Bắc Kinh âm mưu nối liền mạch"Vành đai lửa chữ U"

25 Tháng Tư 20186:07 CH(Xem: 12883)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 25 APRIL 2018


Bắc Kinh âm mưu nối liền mạch"Vành đai lửa chữ U"


image002


Nối liền đường 9 đoạn, TQ âm mưu độc chiếm Biển Đông?


23/04/2018


TTO - Đường lưỡi bò - yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông, có thể sẽ mang hình dạng mới, một đường liền mạch thay vì 9 đoạn đứt khúc như trước đây.


image003

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo trái phép - Ảnh: CSIS/AMTI


Tất nhiên, đường lưỡi bò mới này do chính người Trung Quốc vẽ ra. Điều đáng nói, nó không dựa trên bất kỳ công ước quốc tế nào về biển mà dựa theo một bản đồ năm 1951 cũng do Bắc Kinh tự vẽ nốt!


Đó lại là kết quả của một dự án nghiên cứu nghiêm túc được chính phủ Trung Quốc tài trợ, báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong đưa tin ngày 22-4.


Đường lưỡi bò mới có thể giúp Trung Quốc củng cố cái gọi là "chủ quyền" của họ trên Biển Đông, bất chấp phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). 


Theo đó tòa ở The Hague (Hà Lan) đã bác bỏ cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc


Trong nhiều thập kỷ, yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông rất rối rắm, mơ hồ với 9 nét đứt đoạn. Sự phớt lờ của Bắc Kinh đối với phiên tòa quốc tế do Philippines khởi xướng là minh chứng cho thấy Trung Quốc không đủ tự tin đem yêu sách, vốn đã vô lý và mơ hồ của họ, ra đối chứng với công pháp quốc tế.


Muốn vào Biển Đông phải nhìn sắc mặt Trung Quốc?


Cách đây 6 năm, trong những ngày một cơn bão nhiệt đớt sắp ập tới, những thông tin nhiễu loạn và cách chơi chữ của Trung Quốc đã khiến Philippines đánh mất quyền kiểm soát thực tế một ngư trường truyền thống trên Biển Đông vào tay Bắc Kinh.


Kể từ giờ phút đó, vui thì Bắc Kinh cho ngư dân và tàu tiếp tế của Manila tiến vào lòng bãi cạn  Scarborough đánh bắt, buồn thì Trung Quốc điều tàu hải cảnh xua đuổi, đe dọa. 


Dù việc sách nhiễu có bớt đi đôi chút dưới thời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thì dù nói bằng cách này hay cách khác, người Philippines muốn tới Scarborough phải "xin phép" Trung Quốc.


Điều đó chẳng khác nào chuyện bạn phải xin một người khác vào chính sân nhà của bạn.


Nhưng điều đó sắp sửa tái diễn trên Biển Đông nếu Bắc Kinh nối liền đường 9 đoạn. 


image004

Tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) bảo vệ tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở bãi cạn Scarborough của Philippines vào tháng 4-2017 - Ảnh: REUTERS


"Đường lưỡi bò mới được cho là sẽ bắt đầu từ vị trí cửa vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đi về phía nam vào vùng biển Malaysia, rẽ ngoặt lên vùng biển phía tây Philippines và kết thúc ở phía đông nam đảo Đài Loan", báo SCMP dẫn lời một nhà khoa học cấp cao làm việc trong dự án nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc tiết lộ.


Đường 9 đoạn cũ đã không còn phù hợp với các hoạt động ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông


Một thành viên nhóm nghiên cứu đường lưỡi bò của chính phủ Trung Quốc


Nếu theo cách mô tả của vị học giả giấu tên Trung Quốc, đường lưỡi bò mới không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, mà còn phớt lờ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vốn dựa trên những nguyên tắc được quy định trong UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một bên phê chuẩn.


Đây sẽ là lần đầu tiên người ta nhìn thấy rõ ràng ranh giới các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.


Theo lập luận của nhóm nghiên cứu, trong "đường lưỡi bò mới" Trung Quốc có toàn quyền thực thi từ quyền đánh bắt cá, khảo sát và khai thác dầu khí hoặc tài nguyên khoáng sản, cho đến việc xây dựng các căn cứ quân sự với các cảng nước sâu, sân bay.


Các quốc gia khác, trong lúc được "tự do đi lại vô hại" trong đường lưỡi bò mới, sẽ phải xin phép và thảo luận với Trung Quốc nếu cũng muốn thực thi các quyền nói trên.


DUY LINH
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông