Chiến thuyền, Chiến hạm, Mẫu hạm

08 Tháng Ba 20186:50 CH(Xem: 16636)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 12 MAR 2018


Chiến thuyền, Chiến hạm, Mẫu hạm


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

12/3/2018


Bài 1

(nhuận sắc)


Chiến thuyền


image001

Soái kỳ Long thuyền của Vua Thành Thái.


Có những sự kiện và hình tượng tái hiện lạ lùng trong lịch sử chiến tranh nước Việt.  Những nhân vật lịch sử diễn ra ở Hồ, Sông, Biển cả trên Chiến thuyền, trên Chiến hạm rồi Mẫu hạm dường như ẩn hiện hôm qua. Hình thái có khác nhau ở phương tiện chiến tranh. Chiến thuyền với những trận thủy chiến trên sông, (trên biển khá hiếm). Chiến hạm với những cuộc hòa hội bí mật, và mới đây, Mẫu hạm với các cuộc "thăm viếng" chưa phổ biến nội tình.


Bài viết dựa theo biên niên sử, mời bạn đọc theo dõi. (lkt)  


Năm 41 trước Tây lịch: Cuộc chiến chống ngoại xâm lần thứ nhất ở nước Âu Lạc - Vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện Phục Ba tướng quân sang nước ta đánh Trưng Trắc - Trưng Nhị (hai Bà là con gái Lạc tướng đời Vua Hùng Vương ở huyện My Linh thuộc Phong Châu). Hai Bà cỡi voi chiến thúc quân công hãm hạ 65 thành trì Tô Định, nhưng trước khí thế hung hãn của quân Đông Hán Mã Viện, thế bức quá, Chiến thuyền chở Hai Bà ra sông Hát Giang gieo mình xuống sông tự vẫn.


Năm 248 trước Tây lịch, Bà Triệu Thị Chinh cùng amh là tướng quân Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh đuổi quân nhà Đông Ngô. Sử không lưu rõ những trận đánh của Bà Triệu ở địa điểm nào, nhưng câu nói của bà: "Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể Đông...", ta có thể hình dung ra các địa điểm mà Bà Triệu cách đây hơn hai ngàn năm xung trận.


Năm 545 trước Tây lịch: Cuộc nội chiến lần thứ nhất ở nước Việt. Lý Nam Đế (Lý Bôn) đánh nhau với Trần Bá Tiên tướng nhà Lương phương Bắc ở hồ Điển Triệt (?) bị thua về ẩn trong động, sau giao binh quyền cho Tả quân Triệu Quang Phục lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch. Thủy quân của Triệu Quang Phục ngày thì ở ẩn, đêm xuống cho thuyền độc mộc chở quân ra đánh Trần Bá Tiên. Sau vì nội tình tranh vương chúa đất không ổn, Dạ trạch vương Triệu Quang Phục đánh nhau với Lý Phật Tử bị thua, chạy đến sông Đại Nha (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay) nhẩy xuống sông tự tận.  


Năm 803, vua Chăm pa sai viên tướng Senapati Par đem quân thủy bộ xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Thời đó, quân Chăm Pa rất thiện chiến về thủy quân do sống ven biển.


Chiêm Thành (chữ Hán: 占城) là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693[1]. Trước 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình - Trị - Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Đồ Bàn - Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh ThuậnBình Thuận ngày nay - wikipedia).   


Năm 938, nhân khi tướng cùng hội cùng thuyền là Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán (Ngô Quyền và Kiều Công Tiễn đều là nha tướng của Dương Đình Nghệ),Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn, sai Thái tử Hoằng Tháo mang đại thủy binh chiến thuyền vượt biển theo cửa sông Bạch Đằng vào đánh nước ta.


image003

Trận Bạch Đằng năm 938. Nguồn wikipedia.


Dò la địch tình, Ngô Quyền biết quân Hoằng Tháo kéo vào theo cửa biển sông Bạch Đằng. Trên Chiến thuyền đi quan sát trận liệt, Ngô Quyền nhận thấy thủy triều ở Bạch Đằng lên xuống rất nhanh, bèn cho trồng cọc ở hai bên cửa biển, "lấy gỗ cặp sát nhọn, cắm ngầm dưới lòng sông Bạch Đằng chờ đến lúc thủy triều lên cho quân ra khiêu chiến". Thủy triều dâng cao, Ngô Quyền dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả vờ thua chạy, thủy quân  trên chiến thuyền to lớn của Hoằng Tháo rơi vào kế thủy triều mai phục vùng cắm cọc sắt, thủy triều rút rất gấp, cọc sắt nhô lên đâm thủng vô số đáy thuyền thủy quân địch, lớp lật úp, lớp tròng trành, lớp chết đuối, quân Nam Hán vỡ trận, Ngô Quyền bắt sống Hoằng Tháo đem về đô giết hiến phù.


Uy lực dũng mãnh thủy quân của Nguyên soái Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng năm 938 làm kinh hồn táng đởm quân Nam Hán, ví không hổ danh kém gì mưu kế của Khổng Minh Gia Cát Lượng đánh trận hỏa công Xích Bích năm 208, quân Tôn Quyền - Lưu Bị đánh tan quân Tào Tháo trên sông Trường Giang.


Năm 939, mùa Xuân, Ngô Quyền xưng Vương đóng đô ở Cổ Loa.


Năm 944, Ngô Vương ở ngôi được 6 năm thì mất. Mưu kế thủy triều mai phục - di tích cọc sắt trận Bạch Đằng giang của Ngô Vương trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc để lại di sản thủy quân lừng danh cho Trần Hưng Đạo Đại Vương sau này. 


Năm 979, quân Chăm pa được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa Thần Phù.


Năm 982,  Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nước Đại Cồ Việt cử Ngô Tử CanhTừ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm là Bê Mi Thuế (Paramesvaravarman) bắt giữ.


Vua Lê Hoàn tức giận, sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng là tài nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư". Tống sử cho biết Lê Hoàn đã sai sứ dâng 93 tù binh Chiêm Thành cho vua Tống nhằm chứng tỏ thực lực của Đại Cồ Việt. Khi nhà vua đi đánh Chiêm, qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hòa, đường núi hiểm trở khó đi, bèn sai đào hải cảng mới, đào xong, công và tư đều tiện lợi.


Năm 983, Vua Lê Hoàn kéo quân thủy bộ Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy kinh đô của nước Chăm Pa là Indrapura ở Quy Nhơn. Thành Indrapura là kinh đô cũ của Chăm Pa sau được triều đại vua Yangpuku xây dựng lại đặt tên mới là thành Đồ Bàn (Vijaya).


Năm 990, cũng theo Tống Sử, Lê Hoàn lại đem quân chinh phạt châu Địa Lý (Chiêm Thành), bắt được nhiều quân dân và tịch thu nhiều của cải. Đến các năm 995 và 997, quân Chiêm kéo sang đánh phá biên giới Đại Cồ Việt, Lê Hoàn phải cho quân đánh đuổi.


Năm 1075-1076, khi thống lãnh đoàn quân viễn chinh Đại Việt đánh sang nước Tầu, Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt nói: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc".


 Ngài chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến cỡi đại Chiến thuyền từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) vượt biển Nam Hải thọc sâu vào lục địa châu Khâm, châu Liêm, châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt chiếm trọn thành châu Khâm và châu Liêm (thuộc Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay).


Phối hợp với cánh quân bộ chiến lên từ Lạng Sơn, Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy 5 vạn quân thủy bộ dùng hỏa công lớp đánh thẳng vào cửa thành, lớp đánh vào lưng thành, lớp đánh bọc hậu, lớp đánh úp châu Ung là trọng điểm lớn nhất. Sau 42 ngày đêm vây hãm và tiến công, quân Tầu phù thành Ung Châu treo cờ trắng, Tướng trấn thủ thành là Tô Giám tự thiêu. Quân Đại Việt dứt điểm trận viễn chinh toàn thắng kéo quân về nước. 


Biển "Nam Hải" xưa tức là biển của nước Nam - nước Đại Việt (Biển Đông gồm Vịnh Bắc Việt ngày nay), binh pháp của Thái úy Lý Thường Kiệt dùng thủy binh vượt biển đánh sang nước ngoài là chiến pháp có một không hai trong lịch sử nước Việt. Triều đình nhà Lý lần đầu tiên dùng chiến thuyền và voi chiến vượt biển đánh sang nước phương Bắc. Chiến pháp này sử dụng lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. (Sau Vua Quang Trung Nguyễn Huệ có ý đòi lại hai tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây nhưng không mang quân sang đánh chiếm).


Đại Chiến thuyền (Soái kỳ Long thuyền) thường là chỗ diễn ra các cuộc họp điều binh bí mật của Vua. Soái chủ - Tướng quân. Chiến thuyền Soái kỳ của Thái úy Lý Thường Kiệt đi viễn chinh nơi xuất quân có thể là ở bến Vân Đồn (Quảng Yên) hoặc cảng Đông Kênh (có thể là Tiêu Yên ven biển Quảng Ninh ngày nay); có thể là Kinh Môn lộ An Quảng, hoặc cửa vịnh Móng Cái.


Trận vượt biển của Thái Úy Lý Thường Kiệt với 40 vạn (?) thủy quân lẫn voi chiến sang đánh nước Tầu phải là một hạm đội khổng lồ, hàng mấy trăm chiến thuyền. Chỉ huy hạm đội này, chiến thuyền Đại Nguyên Soái Thái úy Lý Thường Kiệt ngự phải là một Kỳ soái hạm.


Tháng 3 năm 1077, trên sông Như Nguyệt bến Lục Đầu, Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy thủy quân Đại Việt đánh bại đoàn quân xâm lược nhà Bắc Tống do Quách Quỳ làm tổng tư lệnh.


Rất tiếc, nước Việt sau bao nhiêu trận thủy chiến lừng lẫy, Soái thuyền, Chiến thuyền lớn nhỏ lần lượt chôn vùi dưới lòng sông, lòng biển, hay trong bóng tối quá khứ.


(Ghi chú thêm: ở bài viết này tác giả không bàn tới con số thủy quân của địch cũng như của ta. 4 vạn quân tức 40 ngàn người tương đương với 4 sư đoàn hiện nay. Có lần tác giả được nghe một nhà báo hải ngoại viết rằng trong trận Quảng Trị 1972, Việt cộng chết tới một trăm ngàn quân (100,000). Một trăm ngàn quân tương đương với 10 sư đoàn, lính ở đâu chết mà lắm thế? đơ zèm cùi bắp chưa từng chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn nên không biết rõ cấp số quân số bao nhiêu. Ngoài ra, nghiên cứu về những trận thủy chiến trong nước Việt, có lẽ nên có một hội nghị khoa học dành cho các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học, nhà sử học, nhà quân sự chiến tranh học ... hội thảo). 


Năm 1282, Hốt Tất Liệt con Thành Cát Tư Hãn (Vua Mông Cổ - nhà nước Đại Nguyên) sai Đại Đô đốc Toa Đô, chỉ huy 10 vạn thủy quân (?) vượt biển đánh vào đất Chiêm Thành, tức là đánh bọc hậu thốc lên nước Đại Việt.


Tháng 5, 1282, Ô Mã Nhi tổ chức bao vây 10 vạn quân của Nhân Tông tại bến sông Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra trên sông. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, trang 224, xuất bản năm 1997 viết:"Bình Than là bến sông lớn trên cửa sông Đuống đổ vào sông Lục Đầu (nay thuộc xã Đại Than, Gia Lương, Bắc Ninh) gần thái ấp Vạn Kiếp của Trần Hưng Đạo, là địa điểm quân sự hiểm yếu".


Tháng 10 năm 1282, Hốt Tất Liệt sai Thái tử Thoát Hoan dem 50 vạn quân (?) giả tiếng mượn  đường nước Đại Việt sang đánh Chiêm Thành.


Năm 1283, Vua Trần Nhân Tông ngự Thuyền Rồng ra sông Bình Than chỗ sông Đuống nối với sông Thái Bình hội với vương hầu bách quan bàn kế sách chủ chiến hay chủ hòa. Sử kể rằng, khi Vua hỏi ý một vương hầu là Thái úy Trần Nhật Hiệu, Nhật Hiệu cầm sào vạch xuống sông hai chữ "Nhập Tống" ý nói hàng quân Nguyên. Duy các tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải quyết chủ chiến. Vua phong cho Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lãnh quân thủy lẫn quân bộ cả thẩy 20 vạn. Tiết chế tổ chức một cuộc duyệt binh thủy bộ vĩ đại rồi dạy toàn quân phép Binh pháp Yếu lược, thảo Hịch tướng sĩ truyền ba quân ra trận.


Năm 1285, Hốt Tất Liệt huy động một lực lượng lớn (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 50 vạn quân tức nửa triệu) tấn công Đại Việt. Tướng Ô Mã Nhi bao vây 10 vạn quân của Nhân Tông tại Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra. Trước thế thủy quân giặc quá mạnh, Vua Trần Nhân Tông cùng Trần Quốc Tuấn rút đại quân từ Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về đóng trên sông Hồng gần Thăng Long. Tại đây, vua Trần cho tập trung thủy quân và xây dựng các chiến lũy bằng gỗ trên bờ nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời gian cho việc sơ tán quân dân khỏi kinh thành theo kế vườn không nhà trống.


Ngày 17 tháng 2, 1285, quân Nguyên lập doanh trại trên bờ bắc sông Hồng. Vua Nhân Tông muốn tìm người sang thương thuyết, thực tế là thăm dò tình hình quân Nguyên. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung xung phong đi, nhà vua cả mừng nói: ""Ngờ đâu trong đám ngựa xe kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế!". Khắc Chung đem thư giảng hòa sang trại Ô Mã Nhi. Theo sử sách, tài đối đáp của Đỗ Khắc Chung đã khiến các tướng Nguyên phải nhận xét: "Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được".


Hôm sau, Khắc Chung về chỗ vua Trần đóng quân, ngay sau đó hai bên Nguyên-Việt đại chiến bên sông Hồng. Quân Nguyên giành được thế thượng phong, quân Đại Việt rút khỏi thành Thăng Long.


Thượng hoàng Thánh Tông và Vua Nhân Tông dẫn đại quân chiến thuyền triệt thoái theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Thoát Hoan chia quân làm 2 đường thủy bộ ráo riết truy kích. Hai vua và tướng Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một số trận đánh chặn tại bãi Đà Mạc và ải Hải Thị, nhưng thất bại. Sau trận Hải Thị, quân vua Trần lui hẳn về đóng quân tại Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình).


Tháng 4, 1285, chiến thuyền Đô đốc Trần Nhật Duật ra đến bến Hàm Tử gặp chiến thuyền Đô đốc Toa Đô. Trận tao ngộ thủy chiến diễn ra, Toa Đô thua to.


Cùng tháng, Trần Quang Khải, Trần Quôc Tuấn, Phạm Ngũ Lão đi chiến thuyền vòng đường bể ra đến bến Chương Dương đánh thủy quân của Thoát Hoan, Hoan địch không nổi bỏ chạy qua sông Hồng Hà.


Tháng 5, 1285, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Thượng tướng Trần Quang Khải, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hợp đánh trận Tây Kết, Toa Đô trúng tên chết tại trận tiền, Trần Nhật Duật mang đầu Toa Đô về dâng vua Trần, còn Ô Mã Nhi chạy xuống thuyền con ra bể trốn về Tầu.


Tháng 6, 1285, Hưng Đạo Vương sai Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão phục binh đánh Thoát Hoan, Hoan thoát chết, trốn vào ống đồng sai quân kéo chạy về Tầu.


