Sri Lanka: vị trí tiền tiêu chiến lược Ấn độ-Thái bình dương

03 Tháng Bảy 20186:26 CH(Xem: 13241)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ O4 JULY 2018


Sri Lanka: vị trí tiền tiêu chiến lược Ấn độ-Thái bình dương


image001

Vị trí Sri Lanka trong chiến lược Ấn độ-Thái bình dương. Google/VĂN HÓA MAP


Báo Mỹ vạch trần cách TQ gài bẫy thâu tóm Sri Lanka


Mai Vân 03-07-2018


image002Cảng biển Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm.©Lakruwan WANNIARACHCHI / AFP


Trong một tuyên bố được báo chí Sri Lanka công bố hôm 02/07/2018, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Colombo đã gay gắt bác bỏ bài phóng sự điều tra ngày 25/06 trên nhật báo Mỹ The New York Times. Bài báo mang tựa đề rất tượng hình : « Trung Quốc làm thế nào để buộc Sri Lanka nhả ra một cảng - How China Got Sri Lanka to Cough Up a Port »


Đối với Trung Quốc, bài viết của New York Times « đầy định kiến chính trị » và « hoàn toàn sai sự thật ». Phản ứng gay gắt đó xuất phát từ việc tờ báo Mỹ đã vạch trần được thủ đoạn gọi là « bẫy nợ » mà Trung Quốc giăng ra để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn của Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh.


Bản tuyên bố « cải chính » của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Sri Lanka như đã xác nhận điều đó khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách thân thiện đối với Sri Lanka, « hỗ trợ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » của nước bạn, và phản đối sự can thiệp của bất kỳ nước nào vào các vấn đề nội bộ của Sri Lanka, ám chỉ đến Ấn Độ.


bản tuyên bố đã nhắc nhở Sri Lanka là phải tích cực thực thi các « đồng thuận quan trọng » đạt được giữa lãnh đạo hai nước…, tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, và tuân thủ các « quy tắc vàng » về « tham vấn rộng rãi, cùng nhau đóng góp và chia sẻ lợi ích »./


Sri Lanka đưa hải quân đến Hambantota, tránh để TQ "quân sự hóa" cảng


Hồng Thủy


01/07/18


 (GDVN) - Sri Lanka cũng đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng, cảng Hambantota không thể được sử dụng (bởi Trung Quốc) cho mục đích quân sự.


South China Morning Post ngày 30/6/18 dẫn nguồn tin AFP cho biết, Sri Lanka sẽ dời Bộ Tư lệnh miền Nam đến cảng Hambantota đã cho 1 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê trong 99 năm, để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc dùng nó vào mục đích quân sự.


Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ra tuyên bố:


"Hải quân Sri Lanka đang di chuyển Bộ Tư lệnh miền Nam đến Hambantota. Không có gì phải lo sợ vì an ninh của cảng này sẽ đặt dưới sự kiểm soát của hải quân Sri Lanka.


Sri Lanka cũng đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng, cảng Hambantota không thể được sử dụng (bởi Trung Quốc) cho mục đích quân sự."


image003

Trung Quốc đã từng đề nghị Sri Lanka cho tàu ngầm nước này cập cảng Colombo đúng ngày Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sang thăm năm ngoái, ảnh minh họa: India Today.


Quốc gia này đang là con nợ của Trung Quốc với khoản nợ hàng tỉ USD do nội các cũ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã vay mượn để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cảng Hambantota.


Vì không thể trả nợ, Sri Lanka đã phải đồng ý cho Trung Quốc sở hữu 70% cổ phần tại cảng Hambantota trong hợp đồng thuê cảng 99 năm.


(Theo The New York Times ngày 25/6, Trung Quốc sở hữu 85% cổ phần công ty liên doanh vận hành, quản lý, khai thác cảng Hambantota, đồng thời còn được sử dụng 6 ngàn héc ta đất xung quanh cảng để làm khu công nghiệp trong 99 năm).


Tháng Năm năm ngoái, nội các Tổng thống Maithripala Sirisena từ chối yêu cầu của Trung Quốc cho tàu ngầm nước này cập cảng Colombo trong thời gian Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Sri Lanka.


Trong năm 2014 vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, 2 tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Colombo (đúng ngày Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có mặt tại thành phố này, cũng theo The New York Times).


Tổng thống Maithripala Sirisena lên nắm quyền vào tháng 1/2015 với cam kết giảm bớt sự phụ thuộc của Sri Lanka vào Trung Quốc. Hồng Thủy.


Nguồn:


http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2153246/sri-lanka-base-navys-southern-command-chinese-run
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14911)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15284)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14855)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13740)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13294)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13898)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13716)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12417)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13028)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13413)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12663)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12992)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13623)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12788)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19835)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14158)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014