Trận đồ Biển Đông dịch chuyển

02 Tháng Tư 201812:23 SA(Xem: 14019)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 02 APRIL 2018


Hành quân dàn trận Biển Đông


Trận đồ Biển Đông dịch chuyển


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

02/4/2018

Tình hình "chiến sự"


image001


Tình hình "chiến sự" Biển Đông tháng Ba vừa qua xem ra có vẻ yên ắng ổn định, thật ra đó là bề ngoài. Quan sát các diễn biến về ngoại giao, chính trị, giao lưu kinh tế, đặc biệt về các hoạt động quân sự hải-không quân, bàn cờ Biển Đông Nam Á đang nổi sóng ầm ầm trên không dưới biển lẫn trong màn sương mập mờ kín-hở.


Hệ quả của bản Dư thảo Khung COC ký kết năm 2017 bước vào năm 2018 với các tư duy chiến lược mới của các bên "tham chiến".


Có thể là để hỗ trợ cho bàn đàm phán COC sắp tới, các cuộc hành quân dàn trận lớn lao diễn ra. Theo chương trình nghị sự, giai đoạn 3 của hội nghị COC sẽ tiếp tục từ tháng 3, 2018. "Tiên hạ thủ vi cường", ngày 05/3/18,  Hoa Kỳ đã huy động Hàng không Mẫu hạm Carl Vinson và nhóm tác chiến tới trụ ở vùng biển Đà Nẵng, nơi có một hải cảng chiến lược quan sát bao trùm căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam, Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa.


Không chịu lép vế, ngày 26/3/18, Trung Quốc huy dộng một lực lượng hải quân khổng lồ gồm Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh và hơn 40 chiến hạm thuộc nhóm tác chiến Hạm đội Nam Hải tập hợp ở vùng biển nam đảo Hải Nam, không cách xa Hoàng Sa bao nhiêu. Nhìn chung, hai con hổ biển đang gờm lẫn nhau.


Lo âu về khả năng nổ ra trận hải-không chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên vùng biển nhậy cảm mà cuộc tranh chấp diễn ra từng ngày đã ba thập kỷ (1988-2018). Dù không trực tiếp (không thể) đối đầu vũ trang với Trung Quốc, miểng đạn chắc chắn văng tới Việt Nam.


Dư luận đưa ra các mắc mứu về thâm ý của Trung Quốc sau khi “Bộ quy tắc ứng xử” (“Code of conduct”) được thiết kế đầu tiên là bản Dự thảo Khung (COC) giữa khối ASEAN+Trung Quốc ký kết ở đất Quý Dương-Trung Quốc ngày 19/5/2017, là Khung của một Bộ quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Manila ngày 13/11/2017 ghi nhận về việc thông qua COC).


 “Bộ quy tắc ứng xử” (“Code of conduct”) tính tự nguyện hay phải có tính ràng buôc pháp lý tại Biển Đông? Hay toàn bộ văn kiện chính trị COC có tính chất ràng buộc pháp lý lẫn tính chất khuyến nghị?


Dù có hay không, hệ quả trước tiên của nó có phải là nguyên nhân dẫn tới các cuộc hành quân dàn trận quy mô sẵn sàng châm mồi lửa chiến tranh.


Việc điều động Mẫu hạm và nhóm chiến hạm tác chiến là vũ khí siêu đẳng tới mặt trận Biển Đông là để sẵn sàng đánh nhau chứ không phải để biểu dương hay biểu tượng.


"Quí vị nghĩ sao về các căn cứ quân sự của Trung Quốc công khai xây dựng giữa biển Đông Nam Á"? Trong những ngày đầu tiên nhiệm chức tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump đã nói và hỏi như vậy.


Các nhà ngoại giao ASEAN bước vào vòng đàm phán mới, yêu cầu mới trong tình hình mới, và người ta lại trở lại câu hỏi nóng hổi: Mỹ, đồng minh và Trung Quốc muốn gì ở khu vực biển này? Bên cạnh đó là con gấu Nga (trước đây đã từng thuê dài hạn căn cứ hải quân Cam Ranh).


Có thể đưa ra câu trả lời: "Các cuộc hành quân dàn trận hải quân sẽ nói lên mọi sự". Ai cũng biết các hành quân dàn trận hải quân quy mô như vậy mới chỉ là bước đầu, và ý đồ của nó nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị hay quân sự? Hành quân dàn trận chưa chắc đã "ắt có và đủ" cho viễn ảnh khu vực cộng đồng ASEAN tương lai sẽ rộng lớn hơn hoặc chật hẹp hơn.


Xin trở lại bản Dự thảo Khung COC 2017.  Văn Kiện chính trị dài chỉ hơn một trang cho thấy nhiều điểm cốt lõi đã bị cố tình tránh né khi đưa ra nội dung các nguyên tắc đầu tiên.


Trong toàn bộ chu vi Biển Đông chỉ rộng có 3,5 triệu km2, nó là một cái lõm biển của biển tây Thái Bình Dương thọc sâu vào cái nách lục địa Đông Nam Á, vấn đề chủ quyền tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không lúc nào ngớt; vấn đề đường lưỡi bò U 9/10 đoạn, vấn đề quyền và chủ quyền khai thác các mỏ dầu khí, vấn đề an ninh quốc phòng thiết lập căn cứ trên các đảo, đá, v,v... cho thấy quá nhiều vấn đề đòi hỏi cần có hay không " tính ràng buộc pháp lý" trong quá trình tranh chấp chủ quyền với đường lưỡi bò chữ U 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ tự xác định chủ quyền.


Câu hỏi thế nào là "tính ràng buộc pháp lý" có trách nhiệm quốc tế trong các cuộc đàm phán về COC trong thời gian tới sẽ được đặt ra. Văn kiện COC cuối cùng hy vọng sẽ bổ sung thêm các điều khoản phù hợp với sự tham gia của cộng đồng quốc tế có quyền lợi trong khu vực.


Những vấn đề bức thiết giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn như sự hiện hữu nguyên trạng của lưỡi bò 9 đoạn, sự xuất hiện mới toanh của 7 đảo nhân tạo có dấu hiệu trở thành các căn cứ vũ trang quân sự hóa đe dọa hòa bình, các mỏ dầu có trữ lượng lớn lọt vào vùng thềm lục địa chồng lấn, vào vùng biển tranh chấp ... Những diễn biến thời gian qua cho thấy sự đòi hỏi nội dung COC trong thời gian tới sẽ như thế nào?


Thế nhưng các nhà ngoại giao ASEAN dường như mập mờ vể cơ chế đàm phán bản Khung COC ở Manila tháng 11/2017. Cơ chế đàm phán COC từ  trước tới nay gần như lệ thuộc vào sự dẫn dắt của Trung Quốc, và sắp tới đây những tuyên bố yêu cầu các bên đàm phán khi bắt tay vào việc thảo luận thực chất COC mang tính khả thi và ràng buộc pháp lý không chỉ ngoại giao lấy lòng Bắc Kinh lẫn Hoa Thịnh Đốn, mà là “Cuộc trường chinh của khối ASEAN + Trung Quốc đi tìm COC cho Biển Đông” hay là 11 Bộ trưởng Ngoại giao + Quốc tế đi tìm COC cho Biển Đông.


Nhìn lại Khung COC và COC hoàn toàn mới sắp tới


Ngày 19/5/2017, bản Dự thảo Khung COC đã được thông qua trong Hội nghị ASEAN-Trung Quốc về việc thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) ở Quý Dương, Trung Quốc.


Ngày 06/8/2017, tại Manila-Philippines, phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng: “Hôm nay, 11 bộ trưởng đã đồng ý và thông qua Dự thảo Khung COC và chúng tôi tuyên bố rằng vào một thời điểm nào đó trong năm, chúng tôi sẽ bắt đầu việc tham vấn về văn bản COC”. Tổng thư ký ASEAN ông Lê Lương Minh nói hy vọng dự thảo khung sẽ phải có tính ràng buộc về pháp lý. Tuy nhiên, Vương Nghị nói rằng các đàm phán đáng kể về nội dung của bộ quy tắc sẽ chỉ có thể bắt đầu nếu “không có sự phá hoại lớn từ các bên bên ngoài”.


