COC sẽ đá Mỹ ra khỏi Đông Hải?

09 Tháng Tám 20186:27 CH(Xem: 11805)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 10 AUG 2018


Mặt trận Đông Hải liệt quốc


COC sẽ đá Mỹ ra khỏi Đông Hải? (*)


image002


Đứng góc trái: Ngoại trưởng Mike Pompei, Ngoại trưởng Phạm  Bình Minh, Ngoại trưởng Vương Nghị, ... họp tại Singapore nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam á ASEAN từ 31-04/8/2018.


Báo Singapore: Asean sắp thảo luận về COC với Bắc Kinh

image003

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa


Các bộ trưởng Asean dự kiến thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tuần tới tại Singapore trong bối cảnh lo ngại về Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự tại khu vực này, báo Singapore cho hay.


Tờ Straits Times dẫn bình luận của Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah rằng văn kiện được Trung Quốc và các nước Asean ký kết năm 2002 dường như không đủ quyền để buộc tuân thủ hay phạt bên vi phạm.


Việc Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự, lắp đặt và thử nghiệm các thiết bị trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông gây quan ngại cho các nước Asean, ông Abdullah trả lời chất vấn tại Quốc hội Malaysia về lập trường của Malaysia.


Ông Abdullah được Straits Times dẫn lời nói việc Trung Quốc triển khai các đội tàu hải cảnh giống tàu chiến trên tuyến hàng hải chiến lược tạo nên sự căng thẳng trong khu vực.


Hoa Kỳ nhiều lần điều tàu chiến đến khu vực này để khẳng định quyền tự do hàng hải.


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố rằng tàu chiến không được phép đi qua Biển Đông.


TQ ‘vững vàng giữ chủ quyền’ ở Biển Đông


"Tất cả các bên cần tránh các hành động có thể tạo ra những căng thẳng và khiêu khích. Thay vào đó cần tự kiềm chế và tránh các hành động quân sự", ông Abdullah nói.


Trước câu hỏi: "Liệu Malaysia có nộp đơn lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để đòi chủ quyền với đảo Layang Layang mà Việt Nam gọi là Đá Hoa Lau, gần quần đảo Trường Sa?",


ông Abdullah đáp rằng chủ trương của Malaysia hiện nay là tăng cường cách thức "kiểm soát hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông", bằng cách thực thi COC "càng sớm càng tốt".


Hồi đầu tháng 7/2018, theo website VTV, tại cuộc họp giữa các quan chức Asean-Trung Quốc liên quan đàm phán COC, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng khẳng định quan điểm của Việt Nam là COC "cần có hiệu lực thực thi, có tính ràng buộc về pháp lý và là công cụ điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông".


Trong một diễn biến khác, Nhật sẽ điều tàu chở trực thăng tới Biển Đông trong hải trình dài hai tháng và dự kiến bắt đầu vào tháng 9/2018.


Động thái của Nhật thể hiện việc Tokyo chia sẻ mối quan ngại với Mỹ về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, theo Reuters.


"Đây là một phần nỗ lực của Nhật để thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do", hãng tin dẫn lời giới chức Nhật./ (theo BBC26/7/ 2018)


(*) tựa của VH
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14729)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 15911)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13651)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13216)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12429)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12775)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13243)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t