Sri Lanka: vị trí tiền tiêu chiến lược Ấn độ-Thái bình dương

03 Tháng Bảy 20186:26 CH(Xem: 13333)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ O4 JULY 2018


Sri Lanka: vị trí tiền tiêu chiến lược Ấn độ-Thái bình dương


image001

Vị trí Sri Lanka trong chiến lược Ấn độ-Thái bình dương. Google/VĂN HÓA MAP


Báo Mỹ vạch trần cách TQ gài bẫy thâu tóm Sri Lanka


Mai Vân 03-07-2018


image002Cảng biển Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm.©Lakruwan WANNIARACHCHI / AFP


Trong một tuyên bố được báo chí Sri Lanka công bố hôm 02/07/2018, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Colombo đã gay gắt bác bỏ bài phóng sự điều tra ngày 25/06 trên nhật báo Mỹ The New York Times. Bài báo mang tựa đề rất tượng hình : « Trung Quốc làm thế nào để buộc Sri Lanka nhả ra một cảng - How China Got Sri Lanka to Cough Up a Port »


Đối với Trung Quốc, bài viết của New York Times « đầy định kiến chính trị » và « hoàn toàn sai sự thật ». Phản ứng gay gắt đó xuất phát từ việc tờ báo Mỹ đã vạch trần được thủ đoạn gọi là « bẫy nợ » mà Trung Quốc giăng ra để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn của Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh.


Bản tuyên bố « cải chính » của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Sri Lanka như đã xác nhận điều đó khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách thân thiện đối với Sri Lanka, « hỗ trợ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » của nước bạn, và phản đối sự can thiệp của bất kỳ nước nào vào các vấn đề nội bộ của Sri Lanka, ám chỉ đến Ấn Độ.


bản tuyên bố đã nhắc nhở Sri Lanka là phải tích cực thực thi các « đồng thuận quan trọng » đạt được giữa lãnh đạo hai nước…, tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, và tuân thủ các « quy tắc vàng » về « tham vấn rộng rãi, cùng nhau đóng góp và chia sẻ lợi ích »./


Sri Lanka đưa hải quân đến Hambantota, tránh để TQ "quân sự hóa" cảng


Hồng Thủy


01/07/18


 (GDVN) - Sri Lanka cũng đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng, cảng Hambantota không thể được sử dụng (bởi Trung Quốc) cho mục đích quân sự.


South China Morning Post ngày 30/6/18 dẫn nguồn tin AFP cho biết, Sri Lanka sẽ dời Bộ Tư lệnh miền Nam đến cảng Hambantota đã cho 1 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê trong 99 năm, để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc dùng nó vào mục đích quân sự.


Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ra tuyên bố:


"Hải quân Sri Lanka đang di chuyển Bộ Tư lệnh miền Nam đến Hambantota. Không có gì phải lo sợ vì an ninh của cảng này sẽ đặt dưới sự kiểm soát của hải quân Sri Lanka.


Sri Lanka cũng đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng, cảng Hambantota không thể được sử dụng (bởi Trung Quốc) cho mục đích quân sự."


image003

Trung Quốc đã từng đề nghị Sri Lanka cho tàu ngầm nước này cập cảng Colombo đúng ngày Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sang thăm năm ngoái, ảnh minh họa: India Today.


Quốc gia này đang là con nợ của Trung Quốc với khoản nợ hàng tỉ USD do nội các cũ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã vay mượn để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cảng Hambantota.


Vì không thể trả nợ, Sri Lanka đã phải đồng ý cho Trung Quốc sở hữu 70% cổ phần tại cảng Hambantota trong hợp đồng thuê cảng 99 năm.


(Theo The New York Times ngày 25/6, Trung Quốc sở hữu 85% cổ phần công ty liên doanh vận hành, quản lý, khai thác cảng Hambantota, đồng thời còn được sử dụng 6 ngàn héc ta đất xung quanh cảng để làm khu công nghiệp trong 99 năm).


Tháng Năm năm ngoái, nội các Tổng thống Maithripala Sirisena từ chối yêu cầu của Trung Quốc cho tàu ngầm nước này cập cảng Colombo trong thời gian Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Sri Lanka.


Trong năm 2014 vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, 2 tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Colombo (đúng ngày Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có mặt tại thành phố này, cũng theo The New York Times).


Tổng thống Maithripala Sirisena lên nắm quyền vào tháng 1/2015 với cam kết giảm bớt sự phụ thuộc của Sri Lanka vào Trung Quốc. Hồng Thủy.


Nguồn:


http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2153246/sri-lanka-base-navys-southern-command-chinese-run
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12486)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12942)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12966)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 12996)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17107)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12997)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12697)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14669)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14666)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15852)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15267)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15015)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14332)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13402)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12651)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".