Mục tiêu đầu tiên ( của bản dự thảo Khung) là “Thiết lập một khuôn khổ dựa trên các quy tắc bao gồm một loạt quy chuẩn chỉ đạo cách ứng xử của các bên và thúc đẩy hợp tác hàng hải trên Biển Đông”. Điều có ý nghĩa là cụm từ “khuôn khổ dựa trên các quy tắc” được sử dụng thay vì “có tính ràng buộc về mặt pháp lý”. Tuy nhiên, do Trung Quốc phản đối một bộ quy tắc có tính ràng buộc về mặt pháp lý vì nó sẽ hạn chế quyền tự do hành động trên Biển Đông, cụm từ này đã bị bỏ đi (2); Vì vậy, bản COC cuối cùng có khả năng sẽ mang tính tự nguyện và không ràng buộc, như DOC.


Quan trọng hơn hết, bản Dự thảo Khung COC không có một chữ, một dòng nào đề cập đến sự "hiện diện nguyên trạng của đường lưỡi bò 9 đoạn và 7 đảo nhân tạo căn cứ quân sự của Trung Quốc ở trung tâm quần đảo Trường Sa", điều này có nghĩa là ASEAN đã "tự nguyện công nhận sự hợp pháp của cái cầy đặt trước con trâu". Đây chính là mấu chốt mà quốc tế đòi hỏi.


Câu hỏi được đưa ra tiếp: "tính ràng buộc về pháp lý" là pháp lý nào? Ví dụ như quyền "tự do hàng hải - hàng không" trên toàn vùng biển Đông Nam Á do Mỹ và đồng minh đòi hỏi có đụng chạm đến quyền "tự do hành động" của Bắc Kinh hay không nếu công nhận sự hợp lý của bản Dự thảo Khung COC 2017.


Nhắc lại Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng các đàm phán đáng kể về nội dung của bộ quy tắc "sẽ chỉ có thể bắt đầu nếu không có sự phá hoại lớn từ các bên bên ngoài”, giai đoạn cuối cùng của COC Biển Đông từ nay trở đi chắc chắn bàn cờ mặt trận Biển Đông sẽ còn nhiều gay cấn, phức tạp và kéo dài.


Các cuộc hành quân dàn trận quy mô của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra ở vùng biển nam Hải Nam và Hoàng Sa sẽ ngăn cản hội nghị COC hay chỉ là động tác áp lực chiến trường trợ giúp cho các bên trên bàn hội nghị chiếm ưu thế?


 

image003
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại cuộc họp ở Singapore ngày 06/2/2018. Góc phải là Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng VN Nguyễn Chí Vịnh.

USS Carl Vinson ở Đà Nẵng và USS Theodore Roosevelt sắp kéo tới có làm đòn bẩy cho bên Việt Nam gia tăng sức mạnh hay là phép thử niềm tin thỏa ước "đối tác chiến lược" Việt-Mỹ? Tuy nhiên, sự hiện diện hùng hậu của Mỹ ở vùng biển này vẫn là tất yếu.     


 Câu trả lời dự đoán: Nếu USS Carl Vinson và USS Theodore Roosevelt chiếm thế thượng phong ở biển Đông Nam Á sẽ có khả năng xoay chuyển tình hình và tất nhiên, bản Dự thảo Khung sẽ xem xét lại, thêm hoặc bớt từng chữ.


Tình hình không lạc quan như vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói với giới báo chí tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN ở Singapore ngày 06/2/2018: “Chúng tôi hy vọng cuộc đàm phán sẽ được đẩy nhanh, nhưng đây là một vấn đề rất phức tạp”. “Đây là tranh chấp đã kéo dài cả thế kỷ. Hy vọng có được bộ quy tắc trong vòng một năm là không thực tế”.


Trích: Mục “Các nguyên tắc” bản Dự thảo Khung COC được chia thành 4 phần.


Nguyên tắc đầu tiên là COC “không phải là một công cụ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay các vấn đề về phân định ranh giới trên biển”.


Nguyên tắc thứ hai là một cam kết đối với “các mục đích và nguyên tắc” của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1892.


Có mâu thuẫn (?) nào giữa nguyên tắc đầu tiên và nguyên tắc thứ hai?


image004
Các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN và thủ tướng Trung Quốc khai mạc hội nghị ASEAN-Trung Quốc ở Manila lần thứ 20. Ảnh: ASEAN. Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường thứ 5 từ trái.
image005

10 Ngoại trưởng ASEAN và Tổng thư ký Lê Minh Lương trong Hội nghị ASEAN lần thứ 50 tại Manila Philippines 13/11/2017.


image006
Mặc dù Trung Quốc luôn lớn tiếng vấn đề "Biển Đông Nam Á"  thuộc trách nhiệm của Trung Quốc và 10 nước ASEAN, nhưng cuối cùng bên lề Hội nghị ASEAN lần thứ 50 diễn ra ở Manila hôm 13/11/2017, Mỹ cũng hiện diện ở buổi họp khác. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Philippines Duterte tại mục chụp ảnh chung sau Hội nghị ASEAN - Mỹ chiều 13-11-2017 - Ảnh: REUTERS

Mục tiêu


Quân sự - Mỹ điều USS Carl Vinson chịu trách nhiệm Vùng 1,Vùng 2 và Vùng 3 bao phủ Vịnh Bắc Việt, quần đảo Hoàng Sa và vùng Biển Quốc Tế giữa Hoàng Sa - Trường Sa, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh Soái hạm Vinson.


Mỹ liên tiếp mở ra các cuộc tuần tra thám sát các căn cứ đảo nhân tạo, tập trận hợp đồng tác chiến trên địa chiến trường, tung ra các chiến dịch hoạt động quân sự đặc nhiệm (Activity Military Operations); tin mới nhất cho biết USS Theodore Roosevelt từ mặt trận Trung Đông sẽ tiến vào Biển Đông hiệp đồng với USS Vinson.


Nhiều dự đoán bi quan về tương lai cuộc "chiến tranh lạnh". Pháo hạm sẽ nổ ở vùng mặt biển nào (VĂN HÓA phân chia ra 5 Vùng chiến thuật Biển Đông), và những trận chiến ngư lôi ngấm ngầm dưới lòng biển (rất khó biết được) thì đó là quyết định của chiến lược gia và sĩ quan hành quân tác chiến. 


image007
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (thời TT Obama) ngồi trên trực thăng bay ra biển Brunei - Malaysia thăm Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đầu tháng 11, 2015.

Theo VĂN HÓA dự kiến, nếu Mỹ điều Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và nhóm tác chiến tới Biển Đông, Roosevelt sẽ chịu trách nhiệm Vùng 4 bao phủ đuôi của "Vùng Biển Quốc Tế" (ngày 12/7/2016, Hạm trưởng Buzz Donnnelly chỉ huy USS Ronald Reagan tuyên bố Mẫu hạm Reagan nằm giữa biển Hoàng Sa -  Trường Sa/Tuyên bố này dường như sai lầm đối với tầm nhìn mới hiện nay về chu vi vùng "Biển Quốc Tế"), và chịu trách nhiệm Vùng 4 + 5 chiến thuật (trung tâm quần đảo Trường Sa trong đó có 7 căn cứ: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Vành Khăn). Đây là vùng biển "lửa" gay go nhất bởi mạng lưới hỏa lực tên lửa, chiến đấu cơ TQ xuất phát từ các căn cứ đảo nhân tạo).


Nếu đường đi của USS Theodore Roosevelt đến từ biển Sulu hoặc từ Malacca-Singapore tiến vào biển Đông Nam Á, Roosevelt sẽ trụ ở nam quần đảo Trường Sa, hậu cứ là Kota Kinabalu. Khả năng từ Malacca - Singapore đến Biển Đông nhiều hơn.


image008
Hải đồ minh họa vị trí 7 căn cứ quân sự của Trung Quốc và các căn cứ của Việt Nam và Philippines lên hải bàn trận liệt năm 2015. (LKT)

image009
Cao xạ trên căn cứ Len Đao của Việt Nam cách Gạc Ma khoảng 7-10 hải lý. Ảnh LKT

image010
Tầu ngầm Kilo-636 và chiến hạm của Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về tác chiến xa bờ nhưng theo các nhà quân sự Việt Nam có cách đánh bất ngờ.

Các nhà chiến lược hành quân của Trung Quốc đánh giá mục tiêu quân sự của USS Carl Vinson khi đến trụ và xuất phát ở Đà Nẵng đáp lễ bằng chiến dịch tập hợp một lực lượng khổng lồ gồm Hạm đội Nam Hải hải-không quân, tầu ngầm dưới sự chỉ huy của Mẫu hạm Liêu Ninh ở vủng biển nam Hải Nam tiếp cận Hoàng Sa-Phú Lâm.


Chính trị-Ngoại giao-Kinh tế - TQ không dừng lại mà tiếp tục gia tăng ảnh hưởng chính trị đối với khu vực ĐNA và ASEAN, mới nhất là hội nghị vùng Tiểu Mekong, Trung Quốc đề xuất những dự án bước đầu đầu tư vào 3 nước Đông Dương Việt- Miên - Lào.


Ngày 31/03/2018 tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mêkông đã thông qua một kế hoạch đầu tư đầy tham vọng. Kế hoạch này được đưa ra với sự tham dự của các thủ tướng Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, phó tổng thống Miến Điện và ngoại trưởng Trung Quốc.


Trung Quốc sẽ nhập 8.000 tỉ đô la hàng trong 5 năm tới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 31/0/2018 loan báo như trên. Bên cạnh đó sẽ thu hút 600 tỉ đô la đầu tư ngoại quốc, đồng thời đầu tư 750 tỉ đô la vào các nước khác. Ông Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh ủng hộ « hệ thống thương mại đa phương, cổ vũ cho toàn cầu hóa kinh tế một cách rộng mở và thăng bằng (…), kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ».


Nhiều luồng dư luận cho rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc "áp lực" khiến VN phải yêu cầu đại công ty dầu khí Repsol chấm dứt các hoạt động khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ (lô 136-ô ở bãi Tư Chính nam Côn Sơn sát rìa dường lưỡi bò 9 đoạn gần nam trung tâm quần đảo Trường Sa).


Có đúng là có thật như vậy hay không? Hay do sự an toàn và an ninh của nước gọi mời không đảm bảo khiến Repsol tạm ngừng khai thác? Và chuyến thăm Đà Nẵng của Mẫu hạm USS Carl Vinson không thể làm cho Việt Nam "cứng cỏi" hơn nữa với Trung Quốc?


Có luồng cho rằng Việt Nam rất "khôn ngoan" trong việc "lấy cái giá chính trị sắp tới ở hội nghị COC so với cái giá thương mại vài trăm triệu đôla của việc hủy hợp đồng"; đấy là chưa nói đến thâm ý chính trị trong việc mời gọi hợp đồng khai thác ở các lô không nằm trong EEZ cũng không nằm ngoài Lưỡi bò mà nằm ở lằn ranh phi giới tuyến giữa lưỡi bò và vùng đặc quyền kinh tế EEZ.


Vùng phi giới tuyến theo VĂN HÓA có thể rộng bề ngang 1-10 km, thực tế, đường Lưỡi bò mơ hồ không xác định nó cách nội thủy các nước ven biển là bao nhiêu.  


Trong lúc đó các công ty Nga, Ấn, Mỹ được Việt Nam mời khai thác ở các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế không có chuyện gì xẩy ra. (Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil nằm trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng cách khoảng 88km, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 ngoài khơi nam Côn Sơn Việt Nam hợp tác với Repsol có thể nằm trúng vào đường lưỡi bò).(3)


image011
Mỏ Cá Rồng Đỏ ở Lô 136-06 không lọt thỏm trong cũng không nằm ngoài Lưỡi bò 9 đoạn.

image012

Chấm tròn xanh: Các trung tâm chỉ huy bể dầu khí phía nam Việt Nam. Đinh vàng: thềm lục địa phía nam, các nhà giàn tiền đồn DK1 và 9 bãi ngầm Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Vũng Mây, Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh. Chấm xanh: Các đảo chiến lược phía nam thuộc chủ quyền VN: Trường Sa Đông, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát, Trường Sa Lớn, Hòn Sập-Phan Vinh. Chấm đỏ:Trung Quốc bắt đầu hoạt động bồi đắp từ năm 2013 và gấp rút xây 7 cấu trúc đá ngầm ở biển Trường Sa thành 7 căn cứ hỏa lực đảo nhân tạo nổi. CSIS ước tính họ đã bồi đắp tổng cộng trên 12,9 km2 đất ở khu vực Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Vành Khăn. Chấm đen: bãi Cỏ Rong (Reed Bank) thuộc vùng EEZ Palawan. Philippines và Trung Quốc đang tìm cách cùng hợp tác khai thác mỏ dầu khíbãi này.


