(Xem: 11575)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 C - THỨ  HAI  18  SEP  2017


Hoa Kỳ : Đã qua rồi thời siêu cường?


RFI 12-09-2017


image001Bộ 3 quyền lực của nước Mỹ : Tổng thống Donald Trump (giữa), chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan (trái) và Mitch McConnell lãnh đạo đa số tại Thượng Viện, ngày 05/09/2017.REUTERS/Joshua Roberts


Việc Hoa Kỳ không thể buộc các thành viên trong Hội Đồng Bảo An chấp nhận một dự thảo nghị quyết cứng rắn trừng phạt Bắc Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa, đánh dấu sự thoái trào ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Viễn Đông.


Sau khi bức tường Berlin và chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành một siêu cường – cả về đạo lý, văn hóa, ngoại giao, tài chính và quân sự - một mình định ra luật chơi cho toàn thế giới và chính cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine đã gọi Hoa Kỳ là một siêu cường.


Sức mạnh siêu cường của Mỹ thể hiện rõ qua cuộc xung đột Kosovo năm 1999. Trong vai trò lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tấn công quân sự Serbia, không cần đến sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ đã tách một tỉnh của Serbia – Kosovo – để tạo dựng thành một Nhà nước riêng biệt mà không một quốc gia nào trên thế giới dám ho he phản đối.


Cái thời đó đã qua, « Vai trò siêu cường của Hoa Kỳ đã chấm hết », nhà báo Renaud Girard khẳng định trên báo Le Figaro. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là một bằng chứng rõ ràng nhất. Hoa Kỳ không còn đủ khả năng định đoạt mọi việc và buộc các nước khác phải đi theo.


Ngay khi vào Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố là Mỹ không cho phép Bắc Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa, có thể mang đầu đạn hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ. Bất chấp các tuyên bố hăm dọa từ phía Washington, chính quyền Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử tên lửa và hạt nhân. Ngày 03/09/2017, Bắc Triều Tiên thử một quả bom có sức công phá lớn gấp 5 năm lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima Nhật Bản.


Ngày 11/09, Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng với nội dung rất cứng rắn, như cấm vận dầu lửa, ngừng nhập khẩu đồ may vải sợi của Bắc Triều Tiên, ngừng trả lương cho khoảng 60 ngàn người Bắc Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, phong tỏa tài sản hãng hàng không Bắc Triều Tiên, phong tỏa tài sản và hạn chế xuất cảnh của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Thế nhưng, trước sự đe dọa phủ quyết của Trung Quốc và Nga, Hoa Kỳ đã phải lùi bước


Tác giả cho rằng, thực ra, sự bất lực của Mỹ trong việc buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân không phải là một ngoại lệ mà chỉ là một sự tiếp theo hàng chuỗi thất bại địa chính trị của Hoa Kỳ.


Trước khi phải nhượng bộ trong vấn đề Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ đã phải lùi bước trong hồ sơ khác : Trước hết là Afghanistan. Khi tấn công Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban năm 2001, chính quyền Washington đã cảnh báo là ai không ủng hộ Mỹ thì là kẻ thù của Mỹ.


Thế nhưng, Pakistan làm ra vẻ ủng hộ chống khủng bố nhưng trên thực tế lại trở thành cứ địa bí mật của Taliban. Giờ đây, Taliban phát triển mạnh ở các vùng nông thôn Afghanistan và hầu như không thể đánh đuổi được nữa.


Bước lùi thứ hai là tại các vùng mà Nga vốn có ảnh hưởng truyền thống như Gruzia và Ukraina, Hoa Kỳ đã ủng hộ các cuộc cách mạng mầu nhưng lại không dự ứng được sự phản ứng rất mạnh của Nga.


Bước lùi thứ ba là trong hồ sơ Syria. Washington đã đề ra lằn ranh đỏ và đòi Bachar Al Assad phải ra đi, thế nhưng, tổng thống Syria, vẫn tiếp tục tại vị.


Renaud Girard kết luận, quan hệ quốc tế dựa trên tương quan lực lượng. Thế nhưng, tương quan lực lượng là một khái niệm được cảm nhận chứ hiếm khi được chứng minh. Trong trò chơi này, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng nhất và không có gì tồi tệ hơn là thái độ « giả vờ cứng rắn » của quốc gia sen đầm quốc tế, liên tục đưa ra những lời đe dọa, nhưng không bao giờ tiến hành trừng phạt.


Về mặt địa chính trị, tốt hơn hết là giữ kín ý đồ, không nói nhiều, hứa hẹn ít, nhưng hành động nhanh chóng để đặt đối phương vào tình thế việc đã rồi./

26 Tháng Ba 2017(Xem: 14255)
Trump đổ lỗi thất bại dự luật cho phe Dân chủ
21 Tháng Ba 2017(Xem: 13251)
"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13555)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12420)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12587)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11777)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13297)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13410)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump