Việt Nam có cần đánh giá lại chiến lược của Mỹ với châu Á và Biển Đông?

16 Tháng Mười Một 20175:15 CH(Xem: 10511)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 C - THỨ  SÁU 17  NOV  2017


Việt Nam có cần đánh giá lại chiến lược của Mỹ với châu Á và Biển Đông?


image005

Hồng Thủy


16/11/17


 (GDVN) - Mua vũ khí Mỹ cũng tốt thôi. Nhưng đó có phải là phương án tối ưu nhất, hay chỉ giúp làm giàu thêm cho Mỹ, nhưng lại gia tăng rủi ro chiến lược cho Việt Nam?


Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế APEC 2017 đã kết thúc thành công tốt đẹp tại Đà Nẵng.


Việt Nam đã làm tốt nhất công tác chuẩn bị và triển khai mọi mặt cho sự kiện này, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè, đối tác, mặc dù phải lo đối phó với thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng.


Tại diễn đàn này, dư luận trông đợi Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai siêu cường có ảnh hưởng chi phối tới nền chính trị và kinh tế toàn cầu hiện nay và trong tương lai, công khai các chiến lược mới của mình.


Bởi lẽ nước Mỹ có người chèo lái mới, còn lãnh đạo Trung Quốc bước sang nhiệm kỳ 2 với nhiều thay đổi về đối nội, đối ngoại.


Những điều chỉnh chiến lược mới của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc địa chính trị - địa kinh tế, an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. 


Quan sát những động thái, diễn biến gần đây của hai cường quốc này, chúng tôi rút ra mấy lời nhận xét xin chia sẻ với bạn đọc gần xa.


1. Chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa" của Tổng thống Donald Trump là một bước ngoặt mới của chính trị - kinh tế và an ninh quốc tế


Nếu như chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama lấy kiềm chế Trung Quốc làm mục tiêu, lấy bố trí lại lực lượng quân sự và dùng TPP làm công cụ, thì ngài Donald Trump đã có sự điều chỉnh hoàn toàn khác.


image007Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại APEC 2017, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Youtube


Cũng giống như Barack Obama, ông Donald Trump nhận thức được nguy cơ một ngày nào đó Trung Quốc sẽ thay thế địa vị siêu cường số 1 của Mỹ.


Người đứng đầu Trung Nam Hải đã chẳng giấu diếm “Trung Quốc mộng” từ lúc lên nắm quyền, và công khai ngỏ ý “chia đôi” Thái Bình Dương với chủ nhân Nhà Trắng.


Tuy nhiên, giải pháp mà ông Donald Trump lựa chọn để “chữa tận gốc”, là làm cho nước Mỹ mạnh trở lại, vĩ đại trở lại, chứ không phải “cắt ngọn” bằng cách “xoay trục” hay “tái cân bằng”.


Chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa" được Tổng thống Donald Trump thể hiện khá cụ thể trong phát biểu của mình tại Đà Nẵng, cũng như các hoạt động giữa Mỹ với đồng minh, đối tác trong khu vực thời gian gần đây.


Chúng tôi nhận thấy, chiến lược này của ngài Donald Trump tập trung vào mấy nội dung chính:


- Thiết lập lại luật chơi và sân chơi tại châu Á - Thái Bình Dương theo hướng từ công sang công - thủ toàn diện;


Từ chỗ lấy kiềm chế Trung Quốc làm mục tiêu, củng cố quan hệ đồng minh - đối tác an ninh làm phương tiện phục vụ chiến lược "xoay trục" sang hợp tác bình đẳng và tìm kiếm đối tác mạnh, phục vụ chiến lược "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".


- Đặc trưng của chiến lược "xoay trục" thời chính quyền Barack Obama là Mỹ làm trọng tâm, các đồng minh, đối tác trong khu vực là vệ tinh giúp Mỹ thực hiện cân bằng chiến lược với Trung Quốc.


Nhưng thực tế cho thấy, chiến lược xoay trục đã không thành công mà chỉ làm tăng gánh nặng tài chính và tiêu tốn tài nguyên chiến lược của Mỹ, tao cơ hội cho Trung Quốc phất lên.


Bởi suy cho cùng, cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn đi đến chiến tranh, nhưng cả hai đều muốn lợi dụng các căng thẳng, điểm nóng trong khu vực để gia cố ảnh hưởng, gia tăng thu nhập.


- Đặc trưng chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa" là Mỹ buộc các đồng minh, đối tác phải gánh trách nhiệm và trả chi phí cho an ninh của mình, Mỹ sẽ không tiếp tục "bao" như trước.


Thậm chí các đồng minh, đối tác của Mỹ liên tục được chào mời mua sắm thêm vũ khí Mỹ. Đôi khi không chỉ còn là lời mời, mà là sức ép.


Quan sát bán đảo Triều Tiên thời gian qua, có thể thấy rõ điều này.


2. Những dấu hiệu nhận diện sự hiệu chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ với khu vực sau khi Donald Trump lên nắm quyền


Lâu nay dường như giới quan sát chỉ tập trung theo dõi chính sách an ninh của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương, tách bạch an ninh khỏi kinh tế. 


Bởi vậy khi ngài Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP, nhiều người ngỡ ngàng, thậm chí thất vọng. Đã có những tiếng nói chỉ trích từ chính nội bộ chính giới và xã hội Hoa Kỳ.


Tuy nhiên, phát biểu tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump đã khẳng định: 


“An ninh kinh tế không chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Điều đó rất quan trọng với sức mạnh quốc gia của chúng ta.”


Cấu trúc địa chính trị, cấu trúc an ninh quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh khiến nước Mỹ hao tiền tốn của để duy trì vị thế siêu cường trong đối ngoại.


Mấy chục năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ mải miết từ điểm nóng này sang điểm nóng khác, là lúc Trung Quốc rũ mình đứng dậy.


Sau khi kiếm được một mớ tiền khổng lồ từ chính sách biến đất nước thành “thiên đường hàng giá rẻ” cung cấp cho toàn cầu, giờ đã đến lúc họ cần lột xác.


Điều đáng nói là trong mấy chục năm qua, người Trung Quốc đã sử dụng nhiều công cụ để duy trì và gia tăng thâm hụt thương mại trong quan hệ với tất cả đối thủ và đối tác;


Đặc biệt là việc ghìm giá đồng nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực, cùng các công cụ bảo hộ mậu dịch nội địa.


Chơi với Trung Quốc nhiều thì thiệt nhiều, chơi với Trung Quốc ít thì thiệt ít.


TPP cũng như tất cả các hiệp định tự do thương mại song phương với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà chính phủ tiền nhiệm đã ký, trong con mắt nhà kinh doanh sành sỏi Donald Trump, Mỹ luôn phải chịu thiệt thòi, nhân nhượng vì vai trò “đàn anh”.


Điều này chỉ làm cho nước Mỹ thêm gánh nặng, trong khi Trung Quốc tiếp tục rảnh tay kiếm tiền bằng các công cụ phi thương mại. 


Thậm chí, nếu Hoa Kỳ còn trong TPP, Trung Quốc hoàn toàn có thể mượn xuất xứ các nước thành viên khác của TPP để đưa hàng hóa của mình vào thị trường Mỹ, như cách họ đã làm trong việc đưa thép vào EU.


Do đó ngay từ khi tranh cử, Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Và khi trúng cử, đây là việc đầu tiên ông làm.


Đồng thời ông đã lật lại tất cả các hiệp định tự do thương mại song phương, kể cả đồng minh lẫn đối tác thân thiết, đều được đem ra xem xét lại trên nguyên tắc cân bằng, có đi có lại.


Về an ninh, Mỹ dưới thời Barack Obama hay thời Donald Trump, đều sẽ không đối đầu với Trung Quốc.


Nhưng Donald Trump luôn tận dụng các điểm nóng căng thẳng hay tranh chấp trong khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương để bán vũ khí.


Nhìn lại chuyến thăm của ông Donald Trump tới Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hay viếng thăm của lãnh đạo các quốc gia trong khu vực tới Nhà Trắng thời gian qua (Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore) có thể thấy rất rõ điều này.


Bởi thế, căng thẳng bán đảo Triều Tiên được đẩy lên đến ngưỡng nhất định để Mỹ, Hàn mua thêm vũ khí Mỹ, chứ chiến tranh ít có khả năng xảy ra.


Tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông khi ông Donald Trump lên nắm quyền đã diễn ra với cường độ, mức độ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với chính phủ tiền nhiệm, nhưng về bản chất không làm thay đổi cán cân lực lượng Trung - Mỹ.


Nhưng tác động đến việc bán vũ khí Mỹ thì có thể là điều các nước trong khu vực sẽ tính tới. Ông Donald Trump đã công khai tiếp thị cho mặt hàng này khi tới Việt Nam.


Mua vũ khí Mỹ cũng tốt thôi. Nhưng đó có phải là phương án tối ưu nhất, hay chỉ giúp làm giàu thêm cho Mỹ, nhưng lại gia tăng rủi ro chiến lược cho Việt Nam?


Điều này chúng tôi thiết nghĩ cần nghiên cứu kỹ lưỡng.


Tác động và ảnh hưởng của sự hiệu chỉnh chính sách này đối với khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ như thế nào và ứng phó ra sao, chúng tôi xin bàn trong bài viết tới, sau khi xem xét chiến lược của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thực hiện “Trung Quốc mộng”./


Hồng Thủy
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14249)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17028)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16700)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21527)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15766)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 15916)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13212)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13283)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 13879)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14453)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 15966)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13537)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 12858)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13355)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15445)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 13846)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12528)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.