Lô 136-06 nằm trên đường biển thông thương hàng hải từ Trung Đông sang Viễn Đông chuyên chở 80% dầu cho Trung Quốc. Chiếm lĩnh ann inh vùng biển này có nhiều khả năng làm chủ con đường hàng hải quốc tế. Tọa độ Lô 136-03 rơi vào vùng biển bãi Tư Chính là hải điểm liên hoàn với 9 bãi ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Vũng Mây, Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh và hệ thống nhà giàn DK1/18. Hải đồ VĂN HÓA MAP minh họa.


Giới quan sát cho rằng sách lược của Việt Nam khi quyết định tạm dừng hoạt động khai thác dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ, trong bối cảnh gia tăng quân sự ở Biển Đông là biểu trưng một thái độ khôn ngoan trước tình hình trận đồ Biển Đông đang dịch chuyển khó lường. Một thái độ "trung lập" giữa các thế lực quốc tế. Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh hôm 27/3/2018 đã kêu gọi Nga tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc gìn giữ an ninh khu vực.


image013
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov trong một buổi họp báo tại Hà Nội hôm 23/3/18. Việt Nam mong muốn Nga tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc gìn giữ an ninh khu vực, theo lời ngoại trưởng Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng nếu khối ASEAN +2 (Trung Quốc + Hoa Kỳ) thành hình, Bộ quy tắc ứng xử COC Biển Đông may ra thành hình. Thời gian là viên kẹo đắng cho tất cả các bên.


image014
Các lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 12 ở Philippines hôm 13.11.2017 bàn bổ sung vấn đề "hợp tác biển". Reuters.

image015

Nếu lấy giữa Hoàng Sa - Trường Sa làm trung tâm điểm, hướng tây là phạm vi vùng EEZ biển Đông Hải (Việt Nam); hướng  đông là phạm vi EEZ biển Tây Hải (Philippines);hướng  nam là phạm vi EEZ biển Nam Hải gồm Indonesia, Malaysia, Brunei; hướng  bắc là phạm vi EEZ biển Bắc Hải (Trung Quốc/quốc tế tiếng Anh gọi là South China Sea). Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), phạm vi lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) không nước nào có quyền xâm lấn nước nào. Thế nhưng năm 1995, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm bãi đá Vành Khăn của Philippines cách quần đảo Palawan 130 hải lý.


image016

Tổng thống Donald Trump đang lắng nghe Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (giữa) nói những gì (?) trên diễn đàn Hội nghị Á-Âu tại Myanamr hôm 22/11/2017. AP

image017

Đường lưỡi bò 11  đoạn do Trung hoa Dân quốc - Tưởng Giới Thạch  tự vẽ năm 1947 nhằm mô tả và khẳng định chủ quyền của họ vùng biển. Lưỡi bò chiếm 80% diện tích vùng biển, còn 20% diện tích sẽ chia cho các nước ven biển theo Công ước Liên hiệp quốc về Biển! Vào thời điểm năm 1945-1947-1954. Việt Nam đang trong tình trạng "tranh chiến" giữa Đế quốc Việt nam, Việt Minh, đảng phái quốc gia, Nhật, Pháp, giáo phái và Hội nghị Quốc tế Geneve 1954, hầu như hai miền Nam Bắc Việt Nam không ai chú ý tới tầm quan trọng của Biển Đông cho đến năm 1956, Đài Loan mang hải quân và lính Thủy quân Lục chiến xuống chiếm đảo Ba Bình là đảo lớn nhất, có nước ngọt, có đất đai ở Trường Sa mà không gặp phải sự phản đối nào; Theo hiệp định Geneve, Pháp trao trả cho chính phủ Sàigon quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17. Năm 1956, Hải quân VNCH đi chiếm lĩnh 6 đảo lớn quan trọng nhất ở quần đảo Trường Sa và xây dựng bia chủ quyền trên các hòn đảo này.


