Đã đến lúc VN-TQ gác tranh chấp cùng khai thác chung?

03 Tháng Tư 20187:11 CH(Xem: 13924)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 04 APRIL 2018


An ninh Chính trị và Kinh tế


Đã đến lúc VN-TQ gác tranh chấp cùng khai thác chung?


image006

Các mỏ dầu khí VN đa số nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ VN, nhưng vẫn có nhiều mỏ "rơi" vào vùng biển "phi giới tuyến" tức là giữa Lưỡi bò và EEZ VN ví dụ như lô 136-06 Cá Rồng Đỏ nam Côn Sơn. Các mỏ "rơi" vào vùng biển "phi giới tuyến" có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng. Hiện mỏ Cá rồng Đỏ liên doanh giữa Petro Việt Nam (PVN) và công ty Repsol tạm ngưng khai thác do tình hình biến động về an ninh, chính trị và chiến lược kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đường lưu thông hàng hải đi xuyên qua các mỏ "roi" vào vùng biển "phi giới tuyến" chưa biết trữ lượng tài nguyên các mỏ này xác định là bao nhiêu. Theo Văn Hóa, việc Việt Nam thỏa thuận hợp đồng khai thác các mỏ "phi giới tuyến" nghiêng về chính trị nhiều hơn về kinh tế. (VĂN HÓA)


image007
Các mỏ dầu khí trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế VN (EEZ).

VN-TQ 'cần hợp tác khai thác chung trên biển'


image008
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 1-2/4/2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai 2/4/2018, cũng là ngày cuối chuyến thăm chính thức của vị khách tới Việt Nam.


Một trong những vấn đề được đề cập trong cuộc gặp mặt là các mâu thuẫn trên biển.


Tổng Bí thư Trọng kêu gọi hai nước xử lý vấn đề một cách đúng đắn, thông qua các biện pháp tham vấn thân thiện.


Ông cũng đề xuất việc hai bên có thể cùng phát triển, khai thác chung, và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định trên biển như một biện pháp chuyển tiếp, Tân Hoa Xã tường thuật.


Tổng Bí thư Trọng không phải là người đầu tiên đề cập tới hoạt động khai thác chung trên biển với Trung Quốc.


Hôm Chủ Nhật 1/4, trong ngày thăm chính thức đầu tiên, ông Vương Nghị sau cuộc gặp ngoại trưởng nước chủ nhà tuyên bố hai nước cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán, và cần hợp tác khai thác chung ở vùng biển này.


"Cả hai bên cần tuân thủ các quy tắc căn bản trong việc giải quyết tranh chấp trên biển. Cả hai bên không được áp dụng các biện pháp đơn phương làm phức tạp hóa tình hình," Ngoại trưởng Vương Nghị nói với các phóng viên.


"Chúng tôi nhất trí rằng việc giải quyết các vấn đề trên biển là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển tốt đẹp, lâu dài mối quan hệ song phương," ông nói.


"Đồng thời, (hai bên) cần tăng cường hợp tác trên biển, gồm cả việc tiến hành thảo luận về hoạt động khai thác chung."


image009

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Ngoại trưởng Vương Nghị và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có cuộc gặp hôm 1/4


Ngoại trưởng nước chủ nhà, ông Phạm Bình Minh, cũng kêu gọi giải quyết hòa bình.


"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề," ông Minh được hãng tin AFP dẫn lời.


Hai bên cần "kiểm soát đúng đắn những bất đồng chứ không mở rộng tranh chấp (và) tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Minh nói thêm.


Chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra chỉ ít hôm sau khi có tin Việt Nam dưới áp lực của Trung Quốc đã yêu cầu hãng dầu khí của Tây Ban Nha, Repsol, dừng hoạt động tại dự án Cá Rồng Đỏ nhiều tiềm năng, đang chuẩn bị đi vào giai đoạn khai thác.


Tiếp sau đó, trong những ngày cuối tháng Ba, Bắc Kinh đã cho các chiến đấu cơ và tàu chiến diễn tập hùng hậu ở Biển Đông.


Không quân TQ ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông


Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí phong phú và nắm vị trí chiến lược cho cả thương mại lẫn quốc phòng.


Bắc Kinh trong những năm qua đã bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và xây cất các cơ sở quân sự trên đó, khiến các nước láng giềng giận dữ.


Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia trong khu vực phản đối mạnh mẽ nhất Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


Đài Loan, Brunei và Philippines cũng là các nước tuyên bố chủ quyền từng phần trên biển, có tranh chấp với Trung Quốc.


Philippines là quốc gia duy nhất cho đến nay đã đưa bất đồng ra quốc tế và đạt được phán quyết có lợi từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi 7/2016, nhưng chính quyền của ông Rodrigo Duterte sau đó đã có thái độ hòa hoãn với Trung Quốc.


Trong lúc đó, AFP bình luận, căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh trong vấn đề biển đảo thường diễn ra phía sau những cánh cửa đóng kín.


Trước những căng thẳng tiếp diễn với Bắc Kinh, Việt Nam đã công khai củng cố quan hệ an ninh với Hoa Kỳ trong những tuần gần đây.


Hồi đầu tháng trước, tàu hàng không mẫu hạm USS Mustin của Hoa Kỳ đã ghé thăm Đà Nẵng, chuyến thăm lịch sử đầu tiên kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Việt Nam 4/1975 đến nay.


Hồi tuần trước, Hoa Kỳ đã bàn giao 6 xuồng tuần tra cùng các thiết bị với tổng trị giá lên tới 20 triệu đô la cho Hà Nội.


Ngoại trưởng Vương Nghị, người mới được bổ nhiệm vị trí ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 1-2/4/2018, sau khi tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ sáu, 30-31/3./(theo BBC 02/4/ 2018)