Thời ông Dũng: vụ biển; Thời ông Phúc: vụ đất; Thời bà Ngân: việt vị; Dân nội ngoại sôi sục biểu tình

12 Tháng Sáu 20187:04 CH(Xem: 13257)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 12 JUNE 2018


Thời ông Dũng: vụ biển; Thời ông Phúc: vụ đất; Thời bà Ngân: việt vị; Dân nội ngoại sôi sục biểu tình


VĂN HÓA (tân truyện)

12/6/2018


image001

Thời ông Dũng: vụ biển; Thời ông Phúc: vụ đất; Thời bà Ngân: việt vị. Dân quân ta nội ngoại sôi sục biểu tình.


Ngày 01 tháng 5 năm 2014, thời ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giàn khoan nước sâu Hải Dương (HD-981) âm thầm di chuyển với tộc độ khoảng 10km/giờ lầm lũi kéo vào thềm lục địa Việt Nam, ở vùng biển có độ sâu 100-200 mét, gần khu vực đảo Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 119 hải lý. Có nghĩa là HD-981 trắng trợn vi phạm luật biển UNCLOS 1982 quy định chủ quyển lãnh hải bất khả xâm phạm 200 hải lý.


Trung Quốc tốn tỉ đô la chế tạo ra giàn khoan nước sâu khổng lồ to bằng sân đá bóng, (sân đá bóng chứ không phải sân bóng đá bóng đè) từ 1000 đến 4000 mét, lại kéo vào bờ thềm chỉ sâu 100-200 mét để khoan. Hết đục lại khoan, hết khoan lại đục. Chuyện gì lạ vậy?


Lòng rối như tơ vò, ngậm vành kiến cỏ, bèn đem chuyện "giương đông kích tây" của tổ sư Tôn Tử nhà Hán bàn trên báo Văn Hóa. Chằng ai thèm đọc!


image002

Ngày 1 tháng 5/ 2014, Giàn khoan HD-981 kéo vào thềm lục địa VN cách Lý sơn 119 hải lý.


Dạo ấy, bổn báo đang đứng giữa lòng Đông Đô, thấy người Hà Nội vẫn nhởn nhơ bình thản, mua bán, sinh hoạt thủ đô dập dìu, các bạn yêu nhạc vàng để dành tiền mua vé nghe Khánh Ly ca cẩm ca khúc da vàng (băng rôn quảng cáo Khánh Ly treo ở phố nhà thờ chính tòa Hà Nội). Một số các nhà hoạt động Dân chủ Xã hội tập họp xuống đường, giương cao biểu ngữ hô to đả đảo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Thế là ngọn lửa chống HD-981 bùng lên. Giặc đã đến cửa ngõ nhà ... Biển Đông.


Các hệ thống truyền thông Việt trong nước lẫn hải ngoại ầm ĩ đưa tin. Dư luận quần chúng xôn xao, cán bộ đảng viên dao động nhốn nháo, tinh thần dân tộc ngùn ngụt. Bè lũ phản động Bắc Kinh (*), đối thủ ngàn năm ngang nhiên xâm lược biển đảo Việt Nam.


(Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.


Vào ngày 2/5/2014, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ tác nghiệp trên biển Đông (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý) kéo dài từ ngày 3/5 đến 15/8/2014.


Đảo Tri Tôn cách Quảng Ngãi khoảng 200km. Giả sử có một tàu cá dài khoảng 15 mét xuất phát từ Lý Sơn đi ra đảo Tri Tôn với tốc độ 15 gút một giờ thì chỉ mất khoảng 9, 10 tiếng (đi vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 7).


XEM THÊM: - Cái bắt tay ngoạn mục sau cú lừa HD-981 vào cầu.


Hầu như toàn bộ tâm trí mọi người dân Việt trong ngoài đều căm thù hành động hung hãn, ngang nhiên thô bạo của bè lũ phản động Bắc Kinh. HD-981 nó coi Việt Nam chẳng ra gì. Các cuộc biểu tình nổ ra liên tục như đại liên. Lúc đầu tương đối nhỏ, dần dần quy mô lớn. HD-981 vẫn trơ trơ bám trụ, Bắc Kinh huy động tàu hải cảnh, hải giám, máy bay đến "trợ chiến" bảo vệ chung quanh HD-981. Việt Nam ta cũng không vừa, triển khai lực lượng cảnh sát biển, tàu ngư cảnh bám sát HD-981. Hải cảnh TQ phun vòi rộng cực mạnh vào tàu quân ta, lấy mũi tàu sắt đâm, va, húc, đủ trò khiêu chiến, thế nhưng may quá, không phe nào nổ súng. Tình hình căng não tột độ.