image018
Bia chủ quyền do Hải quân VNCH xây dựng trên đảo Song Tử Tây năm 1956. Ảnh LKT

Tạm kết


Đọc lại câu chuyện xưa luận cổ suy kim:


Một hôm, Tập Vương hỏi quần thần: "Thời cơ yếu đuối của các nước nhỏ có chính là đang giúp sức cho ta thực hiện Giấc mộng Trung Nguyên? Không có "chư hầu" nào chung quanh có khả năng quân sự cản đà tiến quân của ta - Trung Nam Hải, ta cứ mang quân đi chiếm, phỏng có nên không"? Quần thần đồng thanh thưa: "Ta nên thừa cơ khoảng trống lịch sử, tận dụng thế lực đang lên, đáng chú ý là nước phương Nam nhỏ nhưng mà lỳ, nước lớn lơ là còn đang thấm mệt mải mê bàn cãi hội chứng sau cơn địa chấn Vietnam War, ta nên vẽ voi ra nhiều mưu kế bành trướng, kể cả chuyện động binh quân lực chiếm đoạt lãnh thổ biển đảo, tất bá quyền thuộc về ta". Tập Chúa công nghe phải truyển cho quan Lênh doãn Lý Khắc cứ thế mà làm.


Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh luôn tỏ ra là "Chúa công của 10 chư hầu" (1), "chư hầu" tin cậy là nước loắt choắt thừa sai, một "chư hầu" ỡm ờ gàn dở ngang bướng ngày đêm bộ hạ vơ vét, một "chư hầu" đang tìm cách đu dây đông-tây, còn lại "ăn theo", nhưng cuối cùng đâu cũng vào đấy./


Lý Kiến Trúc


(1) Sử truyện kể rằng, Tề Hoàn Công mở đại hội "chư hầu" gồm 8 nước ở đất Thao gồm có: Tề, Tống, Lỗ, Vệ, Trần, Trịnh, Tào và Hứa cả thảy 8 nước. Thời nay, Bắc Kinh mở đại hội mởi ASEAN cả thảy 10 nước họp về Biển Đông tại đất Quý Châu tây nam Trung Quốc ngày 18/05/2017 bàn về Luật "Biển Đông Nam Á" dưới sự dẫn dắt của "chúa Tập Vương" và "quan phó Đại phu Vương Nghị". Sau đại hội này, Vương Nghị thăng quan thành Ủy viên Quốc Vụ Viện. Thời sự kể rằng có lần Vương Nghị bị Bình Minh trừng mắt nhắn rằng nước phương Nam vốn dòng Hồng Lạc kiên cường chớ hòng bắt nạt. Mong thay. 10 "chư hầu" thời nay là những nước nào - xin tự trả lời. (VH)


(2) Nguồn: Ian Storey, “Assessing the ASEAN-China Framework for the Code of Conduct for the South China Sea“, ISEAS Perspective, no. 62, 08/08/2017. Biên dịch: Trần Quang.


(3) Theo BBC - Bill Hayton 28/6/2017, Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.


Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.


Dự án Cá voi Xanh của Exxon thì gần bờ biển Việt Nam hơn. Mỏ khí chỉ cách bờ khoảng 88 cây số (ở lô 118). Tuy nhiên, "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò) mơ hồ của Trung Quốc lại đi vào giữa lô. Đây là nguồn cơn phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc chưa từng giải thích ý nghĩa của "đường 9 đoạn".


Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc như ông Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu Nam Hải ở Hải Nam cho rằng Trung Quốc có "quyền lịch sử" với tài nguyên của biển, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Không quốc gia nào đồng tình với diễn giải này. Năm ngoái một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng đòi hỏi này không có cơ sở theo luật quốc tế. Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh.


- 29/4/2017: Thượng đỉnh ASEAN ở Manila thảo luận về Biển Đông.


- "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" mỹ mãn, đã đến lúc "Xâm thực COC"?
23 Tháng Tư 2021(Xem: 6965)
Chủ đề Tháng Tư đen
21 Tháng Tư 2021(Xem: 7191)
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CHIA BA THIÊN HẠ