Từ viên ngọc Sri Lanka nhìn về "chuỗi ngọc trai" Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, ... Kra

05 Tháng Bảy 20186:21 CH(Xem: 13452)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU O6 JULY 2018


Từ viên ngọc Sri Lanka nhìn về "chuỗi ngọc trai" Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, ... Kra


image001

Hải đồ "Con đường tơ lụa" có tính minh họa - Chuỗi ngọc trai Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc qua Sihanoukville, Bangkok, kênh đào tương lai Kra. VĂN HÓA MAP


Cảng Sri Lanka: TQ bác bỏ cáo buộc từ báo Mỹ


BBC 04/6/18


image002

Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ nội dung bài trên tờ New York Times nói rằng Sri Lanka bị 'rơi vào bẫy nợ' phải để cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm.


Bản quyền hình ảnh LAKRUWAN WANNIARACHCHI Image caption Lễ nhượng cảng: Bộ trưởng Mahinda Samarasing nhận quà từ ông Hồ Kiến Hoa, Phó Chủ tịch CMPH, tập đoàn quản lý cảng thương mại Trung Quốc trong lễ nhượng cảng Hambantota hôm 29/07/2017 cho phía Trung Quốc


Hôm 03/07/2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng bác bỏ "tin báo chí bóp méo sự thật, hoặc do những người vô trách nhiệm, hoặc có động cơ xấu xa tạo dựng" nói về dự án của Trung Quốc ở Sri Lanka.


Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở Colombo cũng lên tiếng phủ nhận các nội dung bài trên tờ báo Mỹ đăng ngày 25/06 là "mang định kiến chính trị" và "chứa đựng sự kiện sai".


"Thật đáng khích lệ là mọi nhóm xã hội ở Sri Lanka đều đánh giá cao sự hỗ trợ to lớn của Trung Quốc và những giúp đỡ không vụ lợi để chấm dứt cuộc nội chiến và trong công cuộc tái thiết của quốc gia hải đảo," Đại sứ quán TQ nói trong một thông cáo báo chí.


Hai cáo buộc chính


Phóng sự trên New York Times '"How China Got Sri Lanka to Cough up a Port" tnêu ra hai vấn đề mà tờ báo này cho là rất nghiêm trọng.


Một là "bẫy nợ" như một phần trong kế hoạch lâu dài do Trung Quốc dàn dựng từ 2005 để ảnh hưởng đến chính trị Sri Lanka, khiến cảng Hambantota được trao cho công ty Trung Quốc thuê 99 năm.


image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa bị phê phán là quá thân với Trung Quốc và hiện bị điều tra liên quan đến "lừa đảo tài chính"


Cảng Colombo ở thủ đô Sri Lanka cũng được để cho công ty của Trung Quốc xây dựng với ngân khoản nhiều tỷ USD.


New York Times trích Wikileaks để nói rằng ngân hàng Export-Import Bank (Exim) của Trung Quốc đóng vai trò chính cho Sri Lanka vay tiền, và đổi lại, Sri Lanka phải chọn đối tác China Harbor.


Bên cạnh các điều khoản cho vay, phía Sri Lanka bị buộc phải chia sẻ tin tình báo với Trung Quốc, theo bài báo trích lời cựu đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc, Nihal Rodrigo.


Hai là cáo buộc rằng trên 7,6 triệu USD được một công ty Trung Quốc chuyển vào chiến dịch tranh cử của nguyên Tổng thống Mahinda Rajapaksa, điều ông này và thân nhân bác bỏ.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bác bỏ ý kiến tờ New York Times nêu ra rằng Bắc Kinh có ý định dùng cảng Hambantota vào mục tiêu quân sự trong tương lai.


Sang đầu tháng 7, New York Times tiếp tục lên tiếng về vụ việc này, cho rằng có chuyến "đe dọa" một số phóng viên bản địa cộng tác với tờ báo trong cuộc điều tra về tiền Trung Quốc ở Sri Lanka.


Hai phóng viên Sri Lanka bị "công kích, đe dọa" trên mạng xã hội vì cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng của ông Mahinda Rajapaksa.


Con trai ông Rajapaksa là Namal, phủ nhận có chuyện ông hay cha ông "thừa thời gian để đi đe dọa các nhà báo".


Ông Rajapaksa cùng thân nhân đang bị chính quyền Sri Lanka điều tra vì nghi vấn liên quan đến "lừa đảo tài chính và một vụ sát nhân".


Hôm cuối tuần qua, ông ra một thông cáo báo chí cuối tuần qua, nói tờ báo Mỹ "có chiến dịch bôi nhọ ông".


Mahinda Rajapaksa đã bị thất cử năm 2015 và hiện chính quyền của Tổng thống Maithripala Sirisena đang cam kết sẽ tăng cường tự do ngôn luận và phục hồi các tiêu chuẩn dân chủ, theo AFP.


Khi mới lên nắm quyền, chính phủ Maithripala cam kết sẽ "đối xử với các nước châu Á quan trọng, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, bình đẳng".


Nhưng các khoản nợ lớn từ nhiệm kỳ trước để lại khiến họ phải trao 75% cổ phần trong cảng Hambatota vào năm 2017 cho một công ty Trung Quốc nắm 99 năm.


image004

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chính phủ của ông Maithripala Sirisena cam kết 'đối xử với các nước châu Á quan trọng, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, bình đẳng'


Vì vị trí địa lý đặc biệt, là đảo lớn nhất gần Ấn Độ và nhìn ra Ấn Độ Dương, Sri Lanka được Trung Quốc chú ý.


Theo Charles Haviland viết trên BBC News hồi 2015 rằng Sri Lanka đã bị kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc qua các khoản cho vay, đầu tư xây cất cơ sở hạ tầng.


"Các đường xe lửa, xa lộ mới thật là đáng nể nhưng sự dính líu của Bắc Kinh đã khiến đồng minh truyền thống của Sri Lanka là Ấn Độ có phản ứng."


Sang năm 2018, một phóng viên khác của BBC, ông Tim Luard đến thăm Sri Lanka, nước có 21 triệu dân, và nghe than thở ở nhiều nơi rằng 'tất cả đã rơi vào tay người Trung Quốc'./


Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay Trung Quốc


BBC 14/6/2018

image005

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Công nhân Trung Quốc xây tuyến xe lửa Matara-Kataragama ở phía Nam Sri Lanka. Ảnh của Tân Hoa Xã chụp hồi tháng 1/2018


Trên khắp Đông Nam Á, tại các thành phố cảng và các trung tâm thương mại, sự ảnh hưởng của đồng tiền Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét.


Một khi sáng kiến "Một vành đai, một con đường" khổng lồ của Trung Quốc rót đầu tư vào các dự án, mạng lưới giao thông và thương mại cho hàng hóa nước này sẽ được nâng cao.


Các dự án này tập trung đặc biệt vào Ấn Độ Dương, nơi mà Bắc Kinh tiếp cận bằng cách mua cổ phần kiểm soát tại các cảng dọc theo các tuyến vận chuyển tốt nhất. Chiến lược này được gọi là "Chuỗi ngọc trai".


Một trong những viên ngọc trai đó là Sri Lanka, nơi mà gần đây Tim Luard đã trở lại và ghi nhận những biến đổi tại đây:


Sau gần 50 năm trở lại Sri Lanka, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy các đoàn tàu vẫn chạy dọc theo bờ biển của Colombo. Bây giờ hành khách có thể ngồi thoải mái ở các toa, chứ không phải ngồi ở trên nóc tàu như trước kia nữa. Những chiếc áo sơ mi trắng và những chiếc sarong như được cuộn mình trong gió ấm.


Tôi bị đánh thức bởi tiếng nhạc phát ra từ xe bán bánh mì, ở đây gọi là nhạc "paan". Bữa ăn sáng bao gồm một bát sữa bò với đường thô (jaggery), ít chuối xanh, đu đủ và bưởi. Trên đường, một cặp vợ chồng đi xe máy chở hai con nhỏ chạy băng băng qua một loạt xe tuk-tuk, và chỉ có mỗi người bố đội mũ bảo hiểm.


Tôi đến thăm Bảo tàng Quốc gia để tìm hiểu thêm về văn hóa Sinhalese hai nghìn năm tuổi của hòn đảo xinh đẹp này - một nền văn hóa hấp thụ những tinh hoa nối tiếp từ các nước Ả Rập, Tamil, Malay, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh.


Bảo tàng nằm trong một toà nhà màu trắng trang nhã, dưới những tán cây bồ đề hùng vĩ. Bên trong bảo tàng khá thoáng mát và tối. Tượng phật và các bức tranh đá cổ được trưng bày ở phía trước.


Đập ngay vào mắt tôi là một căn phòng với ánh sáng rực rỡ. Đây là phòng triển lãm đặc biệt về "Con đường tơ lụa trên biển" do Bắc Kinh tài trợ.


image006

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Trung Quốc nay đề cao các chuyến viễn du của Trịnh Hòa thời nhà Minh để thúc đẩy dự án 'Con đường Tơ lụa trên biển' trong thế kỷ 21. Triển lãm về đoàn thuyền của Đô đốc Trịnh Hòa ở Malaysia.


image007

Bản quyền hình ảnh Alamy Image caption Những chuyến đi của Trịnh Hòa đưa người Trung Hoa sang Ấn Độ Dương bằng đường biển


Triển lãm tái hiện lại con thuyền mà đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh của Trung Quốc đã dùng để đến thăm Sri Lanka vào thế kỷ 15 và trưng bày đồ gốm sứ có niên đại lâu đời.


Có mấy cô gái Trung Quốc đứng chụm lại chụp ảnh selfie trong căn phòng rồi cười khúc khích.


Sau vài ngày ở Colombo tôi nhận ra rằng những suy nghĩ của tôi về ảnh hưởng của nước ngoài đối với văn hoá Sri Lanka nay đã lỗi thời.


Hầu hết các du khách đến đây là người Trung Quốc. Tôi còn nhìn thấy một số công nhân tay cầm bát đũa đứng bên cạnh một người phụ nữ bán hàng rong bên đường.


Ở đây còn có sân vận động Tổ chim, tháp Hoa sen, các quán bar karaoke, khách sạn và khu căn hộ chung cư. Tất cả đều là của người Trung Quốc.


Galle Face Green là địa điểm lịch sử nổi bật của Colombo. Các gia đình và các cặp đôi đang hẹn hò thường đến đây để thả diều hay đi bộ dọc theo bờ sông. Phía bên này là khách sạn Galle Face nổi tiếng, nơi mà Công tước xứ Ellington và Công tước xứ Cambridge đã từng ở khi đến thăm Sri Lanka.


Ở đây, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các chú sóc chạy nhảy quanh các ghế sofa khi đang nhâm nhi ly cocktail lúc chiều tà.


Phía bên kia, ngay trên biển, là các cần cẩu và tàu hút bùn phun cát.


Đô thị tô giới của Trung Quốc?


Dường như Thành phố tài chính quốc tế Colombo đã bắt đầu được hình thành trên chính vùng đất hoang sơ rộng lớn này.


Công trường xây dựng khổng lồ này được bao quanh bởi các bảng quảng cáo, tương tự như những gì tôi đã nhìn thấy ở Trung Quốc, cùng với những khẩu hiệu thúc đẩy người dân tiến đến tương lai huy hoàng.


image008

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Cảng Colombo do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka


Ví dụ như: "Xây dựng một thành phố đẳng cấp thế giới cho Nam Á", "15 tỷ đô đầu tư" hay "83.000 việc làm".


Phụ trách tài chính và xây dựng của dự án là công ty con của một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Doanh nghiệp này đã bị Ngân hàng Thế giới niêm yết sau khi có các cáo buộc tham nhũng.


Doanh nghiệp được thuê đất 99 năm, giống như cách người Anh từng dùng để chiếm hữu ở Hong Kong vậy.


Sau đó, một khu tự trị mới trong thành phố sẽ được thành lập với hệ thống tài chính và tư pháp riêng, giống như các khu vực ngoài lãnh thổ mà các nước phương Tây từng có ở Thượng Hải và các cảng biển khác của Trung Quốc.


Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ và để thoát ra khỏi cái bẫy này, họ buộc phải bán đi tài sản của mình.


