'VN không tham gia nhưng ủng hộ chiến lược Ấn Độ-TBD'

09 Tháng Tám 20186:34 CH(Xem: 10886)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 C - THỨ SÁU 10 AUG 2018


Mặt trận Đông Hải liệt quốc


image005


'VN không tham gia nhưng ủng hộ chiến lược Ấn Độ-TBD'


image006Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe via Getty Images Image caption DigitalGlobe công bố ảnh chụp Đá Chữ Thập ngày 26/5/2018


Một chuyên gia từ Hà Nội nói với BBC rằng Việt Nam "không tham gia" nhưng "sẽ ủng hộ" Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương" do Mỹ khởi xướng.


Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng 8/2018, trả lời câu hỏi về việc tham gia sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: "Hòa bình, ổn định họp tác và phát triển trên thế giới là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia."


"Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến cũng như nỗ lực liên kết và kết nối ở khu vực góp phần vào mục tiêu này."


"Việc tham gia phải đảm bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích quốc gia."


'Có lợi cho Việt Nam'


Hôm 8/8, trả lời BBC, PGS.TS Vũ Thanh Ca, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bình luận: "Tôi cho rằng với chính sách quốc phòng "3 không" của Việt Nam, chắc chắn Việt Nam sẽ không tham gia Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương."


"Tuy nhiên, có thể thấy với đường lối đối ngoại là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, tất cả các hành động tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển, đặc biệt trên Biển Đông, đều phù hợp và rất có lợi cho Việt Nam."


Trung Quốc biết rằng họ không đủ sức mạnh để đương đầu với cả thế giới nên họ tìm cách "chia để trị".PGS.TS Vũ Thanh Ca


"Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhằm mục đích tăng cường luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh hàng hải, hàng không và phát triển kinh tế, nhất là nền kinh tế Biển xanh, cho tất cả các quốc gia tham gia. Như vậy, chiến lược này tuân thủ luật pháp quốc tế và tôi tin rằng Việt Nam sẽ ủng hộ nó."


Ông Vũ Thanh Ca cũng cho biết thêm: "Trong cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Khu vực Asean gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói rằng Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông để phòng vệ, chống các mối đe dọa từ ngoài khu vực."


Ngoại trưởng Mỹ thăm VN lần đầu


"Theo tôi, cách nói này của Trung Quốc là rất vô trách nhiệm. Theo nguyên tắc tự do biển cả, tất cả các nước trên thế giới đều có nhiều quyền, đặc biệt là quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển."


"Thậm chí, trong lãnh hải của các quốc gia ven biển, tàu thuyền của tất cả các nước đều có quyền đi qua vô hại. Đấy là chưa kể nếu các quốc gia xung quanh Biển Đông phân định biển tuân theo Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế thì ở giữa Biển Đông sẽ có một vùng biển cả mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều có các quyền đối với tài nguyên."


"Như vậy, không được phép phân biệt một cách hàm hồ thành "các quốc gia trong khu vực" và "các quốc gia ngoài khu vực". Trung Quốc biết rằng họ không đủ sức mạnh để đương đầu với cả thế giới nên họ tìm cách "chia để trị", tìm cách đẩy các cường quốc ra khỏi khu vực Biển Đông để họ tự do hành động bắt nạt các nước trong khu vực."


"Với hiện trạng hiểu biết luật pháp quốc tế của thế giới ngày nay, Trung Quốc không thể che giấu mưu đồ của họ với những phát biểu hàm hồ như vậy, và chắc chắn rằng những hành động vi phạm luật pháp quốc tế chỉ làm giảm uy tín, gây khó khăn cho việc thừa nhận những nỗ trở thành một nước lớn của Trung Quốc," ông Thanh Ca nói với BBC.


Cùng thời điểm, nhà báo độc lập Emanuele Scimia được tờ South China Morning Post dẫn lời: "Dù đã có những tiến triển trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và các nước Asean, Mỹ sẽ khó có ảnh hưởng đến khu vực này."


"Tuy nhiên, để đi đến bộ quy tắc cuối cùng còn một chặng đường dài."


image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gặp TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 8/7


"Do Trung Quốc đang phải chống chọi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ nên để giảm căng thẳng trên Biển Đông với các nước láng giềng, Bắc Kinh có thể đẩy nhanh việc ký kết hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, nhằm giảm bớt nguy cơ bị Hoa Kỳ cô lập."


Tháng trước, trong chuyến thăm Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Hoa Kỳ và Việt Nam "cần chung tay duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông".


Đến nay, Bắc Kinh luôn chỉ trích các hoạt động tuần tra của chiến hạm Mỹ trong khu vực.


Trong một diễn biến khác, dự kiến từ tháng 9/2018, Nhật sẽ điều tàu chở trực thăng tới Biển Đông trong hải trình dài hai tháng.


Động thái của Nhật thể hiện việc Tokyo chia sẻ mối quan ngại với Mỹ về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, theo Reuters.


"Đây là một phần nỗ lực của Nhật để thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do", hãng tin dẫn lời giới chức Nhật.


Hồi tháng 5/2018, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ được đổi tên là Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ./ (theo BBC 08/8/18)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12019)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11728)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 11917)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14210)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12654)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12250)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12220)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11094)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.