Bill Hayton: 'Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật'

10 Tháng Tư 20187:00 CH(Xem: 11540)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 11 APRIL 2018


'Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật'


Bill Hayton BBC News


BBC 09/4/2018


 image026

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo 'đường chữ U' được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton


Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.


Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.


Thế nhưng nằm bên dưới tất cả những thứ đó là việc tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với hàng trăm hòn đảo, bãi đá nhỏ xíu.


Nếu nhìn vào mức độ chú ý đối với các cuộc tranh chấp hiện nay, thì quả rất đáng ngạc nhiên là không mấy ai chú tâm đến vấn đề gốc rễ.


Các chính phủ thì thích vờ như các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo, các bãi đá trên biển là có tính lịch sử và logic.


Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề, tôi thấy rõ rằng điều này không hề đúng.


Hiện hầu hết các rắc rối ở Biển Đông tập trung vào khu vực Quần đảo Trường Sa và một ít thực thể ngầm gần sát với bờ biển của Việt Nam và Borneo.


Đây là những điểm nằm rất xa phần Trung Hoa lục địa, và Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ nguồn gốc chính xác làm cơ sở cho tuyên bố của mình đối với các điểm này.


Theo nghiên cứu riêng của mình, tôi đi đến kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ mới nổi lên, phát sinh từ việc biên dịch tồi và những đánh dấu không đúng trên bản đồ hồi thập niên 1930.


Kết luận của tôi là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa thực ra là một sai lầm.


image027

Cuối Twitter tin bởi @bill_hayton


Tuyên bố chủ quyền đầu tiên


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bắt đầu từ năm 1907, từ chuyện người ta phát hiện ra là có một thương gia Nhật Bản hoạt động tại đảo Pratas (nằm giữa Hong Kong và Đài Loan).


Nishizawa Yoshiji khi đó đang khai thác phân chim tại đảo, và những lời đồn đại đã lan đến tận nước Mỹ.


Chính phủ Mỹ thông báo cho nhà Thanh vào cuối 1907, nhưng phải tới hơn một năm sau Bắc Kinh mới gửi một tàu ra điều tra.


Vào tháng Ba 1909, tin đồn được xác nhận là chính xác.


image028

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Việt Nam từng tổ chức triển lãm, trưng bày các bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa


Điều này làm dấy lên các cuộc phản đối tại miền nam Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đồng ý đàm phán, cuối cùng dẫn tới việc Nhật thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Pratas.


Tuy nhiên, cùng lúc, giới chức ở miền nam Trung Quốc biết về sự tồn tại của Quần đảo Hoàng Sa và bắt đầu lo rằng Nhật có thể sẽ chiếm khu vực này.


Điều này dẫn tới một cuộc thám hiểm vào tháng Năm và tháng Sáu 1909, qua đó Trung Quốc chính thức lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa.


Các tàu Trung Quốc đã trú lại quần đảo chỉ trong ba ngày trước khi quay về.


Chính quyền sau đó hoàn toàn không quan tâm đến nữa, và đã không quay trở lại cho tới thập niên 1920.


Nhầm lẫn


Một vụ việc quan trọng xảy ra sau đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn, mà ảnh hưởng của nó vẫn còn ở Biển Đông ngày nay.


Vào tháng Mười Hai 1931, Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. Chín tháng sau đó, Trung Quốc phản đối.


Tháng Bảy 1933, trong lúc chính phủ hai nước vẫn đang tranh cãi về Quần đảo Hoàng Sa, Pháp tuyên bố sáp nhập thêm sáu đảo thuộc Quần đảo Trường Sa.


image029

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


Điều này khiến Trung Quốc rất bối rối.


Dựa trên các văn bản chính thức và báo chí thời đó, ta có thể thấy rằng giới chức Trung Quốc không hề biết về sự khác biệt giữa Trường Sa và Hoàng Sa.


Họ nghĩ rằng các đảo mà Pháp vừa sáp nhập vào thì chính là các đảo mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền hồi 1909.


Phải mất đến nhiều tuần điều này mới được làm sáng tỏ.


Trong các cuộc thảo luận, hải quân Trung Hoa Dân Quốc gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao, xác quyết rằng Quần đảo Trường Sa không tồn tại! Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không phản đối các hành động của Pháp nữa.Tuy nhiên, sự bối rối nhầm lẫn này khiến cho Ủy ban Nghiên cứu Bản đồ Lãnh thổ và Lãnh hải của Trung Quốc tiến hành điều tra.


Trong số các nhiệm vụ của ủy ban có việc điều tra và diễn giải các bản đồ để thể hiện đâu là Hoàng Sa, đâu là Trường Sa.


Ủy ban cũng đặt tên tiếng Hoa cho các quần đảo, nhưng đơn giản chỉ là dịch thuật hoặc chuyển ngữ.


Bãi đá North Danger Reef (có nghĩa là bãi đá nguy hiểm ở phía bắc) được dịch sang tiếng Hoa thành Bắc Hiểm Tiêu (北險礁 ).


Quần đảo Trường Sa trở thành Tư Ba Lạp Thoát Đảo (斯巴拉脫島) (chuyển ngữ từ tên của vị thuyền trưởng người Anh, Richard Spratly), còn cụm bãi cạn Luconia được chuyển ngữ thành Lô Khang Ni Á Than (盧康尼亞滩).


Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ủy ban đã có một số sai lầm. Cơ quan này có vẻ đặc biệt lẫn lộn trong việc hiểu nghĩa các thuật ngữ hàng hải trong tiếng Anh, từ 'bank' (bãi ngầm) và từ 'shoal' (bãi nông).


image030

Bản quyền hình ảnh GREG BAKER/AFP/Getty Images Image caption Một bản đồ của Trung Quốc trong đó thể hiện đường chữ U trên biển Đông


Cả hai từ này đều có nghĩa là một khu vực nước nông trên biển. Từ 'bank' mô tả một diện tích đất trồi lên từ đáy biển, trong lúc từ 'shoal' là cách mô tả trong hàng hải, bắt nguồn từ tiếng Anh cổ, có nghĩa là 'nông'.


Tuy nhiên, ủy ban đã chọn dịch cả hai chữ này thành 'than' (灘), là cách dịch xa xôi để chỉ 'bãi cát', một thực thể có thể nằm trên hoặc dưới mặt nước.


Ủy ban đã đặt tên cho một thực thể dưới nước, James Shoal (bãi ngầm James), cái tên Trung Quốc là Tằng Mỗ Than (曾姆滩), và một nơi khác, Vanguard Bank (bãi Tư Chính), cái tên Tiền Vệ Than (前衛滩).


Tằng Mỗ là chuyển ngữ từ 'James', và Tiền Vệ Than là dịch từ chữ 'vanguard', tức tiên phong, còn chữ Than là dịch chung cho cả hai từ 'bank' và 'shoal'. Việc dịch thuật như vậy đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta sẽ thấy.


Vào năm 1936, Bạch Mi Sơ (白眉初), người sáng lập ra Hiệp hội Địa lý Trung Quốc, đã dùng các thông tin của ủy ban để xuất bản tập bản đồ Trung Quốc mà ông soạn, Trung Hoa Kiến thiết Tân đồ (中華建設新圖).


Dựa vào bản dịch của ủy ban, ông đã tạo ra sai phạm to lớn: Ông vẽ bãi ngầm James và bãi Tư Chính thành các đảo.


image031


Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE/AFP/Getty Images Image caption Tuyên bố chủ quyền đối với đường lưỡi bò của Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận, đặc biệt là Việt Nam và Philippines


Sau đó, ông thêm một đường hình chữ U ở Biển Đông, với điểm xa nhất về phía nam là bãi ngầm James, và điểm xa nhất về phía tây nam là bãi Tư Chính.


Ý định của ông Bạch là hoàn toàn rõ ràng - đường vẽ này đánh dấu sự hiểu biết "khoa học" của ông về lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc.


Do sai phạm này của ông mà bãi ngầm James và bãi Tư Chính sau đó trở thành giới hạn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.


Đó là lần đầu tiên đường chữ U được vẽ trên một tấm bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là một tài liệu của nhà nước mà chỉ là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ.


Tuyên bố chủ quyền của nhà nước


Tuy nhiên, sau Đệ nhị Thế chiến, hai đệ tử của ông Bạch là Phó Giác Kim (傅角今) và Trịnh Tư Ước (鄭資約) được Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc thuê tư vấn về biên giới lãnh thổ.


Hai người này đã vẽ các bản đồ cho chính phủ vào năm 1946 và 1947, dẫn đến việc Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.


Các ông Phó và Trịnh đã dùng bản đồ của ông Bạch cùng 'đường chữ U'. Do vậy, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với cả các thực thể ngầm dưới nước là bãi ngầm James và bãi Tư Chính.


Điều này hoàn toàn vô lý, trừ phi bạn hiểu được phần kỳ quặc này của lịch sử. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được đưa ra là kết quả của một loạt những sai lầm.


Dẫu chính quyền Trung Quốc ngày nay (CHND Trung Hoa) muốn nói rằng họ có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông, nhưng việc nghiên cứu chi tiết các bằng chứng cho thấy thực sự điều này mới chỉ xảy ra vào nửa đầu thế kỷ 20 mà thôi, và nó cũng thay đổi trong khoảng thời gian 40 năm. Triều nhà Thanh lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909, nhưng không hề tuyên bố gì đối với Quần đảo Trường Sa cho đến tận 1948, và toàn bộ quá trình này chứa đựng nhiều nhầm lẫn và hiểu sai.


Trên đây là nội dung tóm tắt một bài nghiên cứu của tác giả Bill Hayton, phóng viên BBC đồng thời là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc, sẽ đăng trên tạp chí 'Modern China' với tiêu đề 'The Modern Origins of China's South China Sea Claims: Maps, Misunderstandings, and the Maritime Geobody'.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 11848)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12644)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11921)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 12982)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12846)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13336)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14056)
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13927)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12925)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh
03 Tháng Hai 2017(Xem: 11979)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12800)
Tư tưởng "Người Mỹ trên hết" và chống toàn cầu hóa của Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13001)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13577)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 12997)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12750)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.