Lưỡng cực hay Tam quốc chí?

26 Tháng Bảy 20186:29 CH(Xem: 12271)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 27 JULY 2018


Lưỡng cực hay Tam quốc chí?


image001

Ảnh minh họa: Putin, Trump tại Helsinki và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.


Donald Trump gặp Vladimir Putin để "yên" Nga, "bình" Trung Quốc?


Hồng Thủy


16/07/18


(GDVN) - Sau khi tạm "yên" được vấn đề Triều Tiên, ông Donald Trump tiếp tục "yên" Nga để rảnh tay đối phó với Trung Quốc.


Ngày 16/7/2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp song phương tại Helsinki, thủ đô Phần Lan.


CNN ngày 16/7/18 bình luận, đây là hội nghị "siêu thực" nhất trong lịch sử giữa 2 cường quốc;


Bởi lẽ, hiếm có một cuộc hội nghị thượng đỉnh nào giữa Tổng thống Mỹ với Tổng thống Nga rất cần thiết nhưng lại bị làm suy yếu ngoạn mục bởi thời điểm và bối cảnh, như hội nghị lần này.


image002

Cú bắt tay "lịch sử" trong cuộc họp báo của hai siêu cường thế giới Mỹ Trump - Nga Putin tại Helsinki - Phần Lan  16/7/2018.


Nó diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ quyết định truy tố 12 điệp viên tình báo quân sự Nga về cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.


Ngay trước cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump và thuộc cấp đã hạ thấp triển vọng thành quả có thể đạt được tại hội nghị thượng đỉnh này.


Dư luận Hoa Kỳ càng có "cớ" để đưa ra những bình luận trái chiều, khi ông Donald Trump bước vào phòng họp với ông Putin mà không có quan chức thuộc cấp nào đi cùng, trừ phiên dịch.


Cách tiếp cận đối thủ và đồng minh hoàn toàn mới của Donald Trump


Tuy nhiên, khi nhìn lại các cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore..., thì cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này cũng không có gì bất thường.


Nhận xét về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump nói tại Brussels tuần trước:


"Trên phương diện nào đó chúng tôi là đối thủ cạnh tranh. Ông ấy không phải kẻ thù của tôi. Hy vọng rằng, ai đó, ông ấy có thể là một người bạn.


Các bạn biết những gì nào? Putin là người tốt. Ông ấy là người tốt. Chúng tôi đều ổn. Chúng tôi đều là con người." [1]


Ông Donald Trump cũng đã dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi những lời có cánh tương tự.


Còn với các đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương thì sao?


Đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và phàn nàn về thái độ cũng như quyết sách của ông chủ Nhà Trắng với đồng minh Anh, Pháp, Đức hay láng giềng Canada, nhất là về thương mại.


Đó là lời nói, còn về hành động thì những quyết sách của ông Donald Trump về thương mại nhằm hiệu chỉnh hành vi của cả đồng minh lẫn đối thủ là minh chứng rõ ràng nhất của mục tiêu "nước Mỹ trên hết" không hề thay đổi.


Các biện pháp thuế quan của Donald Trump đang đẩy Brussels và Washington xa nhau hơn.


Trung Quốc lập tức đề nghị EU hợp tác chống lại "chủ nghĩa bảo hộ Donald Trump", bao gồm cả việc thành lập một nhóm làm việc chung tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).


Tuy nhiên Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Âu Luca Jahier nói với tờ South China Morning Post, Mỹ vẫn là đối tác chính trị và kinh tế quan trọng của EU, mặc dù châu Âu phản đối các biện pháp thuế quan của Donald Trump.


Đồng thời ông Luca Jahier cho biết, EU vẫn phải đối mặt với vô số khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh làm nhiều hơn để đảm bảo cạnh tranh công bằng. [2]


Có thể hiểu phát biểu của ông Luca Jahier là một lời "từ chối khéo" yêu cầu của Bắc Kinh.


Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều chia sẻ những lo ngại về vấn đề tiếp cận thị trường, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc chính phủ đứng sau bảo trợ các doanh nghiệp công nghệ cao, khi làm ăn với Trung Quốc.


image003

Cách thức ông Donald Trump xử lý cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng không nằm ngoài mục tiêu hiệu chỉnh Trung Quốc, ảnh minh họa: Báo Tin Tức.


Về mặt an ninh, Chiến lược An ninh mới của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã xác định Nga và Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ.


Bởi vậy, thiết nghĩ cuộc gặp thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo Nga - Mỹ hôm nay sẽ không "chệch hướng" như dư luận truyền thông Mỹ lo ngại.


Nhiều khả năng bước đi này là một tính toán của ông Donald Trump nhằm "yên" Nga để rảnh tay hiệu chỉnh Trung Quốc.


Tham vọng trở thành siêu cường số 1 của Trung Quốc đe dọa cả Mỹ lẫn Nga


Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Giám đốc Các vấn đề quốc phòng thuộc Trung tâm Vì lợi ích quốc gia, Hoa Kỳ, trên tờ The American Conservative ngày 16/7. [3]


Cả hai quốc gia đều có lý do để lo ngại một sự thay đổi có thể sẽ xảy ra trong trật tự quốc tế tác động đến 2 nước Mỹ, Nga.


Lịch sử dường như một lần nữa cho thấy khi một (trong 3) siêu cường trỗi dậy tìm cách lật đổ hệ thống quốc tế hiện thời, sẽ đẩy các siêu cường còn lại từ chỗ là kẻ thù trở thành đồng minh.


Thực tế có thể Nga và Mỹ đang thay đổi cách nhìn về nhau khi cùng chuẩn bị đối phó với một đối thủ đáng gờm hơn nhiều, đó là Trung Quốc.


Nếu dự đoán về nền kinh tế vẫn giữ đà tăng trưởng như hiện nay, một ngày nào đó Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và Nga về sức mạnh kinh tế, và tiếp đó là sức mạnh kinh tế dịch chuyển sang sức mạnh quân sự.


Ông Harry J. Kazianis tin rằng, sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc dựa vào hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ đã phát triển nhanh chóng, tạo thâm hụt thương mại lớn khiến Mỹ mất hàng triệu việc làm.


Những bí mật quân sự cũng bị đánh cắp, và Bắc Kinh nhanh chóng trở thành kẻ thù của Washington.


Vấn đề không dừng lại ở đây, khi Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các mâu thuẫn địa chính trị dài hạn, làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột trong tương lai.


Từ Biển Đông qua eo biển Đài Loan cho tới Hoa Đông, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tranh giành ảnh hưởng một cách quyết liệt.


Trong khi Nga không muốn công khai thừa nhận điều đó và lúc này, ngược lại cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều nói về mối quan hệ song phương chặt chẽ, nhưng về lâu dài, Nga đặc biệt quan tâm đến các ý đồ của Trung Quốc.


Thứ nhất, sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình có mục tiêu kết nối Trung Quốc với phần lớn Trung Á, địa bàn chiến lược của Nga, để đưa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh.


Thứ hai, Trung Quốc đang nổi lên như một nhà cung cấp vũ khí toàn cầu cạnh tranh với Nga bằng chính các công nghệ sao chép hoặc đánh cắp được từ Nga.


Nga đã bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa tiên tiến S-400, máy bay chiến đấu Su-35.


Rất có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách "nhái" các sản phẩm này như họ đã và đang làm, để tạo ra những vũ khí giá rẻ hơn nhiều, cạnh tranh trực tiếp với Nga.


Thứ ba, mặc dù biên giới Nga - Trung đã phân định rõ ràng và không có "đòi hỏi" nào bất thường từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng nhiều người Hán vẫn tin Vladivostok là của "tổ tiên" họ để lại. [4]


Với những gì Trung Quốc theo đuổi ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis cho rằng, khi sức mạnh Trung Quốc tăng lên, có thể họ sẽ đặt lại vấn đề Vladivostok.


Vì vậy, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay tại Phần Lan, cho dù không dẫn đến kết quả hữu hình nào ngay lập tức, nhưng rất có thể đặt nền móng cho những hợp tác lớn hơn trong tương lai.


Chí ít sau khi tạm "yên" được vấn đề Triều Tiên, ông Donald Trump tiếp tục "yên" Nga để rảnh tay đối phó với Trung Quốc.


Ít nhất lúc này càng bớt các đối thủ chiến lược, ông càng có nhiều không gian để hiệu chỉnh các hành vi "lệch chuẩn" của Bắc Kinh.


Nguồn:


[1]https://edition.cnn.com/2018/07/15/politics/trump-putin-summit/index.html


[2]https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2155343/we-dont-agree-trump-doesnt-mean-we-want-gang-america


[3]http://www.theamericanconservative.com/articles/the-coming-american-russian-alliance-against-china/


Hồng Thủy
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14992)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 12811)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15583)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15872)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13268)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12776)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12645)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12453)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13301)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13294)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13010)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12250)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12721)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12704)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 12751)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16833)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP