FONOP - OBAMA

15 Tháng Tư 20186:07 CH(Xem: 14704)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ HAI 16 APRIL 2018


Từ "Hiểm địa Biển Đông" đến "Đông Hải Liệt Quốc" tranh hùng (Hồi 2)


FONOP - OBAMA


image001

Lý Kiến Trúc


 

"Thế Xuân Thu, thế Chiến quốc. thế Đông Tây, một khoảnh  trời ai kém ai hơn" (1)

Hồi 2 (nhuận sắc)


Soái Vương Cờ Hoa Mỹ quốc hành trình về phương Đông thưởng ngoạn xứ ngàn năm văn vật bỗng nổi giận hô hạm đội ra quân.


image002

Barack Obama chắp tay chào Hà Nội 22/5/2016. Ảnh Net.


image003

Cụng bia giải khát, thưởng thức món bún chả Hương Liên-Hà Nội chiều tối 22/5/2016


Lại nhớ về câu chuyện nguồn gốc thủy tổ của loài người hậu sinh ra một nghệ sĩ da ngăm tóc quắn, lần đến thăm kinh đô xứ ngàn năm văn vật rồng bay phượng múa, gặp tiết vào hè năm Bính Thân oi bức, ăn một lúc hai xuất bún chả chấm nước mắm nhĩ, uống một hơi hai chai bia, hội họp quân tướng hai bên xong rồi lên "E" bay một mạch xuống hòn ngọc Viễn Đông, việc đầu tiên là đi chiêm bái chùa cổ Ngọc Hoàng, khiến hàng chục triệu dân nước Việt khen nức nở; ông thì hò reo, bà thì tấm tắc ông Vua bá chủ thế giới bình dân đến thế là cùng; các quan đại phu nước sở tại ngẫm đến cái nghĩa cử đối đãi của Soái Vương Cờ Hoa Dân chủ giải phóng mọi điều ngăn cách, cứ để cho dân đón Vua Cờ Hoa tràn xuống đường phố xem mặt.


Các ẩn sĩ chờ thời lấy làm hể hả vì phen này cho phái chư hầu phương Bắc mới thấy lòng dân nước Việt trông ngóng phương Tây, cho rằng chỉ có nước Cờ Hoa là kỳ phùng địch thủ be bờ cái gọi là "nghĩa vụ quốc tế" và "chủ nghĩa vu vơ" còn sót lại ở miền đất "Hiểm địa Biển Đông".


image004
Người Hà Nội đứng chờ đón Obama ở các con đường gần sân bay Nội Bài trong chiều tối đầu tiên 22/5/2016. Ảnh Net.

image005

Dân chúng Sàigon tràn xuống đường phố từ sân bay Tân Sơn Nhất đến chùa Ngọc Hoàng chào đón xem mặt Vua xứ Cờ Hoa Dân Chủ 23/5/2016. Ảnh Zing.vn


Các quan Thái sử viết rằng mấy đời bá chủ gây mầm chiến tranh mang quân đến Đông Dương bắn mãi không trúng mà con hổ cũng không sợ hãi gì cả, đến đời Soái Vương da ngăm tóc quắn không bắn mũi tên chỉ đường vào Sơn thần mà bắn vào cung điện Long vương ngoài Đông chỉ ra rằng đấy mới là nơi hiểm huyệt, nơi đấy sẽ làm đảo lộn bàn cờ thế giới, thắng hay bại cũng ở nơi đấy. Soái Vương phán rằng: "Nước Tầu là nước lớn, đất rộng  quân nhiều, tham vọng bao la, nhưng thủy quân còn lạc hậu lại có tính bạo ngược, ta phải tìm kế sách".


Soái Vương Cờ Hoa Dân Chủ vốn là nghệ sĩ. Soái quân Vương nổi tiếng chung tình từ thời còn ngồi thủng đít ghế môn sinh, tâm hồn đa cảm đa tình mà lại không yêu bừa bãi gái khác mầu, chỉ một mầu đen thôi, nước mắt dễ rơi ví như ướt mưa dưới trời mùa hạ Thăng Long, nghe con gái rượu báo tin thi đậu vào đại học mà lệ tuôn lả chả. Ấy vậy mà lòng dạ bồn chồn nhìn về cái nước bé tí tận viễn đông, tự vấn, vì sao mấy đời tiên vương nhà ta sa lầy danh liệt ở cái xứ khỉ ho cò gáy này, bèn hội tướng lĩnh kỳ quan cựu thần tham vấn thâm cứu lại lịch sử Chiến tranh Đông Dương mới vỡ ra nhiều điều.


image006

Barack Obama "ướt mưa Thăng Long thành mùa hạ" trưa 23/5/2016.


Lại có quan Đại phu trưởng lão nay lui về trang trại đến tâu rằng: "Quân ta đánh nhau  suốt 10 năm trời ở xứ viễn đông biển cả trùng trùng, núi non hiểm trở, đá dựng tai mèo, hổ gầm rắn độc, sông hồ ao lạch cuồn cuộn phong ba, trải hàng ngàn năm địch chống bọn rợ tây nhung, sống chết bao nhiêu trận tất đầu óc mưu kế thâm hậu, ta mang quân đi xa xôi vạn dặm lùng và diệt thiệt hại người và của vô kể mà chẳng kết quả nào, sở dĩ do không am hiểu dòng máu Lạc Hồng vừa thủy chung vừa phản phúc... thôi thì coi như ta tiến quân đến được đấy cũng gọi là thắng trận, nhưng đất ấy hiểm địa vô lường, xin Chúa Công bình tâm muốn gì cũng nên xét lại".


Vương chột dạ nói rằng: "Ta nghe biển nơi ấy có câu ca "Sóng bể Đông bề bề một cõi, Dân ta về mở hội tiếng Sơn Ca" phải chăng nơi ấy có thần linh khi ngủ thì lặng như tờ khi dậy thì bạc đầu gầm thét, các hiền nhân tính sao?"    


Có quan đại phu đặc mệnh toàn quyền Cờ Hoa vốn người lịch lãm, dáng dấp văn nhân, mở miệng ra là thông sử nhân văn Việt quốc làu làu, bèn nghị luận tâu với Soái Vương rằng: "Nước này tuy nhỏ nhưng là nước có văn chương cổ sử, nhưng nay sở dĩ xã hội điên đảo điên lòng người đảo điên tâm dạ dân gian chán nản vì triều đình thối nát, vì miếng ăn cái ở mà từ tâm trở nên trí trá, ngày đêm lẩn quẩn với cái áo chủ nghĩa, lửa nung nấu ý chí căm thù ngùn ngụt bao đời xưa tắt ngấm, ấy một phần cũng do chiến tranh tàn hại mấy chục năm nay lại treo trên đầu lơ lửng  tàu lạ cái đâm, cái phá, cái bắn giết ngư phủ ngay trên lãnh hải của họ, họ vẫn vô tình, sức cùng lực kiệt, quân binh kém cỏi,  vũ khí thô sơ, nếu Bệ Hạ nhân cơ hội ngàn năm một thưở mau mau lệnh thủy quân tinh nhuệ, vũ khí tối tân, tiên hạ thủ vi cường, chiếm lĩnh ngay cái vũng biển Đông làm điểm trung chuyển cho đường xa viễn cảnh sau này".


Soái Vương khen phải nói rằng: "Ta cứ thong thả động binh, xem ý phường mãi võ ra sao, nếu hấp tấp khai hỏa thần công mở bạt súng e rằng sinh biến, chiến tranh khổ sở cho nước nhỏ ven bờ, vả lại vũng thủy tụ không thể xem thường, thuồng luồng ẩn sâu dưới đáy, anh hồn đảo Bắc Hoàng Sa, oan hồn đảo Nam Gạc Ma còn vương vấn chưa siêu về nơi cảnh giới, ta đây vẫn còn lấy làm thương xót lắm".


Quan thượng phu thống lĩnh quân cơ lật đật tâu rằng: "Bọn rợ Tây nhung chân nhanh như điện, mắt sáng như sao tầm nhìn xa vạn dặm, lại có tay ăn cắp công nghệ rành nghề, nay đã đóng chốt xây đồn vững chắc ngoài khơi, mai thì đâm thuyền bắt bớ ngư phủ, xin Chúa công cử ngay đại tướng tiền phương bay đi thám sát thực hư". Soái Vương khen phải, phái ngay tướng tiền phương bay ra biển Đông hải. Tướng bay về Bạch Cung báo cáo thưa "Yes". Soái Vương còn bán tín bán nghi bèn sai chòm vệ tinh tinh đẩu dùng điện quang chụp ảnh, ảnh rõ rành rành đảo ở đâu mới nổi lên san sát, Soái Vươg nổi giận phừng phừng lệnh truyền quan thủy sư đại đô đốc trình lên kế hoạch. Kế hoặch lấy tên là FONOP-OBAMA.          


Lại nhắc chuyện ngoại sử hồi cận đại, có Vua thì mang quân tranh với lính lê dương Phú Lãng Sa, có Vua thì mang hào quang dân chủ xui khiển bọn phản tướng sa bẫy chính trị hạ bệ triều đình gia đình trị, có Vua thì mang đại đoàn thiện chiến hạm đội lẫy lừng đến so gươm thử súng với làn sóng đỏ cuối thời chiến tranh lạnh, bắn mãi không trúng mà con hổ cũng không sợ hãi gì cả, nói chung, thất vọng vô cùng, by by nó cho quách.


Lại nói theo giọng báo chí thời nay, các văn quan ký giả, bình luận gia, chiêm tinh gia, tường  thuật gia thời Soái Vương Obama quan hệ tới Việt Nam bình rằng song song với chính sách giao hảo về ngoại giao, chính trị, văn hóa, thương mại, riêng về quân sự giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cho không biếu không làm quà tiểu đỉnh, đồng thời huy động lực lượng hải quân hành quân chiến dịch FONOP (Freedom Of Navigation Operation)-EAST SEA, - tạm diễn nghĩa  Các cuộc hành quân tự do tuần tra, thám sát, đánh giá khả năng tấn công lẫn phòng thủ của 7 căn cứ quân sự ở Biển Đông.


Giới báo chí độc lập hải ngoại nhận định Soái Vương vốn là người nghệ sĩ nên hành quân nhân đạo là chính, tìm hiểu địch quân, đánh giá tham vọng "vươn ra biển lớn" của phường Đông có phần khinh địch, quá thấp, quá muộn, mới có vài năm mà Bắc Kinh đã bố trí kiên cố thế trận liên hoàn hỏa lực ở trung tâm Trường Sa làm nội lực cho Vành đai lửa chữ U.


Thế mới biết "Thế Xuân Thu, thế Chiến quốc. thế Đông Tây, một khoảnh trời ai kém ai hơn".


Văn Hóa cập nhật binh lược quân cơ của Soái Vương Cờ Hoa với kế hoặch "FONOP-OBAMA" tưởng cũng không lấy làm vô ích:   

image007

Ảnh trên từ trái: Các thủy sư Hoa Kỳ, Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. Ảnh dưới trái: năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon mở đầu chương trình "Ngoại giao Chiến hạm" sau 30 năm Mỹ rút quân chấm dứt chiến tranh Việt Nam (1973-2003). Ảnh phải: năm 2016 cũng là năm cuối nhiệm kỳ 2 của TT Obama, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch  FONOP-OBAMA.


1. Ngày 19/11/2003: Khu trục hạm USS Vandegrift 48 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm".


2. Ngày 08/3/2009: Thám thính hạm USNS Impeccable đi thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km bị mấy thuyền cá "đặc công biển" Trung Quốc chặn mũi không cho tiến vào và xua đuổi.


image008

Tiểu đỉnh "đặc công biển" Trung Quốc chặn đầu Thám thính hạm USNS Impeccable cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110nm.


3. Ngày 07/11/2009:  Khu trục hạm USS Lassen DDG 82 do Trung tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt) chỉ huy đến thăm quân cảng Đà Nẵng.


image009

Hải quân Trung tá hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy khu trục hạm USS Lassen (DDG 82) và USS Blue Ridge (LCC 19) Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Đà Nẵng ngày 07/11/2009. Ảnh: HC. Sau chuyến thăm này ông được vinh thăng Đại tá.


4. Ngày 25/9/2012: Trung Quốc mua từ Ukraine chiếc Hàng không Mẫu hạm rỉ sét (bỏ phế) kéo về Qingdao (Quảng Đảo) tân trang và đặt tên là Mẫu hạm Liaoning (Liêu Ninh). Từ Liêu Ninh, TQ đổ hàng tỉ đôla hiện đại hóa lực lượng hải quân và ra sức chế tạo hàng loạt chiến hạm tân tiến.


5. Ngày 15/11/2012: Sau khi lên nắm toàn bộ Bộ chính trị và chức chủ tịch nước Trung Quốc, mùa xuân 2013, Tập Cận Bình mở ngay đại chiến dịch xâm chiếm 7 bãi san hô ở trung tâm quần đảo Trường Sa và cho bồi đắp kiến tạo thành 7 đảo nhân tạo là: Xu Bi ( Subi Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Gạc Ma (Gacma Reef), Tư Nghĩa (Huyghes Reef) và Vành Khăn (Misschief Reef) - Hải đồ dưới.


image010

Vị trí 7 đảo nhân tạo ở tọa độ trung tâm quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA.


6. Tháng 11/2013: Mẫu hạm Liaoning (Liêu Ninh) chạy thử từ Qingdao (Quảng Đảo) ra Biển Đông và ở trên Biển Đông 47 ngày.


image011

Hạm đội Liêu Ninh.


7. Ngày 07/4/2014: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel trong chuyến viếng thăm TQ 3 ngày đã đến thăm Mẫu hạm Liêu Ninh.


8. Ngày 01/5/2014: Trung Quốc điều giàn khoan khổng lồ HD-981 to bằng sân đá bóng xâm nhập sâu vào vùng biển EEZ của Việt Nam, vị trí gần đảo Tri Tôn và cách đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi khoảng 123 hải lý. Phản ứng dân chúng Việt trong nước và khắp thế giới phẫn nộ, biểu tình chống trước tòa đại sứ Trung Quốc khắp nơi.


9. Ngày 26/8/2014, đặc phái viên Việt Nam Đại tướng Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ chính trị bay qua Bắc Kinh gặp Ủy viên Lưu Vân Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình trao đổi và ký kết về việc "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt".


10. Ngày 26/10/15: Khu trục hạm USS Lassen 82 mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk, là chiến hạm đầu tiên dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Lê Bá Hùng được chọn để tiến vào khu vực 12 hải lý đảo nhân tạo Vành Khăn và đảo nhân tạo Xu Bi. Trang tin Diplomat nhận định rằng USS Lassen sẽ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Xu Bi và Vành Khăn nhưng sẽ không áp sát đến khu vực 500 mét an toàn được áp đặt cho đảo nhân tạo theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS). Hạm trưởng Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng đã từng dịp ghé thăm cảng Đà Nẵng được hoan nghênh nhiệt liệt.


image012image013


11. Ngày 5/11/2015: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein dùng trực thăng bay ra Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt  đi quan sát khu vực biển cực Nam Trường Sa tiếp giáp lãnh hải Malaysia.


12. Đầu năm 2016: Một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là Đệ Tam Hạm Đội sẽ gửi thêm chiến hạm đến khu vực Đông Á. Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ cùng phối hợp hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh hạm đội: Đô đốc Scott Swift.


13. Ngày 01 Jan 16: Trung Quốc đóng Mẫu hạm thứ hai; thành lập 3 binh chủng mới.


14. Ngày 02 Jan 16: Tàu cá QNg 98459 bị đâm chìm ở vùng đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị .


15. Ngày 02 Jan 16: TQ cho 01 máy bay dân sự đáp thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef).


16. Ngày 05 Jan 16:  Bộ trưởng QP Ashton Carter trả lời TNS Mc Cain về các hoạt động của USS Lassen áp sát 12 hải lý các đảo Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân.


17. Ngày 06 Jan 16: Bắc Kinh cho thêm 02 máy bay  hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đáp thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef) mới xây dài trên 3km.


image014


18. Ngày 06 Jan 16: Cùng thời điểm TQ thử đáp sân bay Chữ Thập, 3 chiến hạm Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đến Đà Nẵng.


19. Ngày 08 Jan 16: Tướng Lê Mã Lương nói đã 46 lần Tàu khựa "bay lén" vào không phận nam VN. Tầu ngầm Kilo 636 Việt Nam mua của Nga ra khơi thao dợt quanh thềm lục địa.


20. Ngày 11 Jan 16: Hà Nội rầm rộ khai diễn Đại hội đảng lần thứ XII.


21. Ngày 28 Jan 16: Tổng thống còn 4 tháng của Đài Loan Mã Anh Cửu bay ra đảo Ba Bình đòi đúc bia đòi chủ quyền, khoe đất ở đảo này trồng được cây ăn trái.


22. Ngày 29 Jan 2016: Khu trục hạm USS Curtis Wilber áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn phía Nam quần đảo Hoàng Sa Tây.


image015

USS Curtis Wilbur  hành quân tuần tra quanh khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.


image016

Hải đồ vị trí và khoảng cách từ đảo Tri Tôn tới đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi. VĂN HÓA


23. Ngày 14/4/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines,Voltaire Gazmin đi quan sát Mẫu hạm USS John C. Stennis CVN 74 do Phó Đô đốc Marcus Hitchcock chỉ huy đến cảng Subic-Manila biển Tây Philippines (Luzon).


image017


24. Ngày 12/7/2016: Phán quyết chung cuộc của Tòa thường trực La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền lịch sử và tài nguyên đường chữ U (lưỡi bò 9 đoạn) trong vụ Manila kiện Bắc Kinh. Lưỡi bò chữ U do Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ năm 1946, sau Trung cộng kế thừa. Tập Cận Bình tuyên bố PCA không ảnh hưởng gì đối với TQ.


 25. Ngày 12/7/2016: Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan CVN 76 lớp Nimitz-class tọa thủ ở Biển Đông. Chỉ huy Mẫu hạm nói: "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".


image018


26. Ngày 10/5/2016: mùa biển êm sóng lặng, Diệt lôi hạm USS William P. Lawrence 110 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) do Trung Quốc kiến tạo).


27. Cảng Cam Ranh 17/8/2016:


image019image020

Bổn báo Văn Hóa trên lầu đài chỉ huy quân cảng Cam Ranh tháng 8/2016.


28. Đầu tháng 10/2016: mùa biển động, USS John S. McCaine 56 và Vận tải hạm USS Frank Cable đến "trụ" ở Cam Ranh.


29. Ngày 16/10/16: mùa biển động ở Trường Sa, ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc Hạm đội Đông Hải Trung Quốc từ Myanmar ghé cảng Sihanoukville và ở lại thêm bốn ngày.


30. Ngày 21/10/16: mùa biển động, bão số 7 số 8 hoành hành, Đệ tam Hạm đội tung USS Decatur 73 hành quân tầm kích quanh nhóm Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Mục tiêu là hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm.


31. Ngày 22/10/16: ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải Trung Quốc lò mò từ Sihanoukville đến Cam Ranh trong lúc USS Decatur đang làm mưa làm gió ở Hoàng Sa. Phân đội Đông Hải "ngủ" ở Cam Ranh bốn ngày.


32. Ngày 26/10/16: Trung Quốc điều Hạm đội Nam Hải tập trận ở vùng biển phía nam - đông- nam đảo Hải Nam, tây - bắc đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Không có sự đụng độ nào nổ ra trên mặt biển.


33. Hạm đội Nam Hải tập trận phía nam đảo Hải Nam; phía bắc đảo Phú Lâm Hoàng Sa.


image021image022


34. Căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông bắc là eo biển Luzon - Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .


image023

Tầu ngầm Trung Quốc. Net


35. Vị trí quần đảo Trường Sa cách bờ biển trung nam phần Việt Nam khoảng 500km . Hải đồ: VĂN HÓA.


image024


36. Ngày 26/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến thăm Bộ Quốc phòng Hà Nội  - Việt Nam hôm 26/10/2016.


37. Ngày 28/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., đến cửa bể Tam Kỳ (phía Nam Đà Nẵng vài chục cây số), khánh thành trung tâm thiết kế và bảo dưỡng tầu cảnh sát biển.


image025image026

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry B. Harris (thứ 5 từ trái sang) tại buổi lễ khánh thành cơ sở sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam hôm 28/10.


38. Ngày 30/10/2016: Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng tuần tra, thám sát Hoàng Sa.


39. Ngày 17/11/16, Navy Times đưa tin, 3 khu trục hạm Hoa Kỳ đã thi hành chiến dịch FONOP  hành quân ở biển nam Trung Hoa (South China Sea), đã quay về căn cứ tại Hoa Kỳ sau một thời gian hoạt động. Đó là các tàu khu trục Decatur, Momsen và Spruance trở về Mỹ trong những ngày sau bầu cử Tổng thống. Trước đó 3 tàu này hoạt động liên tục 7 tháng ở Thái Bình Dương. Spruance và Decatur đã trở lại San Diego ngày 14/11, còn Momsen trở lại Everett, Washington ngày 10/11. (theo Hồng Thủy18/11/2016).


40. Ngày 26/12/2016: Chiến hạm Nhật phát hiện Liêu Ninh (Liaoning) và các chiến hạm hộ tống tiến qua biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố điều Liêu Ninh cùng hạm đội hộ tống sẽ tiến hành "tập trận xa bờ" ở Tây Thái Bình Dương. 


Vào thời điểm này, ở nước Mỹ và cả thế giới chú tâm vào việc Hoa Kỳ chuẩn bị bàn giao chính quyền cho tân Tổng thống đắc cử Donald Trump.


41. Ngày 30/12/2016: Chấm dứt nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.


image027

Hải đồ minh họa "Thế trận biển Đông Nam Á". VĂN HÓA.


1.Chấm xanh: Chuỗi hỏa lực của Mỹ bao vây từ Subic-Manila tới Kota Kinabalu, Bintulu (Malaysia), Natuna (Indonesia), Singapore.


2. Chấm đỏ: Các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, xây dựng thành căn cứ hỏa lực gồm: Su Bi (Subi Reef), Chữ Thập (Fiery Cross reef), Ga Ven (Gaven reef), Tư Nghĩa (Hughes reef), Châu Viên (Cuarteron reef), Gạc Ma (Johnson South reef), Vành Khăn (Mischief reef).


Ngoài ra, các bãi Hoa Lau (Swallow reef), bãi Ca Bố Riềng (*) (Scarborough reef), bãi Tư Chính (Vanguard bank), bãi Kiêu Ngựa (tiếng Anh: Ardasier Bank; tiếng Mã Lai: Permatang Ubi) ..., tương lai sẽ là các căn cứ nằm lượn theo Vành đai lửa chữ U (1).


(Thêm): Bãi Kiêu Ngựa (2) nằm cách bãi Thám Hiểm 10 hải lý (18,5 km) về phía tây nam còn đá Kiêu Ngựa nằm ở cực tây nam của bãi cùng tên. Bãi Kiêu Ngựa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesTrung Quốc. Malaysia kiểm soát đá Kiêu Ngựa từ năm 1986 đến nay. (theo wikipedia)


image028

Ảnh vệ tinh chụp đá Kiêu Ngựa (trái) và bãi James Shoal (phải). Ảnh NASA.


3. Chấm vàng: Ngoài các đảo lớn có vị trí quan yếu của Việt Nam như Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, tổng cộng Việt Nam đã thiết lập hơn 33 điểm đảo đóng quân và đang cải tạo bãi san hô Đá Lát gần đảo Trường Sa; mỗi đảo có nhiệm vụ canh phòng  từng khu vực biển tạo thế liên hoàn tác chiến. Song Tử Tây (hướng bắc) và Trường Sa Lớn (hướng tây nam) nằm ở vị trí xung yếu; Sơn Ca và Nam Yết tuy lớn quân đông, nhưng cự ly lọt vào tầm nhắm của đảo Ba Bình-Đài Loan và tứ giác hỏa lực chéo Tư Nghĩa, Ga Ven, Gạc Ma, Vành Khăn của Trung Quốc.


4. Với sự đồng ý có giới hạn của Việt Nam, chiến hạm các cường quốc đều có thể ghé trạm CamRanh Bay Hotel nghỉ ngơi, dạo phố Nha Trang (**),hai quân cảng Cam Ranh và Đà Nẵng có thể là hậu cần cho chiến hạm Mỹ, nhưng lính Nga vẫn là chủ chốt ở căn cứ Cam Ranh. (con gấu Nga luôn là đồng minh chiến lược tin cậy của Việt Nam).


5. Thông thường, các Hàng không Mẫu hạm Mỹ đến thực hiện chiến dịch biển Đông Nam Á thường ghé trạm quân cảng Subic-Manila ít ngày. Subic là tổng hành dinh tiếp liệu và điều phối hành quân tác chiến của Mỹ ở Đông Nam Á sau Bộ tư lệnh Guam./


Lý Kiến Trúc 


Hết hồi 2 -xem tiếp:


Hồi 3: Trump và chiến lược thông thủy Ấn độ-biển Đông-Thái bình


Hồi 4: Họ Tập mở hội thủy binh ăn mừng thuyền Hoa đậu bến "Vành đai lửa chữ U"


(1) Vành đai lửa chữ U, tựa của bài viết Hồi 1 trong chủ đề Đông Hải Liệt Quốc tranh hùng.


(* *) chữ đảo Ca Bố Riềng và chữ Cam Ranh Bay Hotel do báo Văn Hóa Online đặt.


(2) Wikipedia: Tên gọi Bãi Kiêu Ngựa: tiếng Anh: Ardasier Bank; tiếng Mã Lai: Permatang Ubi; giản thể: 安渡滩; bính âm: Āndù tān, Hán-Việt: An Độ than.


 Đá Kiêu Ngựa: tiếng Anh: Ardasier Reef; tiếng Mã Lai: Terumbu Ubi; giản thể: 光星仔礁; bính âm: Guāngxīngzǐ jiāo, Hán-Việt: Quang Tinh Tử tiêu Tiếng Filipino (chưa rõ dành cho "bãi" hay "đá"): Antonio Luna.


Đặc điểm:


Bãi Kiêu Ngựa: được hợp thành từ 30 bãi san hô khác nhau, nằm theo trục đông bắc-tây nam với chiều dài là 38 hải lý (70,4 km) và chiều rộng tối đa là 10 hải lý (18,5 km). Tổng diện tích của bãi lên đến 850 km2.[1]


Đá Kiêu Ngựa: là một trong số 30 bãi san hô thuộc bãi cùng tên và là thực thể duy nhất nổi lên khi thuỷ triều xuống. Đá này là một rạn san hô vòng có dạng một tam giác cân với diện tích đạt 8 km2.[1]


Lịch sử:

Tháng 9 năm 1983, Malaysia chính thức tuyên bố quyết định chiếm bãi ngầm James, đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, đá Kỳ Vân và xem chúng là một phần của "vùng kinh tế biển" theo cách gọi của nước này. Tháng 11 (hay tháng 12) năm 1986, hai mươi binh sĩ Malaysia đổ bộ chiếm đá Kiêu Ngựa.


image029

Đá Kiêu Ngựa rộng 8km, thực thể duy nhất nổi lên khi thủy triều xuốnh nằm ở vị trí cực nam quần đảo Trường Sa. Lưỡi bò 9/10 đoạn liếm qua bãi đá này. Hải đồ VĂN HÓA.
19 Tháng Ba 2021(Xem: 6791)
Thời đại tranh luận
07 Tháng Hai 2021(Xem: 6521)
Chiến khu miền Nam-Trung cộng ở đâu?