Các bên muốn gì?

30 Tháng Tám 201810:31 CH(Xem: 13872)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 31 AUG 2018

 

Những vấn đề của vùng biển 3,5 triệu km2 

 

Các bên muốn gì?

 image001image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA

(Kỳ 2 - tiếp theo bài "Văn bản duy nhất và bên thứ ba" VH 24/8/18)

31/8/2018

 

Đứng trước nhân số gần 1 tỷ 4 người Hán, đông dân nhất thế giới, nạn nhân mãn khủng khiếp nhất thế giới nếu nạn đói xẩy ra. Năm 2013, Tập Cận Bình "lên ngôi suốt đời" ở Trung Nam Hải, ông ta tự ví mình như Mao Trạch Đông thứ hai, với tham vọng đưa lục địa Trung Hoa trở thành cường quốc Biển ở Thái Bình Dương.

 

Ngay từ năm 2013-2014, ưu tiên hàng đầu của họ Tập là hiện đại hóa vũ lực quốc phòng và lực lượng hải quân. Đối với thế giới cộng sản, vũ lực là phương tiện tối ưu để đạt tới các mục đích. Chia đôi Thái Bình Dương là mục đích tối cao của họ Tập - Trung Quốc. Muốn chia đôi phải có vũ lực.

 

Một cách bóng bẩy, "Đại cục" bảo rằng: Phương Đông thuộc về Á châu. Phương Tây thuộc về Mỹ châu. Phương Âu thuộc về Âu châu. Chân vạc thế giới đã manh nha từ đầu thế kỷ 21, nền trật tự thế giới đã đến thời thiên hạ chia ba: Mỹ Nga, Tầu.

 

Mỹ vẫn và phải đứng đầu lãnh đạo thế giới. Muốn đứng đầu, Tổng thống Donald Trump phải "Make  America Great Again" và canh chừng sự hiệp thông giữa Nga Và Trung Quốc, từ trong quá khứ đã có mối tình lẫn mối thù đồng chí.

 

Trước cơn sóng gió mới, Việt Nam mở cửa cho "bên thứ ba" như Nhật, Úc, Ấn, thêm cả Pháp, Anh, Singapore ...  lũ lượt đến "thăm" các quân hải cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, kể cả chiến hạm Nga và Trung Quốc cũng kéo đến thăm "bến cũ". Bên cạnh đó, xin tiền, bán đất đầu tư.

image003

 

Mưu đồ chiến lược của họ Tập và phản ứng của quốc tế

 

Theo lệnh Bắc Kinh, Hải quân của họ Tập đấm cú đấm đầu tiên xuống biển Việt Nam. Điều giàn khoan HD-981 từ căn cứ Hải Nam âm thầm xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (theo luật Biển UNCLOS 1982).  Tọa độ HD-981 nằm ở vĩ độ hoành ngang với bờ biển đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi.

 

Nhiều chuyên gia Biển cho rằng khu vực biển này va chạm liền kề với khu vực biển nam Hoàng Sa.

image004

Giàn khoan HD-981, cú đấm đầu tiên của họ Tập dừng chân ở tọa độ lấn sâu vào vùng biển EEZ của Quảng Ngãi-Việt Nam. Trên nguyên tắc theo luật biển UNCLOS bờ biển VN ra ngoài ngoài khơi 200 hải lý, nhưng họ Tập coi như đó là hải giới của đường chữ U và EEZ Quảng Ngãi. Đây chính là cái rắc rối tranh chấp Việt - Trung ở vùng biển Hoàng Sa. Họ Tập nhanh chóng lập ra thành phố Tam Sa ở đảo Phú Lâm (Wood Island) di hàng ngàn dân ra sinh sống, mặc nhiên coi Tam Sa là thủ phủ của quần đảo Hoàng Sa không đơn thuần chỉ có 12 hải lý (22km) mà sẽ là 200 hải lý (370km). Một trong các hệ lụy đau đớn khi Sàigon mất nhóm đảo Hoàng Sa Tây về tay Trung cộng năm 1974 là ở chỗ này.   

 

Một cú đấm ba mũi giáp công

 

- Thăm dò sức phản kháng của dân chúng và Việt Nam; thăm dò mức độ phản kháng của quốc tế về luật hàng hải. Vào thời điểm tháng 5/2014, Kki Bắc Kinh có ý đồ cho HD-981 dừng chân ở tọa độ thềm lục địa Lý Sơn Quảng Ngãi tọa độ 17 độ, 3,75 phút vĩ Bắc, 109 độ, 59, 05 phút kinh Đông, khu vực này là đường ranh chữ U. Đoạn cuối của đường lưỡi bò 9 đoạn chấm dứt ở cửa Vịnh Bắc Việt, (Năm 2000, khi Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Việt ký kết giữa VN-TQ, đường lưỡi bò  trước đó là 11 đoạn, sau rút lại chỉ còn 9 đoạn). 

 

- Khai diễn cuộc "hành quân" hỗn hợp, bất ngờ, huy động hàng ngàn công binh Biển, chiến hạm,  hàng trăm tàu vận tải chở bê tông cốt sắt xi măng, tàu phá hủy san hô hút cát ... ngày đêm phun cát, đổ đất đá bồi đắp 7 rạn san hô ngầm ờ trung tâm khu vực biển Trường Sa biến thành 7 đảo nhân tạo quy mô cực lớn, bờ đảo có thể cao hơn mặt nước cả thước tránh sóng bão biển.

 

- Trong 7 đảo nhân tạo, có 3 đảo chiếm lĩnh vị trí chiến lược ở vùng biển Trường Sa (vùng biển này rộng trên  hai trăm nghìn km2), đó là "đảo" Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Xu Bi (Subi Reef) và Vằnh Khăn (Mischief Reef). Nếu "bên thứ ba" không làm dữ tạo ra "lằn ranh đỏ" ở bãi cạn Scarborough, nó cũng đã biến thành bãi nổi nhân tạo của Bắc Kinh. Điểm quan trọng về mặt quân sự, 3 đảo nhân tạo trên đều có sân bay dài, hải cảng sâu; với hai yếu tố ắt có và đủ về quân sự, không- hải quân TQ đủ khả năng quan sát, chủ động chiến trường. Bên cạnh 7 căn cứ cố định, một căn cứ nổi di động là Mẫu hạm Liêu Ninh không thể không nhắc đến ở "Mặt trận biển Đông Hải".   

 

Trên thực tế, hơn 100 thực thể đảo đá lớn nhỏ nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa, nay đã có thêm 7 "đảo bạn phương Bắc hiện trạng".

 

Ngày 12/7/2016, tòa trọng tài thường trực PCA ở La Haye ra phán quyết chung thẩm, "Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

"Và đối với tất cả những thực thể đảo, đá (ngầm nói đến cả 7 đảo nhân tạo), Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

"Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác".

Dù Phán quyết tòa PCA có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh phớt lờ, coi như không, họ Tập vẫn tiếp tục gia cố các tụ điểm quân sự.

 

Tuy nhiên, phán quyết PCA xử vụ kiện Philippines - Trung Quốc, vẫn liên quan đến Việt Nam, một nhân tố tranh chấp quyền chủ quyền quan trọng bậc nhất đối với Trung Quốc và một số quốc gia liên quan như Philippines, Đài Loan, Malaysia.  

 

- Tòa án trọng tài thường trực PCA là gì?

- Thông cáo báo chí của PCA / Thông cáo báo chí của Mỹ.

 

Cần phải nói rằng vấn đề 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc dựng lên ở khu vực biển Trường Sa trước mắt không thuần túy "duy trì một cộng đồng dân cư ổn định" theo như phán quyết PCA, hoặc có ý di bớt dân lục địa ra sinh sống. Chúng là những công trình quân sự khổng lồ "đáng sợ" của Trung Nam Hải, vũ lực bước đầu của tham vọng "chinh phục và nuốt trọn" biển Đông Hải trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục 4 năm.

 

Ho Tập xoa tay thắng lợi ngay mũi giáp công thứ nhất. Lừa cả nước và đồng bào Việt hải ngoại chúi đầu vào HD-981 xâm lược VN, quên béng Trường Sa, quên lửng lưỡi bò liếm sát hải giới vùng biển Quảng Ngãi, tọa độ giàn khoan HD-981 "chết đứng" hơn một tháng đã giúp cho đoạn số 9 hiện diện ở vùng biển Hoàng Sa - Quảng Ngãi.

 

image005

Lưỡi bò 9 đoạn, đoạn số 9 diễn ra vụ HD-981.

 image006

Đường ranh lưỡi bò 9 đoạn gần như liếm sát vùng EEZ của Philippines, nhưng đối với Việt Nam, dường như chừa vùng EEZ.

 

Họ Tâp hoan hỷ mừng lễ "khánh thành" đảo nhân tạo ở Chữ Thập, văn công mỹ miều bay ra ca hát phục vụ lính tráng và lãnh thổ "hiện trạng", lại cho cả vợ con lục địa ra "đoàn tụ" lính tráng.

 

image007

Bắc Kinh khánh thành đảo nhân tạo Chữ Thập cách bờ biển Vũng Tầu khoảng 500 km.

 

Họ Tập thẳng tiến lên đài danh vọng ông chủ phương Đông sau khi hoàn tất cơ bản 7 đảo nhân tạo vào cuối năm 2017. Cao tay ấn, đánh vào cái nghèo và cần phát triển của khối ASEAN, họ Tập tung tiền mua chuộc giao lưu thương mại hai chiều, đầu tư hạ tầng cơ sở, cấp vĩ mô và vi mô các nước trong khối ASEAN (Việt Nam là mô hình đối tác hàng đầu).

 

Bước thứ hai về mặt quân sự là bước quan trọng bậc nhất về an ninh phòng thủ và tấn công của 7 đảo nhân tạo. Hàng trăm cơ sở và khí tài quân sự dựng lên trên các đảo nhân tạo (có cả trại gia binh). Các hình ảnh vệ tinh phổ biến rộng rãi vài năm vừa qua cho thấy các cơ sở xây trên đảo nhân tạo là "lô cốt" các hỏa điểm. Kế hoạch quân sự hóa đảo nhân tạo dùng cho không hải quân, tầu ngầm, tên lửa, rada ... sân bay, hải cảng kể như thành công.

 

Tin tức mới nhất cho biết Bắc Kinh đang có ý đồ lập nhà máy điện nguyên tử (nhỏ) và có thể có cả nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt cung cấp cho mạng lưới 7 đảo. Nếu có, cũng là chuyện tự nhiên thay thế cho tầu vận tải phải đi tiếp tế nuôi hàng ngàn con người trên 7 đảo.

 

Song song với việc bồi đắp 7 căn cứ hỏa lực ở vòng trong lưỡi bò 9 đoạn, vòng ngoài, họ Tập tung ra chiến dịch "Nhận dạng vùng phòng không (ADIZ) ở khu vực biển Hoa Đông (East China Sea) và liên tục tập trận. Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác.

- Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ !

 image008

Mạng lưới hỏa lực của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và 7 căn cứ ở Trường Sa có khả năng bao trùm diện rộng vùng "Biển Quốc tế". An ninh quân sự bảo vệ "lãnh thổ" là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu trí đối đầu giữa tướng lãnh hải không quân Mỹ và TQ. Ảnh có tính minh họa.

 

Thật ra, họ Tập áp dụng mưu "Thủy kế thiên" của Tôn Tử, dương Đông kích Nam nhắm vào tâm điểm của cuộc hải chiến chưa nổ súng giành biển lấn đảo ở South China Sea. Đối với Bắc Kinh. phải "nuốt trọn" cho bằng được Đông Hải (gồm biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển nam Malaysia và Brunei) trước khi "người hùng khó lường" tân Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump ra tay. (TT Obama hết nhiệm kỳ 2 cuối năm 2016).

 

Tính từ ngày 01/5/2014 ngày HD-981 kéo đến dọa dẫm mưu đồ, đến nay đã 5 năm, lính Trung Quốc ở trên 7 đảo nhân tạo thoải mái nghe văn công mỹ miều đàn hát du dương, có nghĩa là "tuần tra cứ đi, đảo ta cứ xây... ôi dị kỳ!" (1). Chẳng có quả "tomahawk" to mồm nào phóng đến "thổi bay". Mặt trận Đông Hải, một thứ "Bát quái trận đồ" động não các bên thứ nhất , thứ hai, thứ ba đấu trí, đấu lực.

 

Có lúc dư luận cho rằng Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã bắt tay nhau phù phép South China Sea trên lưng các nước trong khối ASEAN, kịch bản lập lại giống như thời Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972. Việt Nam thời chiến trên đất không còn nữa nay nhường cho Việt Nam thời chiến trên biển.

 

Lấy hai dấu tích đau đớn người Lính hai miền Nam Bắc Việt Nam đổ máu vùi thây dưới lòng biển Đông qua sự kiện Hoàng Sa 19/1/1974 (gần 45 năm), và sự kiện Gạc Ma 8/3/1988 (30 năm) làm mốc sự kiện Biển, có bi quan lắm không nhìn thấy Bắc Kinh kể như đã chiếm đoạt cái "ao nhà" rộng 3,5 triệu km2 làm thao trường lý tưởng cho hàng vạn "tàu cá đặc công", hải cảnh, các loại chiến hạm, tầu ngầm, thao dợt, tập trận. Ai đi qua đi lại, khai thác vùng biển này đều phải trình báo với ông chủ Bắc Kinh!

Câu chuyện South China Sea có thực chấm hết như thế không?

 

image009

Văn công mỹ miều tới ca hát phục vụ tinh thần lính và chuyên viên TQ trên đảo nhân tạo Chữ Thập.

 

Ông Tập, Ông Trump "muốn" là một chuyện, được hay không?

Từ thời Tổng thống Barrack Obama, Mỹ luôn kêu gọi các bên ASEAN công bố yêu sách lãnh thổ lãnh hải ở Đông Hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chủ quyền lịch sử các bên đưa ra đòi quyền chủ quyền những thưc thể đảo đá đã chiếm hữu và chứng cứ lâu đời. Việt Nam công bố chiếm hữu và làm chủ 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô / cồn / 14 rạn san hô. Philippines nói làm chủ 10 thực thể địa lí, 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô. Đài Loan chiếm hữu 2 thực thể địa lí, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát. Malaysia nói chiếm giữ 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung, thực thể lớn và quan trọng của Malaysia là đảo đá Hoa Lau nằm ở cực nam Trường Sa. Malaysia cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa. Brunei không chiếm thực thể nào chỉ đòi xác định chủ quyền vùng biển EEZ.

Riêng Trung Quốc tuyên bố tất cả các thực thể nằm trong đường lưỡi bò (chữ U) đều thuộc chủ quyền Bắc Kinh!  

Tất nhiên không nước nào trong khối ASEAN và thế giới nghe xuôi ta, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh đang làm chủ 7 đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Có tin nói rằng Việt Nam hiện nay đang chiếm hữu và làm chủ 41 thực thể ở khu vực Trường Sa (Spratly Islands)

Phán quyến PCA 12/7/2016 viết các thực thể nguyên trạng tự nhiên ở South China Sea vẫn chưa được coi là "đảo", có nghĩa là tất cả các thực thể của Việt Nam, Philipiines, Malaysia, Đài Loan đề không được coi là "đảo" vì không có cộng đồng cư dân sinh sống mà chỉ là thực thể khai thác.

Phán quyết PCA về "đảo" là điều trăn trở của bổn báo Văn Hóa, nếu áp dụng đúng, đó là sự thiệt hại to lớn đối với Việt Nam. 5 hòn đảo lớn của Việt Nam chỉ đứng sau đảo Ba Bình Đài Loan đang chiếm giữ theo phán quyết PCA không được coi là "đảo".

Xin đề nghị mời các thẩm phán PCA đến thăm các hòn đảo này.

image010

Một người Việt Nam đang giặt giũ tắm rửa bên cạnh bể giếng nước ngọt trên đảo Song Tử Tây. Người này cho biết, nước ở giếng này được dùng nấu ăn hàng ngày. Ảnh LKT

image011

Cây trái đu đủ trên đảo Song Tử Tây. Ảnh LKT

Hoa Kỳ luôn khắng định không liên quan đến chủ quyền tranh chấp lãnh thổ, chỉ quan tâm đến các yêu sách hàng hải của các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc có phù hợp với pháp luật quốc tế về biển hay không, cũng như lập trường của các quốc gia ven biển.

Với quan điểm và chính sách như trên, Hoa Kỳ tiếp tục điều chiến hạm, tầu ngầm, phi cơ đến hoạt động ở bất cứ nơi nào trên biển South China Sea mà luật pháp cho phép.

Một cách chính thức cho dễ nhận diện trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Mỹ và Tầu, Hoa Kỳ gọi vùng biển Lưỡi bò 9 đoạn là vùng "Biển Quốc tế", tất nhiên ngoại trừ vùng EEZ của các nước ven biển.

image012

Đường chữ U khởi đầu do Tưởng Giới Thạch Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1947; đến đời Tập Cận Bình thường gọi là đường 9 đoạn; đối với Hoa Kỳ, toàn bộ đường 9 đoạn được gọi là vùng Biển Quốc tế.

Theo như bản đồ trên đây, vùng biển EEZ của các nước ven biển South China Sea bị vẽ sai.

Lấy ví dụ như đường lưỡi bò số 7, 8, 9, cách EZZ Việt Nam khoảng 350-400 km, đường vạch xanh vùng EEZ vẽ trên bản đồ không đúng. Bề ngang của South China Sea tình từ bờ biển Việt Nam sang bờ biển Philippines rộng khoảng 5000km.

Đến thời Tổng thống Trump, Hoa kỳ coi vùng "Biển Quốc tế" là vùng biển nằm trong hệ thống chuỗi đại dương Ấn độ - Thái bình dương, một cách chuẩn xác: Ấn độ dương- Biển Quốc tế - Thái bình Dương. Dựa trên chiến lược chuỗi đại dương này, Tổng thống Trump toàn quyền thực hiện các hoạt động hành quân tuần tra trên không, dưới biển.