Là một phần của đặc khu kinh tế ở phía Nam, làng chài Hambantota vốn yên bình nay đã trở thành một bến cảng container sầm uất./


Kênh Kra xuyên Thái Lan

03/02/2018

TTO - Công trình thai nghén hơn 3 thế kỷ của Thái Lan đang nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ các cường quốc, đặc biệt bài toán tài chính có thể được giải quyết bởi “túi tiền không đáy” từ sáng kiến Vành đai - con đường của Trung Quốc.

image009

Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về kênh đào Kra, nhưng chính quyền hai bên đều không xác nhận việc này - Ảnh: Maritime News


Chúng ta ngày nay chưa tiến gần hơn (đến việc xây dựng kênh đào) so với cách đây 340 năm. Nhưng vì người dân và đất nước, đây là lúc thích hợp để bắt đầu


Tướng Pongthep Thesprateep (chủ tịch Hiệp hội Kênh đào Thái Lan)


Ngày 1-2, một hội thảo lớn về kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) đã được tổ chức tại tỉnh Phuket với sự tham dự của tướng Pongthep Thesprateep - chủ tịch Hiệp hội Kênh đào Thái Lan (TCA). 


Sự kiện được đồng tài trợ bởi Phòng Thương mại Anh tại Thái Lan, Phòng Thương mại Pháp - Thái (FTCC), Phòng Thương mại Úc - Thái (AustCham), Phòng Thương mại Đức - Thái (GTCC), Phòng Thương mại Mỹ (AmCham)... và Hiệp hội Doanh nghiệp và thương mại châu Âu tại Thái Lan (EABC).


Được so sánh với kênh đào Suez (Ai Cập) và kênh đào Panama (Trung Mỹ), công trình kênh đào Kra trị giá hàng chục tỉ USD đang được nhiều quốc gia, tổ chức vận động hành lang ráo riết ở Thái Lan. 


Phe ủng hộ khẳng định siêu kênh đào cắt ngang vùng Kra Isthmus ở miền nam Thái kết nối Ấn Độ và Thái Bình Dương sẽ giúp nền kinh tế bật lên, thay đổi diện mạo Đông Nam Á và giải quyết tình trạng ùn tắc ở eo biển Malacca - tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới với Singapore là trung tâm trung chuyển.


Thời cơ đã đến?


Dự án kênh đào Kra hiện đang nhận được sự ủng hộ lớn từ TCA - tổ chức gồm toàn cựu chiến binh cao cấp thuộc quân đội Thái. 


Trả lời phỏng vấn báo Asia Times, tướng Saiyud Kerdphol - cựu tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Thái Lan - tin rằng đã đến lúc cần phải xây công trình thế kỷ này. Tuy nhiên, quyết định tối quan trọng này không thể do chính phủ đưa ra, mà phải là nhà vua Thái.


Cùng với sự chuyển giao quyền lực gần đây từ cố quốc vương Bhumibol Adulyadej sang vua Maha Vajiralongkorn (Rama X), các nhóm vận động kênh đào Kra hi vọng vị tân vương có gốc gác quân đội sẽ đồng ý cân nhắc dự án trên danh nghĩa "hòa bình quốc gia và phát triển".


Một lý do khiến kênh đào Kra gây tranh cãi trong hơn 3 thế kỷ ở Thái Lan vì sẽ chia cắt vương quốc nụ cười ra làm đôi theo đúng nghĩa đen. 


Giới bảo hoàng kỳ cựu lưu ý con kênh này, nếu được đào, sẽ rộng hơn cả Chao Phraya - con sông chảy ngang qua thủ đô Bangkok được nhiều người Thái xem là trái tim tâm linh của đất nước.


Trong một nỗ lực "lobby", TCA gần đây đổi tên dự án kênh đào từ "Kra" thành "Thái" - mang ý nghĩa đây là công trình dành cho tất cả người Thái, theo đúng di huấn của cố quốc vương Bhumibol rằng việc xây kênh đào phải do người dân quyết định. 


Dẫn một khảo sát của Đại học Hoàng tử Songkhla, TCA dẫn chứng 74% cư dân thuộc 14 tỉnh miền nam Thái Lan đã đồng ý xây kênh đào.


Hiện dự án của Thái Lan thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia không chỉ do quy mô, ý nghĩa chiến lược, mà còn vì khối lượng hạ tầng khổng lồ đi kèm (sân bay, đường giao thông...). 


Một hội thảo do TCA tổ chức tháng 9 năm ngoái được EABC hậu thuẫn và Công ty xây dựng Grand Dragon của Hong Kong tài trợ và mới đây nhất là sự kiện ở Phuket.


Tuy nhiên, đến nay chính quyền quân sự Thái Lan vẫn tỏ ra thận trọng với dự án kênh đào, một phần do các vấn đề chính trị và cuộc bầu cử dân sự sắp diễn ra. 


Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Somkid Jatusripitak dự định phát biểu mở màn hội thảo của TCA, nhưng đã hủy vào phút chót sau quyết định của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.


image010

Bản đồ vị trí dự án kênh đào Kra - Đồ họa: TẤN ĐẠT


Yếu tố Trung Quốc


Dù không rõ Hoàng gia Thái Lan đã nhận được đề xuất chính thức nào liên quan đến kênh đào Kra chưa, nhưng công trình này đã có sự hậu thuẫn từ quốc gia giàu có và quyền lực: Trung Quốc.


Theo các nguồn tin Chính phủ Thái, tân đại sứ Trung Quốc tại Bangkok Lyu Jian gần đây liên tục nhắc lại trong các cuộc gặp cấp cao rằng "Trung Quốc hình dung kênh đào Thái Lan là một phần của sáng kiến hạ tầng toàn cầu Vành đai - con đường trị giá 1.000 tỉ USD".


Theo giới quan sát, đây dường như là lần đầu tiên Bắc Kinh tích cực vận động công trình kênh đào Kra như một phần của "Vành đai - con đường", dù hiện tại Trung Quốc đã liên kết sáng kiến hạ tầng này với hành lang kinh tế phía đông của Thái Lan, bao gồm một đường sắt cao tốc nối hai nước chạy xuyên qua Lào vừa động thổ vào tháng 12-2017.


Nếu Trung Quốc nhúng tay vào, các thử thách về tài chính và kỹ thuật của công trình kênh đào sẽ không còn là rào cản nữa, theo ông Pakdee Tanapura - giám đốc quốc tế của TCA. Ông Pakdee cũng tiết lộ Bắc Kinh đã cử đại diện là các doanh nghiệp Hong Kong và Macau với nhiều kinh nghiệm toàn cầu tiếp xúc với các nhân vật thuộc Hoàng gia Thái.


Chuyên gia hàng hải Jinsong Zhao, thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, nhận định kênh đào Kra sẽ đặt Thái Lan ở vị trí trung tâm trong "cuộc cách mạng lần 3" của vận tải thương mại toàn cầu, khi thương mại điện tử đòi hỏi sự nhanh chóng trong khâu vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 


Tuyến đường biển qua eo Malacca hiện nay mất quá nhiều thời gian.


"Gửi đến các bạn Thái của tôi: Đừng lãng phí thời gian, đừng hoãn dự án này. Chúng tôi có công nghệ, chúng tôi có năng lực, chúng tôi có tiền, chúng tôi rất vui lòng được giúp đỡ. Nó tốt cho Thái Lan, châu Á và cả thế giới" - ông Jinsong kêu gọi tại hội nghị tổ chức ở Bangkok vào tháng 9-2017.


Vị chuyên gia cũng "nhắc khéo" nếu đợi thêm 20 năm thì việc tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc là không dễ.


Nhưng bên cạnh Trung Quốc, các nhà vận động kênh đào của Thái nghiêng về phương án xây dựng một liên minh các nhà đầu tư - tài trợ quốc tế, hiển nhiên nhằm tránh tình trạng quốc gia duy nhất (Trung Quốc) hưởng lợi từ kênh đào và các hạ tầng cảng liên quan.


"Đó phải là một công ty Thái dẫn dắt và không được quá giống Trung Quốc" - cựu tư lệnh Saiyud thẳng thắn nêu quan điểm.


Kinh phí không quá lớn


Kênh đào Thái Lan sẽ tiêu tốn 20-30 tỉ USD tùy theo tuyến xây dựng và có thể mất 10 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, nó sẽ giúp tiết kiệm được 1.200km quãng đường di chuyển so với các lộ trình hàng hải hiện nay qua eo biển Malacca - nơi 84.000 tàu thuyền và 30% giao thương toàn cầu đi qua mỗi năm.


Nếu kênh đào được xây, Malaysia và Singapore sẽ thiệt hại một phần, nhưng eo Malacca vẫn là tuyến giao thương quan trọng giữa vịnh Ba Tư và Indonesia hoặc Úc.


Trong khi đó, Myanmar, Campuchia và Việt Nam sẽ có lợi nhiều nhờ quãng đường sang Ấn Độ Dương được rút ngắn.


PHÚC LONG
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2107)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 2005)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2325)