Trong suốt khoảng thời gian động não, trợ chiến cho nhà nước, dân chúng ồ ạt xuống đường, đả đảo, nhất là dân Việt hải ngoại sùng sục kéo quân đến tận tòa đại sứ Trung cộng khắp nơi trên thế giới biểu tình đả đảo, tuần hành phản đối, có nơi lại còn đòi gặp đại sứ lãnh sự Tầu cộng "đối thoại".


Bắc Kinh chẳng nói chẳng rằng, âm thầm điều sư đoàn công binh gồm cuốc xẻng, tàu vét, bới loạn cát, bùn, đá, san hô ngầm cật lực gia công đổ nền 7 bãi đá ngầm dưới mặt nướcở khu vực biển Trường Sa, ngày đêm biến đá ngầm thành 7 "hòn đảo" nổ lên mặt nước, từng giờ, từng ngày, từng đêm, các hòn "đảo nhân tạo" càng nhân rộng diện tích.


Bổn báo xác nhận trăm phần trăm, trong dịp đi quan sát quần đảo Trường Sa mới cách đó mươi ngày (18 tháng Tư, 2014), rất nhiều bãi đá ngầm chỉ cách mặt bể từ nửa đến một thước, nước trong leo lẻo, nhìn nồn nột vương cung của Mẫu Thoải Thủy Phủ Long Vương lộng lẫy huy hoàng đang bị tàn phá. Cầm lòng không đậu, bèn tự ngâm câu: Ta viễn xứ hề! Hồn mềm như nước, Ta giữa biển Trường Sa hề! Mắt không cầm được lệ quốc quốc gia gia.(1)


image003

Đáy biển Trường Sa. Ảnh chụp từ trên bobo nhìn xuống, xa xa là hòn đảo tiền tiêu bé tí canh gác biển, trên hòn đảo này có 10 thủy thủ thường trú quanh năm. LKT


Không ai để ý đến âm mưu của bọn "phù thủy đảo nhân tạo". Tất cả đều tập trung ý chí, sức lực vào các cuộc biểu tình chống bè lũ phản động Băc Kinh. Trong thời gian kỷ lục, bè lũ đã hoàn thành cơ bản 7 đảo nhân tạo. Một kỳ tích chưa từng thấy trong lịch sử chiếm hữu biển cả thế giới. Nguyên trạng khu vực biển đảo Trường Sa sinh thêm 7 đảo hiện trạng. Bút mực thế giới tốn kém bàn ngang tán dọc về nguyên trạng lẫn hiện trạng. Cuối cùng nó vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Biển Đông.


Không khí căm thù ngày càng sôi sục, nhiều cảnh tượng bất thường chưa từng xẩy ra so với các cuộc biểu tình ôn hòa trước đây. Ở Bình Dương. người dân tràn vào nhà máy của bè lũ Bắc Kinh đập phá. Cảnh sát cơ động trang bị đến tận răng ra tay "trấn áp". Tinh thần dân biểu tình lại càng hăng, sôi sục. Thề chống bè lũ đến cùng.


Đùng một cái. Mới hơn một tháng bám trụ, lợi dụng biển đêm khuya khoắt, quân ta mỏi mệt, HD-981 lầm lũi kéo về Tam Á Hải Nam. Hộ biến. Đến và đi cùng một nghĩa như nhau.


Dần dà, người ta tự hỏi: Vì sao bè lũ lại dựng lên vụ "Phù thủy HD-981" để làm gì?


Người giải thích cách này, người nói cách kia, tuyệt không ai giải thích âm mưu "giương đông kích nam Trường Sa".      


Bè lũ đạt mục đích thành công rực rỡ. Dân ta biểu tình đuổi chúng đi cũng hỉ hả không kém, tan hàng ai về nhà nấy. Nói cho cùng, nhờ tinh thần cao độ quyết liệt chống đến cùng mà HD-981 phải kéo về trước thời hạn. Thế là hai ba bốn bên cùng win-win.


Tính từ 01 tháng 5 năm 2014 đến ngày 10 tháng 6 năm 2018 là đúng bốn năm một tháng 10 ngày. Vụ thuê đất 99 năm lan tỏa nổ bùng, dân ta lại sùng sục xuống đường, biểu tình, đập phá  các cơ quan chính quyền, ngoạn mục nhất là cảnh dân ta buộc cảnh sát cơ động Phan Thiết phải cởi bỏ sắc phục dụng cụ "trấn áp" ngoan ngoãn ra về. Hình như cơ động cũng đồng tình với dân biểu tình. Họ ấm ức trong lòng mà không thốt nên lời.


Thôi đành giã từ niềm vui mong manh, chung đường tình đi loanh quanh, đến nay bước chân đã hoang mang rồi ...(2)


Dân Việt hải ngoại Bôn Sa dẫn đầu kéo lên lãnh sự quán San Francisco. Biểu tình, đả đảo Trung cộng, đả đảo 99 năm. Xã Bôn Sa tuy nhỏ nhưng người Bôn Sa là ngọn lửa mồi cho cả nước hải ngoại. 


Luật ở đâu gởi vào nhà bà Quốc hội mà ấm ớ hội tề. Dấu đầu hở đuôi lan tỏa tùm lum sinh ra vỡ chuyện. Ba đặc khu Vân Đồn, bắc Vân Phong. Phú Quốc bỗng nổi danh như cồn không kém gì HD-981. Dù sao HD nó còn cách đảo lý Sơn ta 120 hải lý tức 221 km. Còn đây nó sờ sờ trước mắt. Ngứa mắt chịu không nổi, ai mà để yên - không gãi chịu không nổi.


Bổn báo có dịp ngồi ở bờ biển Hà Tiên, trời trong mây tạnh nhìn ra đảo ngọc xa mờ. Đi tàu cao  tốc từ Hà Tiên ra  Phú Quốc 70 km độ hơn 1 tiếng. Ôi! đảo ngọc Phú Quốc, nơi Hoàng đế Gia Long một thời bôn ba giong buồm với quần thần thê nữ chạy thoát quân Tây Sơn. Đến đảo hạt tiêu thăm chợ đêm dinh Cậu, tắm suối Tranh, may mà mua được giống chó Phú Quốc canh gác khôn lạ lùng. 


Sự vụ 99 năm lần này không ở ngoài khơi mà ở ngay trong đất-biển nhà. Không khí cả nước đối đầu dâng lên bờ nguy hiểm. Lòng dân đã rõ, Hán tộc mà thuê được đất ta dài tới 99 năm thì nó làm chủ đất hơn cả một đời người, trong một đời người đó sinh con đẻ cái đầy đàn trên đất Việt. Thì sao?  


Hàng ngàn người xuống đường, biểu tình đẫm tính "bạo loạn". Tinh thần chống bè lũ phản động Bắc Kinh cao ngất đính kèm nội hàm chống luật "vớ vẩn". Quốc hội vô ý nghị luận cái gọi là "Dự luật đặc khu", 500 đại biểu tinh hoa đang tranh luận rối rít ở diễn đàn bỗng quả bóng xì hơi lan tỏa ra quần hào quần chúng. Truyền thông báo chí có cơ hội "hot new" phỏng vấn.


Dân chúng vớ được quả bóng bèn nổi dậy chống Trung cộng đến cùng. Nhất định không cho Trung công thuê đất chỉ một ngày. Dân Việt xã hải ngoại Bôn sa dẫn đầu, Dân Việt tứ xứ rầm rộ xuống đường ra quân, cờ vàng rợp trời. Trong nước thông tin mạng nhấp nháy liên tục, hăng hái đối diện cảnh sát cơ động, bao vây quốc lộ 1 thông về Sàigon, phi trường Tân Sơn Nhất kẹt cứng, nhiều chuyến bay hụt  khách kẹt đường. Hà Nội lên cơn sốt xã hội dân sự. Tính ra con số hàng ngàn người xuống đường cả nước chống thuê đất 99 năm không kém gì vụ chống HD-981 bám trụ ngoài khơi Biển Đông.


Đùng một cái. Thông tin từ Văn phòng Chính phủ hiệp thông với Quốc hội tuyên bố "lùi". Nói tóm lại "lùi" quy định 99 năm. Để yên đã. Hãy đợi đấy đến khóa VI cuối năm. Quốc hội rơi vào thế "việt vị", bà chủ tịch Kim Ngân việt vị, thân gái cô đơn đứng ra kêu gọi bình tĩnh, bình tĩnh, hãy tin vào đảng... Trung Quốc hoảng hồn thông báo cho dân Tầu du lịch Việt Nam cảnh giác cao độ, (nhắc khéo đừng mặc áo thun có hình lưỡi bò nữa, chọc giận đủ rồi).


Cực chẳng đã. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc "bức xúc" lên tiếng: "Không hiểu vì sao lại làm ồ ạt? Mà chúng ta ồ ạt trong tâm thế bị động, chưa ra luật mà đất đai đã chia xong hết rồi. Tất cả những câu chuyện mà ai cũng biết là đầu cơ đất đai".


Ai làm ồ ạt? Chính phủ hay Quốc hội ồ ạt? Ai đầu cơ đất đai?