Tháng 2, 1287, hai năm sau, Hốt Tất Liệt huy động 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, sai Thái tử Thoát Hoan sang đánh Đại Việt Lần hai.


Tháng 12 năm 1287, quân thủy bộ nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt. Thoát Hoan lại tung 2 vạn quân thủy bộ tấn công và chiếm Vạn Kiếp làm căn cứ, sau đó tiến về Thăng Long.


Trận Vân Đồn, thủy quân Đại Việt do Trần Khánh Dư chỉ huy phục kích ở cửa bể Lục Thủy Dương tức Vịnh cửa Lục bây giờ, toàn bộ đoàn thuyền lương thực của tướng Trương Văn Hổ. Các đoàn thuyền lương khác của quân Nguyên cũng không vào được Đại Việt vì bị bão biển, hoặc vì đi lạc tới Chiêm Thành.


Cuối tháng 3, 1288, Thái tử Thoát Hoan quyết định lui quân khỏi Đại Việt, Ô Mã Nhi được lệnh dẫn một cánh quân thủy rút về trước.


Tháng 4, con voi chiến chở Hưng Đạo Vương đến bờ sông Hóa Giang sa lầy mà chết, Vương trỏ tay xuống sông thề rằng: "Trận này không phá xong giặc Nguyên thì không về đến sông này nữa". Tướng Đại Việt là Đô đốc Nguyễn Khoái nhử thủy quân Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc vào khúc sông thủy triều mai phục, nước xuống cọc sắt nhô lên, quân Tầu vỡ trận, các tướng Tầu đều bị bắt, quân Hưng Đạo Vương thu bắt hơn 400 chiến thuyền


Tháng Giêng năm 1301, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm Thành là Chế Mân.


Tháng 6 năm 1306, Vua thuận gả Huyền Trân với điều kiện Chế Mân phải dâng sính lễ hai châu Ô, (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên - Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).


Công chúa Huyền Trân lên "thuyền hoa" từ Thăng Long xuôi về kinh đô Chiêm Thành (có lẽ là thành Đồ Bàn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay). Vua Chế Mân phong Huyền Trân làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo Đại Việt sử ký chép lại, Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Thật ra, Vương hậu thứ nhất là Hoàng hậu Tapasi người gốc Java lên giàn hỏa. còn Vương hậu thứ 2 Huyền Trân có lên giàn hỏa hay không vẫn còn là nghi án.


Vua lo sợ, thương nhớ Công chúa, sai Chiêu Văn Vương Trần Khắc Chung đạp sóng cỡi "thuyền chiến" giong buồm vượt bể vào tận thành Đồ Bàn tổ chức "bắt cóc - cướp" Huyển Trân đưa ra "thuyền tình" về nước. Ngoại sử kể rằng, "thuyền tình" chở Khắc Chung-Huyền Trân lênh đênh ở bến bờ nào đó mãi cho đến cả năm sau mới về tới Thăng Long.


Tác giả có dịp đến Phan Rang năm 2016 chiêm ngưỡng Tháp Chàm, nơi thờ Chân dung Vua Po Klong Garai nằm sâu trong lăng tháp (1151-1205) là tổ của Vua Sinhavarman III, người Việt gọi là Chế Mân, hỏi chuyện một quản gia Chăm trông nom tháp về chuyện Công chúa Huyền Trân, người này lắc đầu tỏ vẻ không thích, nhưng khi hỏi thời đó Huyền Trân có ở trong tháp không, quản gia Chăm chỉ dẫy núi cách Tháp khá xa nói Huyền Trân ở dó.


image004

Dẫy núi xa xa nơi Vương hậu Huyền Trân ngự nhìn từ Tháp Chàm. Ảnh LKT


image005

Tượng thờ chân dung Vua Chàm Po Klong Garai nằm sâu trong lăng tháp (1151-1205).


image006

Tác giả bên cạnh bức tranh lớn được mô tả là những quan lớn hoàng gia triều Vua Chăm Pa.


Thời xưa, dân gian Đại Việt nhân chuyện Vua Trần Anh Tông thừa lệnh lời hứa của Vua Trần Nhân Tông gả Công chúa cho Vua Chàm - nổi lên câu vè: Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo. Xét cho cùng, Vua hy sinh người con gái yêu (mà không phải đổ máu mang tiếng xâm lược) để đổi lấy vùng đất đai phương Nam mở rộng bờ thùy cho giang sơn Đại Việt hàng ngàn năm sau, tầm nhìn xa trông rộng của Vua Nhân Tông - Anh Tông thực là hai vị Vua vĩ đại của nước Đại Việt.  


Tháng Giêng năm 1377, Vua Trần Duệ Tông đem 120,000 quân thủy bộ đi đánh kinh đô Đồ Bàn Chiêm Thành (tỉnh Phan Rang ngày nay), phục binh của tướng Chế Bồng Nga đánh bại quân Đại Việt, Vua Trần Duệ Tông tử trận.


Tháng 5, 1378, 72 năm sau, Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem thủy quân sang đất Đại Việt vào sông Đại Hoàng lên đánh Thăng Long "trả mối hận Công chúa Huyền Trân".


Tháng Giêng năm 1390, Chế Bồng Nga đi thuyền đến sông Luộc ở tỉnh Hưng Yên do thám, Lão tướng Trần Khắc Chân đem thủy quân ra chống, biết soái thuyền của Chế Bồng Nga đang chỉ huy, bèn sai quân mang súng ra bắn, Chế Bồng Nga tử trận ngày 23 tháng 1 năm 1390. (Chú thích của tác giả: Đời nhà Trần đã có súng?) 


Tháng 3 năm 1407,  đời nhà Hồ Quí Ly, tướng nhà Vua Minh Thành Tổ là Trương Phụ hợp với tướng Mộc Thanh dàn thủy quân ở sông Hoàng Giang đánh tướng Hồ Nguyên Trừng là con Vua Hồ Quí Ly, Nguyên Trừng thua chạy. Mang quân sang đánh nước ta, Trương Phụ nói rằng: "Quân kia trông cậy có thành lũy, mà ta lập công cũng ở đó...". Sang đánh nước ta lần thứ hai, Trương Phụ nói: "Ta sống ở đất Hóa châu này mà chết cũng ở đất Hóa  châu này, Hóa châu mà không lấy được thì không có mặt mũi nào về trông thấy Chúa thượng".


Cùng năm, bị quân Trương Phụ truy đuổi, Hồ Qúi Ly, Hồ Hán Thương ra bể chạy đi chiến thuyền vào sông Mã Giang, quân Minh đuổi theo, quân nhà Hồ không đánh mà tan, tướng nhà Hồ là Ngụy Thức khuyên Hồ Quí Ly rằng: "Nước đã mất, làm Vua không nên để cho giặc bắt, xin bệ hạ tự đốt mà chết". Hồ Quí Ly giận lắm đem Ngụy Thức ra chém. Qúi Ly chạy đến cửa Kỳ La bị quân Trương Phụ bắt giết. Quân Minh chiếm trọn Đại Việt. 


Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem đại quân thủy bộ vượt biên giới Đại Việt sang đánh Chiêm Thành. Sau những trận đánh đẫm máu, Vua Lê Thánh Tông chiếm trọn thành Đồ Bàn và ra lệnh phá hủy.


Thành Đồ Bàn - Qui Nhơn là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.


Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở Đồ Bàn, nên còn gọi là thành Hoàng Đế.


Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.


Năm 1600, 200 năm sau Hồ Quý Ly, dân Đại Việt manh nha hai cõi Đàng trong - Đàng ngoài.


Năm 1627, Đại Việt phân chia hai miền Nam-Bắc. Chúa Trịnh Tráng cai quản miền Bắc, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cai quản miền Nam đóng quân ở đất Thuận Hóa. Cùng năm, Chúa Trịnh Tráng đem đại quân rước Vua Lê đi đánh Chúa Sãi. Sông Gianh vô tình trở thành ranh giới giữa Đàng trong Đàng ngoài.


Năm 1635, trong hai trận đại chiến lần thứ ba và thứ tư giữa quân Trịnh - Nguyễn, Chúa Trịnh Tráng vượt sông Gianh đem đại quân đóng ở cửa sông Nhật Lệ chuẩn bị tiến về phương Nam đánh nhau quân Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan.


Do chiến tranh diễn ra ở hai bên các dòng sông, nhu cầu Thủy binh và Chiến thuyền của hai nhà Trịnh - Nguyễn phát triển rất mạnh.


(Trước đó mấy trăm năm, năm 1054 Vua Lý Thánh Tông khi đó đã đổi tên nước là Đại Việt, do quân Chiêm Thành thường vượt biên giới ra Bắc quấy nhiễu. Năm 1063 vua Lý Nhân Tông đích thân nam chinh, Vua phong Thái uý Lý Thường Kiệt làm Nguyên soái tiên phong chỉ huy 5 vạn quân theo đường thủy tiến vào cửa biển Nhật Lệ, đánh bại quân Chiêm, bắt sống Chế Củ. Sông Nhật Lệ thuộc tỉnh Quảng Bình, nằm phía nam sông Gianh).


(Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672), giữa Đàng TrongĐàng Ngoài, chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến sông Nhật Lệ.


Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn).


Năm 1648, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan sai con là Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) đem thủy quân đánh đuổi quân Chúa Trịnh Tráng mãi đến sông Lam Giang.


Năm 1655, đại chiến Trịnh - Nguyễn lần thứ năm, các trận thủy chiến thư hùng diễn ra ở cửa sông Kỳ La, cửa Châu Nhai,  sông  Lam Giang (sông Cả bây giờ), sông Khu Độc, sông Tam Chế, bến Hoạt, sông Linh Giang tức là sông Gianh bây giờ.


Năm 1661, đại chiến lần thứ bẩy, Chúa Trịnh Tạc phong cho con là Trịnh Căn làm Nguyên soái, Chúa Hiền phong cho em thứ tư là Hiệp làm Nguyên soái.


Năm 1672, nhân quân Tây Sơn nổi lên Đàng trong, Chúa Trịnh khởi binh đánh chiếm đất Thuận Hóa.


Từ sau cuộc giao tranh năm 1672, chúa Trịnhchúa Nguyễn chấm dứt xung đột, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.


Trong vòng 45 năm (1627 - 1672) quân hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau cả thẩy 7 lần đại chiến. Quân nhà Nguyễn chỉ đem quân ra Bắc đánh có một lần rồi thua kéo quân về Đàng Trong.


Năm 1773, quân Tây Sơn lớn mạnh, đánh chiếm phủ thành Qui Nhơn làm chủ từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận.


Năm 1774, nhận thấy nội biến ở Đàng Trong là cơ hội Nam tiến để diệt họ Nguyễn, Chúa Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài quyết định điều đại quân tiến vào Nam. Cuộc đại chiến thứ 8 và là cuộc chiến cuối cùng giữa họ Trịnh và họ Nguyễn trong lịch sử Đại Việt.


Tháng 11 năm 1774, Chúa Trịnh Sâm tiến quân vào Nghệ An, đóng ở Hà Trung, phong Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc làm Đại nguyên soái thống lãnh quân tiền phương tiến xuống phương Nam.


Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc sau khi đánh chiếm được lũy Trấn Ninh sai quân san phẳng các chiến lũy Đào Duy Từ.


Tháng 12 năm 1774, ngày Đinh Mùi - tức là 28 tháng 12 năm Giáp Thìn, Dương lịch là ngày 30 tháng 1 năm 1775, Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc tiến đánh chiếm Phú Xuân. Hôm sau (nhằm 29 tết - 31 tháng 1 năm 1775), Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc mở hội quân ăn mừng trong kinh đô Huế nhà Nguyễn. Toàn bộ vùng Thuận Hóa về tay Chúa Trịnh Sâm.


