TP.HCM sẽ di dời toàn bộ cảng trên sông Sài Gòn

23 Tháng Mười 20188:04 CH(Xem: 14627)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 24 OCT 2018


image008


TP.HCM sẽ di dời toàn bộ cảng trên sông Sài Gòn


Zing 12/03/2018


Trước mắt có 10 bến cảng phải di dời theo quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020. Các cảng còn lại di dời hoặc chấm dứt hoạt động sau thời gian này.


Theo công bố quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT), Bộ xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ có 4 cảng biển, gồm cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương.


Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.


image024

Cảng Tân Thuận sẽ được di dời về Hiệp Phước (Nhà Bè). Ảnh: Lê Quân.


Bộ GTVT xác định khu bến trên sông Sài Gòn phải thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng, với 10 bến cảng được xác định. Trong đó, di dời bến cảng Tân Thuận, quận 7 (thuộc cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4).


Công bố này cũng xác định khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp, Nhà Bè) là khu bến cảng chính của cảng biển TP.HCM trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container, tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn, tàu chở container đến 4.000 TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet); một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.


Riêng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cuối năm 2017 UBND TP.HCM đã yêu cầu bảo đảm thời gian bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2018. Sau khi di dời xong, mặt bằng sẽ được bàn giao cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông thực hiện dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội. 


Dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội là nhà cao tầng chức năng hỗn hợp, gồm trung tâm thương mại dịch vụ, với 3.116 căn hộ, biệt thự 32 căn, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phê duyệt của UBND TP.HCM về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của tiểu khu cảng quận 4.


Địa điểm thực hiện dự án tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội là phường 12, 13 và 18 của quận 4, TP.HCM, với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5 ha.


Theo Bộ GTVT, những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020, hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn. 


Về định hướng ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, theo Bộ GTVT là phát triển cảng biển nhóm 5, sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu bến cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) và các nút kết nối với khu bến Cát Lái.


Trong hạng mục đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tập trung xây dựng trước đoạn Biên Hòa - Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Trong đó có xây dựng tuyến đường liên cảng, các tuyến đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải; xây dựng đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước... (Bình Nguyên)


Soi quỹ đất của cảng Sài Gòn


05-06-2015


image025


Tổng diện tích đất mà công ty cảng Sài Gòn đang sử dụng là 1,8 triệu m2 trong đó diện tích thuê là 558 nghìn m2, diện tích đất giao là 1,27 triệu m2. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là 246,5 tỷ đồng.


Ngày 30/06 tới đây, Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn sẽ được IPO với giá khởi điểm 11.500 đồng/cp. Đáng chú ý, dù chỉ có 16,5% cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nhưng đã có 3 nhà đầu đăng ký mua với lượng đặt mua lên đến 102% vốn điều lệ.


Trong đó, Tập đoàn Vingroup ( VIC ) đăng ký mua 80% và hai ngân hàng VPBank, Vietinbank mỗi ngân hàng đăng ký mua 11%.


Chưa nói đến hoạt động kinh doanh chính của cảng Sài Gòn – một trong những cảng lớn nhất Việt Nam thì nhìn vào quỹ đất của công ty cũng hiểu được vì sao đợt IPO này có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.


Theo bản công bố thông tin, tổng diện tích đất mà công ty cảng Sài Gòn  đang sử dụng là 1.833.217,6 m2 trong đó diện tích thuê là 557.939 m2, diện tích đất giao là 1.274.765 m2. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là 246,5 tỷ đồng.


image026


Tuy nhiên, theo chủ trương di dời các cảng trên sông Sài Gòn trong phạm vi nội thành TpHCM, khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng hành khách tàu biển và các đơn vị khu 3 sẽ bị di dời và chuyển đổi công năng. Khi hệ thống cảng biển hơn trăm năm tuổi nằm dọc sông Sài Gòn trong đó có khu Nhà Rồng – Khánh Hội  được di dời, dải đất bờ Tây sông Sài Gòn thực sự trở thành một dải đất vàng.


Đối với cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, công ty đã làm việc cùng các đối tác thành lập một pháp nhân mới là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông để thực hiện dự án chuyển đổi công năng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và cảng Sài Gòn khi rời về cụm cảng Hiệp Phước. Công ty này sẽ ứng trước vốn để xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước cũng như chi phí để phục vụ việc di dời.


Theo đó, Cảng Nhà Rồng Khánh Hội sẽ chính thức di dời sau 18 tháng kể từ khi nhận được khoản vốn đối ứng đầu tiên của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông (dự kiến vào cuối tháng 6/2016).


Báo cáo tài chính của công ty cảng Sài Gòn cho biết, Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội đóng góp trên 25% doanh thu và lợi nhuận hàng năm của cảng Sài Gòn. Khi di dời cảng Nhà Rồng Khánh Hội và Cảng Hành Khách tàu biển, doanh thu cảng sẽ giảm đáng kể vì cảng Sài Gòn Hiệp Phước vẫn đang trong giai đoạn xây dựng dở dang, chưa thể đưa vào khai thác hoàn chỉnh trong khi cảng Tân Thuận chỉ có thể sử dụng theo hiện trạng và không thể mở rộng. Đó là một trong những vấn đề mà cảng Sài Gòn phải đối mặt, dự kiến kể từ năm 2016.


Nhưng trong tương lai xa hơn, khu đất tại Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội hứa hẹn đem lại những khoản doanh thu khổng lồ. Với diện tích đất 91.215,4 m2, khu cảng này có vị trí rất đẹp khi nằm sát trung tâm thành phố và đã được quy hoạch trở thành khu dịch vụ, thương mại, nhà ở, giải trí, văn hóa, y tế, giáo dục... Vào năm ngoái, Công ty Cảng Sài Gòn đã có văn bản gửi UBND TPHCM xin chuyển mục đích sử dụng khu đất này theo hướng giảm các trung tâm thương mại, tăng số lượng căn hộ thương mại.


image027

Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Nguồn: Internet


image008


Nguồn: Fulbright


Không kém cạnh khu Tân Cảng, với tiền thân là một cảng lớn, khu đất Nhà Rồng - Khánh Hội nằm trải dài dọc theo sông Sài Gòn và khu dịch vụ, thương mại, nhà ở … tương lai sẽ có cảnh quan rất đẹp.


image028


Sau khi chuyển đổi công năng, khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội có quy hoạch tổng thể dự kiến như sau:


image029


Việc cầu Thủ Thiêm 3 dự kiến được xây dựng với vị trí cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (Q.4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành và vượt sông Sài Gòn để nối với  khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) sẽ càng gia tăng giá trị cho khu Nhà Rồng – Khánh Hội./ (cafef.vn / Bảo Ngọc - theo InfoNet)

Cảng Sài Gòn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


image030

Cảng Sài Gòn


image031

Cảng Sài Gòn


Cảng Sài Gòn, hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh, là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩunhập khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn.[cần dẫn nguồn]


Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng:


Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt di dời, chuyển đổi công năng các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra ngoại thành, cụ thể sẽ là công năng cảng vận tải hàng hóa của các cảng Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận sẽ dời ra cảng Hiệp PhướcNhà Bè, của các cảng còn lại như Tân Cảng sẽ dời đến cảng Cát Lái (Quận 2), nhà máy đóng tàu Ba Son ở Quận 1 cũng sẽ di dời. Các khu bến tàu hiện tại chủ yếu sẽ phục vụ vận tải hành khách với năng lực đón nhận tàu tới 60 nghìn GRT vào năm 2015.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử thành lập

image032


Cảng Sài Gòn, hình chụp khoảng năm 1866. Bức hình này sau đó được khắc vẽ lại trong sách “La France illustrée” (1884) của V. A. Malte-Brun và bài của bác sĩ Albert Morice trong Tour du Monde, 1875.


Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn[1]. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm 5 khu vực:


  • Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
  • Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.

Đến năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng của Đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa tàu biển thuộc mọi quốc tịch.[1]


Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hòa kho Cảng Sài Gòn có diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa.[2]


Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển[cần dẫn nguồn]. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:


  • Bến Nhà Rồng (428 m)
  • Bến Khánh Hội (1,264 m)
  • Bến Tân Thuận (866.5 m)

và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.


Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m² gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m² bãi, và 80.000 m² kho hàng.[cần dẫn nguồn] Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.[cần dẫn nguồn]


Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) [3] và sau đó sẽ hình thành nên 1 Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm.[cần dẫn nguồn] Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải./ 

27 Tháng Hai 2017(Xem: 13419)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12440)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13277)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13048)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12021)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12888)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12169)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 13227)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13054)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13524)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14239)
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14135)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13102)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh
03 Tháng Hai 2017(Xem: 12173)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng