Mỹ - Iran ở Trung Đông

06 Tháng Năm 20186:21 CH(Xem: 12424)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 C - THỨ HAI 07 MAY 2018


Mỹ - Iran ở Trung Đông


Iran cảnh báo Trump sẽ gặp 'hối hận lịch sử'


Mỹ-Obama "hố" những gì với Iran về vấn đề hạt nhân?


Iran đe dọa Mỹ sẽ 'hối hận chưa từng có' nếu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân


06/05/2018


TTO – Chính quyền Tehran khẳng định đã chuẩn bị phương án hành động trong trường hợp Washington quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký kết từ năm 2015.


image010image009

Tên lửa Safir Omid của Iran có khả năng mang vệ tinh lên quĩ đạo - Ảnh: AFP


Càng đến sát thời hạn 12-5 mà tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ có quyết định liên quan thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran, các hoạt động ngoại giao lẫn các phát biểu càng mạnh mẽ.


Theo trang Sputnik của Nga, hôm nay (6-5) Tổng thống Iran Hassan Rouhani vừa lên tiếng cảnh báo Washington sẽ thấy "những hối hận lịch sử" nếu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ cùng với Đức) - hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).


"Iran đã lên kế hoạch hành động trong trường hợp Washington rút khỏi thỏa thuận. Chúng ta đã có những kế hoạch nhằm đương cự lại mọi quyết định của ông Trump liên quan thỏa thuận hạt nhân", Tổng thống Rouhani phát biểu trong cuộc gặp gỡ người dân tại Sabzevar, thuộc miền tây bắc Iran.


Trong bài phát biểu được truyền trên truyền hình quốc gia này, ông Rouhani nhấn mạnh: "Nếu Mỹ thoái lui khỏi thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ thấy những hối hận lịch sử. Họ sẽ thấy hối tiếc chưa từng có".


Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA) được ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức), và tháng 1-2016 bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện.


Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý thu hẹp chương trình hạt nhân và chịu sự kiểm soát của quốc tế để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế xóa bỏ phần lớn lệnh trừng phạt áp đặt với quốc gia này. Tổng thống Mỹ Trump nhiều lần khẳng định thỏa thuận này không ngăn ngừa được khả năng Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, đồng thời đe dọa rút khỏi văn kiện này.


image012

Tổng thống Iran Hassan Rouhani - Ảnh: REUTERS


Việc hủy bỏ các thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran mà không có bất kỳ lý do nào và bất chấp ý chí của cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới những nỗ lực ngoại giao giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời không thuyết phục được Triều Tiên rằng những thỏa thuận có thể đạt được trong tương lai"


Phát biểu của phái đoàn Nga


Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran và thậm chí gọi đây là "thỏa thuận tồi tệ nhất" trong lịch sử của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận kể từ ngày 12-5-18 tới, nếu không có những sửa đổi theo hướng cứng rắn hơn với Tehran.


Tổng thống Trump từng tuyên bố, nếu các đồng minh châu Âu không sửa đổi những "thiếu sót" trong thỏa thuận hạt nhân Iran, ông sẽ từ chối nới lỏng trừng phạt Tehran.


Iran quyết không đổi thay


Cho đến nay, Iran vẫn thể hiện quyết tâm phản đối yêu cầu của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân đã ký kết.


Ngày 5-5, ông Ali Shamkhani - Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, cho biết Tehran quyết tâm bác bỏ những yêu cầu của Tổng thống Trump về việc thay đổi thỏa thuận hạt nhân đã ký và nhấn mạnh rằng những yêu cầu đó giống như "một hành động bắt nạt".


Phát biểu trên truyền hình quốc gia Iran, trong thông điệp gửi tới Tổng thống Trump, ông Shamkhani nêu rõ: đây là một thỏa thuận quốc tế, đồng thời khẳng định Iran có đủ khả năng đánh bại hành động bắt nạt của Tổng thống Mỹ.


Theo vị quan chức của Iran, Tổng thống Trump nói rằng ông không chấp nhận những thỏa thuận dưới thời tổng thống trước và nó cần được thay đổi, song không ai đảm bảo rằng nếu ông Trump đạt được điều gì đó, Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ không phủ nhận.


image013

Hình ảnh lò phản ứng hạt nhân chính ở nhà máy điện Bushehr nằm về phía nam Tehran trong ảnh chụp năm 2010. Mỹ vẫn cho rằng Iran không tuân thủ triệt để từ bỏ phát triển hạt nhân - Ảnh: REUTERS


Trước đó, ngày 3-5, một cố vấn cấp cao của Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei cũng tuyên bố nước này sẽ không duy trì thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới nếu Mỹ quyết định từ bỏ thỏa thuận này.


Trang web của kênh truyền hình quốc gia dẫn lời Cố vấn chính sách đối ngoại Ali Akbar Velayati nêu rõ nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký kết,Tehran cũng sẽ không tham gia thỏa thuận này nữa.


Cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên án việc Mỹ dọa rút khỏi JCPOA, đồng thời tuyên bố Iran sẽ không đàm phán lại thỏa thuận này.


Trên trang YouTube, ông Zarif nhấn mạnh Iran sẽ không đàm phán lại hoặc sửa đổi những điều khoản đã được nhất trí trong các năm qua. Ông còn chỉ trích Mỹ liên tục vi phạm thỏa thuận hạt nhân khi cản trở các doanh nghiệp trở lại làm ăn tại Iran.


HOÀNG DUY LONG


Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo Mỹ sẽ chịu "hối hận lịch sử"


image014Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Tổng thống Rouhani cảnh báo Mỹ trước thời hạn quyết định của Tổng thống Trump


Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo Mỹ sẽ chịu "hối hận lịch sử" nếu Tổng thống Donald Trump hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Tehran.


Thỏa thuận ký giữa Iran, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp và Anh năm 2015, dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Iran trong khi Iran tạm ngừng chương trình hạt nhân.


Các đồng minh châu Âu Pháp, Anh và Đức đồng ý rằng thỏa thuận là cách tốt nhất ngăn không cho Iran phát triển vũ khí hạt nhân.


Nhưng ông Trump đã dọa sẽ rút ra trừ phi các nước "sửa chữa những khiếm khuyết nghiêm trọng".


Ông Trump nói thỏa thuận chỉ hạn chế hoạt động hạt nhân của Iran trong thời gian giới hạn và không ngăn phát triển tên lửa đạn đạo.


Phát biểu trực tiếp trên truyền hình nhà nước Iran hôm Chủ nhật, Tổng thống Rouhani nói: "Nếu Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân, việc này sẽ đem lại hối hận lịch sử."


Ông nói Iran "có kế hoạch chống lại mọi quyết định mà Trump có thể đưa ra".


Iran luôn nói chương trình hạt nhân của họ chỉ mang tính hòa bình.


Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã bay sang Washington, dự kiến gặp Phó tổng thống Mike Pence, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và các lãnh đạo đối ngoại của Quốc hội.


Ông Trump còn hạn chót ngày 12/5/2018 để đưa ra quyết định./ (theo BBC 06/5/18)
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13610)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14383)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13667)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13256)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13793)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14473)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17261)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16894)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21831)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16002)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16123)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13454)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13499)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14059)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14710)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16217)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13793)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.