Các dấu hiệu chuyển biến

image013

Sputnik Photo Agency / Reuters. Trump and Putin shake hands at the APEC summit in Danang, Vietnam, on Nov. 10.

 

Trước sự hung hăng phấn khích của Bắc Kinh hòng chiếm đoạt vùng biển cửa ngõ lớn thứ ba trên thế giới, ngày 10/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xuất chinh đến họp ở APEC Đà Nẵng và Hà Nội; ngày 05/3/2018, Trump cử ngay Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson đến trụ ở cảng Đà Nẵng, tái huy động chiến dịch hành quân tuần tra "Tự do hàng hải hàng không ở vùng biển "Biển Quốc Tế"; ngày 03/4/2018, cụm tàu sân bay số 9 bao gồm Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và 3 khu trục hạm USS Halsey, USS Sampson, USS Preble, tuần dương hạm USS Bunker Hill tiến vào vùng Biển Quốc tế.

 

Đáp lại sự hiện diện của Tởng thống Trump ở Đà Nẵng và Hà Nội hôm 10/11/2017, năm tháng sau, đích thân Chủ tịch "vĩ đại" Tập Cận Bình đứng trên đài chỉ huy Mẫu hạm Liêu Ninh quan sát và chỉ huy hải quân tập trận hôm 12/4/2018 ở vùng biển nam Hải Nam.

 image014

Đường hoạt động của Mẫu hạm Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng Biển Quốc tế. Mũi tên trắng: US Navy. Mũi tên đỏ: Mẫu hạm Liêu Ninh. Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP

 

image015

Chủ tịch Tập Cận Bình trên đài chỉ huy Mẫu hạm Liêu Ninh.

 

Trong một kỳ đi dự Hội nghị quốc tế về Biển Đông ba ngày 16-18/8/2016 ở thành phố biển Nha Trang-Việt Nam, phỏng vấn các học giả tham dự, bổn báo Lý Kiến Trúc có đưa ra khái niệm vùng Biển Quốc tế chính là "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn tức đường chữ U.

 

Khái niệm vùng Biển Quốc tế là "khắc tinh" của đường chữ U đề xuất trong hoàn cảnh "phức tạp và diễn biến khó lường" ở Mặt trận Đông Hải.

 

Khái niệm "khắc tinh" cụ thể hóa được Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự, quyền Tự do hành quân tuần tra, giám sát, do thám, tập trận, bảo vệ an ninh thương thuyền, và sự hiện diện thường xuyên của hải quân.

 

Đối lại ảnh hưởng và chiến thuật quân sự của Hoa Kỳ ở South China Sea, dựa trên quyền năng kinh tế và quan hệ chính trị, Bắc Kinh tập hợp khối ASEAN nghị hội ký kết văn kiện Các quy tắc ứng xử cụ thể ở biển South China Sea gọi tắt là DOC (The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) và tiếp tục tung ra "Văn bản cuối cùng" cho tiến trình COC (Code of Conduct).

 

Ngón đòn chính trị mà Bắc Kinh tung ra, COC được điều hợp bởi một nhân vật ngoại giao kiệt xuất: Ngoại trưởng Vương Nghị. Liệu COC có đè bẹp được quyền hành quân tuần tra và chiến hạm Mỹ hiện diện, bao vây thường trực.

 

Câu chuyện còn dài. Xin xem tiếp kỳ 3./

 

Lý Kiến Trúc  

(1) nhái lời của Nhạc sĩ Phạm Duy trong ca khúc "Đường em đi".

 

image016

Phỏng vấn Ts. Trần Công Trục, một trong những diễn giả từ Hà Nội đọc tham luận trong Hội nghị quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Nha Trang 17/8/2016.

 

image017

Từ phải, hai diễn giả đến từ Mỹ: Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại Học George Mason,
Virginia - Hoa Kỳ), Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine- Hoa Kỳ), và bổn báo Lý Kiến Trúc
(Văn Hóa Online-California) trên xe ca từ phi trường Cam Ranh về Nha Trang ngày 18/8/2016.

 

image018image019

Vị trí và khoảng cách đảo nhân tạo, căn cứ hỏa lực Chữ Thập cách Vũng Tàu và Sàigon khoảng 500km. Khoảng cách này chưa kiểm tra chính xác.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17603)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26223)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20549)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17453)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20675)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20199)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20196)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18197)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19449)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20240)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21373)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 17985)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19806)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17850)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15925)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17736)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17036)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19660)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17886)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).