Ls. Lê Đình Hồ, Cố vấn Pháp lý báo Sàigon Times bị bắn chết trong lúc đang uống cà phê sáng

25 Tháng Giêng 20188:37 CH(Xem: 13310)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 26 JAN  2018


Một biến động trong cộng đồng người Úc gốc Việt tại Úc châu. Sự kiện bi thảm diễn ra ở thành phố Bankstown City Plaza; nạn nhân là Luật sư Lê Đình Hồ người Úc gốc Việt bị một hung thủ bắn mấy phát đạn vào người ông Hồ trong lúc ông đang nhâm nhi ly cà phê sáng. Bắn xong hung thủ chạy trốn ngay.


Dưới đây là bản tin và hình ảnh do ông Hữu Nguyên, người phụ trách báo Sàigon Times - Diễn đàn Cộng đồng Mạng gởi đến báo Văn Hóa.


Tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn với tất cả dè dặt vì vụ giết người còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát Úc. (VH)   


Hữu Nguyên kính báo: LS Lê Đình Hồ, Cố vấn Pháp Lý SGT, bị bắn chết!


   


image002

Hình tôi lấy từ Facebook của Ls Hổ:


From: Huu Nguyen [mailto:huunguyen@saigontimes.org]
Sent: Thursday, January 25, 2018 12:04 PM
To: Huu Nguyen
Subject: Hữu Nguyên kính báo: LS Lê Đình Hồ, Cố vấn Pháp Lý SGT, bị bắn chết!


Kính thưa Quý vị,


Trong tâm trạng vô cùng bàng hoàng, đau đớn và thương tiếc, chúng tôi trân trọng kính báo cùng Quý vị: LS Lê Đình Hồ, Cố vấn Pháp Lý của Sàigòn Times, đã bị bắn chết vào chiều Thứ Ba, 23 tháng 1 năm 2018, tại Bankstown, NSW, Australia.


Là người quen biết và làm việc thân thiết bên cạnh LS Lê Đình Hồ trong suốt 30 năm qua, đồng thời là người được ở bên cạnh LS Lê Đình Hồ trong những giờ phút cuối, được ôm ấp thi thể còn nóng hổi của LS Lê Đình Hồ trong nước mắt và tiếng khóc nghẹn ngào của chính mình, chúng tôi sẽ cố gắng viết bài, gửi tới Quý vị những SỰ THẬT và GIẢ THUYẾT, quanh cái chết của LS.


Vì hiện tại quá đau đớn trước sự ra đi đột ngột của LS, đồng thời trong tư cách nhân chứng, quá bận rộn với giới chức hữu trách điều tra vụ án mạng, chúng tôi không thể trả lời riêng bất cứ cơ quan truyền thông hay tổ chức, cá nhân nào. Mọi câu hỏi, xin email về huunguyen@saigontimes.org. Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi chính đáng của quý vị, qua bài viết hoặc dưới dạng hỏi đáp. Kính mong quý vị thông cảm.


Được gần gũi chứng kiến sự đau đớn tột cùng của thân nhân, bằng hữu của LS, và ĐẶC BIỆT, phải nghẹn ngào trong nước mắt, khi nghe những câu hỏi thơ ngây của 3 cháu dưới 5 tuổi, con của LS… chúng tôi cũng tha thiết kính mong quý vị, dù bất đồng với LS Lê Đình Hồ vì bất cứ lý do gì, khi hành xử quyền tự do ngôn luận, xin quý vị tử tế nghĩ đến những người thân yêu trong đó có các cháu còn bé, cùng vong linh của LS, một người Việt tỵ nạn CS, trong suốt mấy chục năm qua, chưa một lần về VN, bất chấp mọi lôi kéo, mua chuộc của CS.


Cuối cùng, xin thay mặt gia đình, thân hữu của LS, thay mặt Sàigòn Times, chúng tôi chân thành cảm tạ quý vị đã chia buồn, thăm hỏi và tin tưởng động viên chúng tôi trong những ngày qua. Xứng đáng với niềm tin thiêng liêng của quý vị, và đặc biệt, để xứng đáng với sự tin tưởng trong tình chiến hữu của LS Lê Đình Hồ trong suốt mấy chục năm qua, chúng tôi một lần nữa khẳng định: Tiếp tục vững bước theo đuổi lý tưởng chống cộng của LS.



Trân trọng,
Hữu Nguyên


image003


Daily Mail- Vụ bắn chết Ls Lê Đình Hồ: Nguyên nhân nào?


January 24, 2018


image004

Ls Lê Đình Hồ cùng vợ và con. Photo Credit: Dailymail


Daily Mail – Luật sư Lê Đình Hồ bị bắn chết theo kiểu hành quyết vào lúc 3:15 chiều trong lúc đang ngồi uống cà phê tại Bankstown City Plaza. Ông là một người nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tại Úc vì những quan điểm chính trị mạnh mẽ của mình.


Cảnh sát trưởng của lực lượng Cảnh sát New South Wales, Scott Cook, cho biết các nhà điều tra không tin vụ bắn súng là ngẫu nhiên. Ông Cook nói: “Chúng tôi tin rằng vụ việc này đã nhắm mục tiêu từ trước. Nạn nhân có nhiều thân chủ tham gia vào tổ chức tội phạm và những tội khác, nên nguyên nhân có vẻ liên quan đến nghề nghiệp của ông ấy.”


Luật sư Lê Đình Hồ có ba người con nhỏ với cô vợ thứ hai, 30 tuổi, Ngô Thu Hường và hai người con lớn trong cuộc hôn nhân đầu.


Ông Lê Đình Hồ hành nghề luật sư từ năm 1999 và có văn phòng tại Old Town Centre ở Bankstown.


Ông ủng hộ Đảng Lao Động và là tác giả của nhiều bài báo về những vấn đề pháp lý trên trang tin chống Cộng Saigon Times ở Sydney.


Giám đốc chương trình Cộng Đồng Người Việt Tại Úc ở NSW, Paul Huy Nguyễn, miêu tả ông Lê Đình Hồ là “một luật sư hình sự rất nổi tiếng.”


Ông Paul Huy Nguyễn phát biểu: “Thật là đáng sợ. Đó là một tổn thất lớn cho cộng đồng chúng tôi.”


6 năm trước, ông Lê Đình Hồ đã chụp ảnh cùng ông Shaoquett Moselmane ở Quốc Hội NSW, hai ông là bạn đại học.


Ông Moselmane nói với Daily Mail Australia rằng: “Hồ và tôi học luật tại trường NSW vào cuối những năm 90. Hồ là một người cha tốt và là một người đàn ông tử tế. Ông muốn giúp đỡ cộng đồng và cộng đồng nể trọng ông. Tin ông ấy chết đã làm tim tôi tan nát. Ông ấy không đáng bị chết như thế.”


Ông Lê Đình Hồ từng là một trong số những luật sư đại diện cho ông Philip Nguyễn, người bị án tù 7 năm vào 03/2013 vì cái chết của cảnh sát Bill Crews vào 09/2010.


Một trong những người cuối cùng gặp luật sư Lê Đình Hồ – ông Nguyễn Hữu Chí, cũng là một người bạn thân của nạn nhân, tin rằng những hoạt động chống Cộng chính là nguyên nhân của vụ sát nhân.


image005

ông Nguyễn Hữu Chí. Photo Credit: Dailymail


Ông Chí cho biết: “Có một mạng lưới gián điệp Cộng sản ở Úc. Họ ghét chúng tôi. Họ ghét ông ấy.”


Ông Chí nói với Daily Mail Australia rằng ông không nhìn rõ kẻ bắn súng nhưng ông nhớ người bạn mình đã đứng dậy, choạng vạng vài bước trước khi té xuống đất. Luật sư Hồ bị bắn ít nhất ba phát tại quán cà phê Happy Cup Café vào chiều thứ Ba.


Ông Chí đã đến gặp luật sư Hồ và một quan chức cộng đồng nổi tiếng để đề nghị tổ chức của ông rút lại một lời phát biểu mà theo ông Chí mang tính chất ủng hộ Cộng sản.
Ông Chí kể lại những giây phút cuối cùng với bạn mình: “Tôi thấy người đàn ông đó chạy trốn và tôi nhìn lại ông Hồ. Tôi không nhìn thấy máu nhưng tôi đã ôm anh ấy. Tôi khóc và nhìn anh ấy ra đi.”


Một người phụ nữ nhanh chóng bảo ông Chí đặt nạn nhân nằm thẳng ra đất và thực hiện hô hấp nhân tạo.


Ông Chí kể: “Cô ấy ấn lồng ngực trong khi tôi thổi khí vào miệng anh ấy.”
Nhưng mắt của ông Hồ không cử động dù miệng ông hé mở để cố gắng thở. Sau một lúc, ông Hồ không còn phản ứng gì nữa. Ông Chí đã gào khóc và van xin: “Nói gì đi, làm ơn! Tôi là Chí đây. Hãy nói gì đi!”


Cảnh sát yêu cầu ông Chí rời khỏi hiện trường trước khi ông cho họ biết ông là nhân chứng và là bạn thân của nạn nhân.


Sau đó, ông Chí nhặt mắt kiếng của bạn mình ‘như là một vật để tưởng nhớ’ nhưng ông đã trao lại cho cảnh sát.


Ông Chí là người điều hành trang web chống Cộng Saigontimes.org. Ông Hồ là cố vấn pháp lý và là bạn của ông ít nhất 2 thập niên.


Khi được hỏi về động cơ sát nhân, ông Chí cho biết là có nhiều giả thiết nhưng ‘khó để nói.’
Ông Chí cho biết giả thiết thứ nhất là vì ông Hồ là ‘một luật sư hình sự tài ba’, nên có thể ông ấy có những kẻ thù hình sự.


“Nhưng đó không phải giả thiết chính. Tôi nghĩ phần lớn là do chính trị. Đó là giả thiết thứ hai.”


“Tờ báo do hai người điều hành là tôi và Hồ. Ông ấy là cố vấn pháp lý của tôi trong hơn 20 năm. Tờ báo của tôi chống Cộng… luôn luôn. Có một mạng lưới gián điệp Cộng sản ở Úc – Họ ghét chúng tôi. Họ ghét anh ấy.”


image006

Cảnh sát có mặt tại hiện trường nơi xảy ra sự việc. Photo Credit: Dailymail


Ông Chí nói rằng hai người họ tích cực chiến đấu với Cộng sản ‘trong lòng’ nước Úc.
Bạn đời của ông Chí – bà Vivian Võ – đã đến hiện trường, quỳ gối và chạm tay vào máu của người bạn quá cố.


Cảnh sát NSW đã thành lập Strike Force Eugene để điều tra vụ sát nhân.


Trước đó, cảnh sát đã thu thập những chai nước trong thùng rác gần đó.


Máy quay giám sát CCTV đã ghi hình lại cảnh nghi can đã uống một thứ gì đó trước khi ra tay.


Nam Phố (Theo Daily Mail)

31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13558)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14829)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13062)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14210)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18625)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14332)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15614)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14892)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13319)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14779)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14066)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16102)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13654)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14930)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.