Kể ra đại biểu Dương Trung Quốc can đảm soi sáng sự thật. Sự thật trớ trêu. Nhóm lợi ích "Lướt sóng đất vàng" đã "hớ" việc mua bán đất. Trước đây mấy ngày, ông bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tuyên bố trước báo chí, 85 điều trong dự luật: "Không có chữ 'TQ' nào trong dự luật đặc khu" kia mà.


Chẳng ai thèm nghe. Cứ nghe 99 năm là hết hồn rồi, miễn bàn. Cứ nghe đến hai chữ Trung Quốc là ngán ngẩm rồi, miễn bàn. Nó húc, nó đâm, nó bắn ngư dân ta thế mà ta miễn bàn. Cứ biểu tình cái đã cho thỏa lòng căm giận.


Kỳ này quân ta nhất định vừa chống bè lũ đến cùng, vừa "nắn gân nắn gót" bà đa kim ngân phải ráng thắng luật lệ. Ai nỡ "đá" thục nữ yểu điệu rơi vào thế việt vị. Bà tuyên bố: "Qua đây chúng ta thấy việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan toả trong đời sống nhân dân. Chỉ đáng tiếc là vấn đề đó bản chất đã làm cho nhân dân không hiểu đúng, bản chất của sự việc đã có sự hiểu lầm vấn đề".


Bà than "nhân dân không hiểu đúng bản chất sự việc". Nhân dân nào có biết bản chất sự việc là cái gì, mong bà soi sáng... thông báo của VPCP thời ông Phúc, mong rằng "đất mỡ" êm xuôi  chứ đừng kéo dài cả tháng như thời ông Dũng vụ "biển bạc" HD-981.


XEM THÊM: - "Kim Ngân phá luật lệ".


Vấn đề là đường bay bí ẩn của Boeing 747 Air China chở cậu Ủn, vô tình bay ngang qua đầu Hà Nội Huế Sàigon tới Singpore đúng vào lúc quân ta rầm rộ biểu tình chống 99 năm. Cậu Ủn 34 tuổi bắt tay ông Trùm 71 tuổi. Người ta đang tính chuyện hòa hợp hòa giải Nam Bắc Hàn mà vẫn giữ được cường quốc bom nguyên tử. Còn ta "phỏng g... " 44 năm rồi mà hòa không nổi.


(Air China khôn hồn tránh né đường bay tự do hàng không xuyên qua Đông Hải 3 triệu rưỡi km2, lách việc "tao ngộ bất thường" trên không gian).


Vấn đề là chẳng hay Trung cộng lại định giở trò gì nữa sau trò HD-981 (7 hòn "phù thủy nhân tạo").


Vấn đề là người ta vẫn chưa đả thông tư tưởng "mấu chốt". Mấu chốt là mấu chỗ nào. Bản chất là chất gì? Xin đồng hương giải thích.


Ông bí thư Phan Thiết nói: "Nhà nước tôn trọng dân biểu tình phát biểu ý kiến, nhưng biểu tình trong khuôn khổ luật pháp cho phép, chớ manh động".


Một ông tây nổi tiếng được trọng nể trong giới học thuật Việt Nam nhận định: "Sau hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam tôi thấy người dân Việt Nam muốn đất nước của mình phát triển mạnh mẽ một cách bền vững hơn. Họ muốn sống trong một xã hội minh bạch hơn, có một trật tự xã hội công bằng và an toàn, xứng đáng với giá trị dân xã của đất nước. (**)


Bổn báo xin góp ý thêm: Giá mà Tiến sĩ Jonathan London có dịp nghiên cứu về tâm tư nguyện vọng của "khúc ruột ngàn dặm" tức là tập thể cộng đồng Việt Nam hải ngoại 44 năm nay thì ông sẽ thấy rằng, cứ nói tới CS là mười người ghét cả mười, có người vẫn còn căm thù đến tận xương. Vậy dủ CS có làm hay đến mấy cũng vẫn bị ghét như thường.


Thương nhau củ ấu cũng tròn


Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng méo. (Ca dao Việt)


Đùng một cái, luật An ninh mạng được bà Quốc hội thông qua. Sục sôi lại sôi lên sùng sục. Hết ý kiến. Củi châm thêm vào lò. Tương lai mù mịt./ (Hết).


Văn Hóa tân truyện


California 12/6/2018


(*) chữ của Lê Duẩn.


(**) Tiến sĩ Jonathan London Viết từ Leiden, Hà Lan cho BBC 11/6/18.


(1) Nhái theo tứ thơ Phạm Thái và Bà Huyện Thanh Quan.


(2) Một câu trong ca khúc "Không nhìn nhau lần cuối" của Lê Uyên Phương.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17517)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17778)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17328)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17649)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16008)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17674)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16348)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15833)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15156)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15650)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13493)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15428)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18047)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15538)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16199)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16170)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17443)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21345)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.