Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ

03 Tháng Giêng 20187:11 CH(Xem: 11961)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ


BBC 03/1/2018


image008Bản quyền hình ảnh Linh Pham Image caption Tàu cá Việt Nam chờ trong bến


Nhà nghiên cứu người Anh, ông Bill Hayton nói về giải pháp Biển Đông và rằng có những người ở Đông Nam Á 'làm giàu' nhờ dự án Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc.


Trả lời Quốc Phương của BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo về Biển Đông ở Đại học Oxford hồi hạ tuần tháng 10/2017, ông cũng nói hiện tình hình vùng biển này 'tạm yên' nhưng chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm' tiềm ẩn bất ổn.


BBC: Theo ông, đâu là cách tiếp cận khả thi nhất cho tranh luận và xung đột về Biển Đông hiện tại?


Bill Hayton: Theo những gì tôi nghe được hôm nay trong hội thảo thì các nước Đông Nam Á buộc phải tiếp tục các thảo luận về vấn đề như hàng hải, ngư nghiệp và an toàn biển Đông mà không có Trung Quốc. Vì khả năng Trung Quốc hợp tác trong các vấn đề này là rất thấp. Trung Quốc muốn kiểm soát hoàn toàn các vấn đề này. Tôi nghĩ đây là thời gian thích hợp để chính phủ Việt Nam, Malaysia, Philipinnes, Brunei và Indonesia hợp tác và cùng nhau phát triển các kế hoạch về bảo tồn [môi trường], an toàn và các vấn đề tương tự mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc. Vì Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình và sẽ cản trở những nỗ lực cần thiết diễn ra lúc này để bảo tồn môi trường và bảo tồn tài nguyên biển.


image009

Bản quyền hình ảnh STR Image caption Văn công Trung Quốc, Tống Tổ Anh, hát cho công nhân và chiến sỹ xây đắp Đá Chữ Thập ở Trường Sa nghe


BBC:Trung Quốc hiện tại không chỉ can thiệp vào vấn đề Biển Đông mà còn rất tham vọng với Sáng kiến Một vành đai, Một con đường và xây dựng rất nhiều dự án ở khu vực này. Có ý kiến cho rằng rất khó để có thể ngăn được tham vọng của Trung Quốc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?


Bill Hayton: Tôi không nghĩ có quốc gia nào muốn ngăn cản Trung Quốc trong vấn đề phát triển kinh tế dù có những lợi ích trong việc duy trì tình trạng nghèo. Tôi nghĩ Trung Quốc giàu có về tiền, nguồn lực, kĩ năng và kĩ thuật mà các nước Đông Nam Á đều cần như tu sửa hệ thống cầu đường, đường tàu hỏa, vấn đề về năng lượng và các vấn đề tương tự.


Đồng thời theo tôi, dưới góc nhìn của các nước Đông Nam Á, khi Trung Quốc tham gia các vấn đề khu vực đều không có ý tốt hay trung lập mà đều, dù vô tình hay cố ý, muốn thống trị cả khu vực. Và mặc dù Trung Quốc luôn phản đối về cáo buộc này, tôi nghĩ có ba cách để mô tả thái độ của các nước Đông Nam Á về chính sách con đường và vành đai của Trung Quốc:


1/ Nhu cầu: các nước này đều cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;


2/ Lòng tham: có thành phần muốn làm giàu từ những đầu tư xây dựng này;


3/ Có cả nỗi sợ và lo lắng rằng khu vực sẽ bị thống trị bởi một Trung Quốc ngày càng bành trướng.


image010

Bản quyền hình ảnh NOEL CELIS Image caption Tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông đặt ra nhu cầu liên kết quân sự trong khu vực


BBC: Trong phiên thảo luận về vấn đề biển Đông giữa các chuyên gia, Anh Quốc quan tâm nhất đề gì và tại sao?Liệu ông có dự đoán gì về vấn đề tranh chấp biển Đông, liên quan các cường quốctrong khu vực, cũng như các nước Mỹ và Nhật?


Bill Hayton: Tôi nghĩ vấn đề ưu tiên nhất với Anh là hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế, không cản trở tình hình phát triển và tạo ra làn sóng nhập cư và người tị nạn hay vấn đề tương tự. Thông thương hàng hải trên Biển Đông, một trong những ưu tiên của Anh là mấu chốt giải thích vì sao Anh quan tâm đến sự ổn định và hòa bình ở khu vực này. Nhưng mọi người quên rằng Anh vẫn còn ba đối tác là thành viên của Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) ở khu vực châu Á, và Anh Quốc cũng quan tâm đến các vấn đề an ninh ở Nhật, ở Hàn Quốc, và các đối tác khác trong khu vực. Đây là một mối quan tâm chung kết hợp giữa mong muốn duy trì hòa bình trên thế giới để có thể thông thương, đầu tư, bảo tồn và an toàn cho nhân loại.


image011

Bản quyền hình ảnh Dondi Tawatao Image caption Quan hệ Philippines - Trung Quốc thay đổi từ khi ông Duterte lên làm Tổng thống Philippines


image012

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Repsol của Tây Ban Nha đã phải bỏ hoạt động dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, bên cạnh dự án ở Lô 136-03, theo ông Bill Hayton


Tôi mới trở về từ Đông Nam Á, tôi đã thăm ba nước. Và ở mỗi nước tôi đến đều có chịu sức ép từ Trung Quốc về vấn đề khai thác dầu ở biển Đông và Trung Quốc đều muốn kiểm soát vấn đề này bất chấp quan điểm của các nước sở tại. Mặc dù mọi việc có vẻ chỉ ở bề nổi, nhưng có vẻ Trung Quốc đang dùng tình trạng yên bình này để gây sức ép buộc các nước phải hợp tác, đặc biệt các nước nằm trong khu vực kinh tế của chính sách Con đường và vành đai. Hiện tại các nước vẫn kiên trì chống lại áp lực từ Trung Quốc, nhưng theo tôi, tình hình tuy có vẻ yên bình ở bề nổi và chưa có bạo lực xảy ra, nhưng chắc chắn ở phần chìm của tảng băng thì không hề yên tĩnh như vậy.


Ông Bill Hayton là nhà báo tại BBC, London, cựu phóng viên thường trú của BBC ở Hà Nội và tác giả các cuốn sách về truyền thông Việt Nam, Biển Đông và chính trị Đông Nam Á. Ông tham dự hội thảo 'New Approaches to the South China Sea Conflicts' với tư cách học giả, thành viên Viện Nghiên cứu Chatham House.


Hội thảo diễn ra hôm 20/10/2017 tại University of Oxford China Centre, St Hugh's College, ngoài Bill Hayton còn có các diễn giả khác, trong đó có Antonio Carpio (Tòa Tối cao Philippines), Nong Hong (Institute for China-America Studies), Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao Việt Nam), do ông Rana Mitter (Trường St Cross) chủ tọa.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12760)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12486)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14416)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14426)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15643)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15023)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14764)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14080)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13177)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12395)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13299)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14568)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12804)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14062)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18318)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?