Chúa Nguyễn Phúc Thuần và quan quân triều Nguyễn chạy ra cửa biển trốn về Gia Định phương nam. Chính cuộc trốn chạy này mà triều đình nhà Nguyễn mở rộng ảnh hưởng ra mãi tận mũi Cà Mau - Hà Tiên. Nhưng cũng chính phương Nam là nơi diễn ra nhiều trận thủy chiến kinh hồn lững lẫy so tài giữa Nguyên soái Nguyễn Huệ và Nguyên soái Nguyễn Ánh. (tác giả sẽ nói sau).


image001

Thuyền Rồng của Vua Thành Thái khi đi thăm sông Hàn Đà Nẵng. Nguồn VN thế kỷ 17.


Trận đại chiến lần thứ tám (1774-1775) kết thúc với trận đại thắng mùa Xuân của Chúa Trịnh - Hoàng Ngũ Phúc. (Trong Sử sách không thấy viết Chúa Trịnh Sâm có bước vào cung điện Huế phủ Chúa Nguyễn hay không).


Tám lần đại chiến là tám lần nội chiến của quân dân nước Đại Việt nổ ra trong hơn 200 năm. Phương tiện chiến tranh trên sông và trên biển (hiếm hơn) là Chiến thuyền. Vào thời này, chiến thuyền hai bên đã có súng thần công bố trí trên thuyền.


image007

Ảnh:nguồn Việt Nam thế kỷ 17. Hình nhỏ góc phải có thể là Soái kỳ Chiến thuyền ngoại quốc bố trí súng thần công.


"Chúa Nguyễn rất mê súng, có lần vớt được một ít súng đại bác từ tầu bị đắm của Hòa Lan hay Bồ Đào Nha khiến Chúa thích chí nên đặt mua thêm từ các nhà buôn. Trong phủ Chúa có chừng 60 khẩu đại bác lớn. Chúa bắt binh lính tập bắn thật giỏi, còn giỏi hơn hầu hết lính pháo thủ của các tàu người Âu đến đây. Chúa thích thách những tầu ngoại quốc ghé tới Việt Nam bắn thi với lính của Chúa. Lính pháo thủ Nam Kỳ hồi đó bắn giỏi đến độ phần nhiều người Âu đều thoái thác lời thách thức vì biết không thể hơn nổi".


Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là nơi lưu giữ những tư liệu lịch sử quý giá về sức mạnh thủy quân của Triều đại Nguyễn Hoàng gia.


Cửu Đỉnh nhà Nguyễn đúc bằng đồng đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và khánh thành năm 1837. Trên mỗi đỉnh có chạm khắc 17 bức họa gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Trong đó, có 7 bức họa tái hiện hình ảnh các loại chiến thuyền chủ yếu của nhà Nguyễn mang tên: Đa Sách Thuyền, Lâu Thuyền, Ô Thuyền, Mông Đồng Thuyền, Hải Đạo thuyền, Đỉnh thuyền, Lê Thuyền./


Lý Kiến Trúc


Hết bài 1


Xem tiếp bài 2: "Những trận thủy chiến kinh hồn giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh".


Sáh , tài liệu tham khảo:


Vân Đài Loại Ngữ.


Việt Nam Sử Lược.


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.


Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ.


Tổ Tiên Ta Đánh Giặc.


Wikipedi.


Kiến Thức


+++++++++++++++++++++++++++++++


KỲ TỚI:


Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


Phải chăng các cuộc "giao lưu thăm viếng" của các võ tướng và chính khách từ Washington D.C. đến San Diego đến Hà Nội vừa qua đã chính danh cho Mỹ "mượn đường" Đà Nẵng để "đánh nhau" với Bắc Kinh, trước mắt là để dành lại Biển Đông?


...


Đón đọc kỳ tới.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21205)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 16927)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15299)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15199)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13731)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15029)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13481)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13874)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15110)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15937)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17616)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17405)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17865)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 16909)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 22817)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15092)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 16910)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15601)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.